Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, chính yếu tố lợi nhuận tác động thúc đẩy trở lại làm cho tổ chức kinh tế hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng cũng không ngoại lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận ngày mộttăng cao làmong muốn duy nhấtcủangành ngân hàng. Chúng ta cũng đã biết, ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh bằng tiền tệ của người khác, họ vay của công chúng, của ngân hàng bạn, của ngân hàng trung ương và cho vay lại các tầng lớp dân cư. Vì thế, hệ thống ngân hàng đã làm cho dòng chu chuyển vốn quay nhanh hơn, qua đó khuyến khích các ngân hàng, các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm rangày càng nhiều sản phẩmcho xãhội. Do đó, hệthống ngân hàng có mốiquan hệvớinền kinh tế, nếu có sự sụp đổ của một ngân hàng nào đó, thì làm thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, làm mất lòng tin của khách hàng hiện tạivàkhách hàng tiềmnăng củachính họ trong tương lai. Đó là về phía ngân hàng, còn về khía cạnh của khách hàng, nó có thể làm trắng tay của những người cả đời vất vã để có một số tiền tiết kiệm trong ngân hàng, nó làm chậm hoặc dừng lại gây thiệt hại rất lớn cho những ngành sản xuất công nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, nó có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nền kinh tếđấtnướcchậmpháttriển. Do đó, xét về mặt kinh tế và xã hội, ngân hàng thương mại hay hệ thống ngân hàng đã góp phần làm nên sự phát triển của quốc gia thông qua việc sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ trong xã hội. Để góp phần đáng kể này thì bản thân ngân hàng phảihoạtđộng có hiệu quả. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng tăng lên,nên việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là rất cần thiết. Vì vậy, mục tiêu của nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tốithiểu cácrủiro phátsinh trong quátrình kinh doanh. An Giang là một tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên ra đời là nhằm cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất công - nông nghiệp trong địa bàn tỉnh, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bướclàmthay đổiđờisống vậtchấtvàtinh thần củangườidân. Hội các yếu trên, ta thấy rằng việc “phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” là rất cần thiết, qua việc phân tích ta thấy được những điểm mạnh, những điểm cần được phát huy và nâng cao hơn nữa để tối đa GVHD:TS. NguyễnTriKhiêm GVHD:TS. NguyễnTriKhiêm 1 Luậnvăntốtnghiệp Luậnvăntốtnghiệp SVTH:NguyễnThịNgọcDuyên SVTH:NguyễnThịNgọcDuyên hoá lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời cũng thấy được những mặt yếu kém, những mặt này cần được khắc phục nhằm hạn chế những rủi ro đến mức có thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng, và nâng cao mức sống của ngườidân địabàn tỉnh An Giang nóichung

pdf38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên PHẦN I: MỞ ĐẦU & 1.Sự cần thiết của đề tài: Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, chính yếu tố lợi nhuận tác động thúc đẩy trở lại làm cho tổ chức kinh tế hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng cũng không ngoại lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận ngày một tăng cao là mong muốn duy nhất của ngành ngân hàng. Chúng ta cũng đã biết, ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh bằng tiền tệ của người khác, họ vay của công chúng, của ngân hàng bạn, của ngân hàng trung ương và cho vay lại các tầng lớp dân cư. Vì thế, hệ thống ngân hàng đã làm cho dòng chu chuyển vốn quay nhanh hơn, qua đó khuyến khích các ngân hàng, các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Do đó, hệ thống ngân hàng có mối quan hệ với nền kinh tế, nếu có sự sụp đổ của một ngân hàng nào đó, thì làm thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, làm mất lòng tin của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của chính họ trong tương lai. Đó là về phía ngân hàng, còn về khía cạnh của khách hàng, nó có thể làm trắng tay của những người cả đời vất vã để có một số tiền tiết kiệm trong ngân hàng, nó làm chậm hoặc dừng lại gây thiệt hại rất lớn cho những ngành sản xuất công nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, nó có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nền kinh tế đất nước chậm phát triển. Do đó, xét về mặt kinh tế và xã hội, ngân hàng thương mại hay hệ thống ngân hàng đã góp phần làm nên sự phát triển của quốc gia thông qua việc sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ trong xã hội. Để góp phần đáng kể này thì bản thân ngân hàng phải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng tăng lên,nên việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là rất cần thiết. Vì vậy, mục tiêu của nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. An Giang là một tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên ra đời là nhằm cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất công - nông nghiệp trong địa bàn tỉnh, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hội các yếu trên, ta thấy rằng việc “phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên” là rất cần thiết, qua việc phân tích ta thấy được những điểm mạnh, những điểm cần được phát huy và nâng cao hơn nữa để tối đa GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 1 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên hoá lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời cũng thấy được những mặt yếu kém, những mặt này cần được khắc phục nhằm hạn chế những rủi ro đến mức có thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng, và nâng cao mức sống của người dân địa bàn tỉnh An Giang nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ nông thôn Mỹ Xuyên là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động nghiệp vụ thường xuyên là huy đông vốn và cho vay nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Do đó mục tiêu của đề tài hướng tới các mục tiêu sau: - Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng để thấy rõ về cấu tạo của nguồn vốn, cũng như nội lực và ngoại lực tác động tới hoạt động của ngân hàng, - Phân tích tình hình sử dụng vốn, đây là mảng chủ yếu của hoạt động ngân hàng, tập trung vào doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, - Phân tích lợi nhuận để đánh giá mức lợi nhuận hàng năm (2002-2004) từ việc sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ, - Cuối cùng là sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. 3. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu về kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm gần đây (2002 – 2004) Số liệu được lấy từ sổ sách kế toán như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, các biểu mẩu báo cáo tín dụng…và từ các báo cáo tổng kết hoạt động cùng với những kế hoạch đề ra cho năm sau của ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu là so sánh về số tương đối và số tuyệt đối của năm sau so với năm trước, kết hợp với phân tích và dùng các chỉ tiêu về tài chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng hoạt động rất phong phú và đa dạng, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, nên chuyên đề này tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm gần nhất (2002 – 2004), với hoạt động thường xuyên là huy động vốn và cho vay. Từ việc phân tích này ta thấy được những điểm yếu, mạnh mà đề ra những biện pháp khắc phục và phát huy cho ngân hàng trong những năm tiếp theo. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 2 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên PHẦN II: NỘI DUNG & CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 1. Định nghĩa về ngân hàng Thương Mại (NHTM): Ngân hàng thương mại (commercial bank) có một lịch sử hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của kinh tế hàng hoá, và ngày nay nền kinh tế thị trường thì ngân hàng Thương mại ngày càng hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và cá nhân… bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Điều I của pháp lệnh số 38/LCT-HĐNN pháp lệnh nhân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính, định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau: 2. Khái niệm về tín dụng: Theo Hồ Ngọc Cẩn : “Tín dụng xuất phát từ nguồn gốc La Tinh Credium - tức là tín nhiệm, tin tưởng; Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian nước ta là sự vay mượn”. (Hồ Ngọc Cẩn, Tìm Hiểu Thể Lệ Tín Dụng Mới, NXB TP.HCM 1998) Và ông cho rằng bất kỳ loại tín dụng gì cũng được thể hiện ở 2 mặt: “+ Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. + Đến hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn, phần tăng thêm được gọi là phần lời, nếu nói theo danh từ kinh tế là lãi suất”. (Hồ Ngọc Cẩn, Tìm Hiểu Thể Lệ Tín Dụng Mới, NXB TP. HCM 1998). GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 3 Cá nhân công ty, XN, tổ chức Ngân hàng thương mại Cty, XN Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức Nhận tiền gửi tiết kiệm Cho vay, cung cấp dịch vụ NH Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Vậy chúng ta có thể hiểu rằng: Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền (hoặc là hàng hoá) có hoàn trả gốc và lãi giữa người có vốn (người sở hữu hay còn gọi là người cấp tín dụng) và người thiếu vốn (người sử dụng hay còn gọi là người nhận tín dụng). 3. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại và tín dụng 3.1 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại: - Chức năng: + Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hổ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng. + Chức năng trung gian thanh toán: Bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo điều kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, hổ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi và hoạt động cho vay. + Chức năng tạo tiền: Bắt đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân hàng trung ương, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử dụng khoản tiển gửi này để cho vay lại. - Vai trò: + NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. + NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. + NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. + NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 3.2 Chức năng, vai trò của tín dụng: - Chức năng: + Phân phối lại tài nguyên: Như chúng ta đã biết tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chổ: (1) người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. (2) Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. + Giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế - xã hội: Với tư cách là GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 4 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên người đi vay để cho vay, các trung gian tài chính có thể và cần phải giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đối với hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước và hoạt động tiêu dùng của dân cư. Sự giám đốc này không chỉ vì lợi ích của các trung gian tài chính mà còn vì lợi ích của doanh nghiệp, của dân cư và của toàn xã hội. - Vai trò: + Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. + Thúc đẩy nền kinh tế phát triển: hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của các cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. + Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả, vì khi sử dụng vốn vay các xí nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, vì nếu vi phạm sẽ bị phạt về lãi suất và các chế tài khác. Như vậy đòi hỏi xí nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. + Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: trong điều kiện ngày nay, phát triền kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhừng bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. 4. Rủi ro ngân hàng và rủi ro tín dụng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động cũng gặp những rủi ro dù là bất ngờ hay được xác định trước. NHTM cũng không ngoại lệ, những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, thông thường ta gặp các rủi ro sau: - Rủi ro tín dụng: Là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát, cho dù ngân hàng cố gắng giảm thiểu rủi ro có liên quan đến các hoạt động cho vay như sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định về mức tín dụng, vật thế chấp…. Nhưng không một ngân hàng nào nghĩ ra hết mọi sự bất ngờ khi viết ra những quy định hạn chế vào một hợp đồng cho vay, do đó sẽ luôn luôn có hoạt động rủi ro của người vay tiền và đây cũng là rủi ro tín dụng. - Rủi ro thiếu vốn khả dụng: Rủi ro này xuất phát từ chức năng chuyển hóa các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng. Hay nói cách khác là quá trình kinh doanh theo kiểu “vay ngắn hạn và cho vay dài hạn” nên ngân hàng vấp phải các tình huống khó khăn: không thể đáp ứng các cam kết ngắn hạn của mình, cũng như không có khả năng đáp ứng việc rút vốn ào ạt và ngoài dự kiến của ngân hàng, và có nguồn GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 5 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên vốn kỳ hạn ngày càng ngắn lại trong khi sử dụng vốn theo kỳ hạn không đổi. - Rủi ro lãi suất: là những rủi ro mà chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động về lãi suất. Xét về khía cạnh ngân hàng: rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định do biến động lãi suất về sau gây ra. Hay là chi phí nguồn vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. - Rủi ro hối đoái: các rủi ro trong việc giao dịch hối đối xuất phát từ tỷ gía hối đối của các loại tiền tệ khác nhau do tác động kinh tế hoặc chính trị của một nước. - Rủi ro tín dụng quốc tế và tín dụng ngoại thương: về nhiều phương diện, việc cho vay nước ngoài cũng tương tự như việc cho vay trong nước. Ngoài những yếu tố cơ bản trong tín dụng nói chung, 3 yếu khác đóng vay trò rất quan trọng trong việc cung ứng tín dụng cho người vay nước ngoài: tiền tệ, quốc gia và các rủi ro pháp lý: (1) rủi ro tiền tệ là rủi ro liên quan đến khả năng chuyển đổi va tính ổn định của đơn vị tiền tệ quốc gia của người vay. (2) Rủi ro đất nước hay còn được gọi là rủi ro chính trị, xảy ra từ việc phát triển kinh tế - chính trị ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn lòng đáp ứng các cam kết như đã thỏa thuận của người vay. (3) Rủi ro pháp lý nước ngoài là việc một quốc gia sẽ áp đặt hoặc thay đổi mạnh các yêu cầu dự trữ, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có, thuế đặc biệt và những quy định khác cản trở các hoạt động của ngân hàng. - Rủi ro mất khả năng thanh toán: là rủi ro riêng có của ngân hàng liên quan đến sự sống cón của ngân hàng, như liên quan đến mức độ vốn tự có của ngân hàng, hệ số khả năng thanh toán…Hay còn tùy thuộc vào lượng biến đổi xảy ra ở số dư tiền gửi và nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những mục tiêu của người giám sát ngân hàng là bảo vệ người ký thác được ưu tiên hơn hết, vì một khi người ký thác mất niềm tin về NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng ngân hàng nói chung, thì dẫn đến nhiều người ký thác đòi rút tiền cùng một lúc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. 5. Các tỷ số tài chính phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 5.1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn: a. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng b. Vốn vay trên tổng nguồn vốn: phản ánh mức hỗ trợ vốn của ngân hàng trung ương và cac tổ chức tín dụng khác. 5.2 Chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn: Từng loại dư nợ trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này dùng để phản ánh cơ cấu tín dụng theo thời hạn tín dụng, để cho nhà quản lý thấy được cơ cấu như thế có hợp lý chưa và những hướng điều chỉnh cho thích hợp. 5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: a. Hệ số thu nợ: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 6 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Doanh số cho vay = x 100% Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh, một đồng doanh số cho vay của ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thể hiện ngân hàng quản lý nợ tốt và hiệu quả. b. Vòng quay vốn: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay càng nhanh càng tốt. c. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng nghiệp vụ tín dụng cao. 5.4 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng: a. Chỉ tiêu về lợi nhuận: * ROA (Return On Assets) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt * ROE (Return On Equity) = Lợi nhuận ròng / Vốn tự có Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có của ngân hàng * Mức lãi biên tế = (thu lãi – chi lãi) / tài sản sinh lợi Trong đó tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định Mức lãi biên tế đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản, một đồng tài sản sinh lợi đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm thu nhập thuần. * Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bố tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả. b. Chỉ tiêu về rủi ro tín dụng: Trong đó, cho vay ròng = doanh số cho vay - dự trữ bù đắp nợ quá hạn không thu hồi được. Rủi ro tín dụng phản ánh tiền lãi hoặc tiền vốn thu về có đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng hay không. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm 7 Vòng quay vốn Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân = Rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Cho vay ròng = Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Duyên CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN & 1. Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên: Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (gọi tắt là ngân hàng Mỹ Xuyên) là trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Long Xuyên. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1992 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐ.UB thành lập ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với vốn điều lệ là 303 triệu đồng. Hiện nay vốn điều lệ ngân hàng Mỹ Xuyên là 15.5 tỷ đồng trong đó vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Với phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh An Giang và tổng và tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 90 người. Cũng như những ngâng hàng khác, hoạt động chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên là nhận tiền gởi và đi vay để cho vay, bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng như chuyển tiền và chi trả kiều hối. Thu nhập chính của nhân hàng là từ hoạt động tín dụng và thu phí dịch vụ của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã có hai chi nhánh (ở Châu Đốc theo giấy phép chấp thuận số 219/NHNN-CNH ngày 10/3/2003 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, và một chi nhánh ở Tân Châu theo giấp phép chấp thuận số 293/CV-NHNN-ANG4 ngày 11/8/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) và một phòng giao dịch (tại xã Vĩnh An Huyện Châu Thành tỉnh An Giang), phạm vi hoạt động vươn tới 100 xã, phường trong toàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu phục vụ của hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh và cán bộ - công nhân viên trong toàn tỉnh. 2. Sơ đồ bô máy quản lý tại ngân hàng Mỹ Xuyên: Nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng Mỹ Xuyên: 2.1 . Hội đồng quản trị: - Hoạch định chiến lựợc, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành. - Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng Mỹ Xuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, phạm vi điều lệ này và phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng Mỹ Xuyên. - Phê
Tài liệu liên quan