Luận văn Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương

Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

docx93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 27 Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH 37 và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 37 Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 40 tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), 40 Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. 47 Bảng 5:Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 48 Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương 49 Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 50 Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. 52 Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. 53 Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 53 Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương 57 Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương 57 Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm. 61 Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) 69 Biểu đồ 3. Vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển, (tỷ USD) 70 Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và GDI thế giới 1980-2004 (%) 70 Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 71 Bảng 13: Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ $) 73 Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển 74 Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh..vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2007 -2010. Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương I.1 FDI và thu hút FDI. I.1.1 FDI và vai trò của FDI. Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con. Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó. FDI cũng chính là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với 100% vốn nước ngoài. Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh. Theo đó các chủ đầu tư phải đóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó. Các thành viên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Lợi nhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phối chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. - FDI có các đặc điểm sau: + FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. + FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. + FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia (Multinational Corporations - MNCs) - Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương. Điều đó thể hiện việc đem lại nhiều lợi ích như: + Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, góp phần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốc gia cũng như của địa phương. + Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương. + Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. + Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. I.1.2 Khái quát về thu hút FDI. Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút FDI. Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Phần này sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởng FDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên. Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là "khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương). Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến". "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền. Trong xu hướng vận động của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư. Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thể tác động đến những yếu tố kể trên. "Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúc tiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tới các nhà đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến" của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinh doanh. Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra. Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quan điểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnh như ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăng thấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địa phương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫn đến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đều thống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng. Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấp chính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" cho yêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắt kịp với thế giới bên ngoài. Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễ được chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năng được nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hay trong kinh tế học quản lý. Thay vào đó, vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thực tiễn quản lý và lập chính sách. Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hút FDI. Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vào trọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải được xem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền. Trong những điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tế khác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí của FDI trong cơ cấu kinh tế địa phương. I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh. Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau: 1. Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý: Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh: Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại. Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp. 3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương. Cùng với yếu tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác. 4. Hệ thống thông tin: Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng. Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận. Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp. 5. Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa: Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa. Đặc điểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi các động thái bên ngoài. Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhằm thực thi các hoạt động. Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương. Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư. Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa p
Tài liệu liên quan