Tự đánh giá bản thân đóng một vai trò quan trọng trong sựphát triển tâm lý và nhất
là đối với sựphát triển nghiên cứu của cá nhân. Sựhoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân
phụthuộc vào sựtựnhận thức, tự đánh giá bản thân của mỗi cá nhân. Sựtự đánh giá phù
hợp với bản thân là điều kiện bên trong đểphát triển nhân cách. Khi nhận thức đúng, đánh
giá đúng bản thân thì cá nhân mới có cơsở để điều chỉnh, điều khiển bản thân cho phù hợp
với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của tập thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá
của cá nhân từbên trong lẫn bên ngoài là không thểtránh khỏi.
Trong thời gian làm công tác tham vấn tâm lý, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết
đối tượng thanh niên, sinh viên đến tham vấn đều có vấn đềvềviệc tự đánh giá bản thân.
Việc tự đánh giá ởnhững thanh niên này không phải hoàn toàn là thấp hay tiêu cực, thậm
chí có những em tự đánh giá bản thân rất cao. Khi tìm hiểu sâu hơn ởcác em, người nghiên
cứu thấy những yếu tốtừbên ngoài tác động đến việc các em đánh giá bản thân chủyếu là
từmôi trường gia đình, người thân. Sựtự đánh giá không phù hợp ởcác em đã dẫn đến một
sốvấn đềnhưkhó khăn trong tâmlý nhưgiao tiếp, ứng xửkhó khăn không chỉvới người
ngoài mà cảvới những người trong gia đình, đặc biệt có một sốem gặp trởngại rất lớn
trong việc hòa đồng với môi trường học tập, làm việc nhưkhông biết cách nào đểcó thể
giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp cùng cơquan, hệquảlà phải liên tục thay đổi chổlàm,
thậm chí một sốem cũng không biết định hướng cho tương lai của mình nhưthếnào.
Từthực tếtrên, người nghiên cứu nhận thấy việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
đến tự đánh giá của sinh viên là hết sức cần thiết cho gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục, định hướng đúng cho giới trẻ. Vì thế đềtài “Những yếu tốtác động đến tự
đánh giá của sinh viên tại Thành phốHồChí Minh” đã được người nghiên cứu ưu tiên
chọn.
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những yếu tố tác động đến tự đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________
NGÔ THỊ ĐẸP
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỰ
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng KHCN – SĐH và các phòng ban của Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ
Chí Minh
- Quí thầy cô trong khoa Tâm Lý – Giáo Dục Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ
Chí Minh và quí thầy cô ở các khoa đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong
suốt khóa học
- PGS.TS Đoàn Văn Điều đã tận tâm hướng dẫn và giảng dạy tôi trong suốt thời gian
từ những ngày chưa bắt đầu khóa học cho tới nay.
- Và các bạn cùng khóa học, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong
học tập cũng như trong khi tôi thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2007.
Tác giả
Ngô Thị Đẹp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HSTC: Hệ số tin cậy
ĐLTC: Độ lệch tiêu chuẩn
TB: Trung bình
ĐTB: Điểm trung bình
ĐTBĐH: Điểm trung bình điều hòa
YTTD: Yếu tố tác động
TĐG: Tự đánh giá
TĐGBT: Tự đánh giá bản thân
r: Hệ số tương quan Pearson
P.: Mức ý nghĩa
F: Kiểm nghiệm F với K mẫu độc lập (giải tích biến lượng)
T: Kiểm nghiệm t với hai mẫu liên hệ
SV: Sinh viên
TP: Thành phố
NXB: Nhà xuất bản
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự đánh giá bản thân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý và nhất
là đối với sự phát triển nghiên cứu của cá nhân. Sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân
phụ thuộc vào sự tự nhận thức, tự đánh giá bản thân của mỗi cá nhân. Sự tự đánh giá phù
hợp với bản thân là điều kiện bên trong để phát triển nhân cách. Khi nhận thức đúng, đánh
giá đúng bản thân thì cá nhân mới có cơ sở để điều chỉnh, điều khiển bản thân cho phù hợp
với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của tập thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá
của cá nhân từ bên trong lẫn bên ngoài là không thể tránh khỏi.
Trong thời gian làm công tác tham vấn tâm lý, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết
đối tượng thanh niên, sinh viên đến tham vấn đều có vấn đề về việc tự đánh giá bản thân.
Việc tự đánh giá ở những thanh niên này không phải hoàn toàn là thấp hay tiêu cực, thậm
chí có những em tự đánh giá bản thân rất cao. Khi tìm hiểu sâu hơn ở các em, người nghiên
cứu thấy những yếu tố từ bên ngoài tác động đến việc các em đánh giá bản thân chủ yếu là
từ môi trường gia đình, người thân. Sự tự đánh giá không phù hợp ở các em đã dẫn đến một
số vấn đề như khó khăn trong tâm lý như giao tiếp, ứng xử khó khăn không chỉ với người
ngoài mà cả với những người trong gia đình, đặc biệt có một số em gặp trở ngại rất lớn
trong việc hòa đồng với môi trường học tập, làm việc như không biết cách nào để có thể
giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan, hệ quả là phải liên tục thay đổi chổ làm,
thậm chí một số em cũng không biết định hướng cho tương lai của mình như thế nào.
Từ thực tế trên, người nghiên cứu nhận thấy việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
đến tự đánh giá của sinh viên là hết sức cần thiết cho gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục, định hướng đúng cho giới trẻ. Vì thế đề tài “Những yếu tố tác động đến tự
đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được người nghiên cứu ưu tiên
chọn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu tự đánh giá, các yếu tố tác động đến tự đánh giá và tương quan giữa
tự đánh giá với các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên, đề xuất một số
biện pháp nhằm hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách của họ.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài như
sau:
3.1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng về tự đánh giá bản thân của sinh viên, các yếu tố tác động đến
tự đánh giá bản thân ở sinh viên và nghiên cứu mối tương quan giữa sự tự đánh giá với
các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên.
3.3. Đề xuất một số ý kiến nhằm hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực ảnh hưởng đến
tự đánh giá bản thân của sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tự đánh giá và các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên thuộc ba trường Đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh là Đại học Sư Phạm, Kinh Tế và trường Đại học dân lập Văn Hiến.
Mẫu nghiên cứu là 234 sinh viên.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
5.1. Do phần lớn sinh viên chưa có cơ hội thể hiện bản thân qua các hoạt động nên
mức độ tự đánh giá bản thân ở sinh viên đạt ở mức trung bình.
5.2. Yếu tố tác động mạnh đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên là các ảnh hưởng từ
trong gia đình mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến việc này.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên một số yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở
sinh viên như những yếu tố có liên quan mật thiết tới đời sống của sinh viên; yếu tố trong
gia đình (mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái), yếu tố ngoài gia đình (mối liên hệ với bạn bè
và thầy cô).
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Người nghiên cứu thu thập và phân tích các tài liệu, cũng như các công trình nghiên
cứu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, được thực hiện qua hai giai đoạn;
* Giai đoạn 1, lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi mở.
* Giai đoạn 2, thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều
lựa chọn.
Đây là phương pháp chính của đề tài này, nhằm tìm hiểu thực trạng về tự đánh giá
bản thân của sinh viên và các yếu tố tác động đến sự tự đánh giá bản thân của sinh viên.
7.3. Phương pháp xử lý toán thông kê.
Dùng chương trình xử lý số liệu SPSS trong việc xử lý số liệu.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tự đánh giá và các yếu
tố tác động đến tự đánh giá bản thân của sinh viên.
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn, khẳng định thêm tầm quan trọng của các yếu tố tác
động từ bên trong lẫn bên ngoài gia đình đến tự đánh giá bản thân của sinh viên
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta có ít tác giả nghiên cứu về tự đánh giá, và các tác giả này chủ yếu nghiên
cứu trên khách thể là thanh thiếu niên như:
Nhóm nghiên cứu cùng với tác giả Văn Thị Kim Cúc, nghiên cứu đề tài “Những tổn
thương tâm lý của thanh thiếu niên do bố mẹ ly hôn” bên cạnh tìm hiểu nhiều vấn đề khác
nhau, các tác giả này còn chỉ ra mối tương quan giữa biểu tượng gia đình và sự tự đánh giá
bản thân ở trẻ từ 10 đến 15 tuổi [2].
Hay trong luận án tiến sĩ của Đỗ Ngọc Khanh, tác giả tìm hiểu nhiều về sự ảnh
hưởng của các cách cư xử của cha me đối với con cái, ảnh hưởng từ sự ủng hộ của cha mẹ
đối với con cái cũng như ảnh hưởng từ môi trường đến sự tự đánh giá bản thân của các em
học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội [13].
Tác giả Vũ Thị Nho cũng có sự quan tâm đáng kể về tự đánh giá ở lứa tuổi thanh
thiếu niên. Với tuổi thiếu niên, tác giả cho rằng “sự tự đánh giá của thiếu niên cao hơn hiện
thực”[23, tr.110], còn với tuổi đầu thanh niên: “Nhìn chung, họ có lòng tự trọng cao, song
tính phê phán và sự tỉnh táo chưa cao. Chỉ bằng con đường trải nghiệm trong thực tế cuộc
sống, dần dần những người trẻ tuổi mới đạt được những khả năng tự đánh giá mình và có
lòng tự tin, tự trọng đúng mức như chính bản thân” [23, tr.130].
Đề tài luận án phó tiến sĩ tâm lý học của Lê Ngọc Lan “Nghiên cứu về mối quan hệ
giữa khả năng tự đánh giá một cách phù hợp của học sinh đối với thái độ học tập và động cơ
học tập”, tác giả đã tìm ra được mối quan hệ về tự đánh giá, về thái độ đối với học tập của
học sinh có liên quan đến động cơ học tập. Luận án có kết luận rằng: Khả năng tự đánh giá
về thái độ đối với học tập của các em học sinh lớp 6 và lớp 8 phát triển chưa đầy đủ, ở các
môn học khác nhau thì khả năng tự đánh giá phù hợp về thái độ đối với học tập của các em
không có sự khác biệt rõ rệt.
Một đề tài khác liên quan đến tự đánh giá ở sinh viên của nhóm tác giả trường Đại
học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh là: “Tìm hiểu sự tự đánh giá về thái độ đối với tập
thể của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và mối liên quan của nó
với bầu không khí tâm lý trong tập thể sinh viên”.
Qua việc nghiên cứu tự đánh giá, các tác giả nghiên cứu việc tự đánh giá có ảnh
hưởng đến một lĩnh vực nào đó của đời sống của các em như các em gặp các vấn đề khó
khăn với bạn cùng lứa tuổi và có xu hướng gặp những trục trặc tâm lý như trầm cảm [15, tr.
27], hay khi các em đánh giá quá cao bản thân hay quá thấp cũng đều có tác động không tốt
cho sự phát triển của các em. Đánh giá quá cao dẫn đến hậu quả là cá nhân sẽ nghi ngờ bản
thân và phải đánh giá lại nếu không đạt được những gì mình mong muốn. Kết quả là cá
nhân đó thường xung đột với thực tại đối lập xung quanh mình. Ngược lại, tự đánh giá bản
thân thấp có thể gây ra mặc cảm “kém giá trị”, không tin vào bản thân mình, kém sáng tạo,
bàng quan, tự lên án bản thân và bất an [15, tr. 26].
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Trong đề tài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số khái niệm liên quan đó là khái niệm
yếu tố, tự ý thức, tự đánh giá, tự đánh giá và “cái tôi”. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu qua về
khái niệm yếu tố.
1.2.1. Yếu tố
Khái niệm yếu tố được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau như;
- Yếu tố là điều kiện quan hệ tạo nên một sự vật [17, tr. 1567].
- Yếu tố là bộ phận cấu thành nên sự vật, sự việc, hiện tượng [38, tr. 927].
- Yếu tố là nguyên tố, thành phần cốt yếu cấu thành vật gì (như yếu tố tâm lý) [19, tr .1351].
- Yếu tố được xem là một trong những bộ phận có quan hệ phối hợp với nhau thành một
toàn thể [4, tr. 958].
Trên đây là một số khái niệm về yếu tố của các tác giả khác nhau được trình bày trong
một số từ điển tiếng Việt. Mặc dù, các cách hiểu có hơi khác nhau về khái niệm yếu tố,
nhưng chúng ta vẫn thấy có những điểm chung trong các khái niệm này là: yếu tố là một
trong những bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng hay được hiểu như một sự việc, bộ phận
cấu thành đó có mối quan hệ với nhau tạo thành một sự vật, sự việc, hiện tượng.
Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu chọn khái niệm “yếu tố là một trong những bộ
phận có quan hệ phối hợp với nhau thành một toàn thể”
1.2.2. Tự ý thức
Tự ý thức là sự hiểu biết đầy đủ về bản thân mình, về giá trị và vai trò của bản thân
mình trong cuộc sống, trong xã hội [25, tr. 7].
A.V.Petrovski quan niệm: Tự ý thức chính là sự phát hiện ra “cái tôi” và hình ảnh của
“cái tôi”. Con người khi tham gia vào quan hệ xã hội đã tách biệt bản thân ra khỏi môi
trường xung quanh, cảm thấy bản thân mình là chủ thể của các trạng thái, hoạt động, của
các quá trình tâm lý, thể chất của mình, xuất hiện cho chính mình như “cái tôi”. “cái tôi”
tương phản với “người khác” nhưng luôn luôn quan hệ mật thiết với nhau. Xem xét quá
trình khám phá ra “cái tôi” của nhân cách. Tự đánh giá có thể được hiểu như là mưc độ phát
triển cao của tự ý thức, vì vậy, giữa tự đánh giá và tự ý thức có mối liên kết chặt chẽ với
nhau. Tự đánh giá chỉ có được trên cơ sở của tự ý thức [25, tr. 8].
Theo Vưgotski thì tự ý thức là ý thức xã hội được chuyển vào bên trong, như thế tự
đánh giá chỉ xảy ra khi nào có tự ý thức, nhờ có tự ý thức mới có thể có tự đánh giá [13, tr.
34].
S.L.Rubinstein cho rằng: Trong sự phát triển của tự ý thức diễn ra một loạt các mức
độ từ sự nhận thức đơn giản về bản thân dẫn tới sự nhận thức ngày càng sâu sắc hơn. Từ sự
nhận thức sâu sắc đó gắn liền với một sự tự đánh giá. Tự ý thức là sản phẩm tương đối
muộn của ý thức. Tự ý thức đòi hỏi đứa trẻ phát triển thành chủ thể tách mình khỏi môi
trường của nó một cách có ý thức. Thoạt đầu, đứa trẻ chưa có ý thức, lại càng chưa thể có tự
ý thức, mà ý thức lại là dấu hiệu của nhân cách. Trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ,
dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, xã hội, mối quan hệ xã hội dần dần được mở rộng ra
giúp trẻ nhận ra bản thân mình, vị trí của mình trong các quan hệ xã hội [13, tr.34].
Theo Franz thì tự ý thức là nhận thức về chính bản thân mình, là sự trở nên có ý thức
về những hiểu biết của bản thân mình, sự trở nên có ý thức về những xúc cảm riêng của bản
thân. Như vậy, tự ý thức chính là tự nhận thức, ở đó bao gồm việc con người hiểu biết được
bản thân mình (hiểu biết về khả năng, năng lực và những phẩm chất của bản thân). Cá nhân
không chỉ hiểu biết về các hiện tượng tâm lý đang có ở mình mà còn ý thức được cả những
hiểu biết ấy. Khi con người nhận thức được bản thân mình, con người thường tỏ thái độ
(vui, buồn, hài lòng hay không hài lòng… với bản thân) và con người còn ý thức được cả
những xúc cảm riêng ấy. S. Franz khẳng định: “Tự nhận thức là quá trình phong phú và
phức tạp” [13, tr. 32]. Quá trình tự nhận thức này được thực hiện trong các quá trình tâm lý
bộ phận và trong thực tế của một nhân cách, những quá trình tâm lý đó không thể tách rời
nhau, bao gồm:
- Thứ nhất: Bên cạnh những quá trình cung cấp tài liệu ban đầu (tự cảm giác, tự quan
sát, so sánh những kết quả thu được) thông qua quá trình tự nhận xét với những nguồn
thông tin của những người khác về bản thân mình. Quá trình này là mở đầu cho sự tự đánh
giá, nhận xét ban đầu về mình.
- Thứ hai: Là những quá trình dẫn đến những xác định đơn giản về bản thân.
- Thứ ba: Là quá trình dẫn đến sự tự đánh giá, ví dụ như quá trình dẫn đến việc khẳng
định thành tích học tập của mình thuộc loại nào (loại tốt hoặc kém).
- Thứ tư: “Là quá trình dẫn đến sự tự phê phán”.
Qua ý kiến của S. Franz cho thấy: Tự ý thức là sự nhận thức về bản thân mình, nó
bao gồm không những sự hiểu biết về những phẩm chất, những năng lực của bản thân mà cả
việc xác định thái độ đối với bản thân. Tự ý thức hay là tự nhận thức về bản thân mình được
hình thành trong cuộc sống và hoạt động của con người [34].
Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy và Đinh Văn Lang soạn đề
cương bài giảng tâm lý học đại cương của hội đồng bộ môn tâm lý trường ĐHSP Hà Nội thì
“Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức về mình, tức là khi bản
thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý giải… thì lúc đó con người đang tự ý thức.
Tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau: chủ thể nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội
dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá. Có
thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình” [16, tr. 35].
Phạm Hoàng Gia, trong bài “Ý thức và tự ý thức” đã trình bày những biểu hiện của
tự ý thức và chức năng của nó: “Tự ý thức biểu hiện ra ở dấu hiệu tự nhận thức của mình
(về bên ngoài, về nội dung tâm hồn, vị trí các quan hệ xã hội của mình…) có thái độ đối với
mình (tự phê bình, tự đánh giá, tự nhận định, có dự định về đường đời của mình, chọn người
mẫu để bắt chước, có lý tưởng chí hướng) và có khả năng tự kìm chế, tự thúc đẩy, tự kiểm
tra… và là kết tinh của hoạt động tự giáo dục” [34, tr.13].
1.2.3. Tự đánh giá
1.2.3.1. Đánh giá
Theo nghĩa thông thường, “đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc
một vật”. Với ý nghĩa này, nội dung của việc đánh giá chính là tập trung làm rõ giá trị của
một người hoặc một sự vật. Trong tâm lý học, đánh giá được hiểu là “những ý kiến, những
kết luận được rút ra từ những bằng chứng, phê phán có suy xét về con người và sự kiện.
Có các dạng đánh giá khác nhau như: đánh giá sự khác biệt, đánh giá nhân viên, phản
hồi, đánh giá công việc, đánh giá hoạt động, đánh giá kết quả, đánh giá chương trình, tác
động của chương trình, tự đánh giá, đánh giá hệ thống… Như vậy chúng ta có thể hiểu đánh
tự đánh giá như một dạng của đánh giá.
Tùy những mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái
niệm khác nhau, phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu mà họ quan tâm. Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu kỹ hơn về khái niệm tự đánh giá.
1.2.3.2. Tự đánh giá
Ý kiến của I.A. Polôsôva thì “tự đánh giá là biểu tượng của con người về chính mình
đã được hình thành một cách bền vững. Đó là quá trình tự đánh giá mình mà ở đó biểu
tượng của nhân cách về mình được nảy sinh”. Polôsôva còn nhấn mạnh: “Biểu tượng về
nhân cách của mình như sản phẩm của tự đánh giá như là một quá trình tạo ra những điều
kiện cho nhau khi tạo thành sự thống nhất” [34].
A.V. Lípkina quan niệm: “Tự đánh giá là thái độ của con người đối với năng lực, khả
năng, những phẩm chất nhân cách cũng như bộ mặt bên ngoài của mình”. Những biểu tượng
của đứa trẻ về những cái đạt được, dự án về tương lai của nó, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng
cũng được phản ánh trong tự đánh giá. Từ việc phân tích nội dung, Lípkina kết luận: “Tự
đánh giá là một cấu tạo cấu trúc phức tạp, nó phản ánh cái mà đứa trẻ nhận ra về mình từ
những người khác và cả tính tích cực riêng đang lớn mạnh hướng vào sự nhận thức các hành
động và các phẩm chất nhân cách của mình”. Rõ ràng, việc nghiên cứu tự đánh giá rất phức
tạp, bởi vì đây là một hệ thống trong các hiện tượng tâm lý thầm kín của nhân cách.
Nhà tâm lý học V.P. Levcôvich đã định nghĩa: “Tự đánh giá là một giai đoạn cao của
tự ý thức, nó bao gồm không những nhận thức bản thân mà còn có sự đánh giá đúng sức lực
và khả năng của mình, bao gồm cả thái độ phê phán đối với bản thân [34].
S. Franz đã phân tích bản chất của tự đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện xuất
phát từ các phạm trù ý thức và tự ý thức. Tác giả cho rằng: “sự tự đánh giá là một hình thức
đặc biệt của hoạt động nhận thức của nhân cách” và có thể coi “sự tự đánh giá là một chỉ số
của mức độ tự nhận thức của một nhân cách”. S.Franz phân tích tự đánh giá trong quá trình
cấu thành của tự ý thức.
Đứng ở góc độ phản ánh, tự ý thức là một quá trình nhận thức hướng vào bản thân
mình với những kết quả của quá trình đó. Tự nhận thức là quá trình phong phú và phức tạp
bao gồm các quá trình sau:
- Những quá trình cung cấp tài liệu ban đầu
- Những quá trình dẫn đến sự xác định đơn giản về bản thân
- Những quá trình dẫn đến sự tự đánh giá
- Tự phê phán, tỏ thái độ đối với bản thân
Theo S. Franz, con người không chỉ nhận xét bằng lời xem mức độ của các hiện
tượng tâm lý đang tồn tại ở mình như thế nào, mà sự nhận thức đó sẽ liên hệ với hệ thống
quan điểm của bản thân về giá trị và cuối cùng dẫn đến sự tỏ thái độ đối với bản thân. Ở góc
độ nhân thức, S. Franz coi tự đánh giá là một quá trình cấu thành của nhận thức, là mức độ
phát triển cao của nó. Tự đánh giá là một dạng đặc biệt của nhận thức của nhân cách: “Tự
đánh giá là phát biểu của cá nhân về mức độ biểu hiện của những hiện tượng tâm lý, những
đặc điểm tâm lý và có thể của những phương thức thái độ đang tồn tại ở bản thân”.
Từ cách nhìn nhận ấy, Franz đi sâu phân tích một cách sâu sắc bản chất của tự đánh
giá. Trước hết, trong tự đánh giá, cá nhân không chỉ nhận thức được mình một cách chung
chung, đại khái, xác định được cái mà bản thân có hoặc không có mà phải chỉ ra được các
hiện tượng tâm lý được đánh giá. Từ chỗ nhận thức về mức độ tồn tại của đặc điểm tâm lý
của mình, cá nhân sẽ có sự liên hệ với hệ thống quan điểm của bản thân về giá trị và tỏ thái
độ đối với bản thân. Trên cơ sở ấy, cá nhân có khả năng tự điều chỉnh, điều khiển hành vi,
tự hoàn thiện mình. S. Franz còn phân tích rõ từng bước của quá trình tự đánh giá và các
quá trình cấu thành nó. Theo Franz, sự tự đánh giá gồm các quá trình sau:
- Quá trình soạn thảo và