Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam

Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang ở bối cảnh kinh tế vô cùng phức tạp, không chỉ khó khăn và phức tạp cho các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đến tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Gia nhập WTO từ tháng 11/2006, kể từ thời điểm đó đến hết năm 2007, kinh tế Việt Nam đã phát triển với nhiều thành tích vượt trội và thật ấn tượng nhìn trên bề mặt nói chung và các số liệu báo cáo. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thật sự chưa báo hiệu đuợc chính xác tình hình nền kinh tế do những đặc trưng hạn chế riêng có của Việt Nam nhưng cũng là một kênh thông tin tương đối phản ánh niềm tin của nhà đầu tư. Từ thời điểm cuối năm 2006 VN Index đã tăng từ 753,81 điểm đến đỉnh điểm là 1.170,67 điểm vào thời điểm tháng 3/2007. Chỉ số VN Index trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007 đạt 927,02 điểm tuy nhiên qua năm 2008 tình hình tài chính có nhiều bất ổn làm thị trường chứng khoán đi xuống không phanh VN Index đụng đáy thấp nhất trong 5 năm trở lại đây còn 364,71 điểm vào ngày 20/6/2008 đã làm nhà đầu tư ít nhiều mất lòng tin và hiện nay trong giai đoạn phục hồi. Tháng 05/2007 Ngân hàng ACB chính thức khai trương Sàn Giao Dịch Vàng Sài Gòn sau khi tham quan Sàn Giao Dịch Vàng Thượng Hải tháng 08/2006, sau đó mở rộng đối tượng tham gia cho các nhà đầu tư cá nhân và hiện nay đã phát triển thêm một số sàn vàng nữa như: Việt Á, Phương Nam, Eximbank, Phố Wall Điều này đã mở thêm cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư bên cạnh kênh chứng khoán đang bị tác động bởi tình hình kinh tế khó khăn. Sự hội nhập và mở rộng cánh cửa chu chuyển vốn quốc tế khi Việt Nam ch ưa chuẩn bị đủ tiềm lực có thể nói đã và đang gây tác động xấu đến tình hình kinh tế đất nước. Do đi sau nên sự ảnh hưởng đối với Việt Nam đã giảm nhẹ hơn so với khủng hỏang tài chính năm 1997 tại các nước Châu Á. Tuy sự hội nhập và mở cửa có đem đến khó khăn trước mắt cho nền kinh tế và tình hình tài chính nhưng có thể nói chính nó sẽ là động lực để Việt Nam nhận thức được vị thế của mình, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát triển bền vững trong tương lai. Tìm hiểu để đầu tư một lĩnh vực mới luôn là hoạt động được khuyến khích, Sàn Giao Dịch Vàng Sài Gòn ra đời sẽ giúp Việt Nam giải quyết được việc nhập khẩu một khối lượng vàng khổng lồ từ trước đến nay, huy động được lượng vàng trong cư dân, đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam làm quen với việc kinh doanh vàng quốc tế có thể trong thời gian tới sẽ rất phát triển. Lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn lý do nào đã ảnh hưởng đến giá vàng, một loại hàng hóa được người dân cất giữ để tránh lạm phát và dự báo giá vàng biến động theo tỷ giá như thế nào để phục vụ cho việc kinh doanh được hiệu quả trong từng giai đoạn.

pdf91 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  ĐẶNG THỊ TƯỜNG VÂN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  ĐẶNG THỊ TƯỜNG VÂN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LẠI TIẾN DĨNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 Lời Cam Đoan  Tôi là Đặng Thị Tường Vân, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Lời Cảm Ơn  Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giảng viên Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học Đại học cũng như Cao học tại Trường. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Dĩnh – Giáo viên hướng dẫn và gia đình, bạn bè đã hỗ trợ tôi trong khi thực hiện luận văn. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG 1 1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội ...................................................... 1 1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam – Phân chia lại bản đồ khai thác và tiêu thụ ............................................................................................... 2 1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới: .......................................................... 2 1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam ........................................ 3 1.2.3 Cách quy đổi giá vàng theo VNĐ: ......................................................................... 4 1.3 Các sàn giao dịch vàng hiện nay: ................................................................................. 5 1.4 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam ................................................................ 6 1.4.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot): .................................................................... 6 1.4.2 Mua bán kỳ hạn (Forward): ................................................................................... 6 1.4.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): ........................................................................... 6 1.4.4 Tín dụng vàng: ...................................................................................................... 7 1.4.5 Mua bán trực tiếp – môi giới: ................................................................................ 8 1.4.6 Mua bán trạng thái: ............................................................................................... 8 1.4.7 Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng: ................................................................... 8 1.4.8 Kinh doanh phối hợp: ............................................................................................ 9 1.4.9 Kinh doanh vàng trên tài khoản: ............................................................................ 9 1.5 Phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá vàng ................................................... 10 1.5.1 Cung – Cầu ..........................................................................................................10 1.5.2 Do ảnh hưởng của giá DẦU ................................................................................. 11 1.5.3 Tình hình kinh tế của các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu .............................12 1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến chính sách tài chính - tiền tệ của các quốc gia trong điều hành kinh tế – Sức mạnh đồng USD .......................................................14 1.5.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng .................................14 1.5.4.2 Ảnh hưởng gián tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng thông qua sức mạnh đồng tiền ...................................................................................................................16 1.5.5 Lạm phát ..............................................................................................................17 1.5.6 Các tác động phụ: .................................................................................................18 1.5.6.1 Chính trị: .......................................................................................................18 1.5.6.2 Đầu cơ: ........................................................................................................ 18 1.5.6.3 Thời tiết – Thiên tai – Chu kỳ lễ hội - Khủng bố ............................................19 CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI ....................... 20 2.1 Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2008 .............................................................................................................................20 2.1.1 Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới: ...................................................20 2.1.2 Giá dầu tăng kỷ lục: .............................................................................................23 2.1.3 Lạm phát đe dọa: ..................................................................................................24 2.1.4 Ảnh hưởng của suy thoái Mỹ đến các nền kinh tế khác: .......................................25 2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay: ........................................25 2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam .............................................................35 2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế: ........................................35 2.2.2 Biến động giá vàng Việt Nam trước 2007: ........................................................... 37 2.2.3 Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay: ................................38 2.2.4 Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: ........................46 2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam ................................50 2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng .............51 2.3.2 Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của ngân hàng nhà nước ....................53 2.3.3 Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN ....................................54 2.3.4 Những tác động do mội trường kinh doanh còn hạn chế: ......................................54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM – KIỂM ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THEO TỶ GIÁ 56 3.1 Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá: ....................................................................56 3.2 Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng ........................................58 3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách: ...................................................................................58 3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng .....................................................................58 3.2.1.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: ....................59 3.2.1.3 Về quản l ý hoạt động kinh doanh vàng: .........................................................59 3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: ...........................................60 3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. ..........................................................................................62 3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và GBP ..............................................................................................................................62 3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. .......................................64 Chữ Viết Tắt FED: Federal Reserve System: Cục dự trữ liên bang của Mỹ ECB: European Central Bank: Ngân hàng trung ương Châu Âu NHNN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam SJC: Công ty vàng bạc đá qu ý Sài Sòn WGC: Hội đồng vàng thế giới SBV: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Danh Sách Bảng – Hình – Đồ Thị Bảng 1: Các đợt cắt giảm lãi suất của FED Bảng 2: Một số dữ liệu vĩ mô của các nước thành viên trước và sau khi gia nhâp WTO Hình 1: Biểu đồ và dữ liệu giá vàng năm 2007 Hình 2: Biểu đồ và dữ liệu giá vàng năm 2008 Đồ thị 1: Đồ thị 1: Tăng trưởng GDP% theo năm Đồ thị 2: Vốn FDI cam kết và thực hiện theo năm Đồ thị 3: Tăng trưởng CPI theo năm Đồ thị 4: Tăng trưởng CPI theo tháng Đồ thị 5: Cán cân thương mại theo năm Đồ thị 6: Cán cân thương mại theo tháng Đồ thị 7: Tài khoản vãng lai Đồ thị 8: Tài khoản vốn Đồ thị 9: Cán cân thanh toán Đồ thị 10: Tỷ giá theo năm Đồ thị 11: Tỷ giá theo tháng Đồ thị 12: Lãi suất huy động của các ngân hàng Đồ thị 13: Lãi suất tiền gửi và cho vay Đồ thị 14: Tăng trưởng cung tiền Đồ thị 15: Giá vàng quy đổi và thực tế giao dịch PHẦN MỞ ĐẦU 1. L ý do chọn đề tài: Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang ở bối cảnh kinh tế vô cùng phức tạp, không chỉ khó khăn và phức tạp cho các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đến tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Gia nhập WTO từ tháng 11/2006, kể từ thời điểm đó đến hết năm 2007, kinh tế Việt Nam đã phát triển với nhiều thành tích vượt trội và thật ấn tượng nhìn trên bề mặt nói chung và các số liệu báo cáo. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thật sự chưa báo hiệu đuợc chính xác tình hình nền kinh tế do những đặc trưng hạn chế riêng có của Việt Nam nhưng cũng là một kênh thông tin tương đối phản ánh niềm tin của nhà đầu tư. Từ thời điểm cuối năm 2006 VN Index đã tăng từ 753,81 điểm đến đỉnh điểm là 1.170,67 điểm vào thời điểm tháng 3/2007. Chỉ số VN Index trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007 đạt 927,02 điểm tuy nhiên qua năm 2008 tình hình tài chính có nhiều bất ổn làm thị trường chứng khoán đi xuống không phanh VN Index đụng đáy thấp nhất trong 5 năm trở lại đây còn 364,71 điểm vào ngày 20/6/2008 đã làm nhà đầu tư ít nhiều mất lòng tin và hiện nay trong giai đoạn phục hồi. Tháng 05/2007 Ngân hàng ACB chính thức khai trương Sàn Giao Dịch Vàng Sài Gòn sau khi tham quan Sàn Giao Dịch Vàng Thượng Hải tháng 08/2006, sau đó mở rộng đối tượng tham gia cho các nhà đầu tư cá nhân và hiện nay đã phát triển thêm một số sàn vàng nữa như: Việt Á, Phương Nam, Eximbank, Phố Wall… Điều này đã mở thêm cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư bên cạnh kênh chứng khoán đang bị tác động bởi tình hình kinh tế khó khăn. Sự hội nhập và mở rộng cánh cửa chu chuyển vốn quốc tế khi Việt Nam chưa chuẩn bị đủ tiềm lực có thể nói đã và đang gây tác động xấu đến tình hình kinh tế đất nước. Do đi sau nên sự ảnh hưởng đối với Việt Nam đã giảm nhẹ hơn so với khủng hỏang tài chính năm 1997 tại các nước Châu Á. Tuy sự hội nhập và mở cửa có đem đến khó khăn trước mắt cho nền kinh tế và tình hình tài chính nhưng có thể nói chính nó sẽ là động lực để Việt Nam nhận thức được vị thế của mình, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát triển bền vững trong tương lai. Tìm hiểu để đầu tư một lĩnh vực mới luôn là hoạt động được khuyến khích, Sàn Giao Dịch Vàng Sài Gòn ra đời sẽ giúp Việt Nam giải quyết được việc nhập khẩu một khối lượng vàng khổng lồ từ trước đến nay, huy động được lượng vàng trong cư dân, đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam làm quen với việc kinh doanh vàng quốc tế có thể trong thời gian tới sẽ rất phát triển. Lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn lý do nào đã ảnh hưởng đến giá vàng, một loại hàng hóa được người dân cất giữ để tránh lạm phát và dự báo giá vàng biến động theo tỷ giá như thế nào để phục vụ cho việc kinh doanh được hiệu quả trong từng giai đoạn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng, sử dụng đúng các thông tin và sản phẩm tài chính phái sinh để góp phần giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hạn chế được rủi ro tiềm ẩn từ sự bất ổn của thị trường tài chính khi Việt Nam phải ngày càng hội nhập và họat động tuân thủ các luật chơi đáp ứng đòi hỏi chung của thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và Việt Nam, dự đóan xu hướng vàng bằng tác động của các nhân tố cơ bản chính là đối tượng chính của luận văn này. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu là các sản phẩm kinh doanh vàng hiện có tại các ngân hàng thương mại và Sàn giao dịch vàng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp phân tích số liệu bằng hồi quy. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo từ báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng để thu thập thông tin và số liệu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với việc nghiên cứu từ tình hình kinh doanh thực tế, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng được nghiên cứu bao quát để đưa ra một cái nhìn toàn diện giúp các nhà đầu tư đánh giá, dự đoán được xu hướng và rủi ro. Đồng thời, dự đoán giá vàng theo tỷ giá nếu nghiên cứu sâu hơn sẽ có nghĩa khoa học trong việc xây dựng được mức biến động của giá vàng theo sức mạnh đồng USD. 6. Kết cấu của luận văn: Phần mở đầu Chương 1: L ý luận tổng quan về thị trường vàng và kinh doanh vàng Chương 2: Tổng hợp biến động giá vàng thế giới và Việt Nam – Thực trạng kinh doanh vàng và những tồn tại Chương 3: Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam – Kiểm định biến động giá vàng theo tỷ giá Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG 1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế – xã hội. Từ giá trị đơn thuần là một loại kim loại quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo nữ trang cho đến giá trị tiền tệ dùng làm vật ngang giá chung và trở thành một loại tiền được lưu hành đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người. Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. Theo chế độ bản vị Bretton Wood ra đời ngày 1/7/1944, chế độ bản vị vàng hối đoái được thiết lập, 1 ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) tạo điều kiện cho đồng USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới. Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 160 nghìn tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại. Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong sản xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa phục hồi cũng như nhiều tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu. Đối với chính phủ: Hiện nay, các NHTW trên khắp thế giới dự trữ khoảng 130.000 tấn vàng và không ngừng ý định tăng lên về khối lượng. Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.000 tấn, tổ chức IMF dự trữ hơn 3000 tấn, Trung Quốc hiện vươn lên vị trí thứ hai với ý định nâng mức dự trữ lên 4000 tấn vàng. Để đối phó với 2 tình trạng mất ổn định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế giới đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị do làm phát và phá giá tiền tệ. 1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam – Phân chia lại bản đồ khai thác và tiêu thụ 1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới: Năm 2008, Trung Quốc có thể vượt qua mặt Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc độ đã giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70% sản lượng thế giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Không những vượt qua về sản lượng khai thác, Trung Quốc còn mới phát hiện thêm 5 mỏ vàng có trữ lượng đáng kể. Hiện trữ lượng vàng của Trung Quốc khoảng 15.000 đến 20.000 tấn. Năm 2008, Trung Quốc có khả năng sản xuất được 300 tấn vàng, bốn tháng đầu năm sản lượng đã đạt 84,039 tấn. Với sản lượng vàng ngày càng tăng dần và công nghệ ngày càng tốt hơn, Trung Quốc sẽ vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất trên thế giới. Sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng 34,84% trong 5 năm qua. Năm qua, sản lượng tiêu thụ ở Trung Quốc cũng tăng 23%, biến Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ vàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Sản lượng vàng tiêu thụ ở Ấn Độ giảm 50% trong khi Trung Quốc tăng 15% (112,1 tấn), Ai Cập là 15%, Nga 9% và đặc biệt tại Việt Nam với 71% (35 tấn). Giới khai thác và kinh doanh vàng hy vọng khi có thêm nguồn sản xuất sẽ làm giá vàng hạ và kéo nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại. Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, khoảng 722 tấn/năm tăng 7% trong năm 2007, Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn (giảm 18%), thị trường Italia và Anh cũng sụt giảm, năm 2007 theo WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục tăng 34% lên 302,2 tấn trở thành nước tiêu thụ đứng thứ 2 thế giới. 3 1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Đến năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001, vàng mới tiếp tục được cho phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu theo hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm. Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho nhập 73,5 tấn vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá USD thất thường và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả trong việc bảo lưu vốn và là kênh đầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới 43 tấn chỉ trong bốn tháng đầu năm 2008, bằng một nửa khối lượng nhập khẩu trong cả năm 2007, với trị giá ước tính khoảng 1,2 tỷ USD và được cho là có thể tăng lên 4 tỷ USD vào cuối năm nay. Ngoài ra, mức nhập khẩu vàng khối, loại vàng dùng cho đầu tư, tăng hơn 110% so với năm 2007, đã khiến Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất thế giới, vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc. Trong quý 1, Việt Nam nhập khẩu 40 tấn vàng, gấp 3 lần Ấn Độ, quốc gia hàng đầu về tiêu thụ vàng và đông dân hơn Việt Nam rất nhiều. Theo số liệu của hội đồng vàng thế giới, trong bảy tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng, ước tính vào thời điểm mua sắm cao dịp cuối năm có thể nâng mức nhập khẩu cả năm lên khoảng 100 tấn, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Trung bình mỗi năm gần đây Việt Nam nhập khẩu 50-60 tấn vàng, cao nhất là 70-80 tấn, trong khi lượng vàng sa khoáng trong nước chỉ độ 2 tấn/năm. Theo ghi nhận của văn phòng đại diện Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, lượng tiêu thụ vàng miếng của Việt Nam hiện cao hơn Ấn Độ khoảng 15% (đến th
Tài liệu liên quan