Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại góp phần thúc
đầy kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao.
Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt các loại hình sản xuất nông nghiệp: nông trại,
khu chăn nuôi thủy sản các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công
nghiệp, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị truờng không
phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi
một số đơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa
hiệu quả sử dụng số tiền dôi ra đó. Với chức năng trung gian tài chính, các
NHTM nói chung đã làm tốt vai trò của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể
trong xã hội, góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc
gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế – nhằm đảm bảo cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục. Và một trong những NH thực hiện
đầy đủ các mặt nghiệp vụ phục vụ các thành phần kinh tế; trong đó lấy việc hỗ
trợ, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp làm chủ đạo, đó chính là hệ thống Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHN
o & PTNT).
Sở dĩ, NHN
o & PTNT có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật
như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá
trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong
toàn ngành cả về chuy ên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh
NHNo & PTNT tại quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ (TPCT).
Do đó, để thấy rõ hơn tình hình ho ạt động kinh doanh cũng như những nhân
tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, em đã quy ết
định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh” làm lu ận văn, từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp NHN
o & PTNT quận Cái Răng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của
mình trong tương lai.
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang i SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ
CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thựchiện:
Cô: PHÚ LỆ QUYÊN NGUYỄN VĂN SĨ
MSSV: 4043460
Lớp: Tài chính 2 - k30
Cần thơ 04/2008
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài. ................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. ........................................................ 2
1.1.2.1. Căn cứ khoa học. ..................................................................... 2
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn……………………………………………... .. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung. ............................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................. 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 3
1.4.1. Không gian. ................................................................................... 3
1.4.2. Thời gian. ...................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................... 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN. ................................................................... 5
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. .............................................................. 5
2.1.2. Hoạt động huy động vốn. ............................................................... 6
2.1.3. Hoạt động tín dụng. ....................................................................... 6
2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. .......... 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin. ................................................... 12
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá. .................................................. 12
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang iii SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN CÁI RĂNG .................................................. 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA QUẬN CÁI RĂNG
– THÀNH PHỐ CẦN THƠ. ........................................................... 13
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ....................................................................... 13
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ............................................................ 13
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NHNN & PTNT QUẬN CÁI RĂNG. ............................................ 16
3.2.1. Lịch sử hình thành. ...................................................................... 16
3.2.2. Chức năng. .................................................................................. 16
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY. ...................................................... 18
3.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Ngân hàng. ......................................... 18
3.3.2. Giám đốc. .................................................................................... 18
3.3.3. Phó Giám đốc. ............................................................................. 18
3.3.4. Phòng Kinh doanh. ...................................................................... 19
3.3.5. Phòng Kế toán và kho quỹ. .......................................................... 19
3.3.6. Phòng Kiểm soát. ......................................................................... 19
3.3.7. Phòng Tổ chức hành chính. .......................................................... 19
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.19
3.4.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng............................. 19
3.4.2. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu. ............................................................. 20
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ÐỘNG 20
3.5.1. Thuận lợi. .................................................................................... 20
3.5.2. Khó khăn. .................................................................................... 21
3.5.3. Phương hướng hoạt động. ............................................................ 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG..23
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ÐỘNG HUY ÐỘNG VỐN
CỦA NHNN & PTNT ..................................................................... 23
4.1.1. Đánh giá chung về huy động vốn. ................................................ 23
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang iv SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
4.1.2. Tình hình cụ thể về nguồn vốn huy động. .................................... 24
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ............................... 25
4.2.1. Doanh số cho vay ........................................................................ 26
4.2.2. Doanh số thu nợ .......................................................................... 29
4.2.3. Dư nợ ......................................................................................... 33
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn. .................................................................. 36
4.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. ........................................ 37
4.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ........................................ 39
4.3 CÁC HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG……………………………………………………………………46
4.3.1. Hạn chế về huy động vốn………………………………………….46
4.3.2. Hạn chế về cho vay vốn……………………………………………46
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................... 48
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ...... 48
5.1.1. Thuận lợi. .................................................................................... 48
5.1.2. Khó khăn ..................................................................................... 48
5.2. GIẢI PHÁP ...................................................................................... 48
5.2.1. Về huy động vốn ......................................................................... 48
5.2.2. Cho vay, năng cao chất lượng tín dung. ....................................... 50
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 58
6.1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 58
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 58
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang v SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua .......... 23
Bảng 4.2: Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng trong 3 năm qua ........... 25
Bảng 4.3: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ................................... 26
Bảng 4.4: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh .................... 28
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ................................... 30
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ...................... 31
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ...................................... 33
Bảng 4.8: Tình hình dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ....................... 34
Bảng 4.9: Tình hình dư nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh .......... 36
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn .......................................... 37
Bảng 4.11: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn ............................................. 38
Bảng 4.12: Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 40
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ............... 43
Bảng 4.14: Chỉ tiêu về rủi ro .................................................................... 44
Bảng 4.15: Rủi ro thanh khoản ................................................................. 45
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang vi SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ............................... 27
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh ................ 29
Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ............................... 30
Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh .................. 32
Biểu đồ 4.5: Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ................................ 33
Biểu đồ 4.6: Tình hình dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ................... 34
Biểu đồ 4.7: Tình hình dư nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh ...... 36
Biểu đồ 4.8: Doanh thu ............................................................................. 40
Biểu đồ 4.9: Chi phí ................................................................................. 41
Biểu đồ 4.10: Lợi nhuận ............................................................................43
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 1 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại góp phần thúc
đầy kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao.
Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt các loại hình sản xuất nông nghiệp: nông trại,
khu chăn nuôi thủy sản… các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công
nghiệp, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị truờng không
phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi
một số đơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa
hiệu quả sử dụng số tiền dôi ra đó. Với chức năng trung gian tài chính, các
NHTM nói chung đã làm tốt vai trò của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể
trong xã hội, góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc
gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế – nhằm đảm bảo cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục. Và một trong những NH thực hiện
đầy đủ các mặt nghiệp vụ phục vụ các thành phần kinh tế; trong đó lấy việc hỗ
trợ, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp làm chủ đạo, đó chính là hệ thống Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT).
Sở dĩ, NHNo & PTNT có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật
như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá
trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong
toàn ngành cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh
NHNo & PTNT tại quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ (TPCT).
Do đó, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những nhân
tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, em đã quyết
định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh” làm luận văn, từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp NHNo & PTNT quận Cái Răng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của
mình trong tương lai.
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 2 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
1.1.2.1. Căn cứ khoa học.
Vận dụng kiến thức chủ yếu của các môn học chuyên ngành như: Quản trị
ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,…Cụ thể, dựa trên kiến
thức về huy động vốn và cho vay, về thu nhập và chi phí, về rủi ro và lợi nhuận
đã được học để ứng dụng vào phân tích số liệu bằng cách đánh giá về tốc độ tăng
trưởng, tỷ trọng của từng chỉ tiêu, xem xét xu hướng phát triển của các chỉ tiêu
đó, so sánh với số trung bình của ngành. Đồng thời, có tham khảo một số tạp chí
về chuyên ngành ngành tài chính, ngân hàng.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng có ảnh hưởng đến
toàn hệ thống. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để ra quyết định cho
kỳ kinh doanh tiếp theo, là công cụ quản lý ngân hàng. Thêm vào đó, hiệu quả
họat động kinh doanh phản ánh phản ánh sự tương xứng giữa mục tiêu và tình
hình thực hiện kinh doanh, là thước đo sự phát triển của chi nhánh và toàn hệ
thống ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Cái Răng hoạt động
theo định huớng phát triển kinh tế của Quận. Ngân hàng đã có những đóng góp to
lớn, thiết thực vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng những
kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn nhằm nâng cao
hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
– Nghiên cứu tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn tại địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ qua các bảng
số liệu, điều kiện thực tế...
– Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
– Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 3 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
– Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm như thế nào?
Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh?
Những giải pháp nào giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian.
Do thực tập tại NHNo & PTNT quận Cái Răng,TPCT nên toàn bộ nguồn số
liệu được lấy trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. Cụ thể tại Ngân hàng bao gồm các số
liệu, quy định.
Tuy nhiên do mỗi ngân hàng có những quy định, đặc thù riêng nên số liệu
có phần hạn chế trong quá trình phân tích các chỉ tiêu.
1.4.2. Thời gian.
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy
trong 3 năm gần nhất (2005 – 2006 – 2007).
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT – XH thành phố Cần Thơ.
– Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Cái Răng - TPCT, sau đó đi vào phân tích từng
hoạt động của ngân hàng (hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt
động dịch vụ)...
– Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện
thực tế của ngân hàng.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1) “Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ”.
SVTH: Nguyễn Khánh Ly(2006 ). Trước tiên là phân tích một cách khái quát về
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) thông qua các chỉ
tiêu như doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được trong thời gian
qua.
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 4 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
Tiếp theo đó, đánh giá sơ lược về tình hình huy động vốn cũng như sử dụng
vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) bằng các chỉ tiêu: vốn huy động,
vốn điều chuyển, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tình hình dư nợ của Ngân
hàng.
Cuối cùng là sẽ phân tích một cách chi tiết tình hình rủi ro tín dụng của
Ngân hàng trong 3 năm qua. Mà chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đó là
tỷ lệ nợ quá hạn.
2) “Phân tích tình hình cho vay và thu nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng”, Võ Văn Rồi, Cần Thơ 2005, Đại học Cần
Thơ. Đề cập đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại ngân hàng từ đó
đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đề xuất các giải pháp để khắc
phục những hạn chế, duy trì và phát triển những ưu thế trong công tác tín dụng
tại ngân hàng.
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 5 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
2.1.1.1 Khái niệm.
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích KT, XH đạt được
từ quá trình HĐKD mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả
KT (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH
để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những
lợi ích về mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý
nghĩa quyết định.
Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ
chat lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề
ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.
2.1.1.2 Ý nghĩa.
– Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu
KT mà mình đã đề ra.
– Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng.
– Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình.
– Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh
doanhcho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả.
– Phòng ngừa rủi ro.
– Phân tích hữu dụng cho cả trong và ngoài ngân hàng.
2.1.1.3 Nội dung.
– Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể
là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt
được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ
tiêu KT.
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
GVHD: Phú Lệ Quyên Trang 6 SVTH: Nguyễn Văn Sĩ
– Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả
kinh doanh thông qua các chỉ tiêu KT mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh
hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
2.1.1.4. Nhiệm vụ.
– Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng– Xác định
các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ
ảnh hưởng đó.
– Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục
những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương
– Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
2.1.2. Hoạt động huy động vốn.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. Bằng nhiều
hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có
thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN. Tiền gửi tiết kiệm
là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân hàng cấp cho một
quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo
khi đến ngân hàng để giao dịch. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiế