Luận văn Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm

Xây dựng và phát triển khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu của chương trình phát triển công nghiệp đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: “Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã nhất là Thành phố Hà Nôi. Nâng cấp, cải tạo các khu công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố.”

docx95 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng và phát triển khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu của chương trình phát triển công nghiệp đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: “Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã nhất là Thành phố Hà Nôi. Nâng cấp, cải tạo các khu công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố.” Một trong những khu công nghiệp tập trung đang dự kiến xây dựng của Hà Nội là Cụm công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ huyện Từ Liêm được xây dựng trên khu đất rộng 21.13 ha, thuộc xã Minh Khai, huyện Từ Liêm Hà Nội do Ban quản lý cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm thực hiện và quản lý. Chính vì vậy, nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của dự án, cũng như qua quá trình thực tập tại Ban quan lý dự án Cụm công nghiệp huyện Từ Liêm, cùng với việc thu thập các tài liệu nghiên cứu tham khảo các vấn đề có liên quan đến dự án đầu tư này em đã chọn đề tài “ Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm” tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm để làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp. Luận văn được chia ra làm 2 phần: Chương I : Phân tích dự án: “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm” tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm Chương II: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của dự án: “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm” Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích các dự án thực tế. Đồng thời lượng tài liệu thu thập chưa được dồi dào, phong phú nên việc phân tích còn có những thiếu xót. Em rất mong nhận dược những ý kiên đóng góp của các bạn và các thầy cô giáo để dự án được phân tích kỹ càng và hiệu quả hơn. Để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp,trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Ban và nhất là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Bạch Nguyệt. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I PHÂN TÍCH DỰ ÁN( ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VỪA VÀ NHỎ HUYỆN TỪ LIÊM" TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VỪA VÀ NHỎ HUYỆN TỪ LIÊM I. Khái quát một số nét về Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm 1. Hình thức tổ chức Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm là tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định hiện hành.Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 1166/QĐUB ngày 16/3/1999 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ban quản lý dự án có Giám đốc và 2 phó giám đốc giúp việc. + Giám đốc do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện đề nghị uỷ ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm. + Phó giám đốc do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyên Từ Liêm bổ nhiệm Ngoài ra, ban quản lý dự án gồm các chuyên viên và thành viên giám sát. Sơ đồ tổ chức của ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.  Biên chế ban quản lý dự án có 12 người, kinh phí hoạt động và tiền lương lấy từ nguồn kinh phí dự án chi trả theo đúng các quy định của nhà nước và thành phố. Bộ máy của ban quản lý dự án do chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm quy định. Việc tuyển dụng, quản lý sử dụng cán bộ nhân viên làm việc trong ban quản lý dự án được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của trung ương và thành phố về quản lý công chức nhà nước. 2. Chức năng: Ban quản lý dự án hoạt động theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 16/CP ngày 7/2/2005 của chính phủ, các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước và uỷ ban nhân dân thành phố. 3. Nhiệm vụ: - Giúp chủ nhiệm điều hành dự án trong việc tổ chức, lập và trình duyệt dự án đầu tư về các mặt. Lập kế hoạch tài chính trong từng giai đoạn của dự án thực hiện thanh quyết toán và hoàn thành công trình theo quy định hiện hành - Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ trong việc gọi thầu, đấu thầu ở các khâu khảo sát, thiết kế xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị và các vấn đề liên quan đến xây dựng khu công nghiệp. - Tổ chức thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Lựa chọn phương án thiết kế. - Quản lý các đơn vị thi công và tiến độ chất lượng công trình. 4. Quyền hạn: - Ban quản lý được phép trực tiếp tổ chức kiểm soát, xét giá thành công trình thanh quyết toán công trình trên cơ sở các quy định của nhà nước, giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng. - Được quyền đình chỉ việc thực hiện công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt. - Được quyền huỷ hợp đồng khi nhà thầu không tuân thủ các điều khoản hợp đồng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thi công. II. Phân tích dự án( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm. 1. Giới thiệu về dự án( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( Dự án ( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( được xây dựng tại Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội. Phạm vi chiếm đất là 26.58 ha trong đó đất khu công nghiệp là 25.53 ha, đất đường giao thông Thành phố là 1.05 ha. Dự án do Ban quản lý Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm quản lý và thực hiện.Dự án được thực hiện với mục tiêu: Xây dựng các nhà máy xí nghiệp để di chuyển các xí nghiệp vừa và nhỏ trong nội thành và các vùng lân cận vào tập trung trong khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố về khu công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ nhằm cung cấp mặt bằng xây dựng nhà máy và các công trình công cộng có kỹ thuật hạ tầng, môi trường sản xuất đảm bảo nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội. Cụm công nghiệp thu hút nhân viên kỹ thuật và lao động địa phương tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp tại chỗ, góp phần nâng cao hoạt động thương nghiệp ở các vùng xung quanh, tạo ra môi trường đô thị góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá. Khai thác tiềm năng, tạo sự hấp dẫn huy động vốn đầu tư trong nước của mọi thành phần kinh tế, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống đô thị. Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và tay nghề cho lực lượng sản xuất. Nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Quy mô đầu tư của dự án( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( bao gồm các nội dung sau: San lấp mặt bằng Xây dựng hệ thống đường giao thông Hệ thống cấp nước Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Hệ thống điện động lực và chiếu sáng đường nội bộ Nhà điều hành và dịch vụ Cây xanh. Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung nói chung và Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là một chủ trương của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhằm phát huy nội lực và hướng tới sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước.Nhằm phát triển công nghiệp của địa phương cũng như của thành phố và tạo quỹ đất để di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính độc hại và làm ô nhiễm môi trường trong trung tâm thành phô ra vùng ngoại thành. 2. Phương pháp và các nội dung nghiên cứu của dự án( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( 2.1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Đông giáp các quận Cầu Giấy, Tây Hồ. Sau khi được điều chỉnh cắt một phần diện tích phía Đông và Nam cho các quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân, huyện Từ Liêm có diện tích theo ranh giới hành chính là: 7.515 ha với dân số hiện tại là 16.780 người.Số đơn vị hành chính trực thuộc hiện còn là 16 xã, thị trấn và 7 doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trên 1 số lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ.Tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua có những chuyển biến tốt, nhưng mức độ chưa cao và có hiện tượng chững lại. Khu vực huyện Từ Liêm có địa hình bằng phẳng và cao hơn các khu vực khác của thành phố Hà Nội, có các đường giao thông huyết mạch chạy qua như: đường Nam Thăng Long, đường 32, đường vành đai...., có các khu công nghiệp Nam Thăng Long, Cầu Diễn ...với các xí nghiệp sản xuất nhiều hàng hoá đa dạng.Trên địa bàn huyện có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học lớn cùng với các khu tập thể và làng xóm dân cư lâu đời. Nhìn chung, do quá trình đô thị hóa ở Từ Liêm tuy có nhanh hơn các huyện ngoại thành khác nhưng vẫn còn chậm nên phần lớn các cơ sở hạ tầng xã hôi, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp với nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương.Bên cạnh đó, một số ít khu vực trong huyện, tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh do sự phát triển đô thị theo cơ chế thị trường, do hợp tác đầu tư với nước ngoài, do yêu cầu của sản xuất nội địa và nhu cầu về nhà ở...Tuy nhiên, diện tích đất canh tác nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn do vậy quỹ đất để phát triển đô thị còn nhiều. Tất cả các yếu tố trên là điều kiện quan trọng cần thiết và thuân lợi để hình thành cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm theo quyết định 14/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 2 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Theo định hướng phát triển quy hoạch của Thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến 2010 thì Từ Liêm sẽ tiếp nhận nhiều dự án của Quốc gia sẽ mất tử 2000 ha đến 3000 ha cho việc phát triển các khu đô thị mới, cụ thể là: Khu công nghiệp Cầu Diễn: từ 150 ha đến 300 ha. Khu công nghiệp Liên Mạc - Thuỵ Phương: từ 250 ha – 300 ha Khu công viên Mễ Trì: từ 250 ha đến – 300 ha Khu văn hoá thể thao Mỹ Đình: 300 ha Làng văn hoá giao lưu Thuỵ Sĩ tại Cổ Nhuế: 150 ha – 200 ha Ngoài ra còn một số dự án nhà ở mới ở một số xã ven nội. Tình hình khu vực và trong nước đang có những biến chuyển có lợi cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Huyện Từ Liêm đang trên đà phát triển, cần có bước chuẩn bị sớm về các mặt, trong đó việc thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp mà Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề ra là hết sức cần thiết. Tạo ra được cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp Cầu Diễn sẽ đáp ứng được các yêu cầu về phát triển công nghiệp của địa phương và của thành phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, làm cơ sở để quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án là việc phân tích lựa chọn phương pháp sản xuất công nghệ và thiết bị nguyên liệu, địa điểm phù hợp với những ràng buộc về vốn, về trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô của thị trường về yêu cầu của xã hội về việc là và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra. Nghiên cứu kỹ thuật của dự án là nội dung hết sức quan trọng. Đặc biệt, nó càng đóng vai trò quan trong hơn vì đây là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả của dự án sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các công trình xây dựng, các nhà máy sản xuất, các xí nghiệp ...trong cụm công nghiệp sau này. Để phân tích kỹ thuật của dự án thì một số các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích như phương pháp dự báo dự đoán để dự báo các tác động môi trường có thể tác động đến môi trường. Ngoài ra, các phương pháp thu thập thông tin dữ liệu cũng được áp dụng. Bởi vì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần được đảm bảo theo các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, các văn bản pháp luật. Các phương pháp trên đều nhằm mục đích tạo ra mức độ chính xác đối với nguồn thông tin cho dự án, nâng cao chất lượng của dự án. 2.2.1.Phân tích lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. Khi xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả của dự án sau này. Việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án ( Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm( được dựa vào quy hoạch của nhà nước. Mặt khác bằng việc phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội như sau: 2.2.1.1 Đặc diểm tự nhiên Vị trí giới hạn khu đất Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm nằm trong khu công nghiệp Cầu Diễn, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 10 km, thuộc địa bàn xã Minh Khai huyện Từ Liêm, kề cận đường 32 Hà Nội đi Sơn Tây.Phạm vi nghiên cứu dự án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm có quy mô diện tích khoảng 21.13 ha.Khu đất của dự án nằm trên dịa phận thuộc xã Minh Khai huyện Từ Liêm. Phía Bắc giáp đường quốc lộ số 32 Phía Tây giáp đường vào chùa Minh Khai Phía Đông giáp khu 6000 tấn/ năm Phía Nam giáp doanh trại quân đội và nghĩa trang xã Minh Khai. Địa hình Địa hình không phức tạp, chủ yếu là ruộng canh tác của xã Minh Khai, vị trí rất thuận lợi về giao thông, phía bắc khu đất là quốc lộ 32 Hà Nội đi Sơn Tây. Theo quy hoạch dự kiến sẽ có mạng lưới đường mới xây dựng xung quanh khu đất của dự án với chiều rộng đường là 30 m.Cao độ tự nhiên trung bình từ 5.200 m đến 5.700 m so với mặt nước biển. Khí hậu Khu vực có cùng chung khí hậu của Hà Nội, chia làm 2 mùa rõ rệt.Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 38oC. Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa, chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, thường có gió Đông Bắc, trời khô hanh, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông từ 8oC đến 10oC, độ ẩm bình quân trong năm là 84.5 %.bão thường xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8 với cấp gió từ cấp 8 đến gió cấp 10, cấp 11.Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm – 2000mm.Số ngày mưa trung bình là 100 – 140 ngày / năm.Lượng mưa trong tháng mưa nhiều nhất là 200mm – 470mm tập trung vào tháng 7 và tháng 8.Hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Nam và Đông Bắc. Độ ẩm tương đối của đất nên trong mùa mưa là 0.45-0.6 Địa chất công trình: Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất của Liên hiệp khảo sát chất - xủ lý nền móng công trình thực hiện tháng 7/1999 thì địa chất công trình khu vực này có các đặc điểm sau: Lớp 1 (Đất lấp): Nằm ngày trên bề mặt, có độ dày thay đổi từ 0.5 m– 2.1m, thành phần bao gồm sét pha xám nâu, nâu vàng lẫn gạch vụn, rễ cây cỏ... Đây là lớp đất không ổn định, không đồng nhất, cần phải bác bỏ. Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, nâu vàng trạng thái nửa cứng, đôi chỗ cứng, phân bố trên khắp khu vực khảo sát. Bề dày từ 0.8m(K1) đến 3.3m( K7) trung bình 3.3m. Lớp 3: Sét pha màu nâu đỏ, vàng, xám xanh loang lổ. Lớp này phân bố rộng khắp khu vực khảo sát.Bề dày từ 2.8m(K5) đến 4.8m(K1) trung bình 3.8m. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá. Lớp 4: Sét pha 3 màu nâu hồng, nâu vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng.Lớp này phân bố rộng khắp khu vực khảo sát.Bề dày từ 1.1m(K5) đến 9.0m(K8) trung bình 5.1m. Đây là lớp đất có sức chịu tải khá, biến dạng nhỏ. Lớp 5: Sét pha 4 màu xám nâu,nâu hồng dẻo, déo mềm. Lớp này chỉ gặp ở các hố khoan K1, K2,K9,K10.Bề dày lớp này đã khoan được biến đổi từ 1.5m(K2) đến 2.8m(K10) trung bình 2.2m. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, biến dạng mạnh Lớp 6: Sét pha màu nâu vàng, vàng, dẻo mềm.Lớp này chỉ gặp ở các hố khoan K3,K4,K5.Bề dày lớp này đã khoan được biến đổi từ 3m(K3) đến 7.8m(K5) trung bình 5.4m. Đất thuộc loại sét pha màu nâu vàng, vàng trạng thái dẻo mềm.Xuống sâu sét pha nhẹ dần và có kẹp các thấu kính cát bụi xám vàng. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, biến dạng trung bình. Cảnh quan thiên nhiên: Là khu vực nằm trong vùng hiện là đất canh tác nên cảnh quan không có gì đáng kể. Hiện phía Bắc tuyến đường 32(đối diện cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm) là khu vực làng xóm xã Minh Khai và kề cận phía Tây cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm là khu chùa Minh Khai. 2.2.1.2 Đặc điểm xã hội Hiện trạng sử dụng đất: Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ1/500 của Trung tâm khảo sát kiểm định chất lượng xây dựng – Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam -Bộ xây dựng đo vẽ tháng 6 năm 1999 và bản đồ đo đạc bổ xung tỷ lệ 1/500 do Công ty khảo sát đo đạc địa chính Hà Nội đo vẽ tháng 9 năm 1999 thì trong khu đất chủ yếu là đất canh tác và hệ thống mương tiêu canh tác của xã Minh Khai, khu đất dự định thuộc khu vực dự án trước mắt vẫn là ruộng lúa, địa hình tương đối bằng phẳng. Khu vực nghiên cứu cụm công nghiệp cạnh trung tâm chiếu xạ thực phẩm được xây dựng từ những năm 1985 – 1990 với diện tích khoảng 1.183ha, bám dọc theo đường 32 còn có 2 cụm dân cư mới được hình thành những năm gần đây (diện tích khoảng 0.37 ha) và một cửa hàng xăng dầu (diện tích khoảng 0.15 ha).Còn lại chủ yếu là đất ao mương, đất nông nghiệp, đất đường, được đánh giá thuận lợi cho đầu tư xây dựng công trình. -Đất đường hiện có khoảng 0.63ha -Đất ao mương có diện tích khoảng 1.44ha -Đất trồng cây ăn quả có diện tích khoảng 0.72ha -Đất trồng lúa có diện tích khoảng 18.45ha.Với năng suất khoảng 6.9 tấn/ 1ha. Tình hình dân cư: Dân cư trong khu vực nghiên cứu có 10 hộ dân, là nông dân sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Hiện trạng các công trình kiến trúc: Nhà ở: Các công trình đa phần là nhà cấp 4 và nhà tạm, tầng cao bình quân 1.2 tầng mật độ xây dựng khoảng 22% Công trình công cộng: Công trình công cộng trong khu vực là cửa hàng xăng dầu 1 tầng gồm hệ thống cửa hàng và bể ngầm.Nói chung các công trình có chất lượng thấp với quy mô nhỏ. Các công trình kiến trúc khác: Ngoài các công trình đã nêu trên, trong khu vực nghiên cứu quy hoạch đáng kể nhất là trung tâm chiếu xạ thực phẩm được đầu tư xây dựng đã lâu còn trong giới hạn nghiên cứu của dự án không có công trình nào lớn ngoài nhà ở của các hộ đã nói ở trên. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất như sau: Tổng diện tích trong phạm vi nghiên cứu: 21.13 ha - Đất đường hiện có 0.63ha 2.98% - Đất ao mương 1.44ha 6.81% - Đất dân cư 0.37ha 1.75% - Đất trồng cây ăn quả 0.72ha 3.40% - Đất công cộng 0.15ha 0.71% - Đất trồng lúa 18.45ha 87.30% - Năng suất lúa 6.9 tấn/ha Như vây, căn cứ vào chủ trương quy hoạch của thành phố cũng như sự phân tích rất kỹ lưỡng về các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội cho thấy khu đất thuộc xã Minh Khai huyện Từ Liêm rất phù hợp cho việc xây dựng Cụm công nghiệp tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. 2.2.2. Quy mô của dự án Quy mô đâu tư của dự án theo đúng đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Trong đó cơ sở để thiết kế quy hoạch cụ thể như sau: Căn cứ Điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 108/1998-TTG ngày 20/6/1998 Nội dung thiết kế quy hoạch chi tiết khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm số 01CV/DACN ngày 24/2/2000 đã được Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm chấp thuận. Căn cứ quyết định số 1166/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban quản lý dự án khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm Căn cứ quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm tỷ lệ 1/5000 đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tai quyết định số 14/2000/QĐ-UB ngày 14/2/2000 Căn cứ thông báo số 74/TB-UB ngày 8/5/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai xây dựng khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVB4514-88- Tổng mặt bằng – Tiêu chuẩn Việt Nam Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành tháng 12 năm 1996, có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1997 Văn bản số 1244/KTST-QH ngà
Tài liệu liên quan