Luận văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp

Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đã đề cập đến khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, Chính phủ cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kì hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu; chính sách về thuế nhập khẩu, xuất khẩu hàng nông sản; chính sách tự do hóa thương mại để nông dân Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa và chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật cùng thế giới; chính sách đất đai tạo động lực tăng gia sản xuất cho nông dân. Một trong số chính sách quan trọng của Chính phủ để phát triển khu vực nông nghiệp là sự xuất hiện của dịch vụ tài chính và tín dụng nông thôn. Hiện nay, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn bao gồm NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NNo&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) quỹ tín dụng nhân dân và các NH thương mại cổ phần khác, Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa và vùng núi, nông dân khó có cơ hội tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức. Hơn nữa, nguồn vốn của cả NH NNo&PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân đều có xu hướng chảy vào những hộ giàu. Vấn đề nổi cộm hiện nay của tín dụng nông thôn ở Việt Nam là sự tiếp cận tín dụng của các nông hộ vùng sâu, vùng xa đang thiếu vốn để tái sản xuất và trang trải các chi phí để có thể ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ổn định kinh tế. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lí là phải trả lời các câu hỏi sau: Tình hình tiếp cận của các nông hộ đến các tổ chức tài chính chính thức và mức vay có thể nhận được của các nông hộ hiện nay như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên? Hướng khắc phục ra sao? Trên cơ sở những nhu cầu trên, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp” cần phải được đưa vào nghiên cứu để chính quyền địa phương đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của các nông hộ. Từ đó đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn. Đề tài này cũng rất phù hợp với thực tế vì thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay chính thức của nông hộ. Đối với các tổ chức tài chính chính thức đề xuất những biện pháp nhằm gia tăng lượng vốn vay và hướng dẫn cách thức sử dụng vốn vay cho nông hộ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đối với nông hộ, đề tài này cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hướng dẫn nông hộ sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đầu tư sản xuất theo khoa học, góp phần ổn định đời sống của nông hộ.

doc128 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN VĂN NGÂN HUỲNH NHƯ TRÚC MSSV: 4043485 Lớp: KT0421A2 KHÓA: 30 CẦN THƠ - Năm 2008 LỜI CẢM TẠ ššz›› Kết thúc 4 năm học Đại học ở trường Đại học Cần Thơ, với kiến thức được trang bị từ chuyên ngành tài chính – ngân hàng, luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình làm cộng tác viên nghiên cứu cùng với Thầy NGUYỄN VĂN NGÂN là chủ nhiệm đề tài. Luận văn hoàn thành ngoài nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ hết mình từ các bạn trong nhóm nghiên cứu, bên cạnh em còn có thầy NGUYỄN VĂN NGÂN với cương vị là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em hoàn chỉnh luận văn về mặt nội dung lẫn hình thức trong suốt thời gian qua… Xin cảm ơn các bạn trong nhóm nghiên cứu đã cùng em sát cánh trong suốt thòi gian lấy số liệu và viết bài nghiên cứu, hỗ trợ những kiến thức quan trọng để luận văn thêm phong phú và mang ý nghĩa thực tiễn. Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã giảng dạy cho em trong những năm qua và đặc biệt là thầy NGUYỄN VĂN NGÂN đã giúp em hoàn thành luận văn trong năm học cuối này. Cần Thơ, ngày 14 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Huỳnh Như Trúc LỜI CAM ĐOAN ššz›› Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 12 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Huỳnh Như Trúc MỤC LỤC ššz›› trang Chương 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.1. Mục tiêu chung 6 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu 7 1.4.1. Không gian nghiên cứu 7 1.4.2. Thời gian nghiên cứu 8 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 8 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài 8 1.5.1. Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng 8 1.5.2. Những nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự tiếp cận vốn đối với hộ nghèo 10 1.5.3. Những biến giải thích có liên quan đã được nghiên cứu 13 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Phương pháp luận 16 2.1. Một số khái niệm 16 2.1.1. Khái niệm tín dụng 16 2.1.2. Chức năng của tín dụng 16 2.1.3. Vai trò của tín dụng 17 2.1.4. Phân loại tín dụng 17 2.1.5. Vai trò của nông nghiệp, đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp, và vai trò tín dụng nông hộ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 18 2.1.6. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 28 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 29 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 31 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM, VÀI NÉT VỀ HUYỆN THANH BÌNH- ĐỒNG THÁP 39 3.1. Tổng quan về thị trường tài chính chính thức ở Việt Nam 39 3.1.1. Tổ chức tài chính chính thức ở Việt Nam 40 3.1.2. Các tổ chức tài chính chính thức Huyện Thanh Bình- Đồng Tháp 46 3.2. Sơ lược về huyện Thanh Bình – Đồng Tháp 47 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 47 3.2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 48 Chương 4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH – ĐỒNG THÁP 54 4.1. Đặc điểm của các mẫu điều tra 54 4.1.1. Nguồn lực sản xuất 54 4.1.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ 61 4.1.3. Thu nhập 69 4.1.4. Chi tiêu và tiết kiệm 69 4.1.5. Tài sản 71 4.2. Một số nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ huyện Thanh Bình- Đồng Tháp 72 4.2.1. Mô hình xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ và lượng vốn vay của nông hộ tại huyện Thanh Bình – Đồng Tháp. 72 4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy Probit về việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Bình 74 4.2.3. Kết quả hồi quy tương quan các yếu tố tác động đếnlượng vốn vay của nông hộ có vay từ các nguồn tài chính chính thức trên địa bàn Thanh Bình 79 4.2.4. Đánh giá về tình hình sử dụng vốn của nông hộ có vay từ các tổ chức tài chính chính thức huyện Thanh Bình 84 Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CHO NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH - ĐỒNG THÁP 88 5.1. Tồn tại 88 5.1.1. Nguyên nhân từ góc độ vĩ mô nền kinh tế 88 5.1.2. Nguyên nhân từ chính quyền địa phương 89 5.1.3. Nguyên nhân từ phía NH 90 5.1.4. Nguyên nhân từ đối tượng vay là nông hộ 91 5.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng nông hộ Thanh Bình 92 5.2.1. Giải pháp từ phía NH NNo&PTNT và NH CSXH trên địa bàn huyện 92 5.2.2. Giải pháp từ phía Chính phủ 94 5.2.3. Giải pháp từ phía nông dân 96 Chương 6. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 98 6.1. Kết luận 98 6.2. Kiến nghị 99 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương 99 6.2.2. Đối với ngân hàng 100 6.2.3. Đối với nông dân 101 DANH SÁCH BẢNG ššz›› Trang Bảng 1: Tóm tắt những nghiên cứu trước đây về quyết định tiếp cận tín dụng 9 Bảng 2: Tóm lược những nghiên cứu trước đây về tác động của nguồn vốn vay đến những hộ nghèo 12 Bảng 3: Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn 31 Bảng 4: Thống kê nguồn cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long 45 Bảng 5: Tình hình Tín dụng bằng đồng Việt Nam của NH NNo&PTNT và NH CSXH giai đoạn 2005-2007 46 Bảng 6: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Bình năm 2007 phân theo tiêu chí 48 Bảng 7: Tình hình tăng trưởng GDP và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế huyện Thanh Bình giai đoạn 2005 – 2007 49 Bảng 8: Tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007 52 Bảng 9: Thống kê quy mô hộ gia đình trong 50 hộ được phỏng vấn 54 Bảng 10: Tỷ lệ nam nữ chủ hộ 55 Bảng 11: Tuổi trung bình chủ hộ trong tổng số quan sát 55 Bảng 12: Tỷ lệ người dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động của tất cả các thành viên trong tổng quan sát 56 Bảng 13: Giới tính chủ hộ và việc có vay vốn hay không 56 Bảng 14: Nghề nghiệp chính của các thành viên trong 50 hộ điều tra 57 Bảng 15: Nghề chính của chủ hộ trong 50 mẫu điều tra 58 Bảng 16: Trình độ học vấn của chủ hộ 59 Bảng 17: Tình trạng địa vị xã hội của chủ hộ 59 Bảng 18: Tình hình tham gia vào các tổ chức kinh tế-xã hội và có vay hay không của chủ hộ 60 Bảng 19: Thông tin về diện tích đất của hộ 60 Bảng 20: Thống kê lãi suất tại các NH và số hộ vay 62 Bảng 21: Thống kê thời hạn vay của nông hộ 63 Bảng 22: Thống kê về lượng tiền vay 64 Bảng 23: Chi phí phi lãi suất khi vay 64 Bảng 24: Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay 65 Bảng 25: Nguồn thông tin vay 66 Bảng 26: Một số thông tin khác về tình hình vay vốn của nông hộ 66 Bảng 27: Tình hình hỗ trợ sử dụng vốn vay và trả nợ vay 67 Bảng 28: Tình hình thu nhập các mẫu điều tra 69 Bảng 29: Thống kê chi tiêu và tiết kiệm của nông hộ 70 Bảng 30: Giá trị tài sản của nông hộ 71 Bảng 31: Tổng hợp biến với dấu kì vọng xem xét trong mô hình hồi quy Probit 73 Bảng 32: Tổng hợp biến với dấu kì vọng được xem xét mô hình hồi quy tương quan 74 Bảng 33: Kết quả hồi quy mô hình Probit cho khả năng tiếp cận tín dụng từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ 75 Bảng 34: Kết quả mô hình hồi quy tương quan 79 DANH SÁCH HÌNH ššz›› Trang Hình 1: Quan hệ tín dụng trong nền kinh tế 4 Hình 2: Hệ thống tài chính chính thức ở Việt Nam 40 Hình 3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007 50 Hình 4: Tình hình sản lượng lúa trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn 2005 -2007 51 Hình 5: Tình hình năng suất lúa huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007 51 Hình 6: Cơ cấu nam nữ trong tổng quan sát 55 Hình 7: Cơ cấu hộ vay tại các tổ chúc tài chính chính thức tại huyện Thanh Bình 61 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ššz›› Tiếng Anh APEC: Tổ chức hợp tác châu Á- Thái Bình Dương AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á WTO: Tổ chức thương mại Thế giới OLS: Ước lượng bình phương bé nhất Tiếng Việt NH NNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn NH CSXH: Ngân hàng chính sách xã hội T-H-SX-H’-T’: Tiền- hàng- sản xuất- hàng sản xuất ra- tiền thu về CNVC: Công nhân viên chức NH: Ngân hàng TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ššz›› Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nước ta hiện nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành sản xuất chủ đạo mang lại nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng GDP nước ta năm 2007 là 8,48% đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tổng cục thống kê, 2007). Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên đằng sau sự phát triển ấy là nỗi lo về sự phát triển không đồng đều và thực tế cho thấy có sự chênh lệch rất lớn trong mức sống của bộ phận dân cư ở nông thôn và thành thị. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ và tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp vào GDP đang giảm dần. Thêm vào đó nền nông nghiệp nước nhà đang trong tình trạng lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Yêu cầu đặt ra là phải có nguồn đầu tư đúng mức thì nền nông nghiệp mới có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Do đó, việc cấp tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ cho người sản xuất trực tiếp là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn lực tài chính mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện Thanh Bình là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, đa phần dân cư làm nghề nông là những hộ nghèo thiếu điều kiện sản xuất. Đây chính là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo; ổn định đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương. Với những yêu cầu đặt ra cho thị trường tín dụng nông thôn như trên thì đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- tỉnh Đồng Tháp” sẽ góp phần cùng địa phương giải quyết thực trạng nói trên. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đã đề cập đến khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, Chính phủ cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kì hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu; chính sách về thuế nhập khẩu, xuất khẩu hàng nông sản; chính sách tự do hóa thương mại để nông dân Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa và chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật cùng thế giới; chính sách đất đai tạo động lực tăng gia sản xuất cho nông dân. Một trong số chính sách quan trọng của Chính phủ để phát triển khu vực nông nghiệp là sự xuất hiện của dịch vụ tài chính và tín dụng nông thôn. Hiện nay, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn bao gồm NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NNo&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) quỹ tín dụng nhân dân và các NH thương mại cổ phần khác,… Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa và vùng núi, nông dân khó có cơ hội tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức. Hơn nữa, nguồn vốn của cả NH NNo&PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân đều có xu hướng chảy vào những hộ giàu. Vấn đề nổi cộm hiện nay của tín dụng nông thôn ở Việt Nam là sự tiếp cận tín dụng của các nông hộ vùng sâu, vùng xa đang thiếu vốn để tái sản xuất và trang trải các chi phí để có thể ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ổn định kinh tế. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lí là phải trả lời các câu hỏi sau: Tình hình tiếp cận của các nông hộ đến các tổ chức tài chính chính thức và mức vay có thể nhận được của các nông hộ hiện nay như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên? Hướng khắc phục ra sao? Trên cơ sở những nhu cầu trên, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp” cần phải được đưa vào nghiên cứu để chính quyền địa phương đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của các nông hộ. Từ đó đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn. Đề tài này cũng rất phù hợp với thực tế vì thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay chính thức của nông hộ. Đối với các tổ chức tài chính chính thức đề xuất những biện pháp nhằm gia tăng lượng vốn vay và hướng dẫn cách thức sử dụng vốn vay cho nông hộ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đối với nông hộ, đề tài này cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hướng dẫn nông hộ sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đầu tư sản xuất theo khoa học, góp phần ổn định đời sống của nông hộ. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1. Căn cứ khoa học Nền tảng nghiên cứu của đề tài này xuất phát từ những nghiên cứu trước đây là lịch sử hình thành tín dụng, quá trình hình thành và phát triển các hình thái tín dụng. Lý thuyết nền tảng được nghiên cứu là lý thuyết về tài chính – tiền tệ với những nội dung có liên quan đến tín dụng. a) Sự ra đời của tín dụng Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện ở những tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời của tín dụng . Xét về mặt cơ sở hình thành sự phân hóa xã hội: của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường gây ra. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hòa nhu cầu tạm thời của cuộc sống. b) Quá trình hình thành các hình thái tín dụng Hình thức cho vay nặng lãi Lịch sử đã chứng minh rằng hình thức này phát sinh trong giai đoạn tan rã của chế độ nông nô. Sự khác nhau giữa mức độ thu nhập giữa các thành viên trong công xã bắt nguồn từ việc sản xuất hàng hóa, từ sự xuất hiện của tiền tệ và từ sự phát triển ngày càng đầy đủ hơn các chức năng của tiền tệ đã có sự thay đổi to lớn; đã làm cho một lượng lớn giá trị vật chất và tiền tệ tập trung vào tay những người giàu có và thế lực. Những kẻ này dần dần trở thành những kẻ cho vay nặng lãi. Điều đó hoàn toàn tự nhiên khi mà những người nghèo khổ trong công xã không còn nguồn dự trữ nào để bù đắp cho những khoản tiêu dùng tối thiểu và đóng thuế. Thế là họ phải đi vay của những kẻ giàu có và hình thành một nghề nghiệp mới: nghề cho vay nặng lãi. Nghề này đã tồn tại Hy Lạp cổ, ở Roma với một số lớn vốn tiền tệ khá lớn có khả năng chuyển đổi và họ dùng vốn nầy để buôn bán, trao đổi tiền tệ với nước ngoài. Cho vay nặng lãi đã xác lập một hình thức lịch sử đầu tiên của tư bản. Số tư bản đó được biểu hiện bằng mức lợi tức cực kì cao, góp phần hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức cho vay nặng lãi này được Karl Marx viết như sau: “Nó không thay đổi phương thức sản xuất nhưng lại bám vào phương thức sản xuất đó như một kí sinh trùng”, và làm cho “nền sản xuất đó rơi vào một hoàn cảnh thật đáng thương”; làm cho “sản xuất khánh kiệt, rút hết sức lực của nền sản xuất và khiến cho việc tái sản xuất phải tiến hành trong những điều kiện ngày càng thảm hại”. Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hiện đại Sản xuất hàng hóa là nguyên nhân ra đời của tín dụng, vì vậy ở bất cứ xã hội nào có sản xuất hàng hóa thì tất yếu có sự hoạt động của tín dụng . - Nguyên nhân: Trong nền kinh tế thị trường, các xí nghiệp hoạt động với tư cách độc lập và giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua trao đổi và mua bán để hình thành hệ thống kinh tế thống nhất. Do đó các các tổ chức kinh doanh phải có vốn và các thước đo bằng tiền để tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh. Quá trình tuần hoàn vốn thể hiện như sau: T-H-SX-H’-T’. Quá trình tuần hoàn vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau dẫn đến sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa mua vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất với việc tiêu thụ hàng hóa, trong khi đó tái sản xuất là một quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó sẽ có doanh nghiệp thừa vốn trong khi doanh nghiệp khác đang thiếu vốn. Đây là hiện tượng khách quan tồn tại ngay trong quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời đó là mâu thuẫn của quá trình chu chuyển và tuần hoàn vốn. Chính điều này phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu. Quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường được miêu tả như sau: Nhóm A Tạm thời thừa vốn Nhóm B Tạm thời thiếu vốn Chu kì sản xuất kinh doanh Nguồn: Lê Văn Tề, 2005. Hình 1: Quan hệ tín dụng trong nền kinh tế Nếu xét về đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình tái sản xuất giản đơn thì hiện tượng thừa hay thiếu vốn tạm thời trong toàn bộ nền kinh tế sẽ được bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên tái sản xuất là một quá trình thường xuyên mở rộng và phát triển, vì vậy đòi hỏi phải có đầu tư bằng vốn tiết kiệm. Nhu cầu vốn trong trường hợp này được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, tăng dự trữ vật tư hàng hóa cho tái sản xuất mở rộng. Như vậy sự phát triển của tín dụng xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm, nhu cầu đầu tư, và nhu cầu tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong nền kinh tế hiện đại, đặc điểm tuần hoàn vốn và nhu cầu tìm kiếm lợi tức của người tạm thời thừa vốn và tạm thời thiếu vốn, với những điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể nào đó cho phép, tín dụng mới có thể phát sinh và vận động. c) Sự mở rộng của tín dụng và sự đa dạng của tín dụng ngày nay Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngày càng mở rộng. Chủ thể tham gia các quan hệ tín dụng bao gồm các cá nhâ
Tài liệu liên quan