Sự kiện Việt Nam chính thức được trở thành thành viên của WTO đã tạo ra cho nền kinh tế những cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng mang đến những thách thức cạnh tranh không nhỏ. Và kinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, để có thể tiến nhanh và tiến vững vào thị trường quốc tế thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì vấn đề đặt ra là: các ngân hàng thương mại phải thường xuyên củng cố để thích nghi và phát triển không ngừng về quy mô và hiệu quả hoạt động. Bởi vì, đối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này, một ngân hàng kinh doanh không hiệu quả để dẫn đến phá sản thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu những sức ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng các mục tiêu cổ đông, nhân viên, người gửi tiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà lập pháp về sự lành mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của tổ chức ngân hàng, sự cạnh tranh của các khoản cho vay truyền thống của ngân hàng cũng gia tăng một cách mạnh mẽ. Các ngân hàng buộc phải thường xuyên đánh giá lại chính sách đầu tư, quan hệ giữa thu nhập và rủi ro trong môi trường cạnh tranh mới này.
Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng đơn giản chỉ là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của cổ đông với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Sự gia tăng đột ngột về các vụ phá sản của ngân hàng trên toàn thế giới gần đây cho thấy rõ rằng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận là không dễ gì đạt được. Việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kế hoạch hóa và hiệu quả kiểm soát.
130 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
ThS. TỐNG YÊN ĐAN NGÔ UẤT VỸ
MSSV: 4043495
Lớp Tài chính 2 - K30
MS lớp: KT0421A2
NĂM 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
NGÔ UẤT VỸ
LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong ngân hàng, đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế. Quá trình này đã giúp cho em rất nhiều những điều bổ ích, bổ sung những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc đã nhận em vào chi nhánh thực tập, cảm ơn tất cả các cô chú anh chị trong ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã tạo những điều kiện thuận lợi cho em tiếp xúc, làm quen với những kiến thức thực tế, và giúp em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá, làm nền tảng nhận thức trong việc tiếp xúc thực tiễn và hành trang trong làm việc sau này của em. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô TỐNG YÊN ĐAN đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Sau cùng em xin chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, luôn đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kính chúc toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ lời chúc tốt đẹp nhất.
Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện
NGÔ UẤT VỸMỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1. TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ QUA 3 NĂM 20
BẢNG 4.1. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
THEO NGÀNH QUA 3 NĂM
BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM
BẢNG 4.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 27
QUA 3 NĂM
BẢNG 4.4. CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP 31
TRONG TỔNG THU NHẬP
BẢNG 4.5. CƠ CẤU THU NHẬP TỪ LÃI VÀ THU NHẬP 31
NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NHẬP
BẢNG 4.6. CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NHẬP NGOÀI LÃI 34
TRONG TỔNG THU NGOÀI LÃI
BẢNG 4.7. LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA 34
BẢNG 4.8. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ 35
KINH DOANH NGOẠI HỐI
BẢNG 4.9. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 39
BẢNG 4.10. CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ 39
BẢNG 4.11. CƠ CẤU CHI PHÍ NGOÀI LÃI VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI 43
BẢNG 4.12. CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG 43
CHI PHÍ NGOÀI LÃI
BẢNG 4.13. LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 44
BẢNG 4.14. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY QUA 3 NĂM 44
BẢNG 4.15. CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN 49
BẢNG 4.16. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ 20
VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU 23
DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
BIỂU ĐỒ 4.2. SO SÁNH THU NHẬP QUA 3 NĂM 32
BIỂU ĐỒ 4.3. SO SÁNH CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI 33
QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.4. SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN 38
TRONG TỔNG NGUỒN VỐN
BIỂU ĐỒ 4.5. SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ NGOÀI LÃI 42
VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.6. SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN 42
THU NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.7. SO SÁNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 48
VÀ LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SGCT: Sài Gòn Công Thương
NHTM: ngân hàng thương mại
NHCP: ngân hàng cổ phần
NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần
HTNH: hệ thống ngân hàng
NHNN: ngân hàng nhà nước
BCĐKT: bảng cân đối kế toán
BCTC: báo cáo tài chính
NA: không có số liệu
TCTD: tổ chức tín dụng
TTCK: thị trường chứng khoán
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cho nền kinh tế những cơ hội lớn cũng như những thách thức không nhỏ, đứng trước môi trường cạnh tranh mới này, vấn đề phải thường xuyên đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng hàng đầu với các ngân hàng thương mại Việt Nam, bởi vì chỉ có như vậy thì lãnh đạo ngân hàng mới biết rõ được thực lực của ngân hàng mình từ đó mà đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường cạnh tranh mới vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định vừa đạt tính an toàn và ổn định trong kinh doanh. Do đó, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ.
Sau khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006 và 2007, ta rút ra được một số kết luận sau về Ngân hàng:
Điểm mạnh của ngân hàng là Ban Giám Đốc có chiến lược kinh doanh đúng đắn, dựa vào yếu tố ổn định, an toàn và bền vững để phát triển chứ không chạy đua theo tốc độ tăng trưởng, cũng như luôn coi trọng yếu tố chất lượng tín dụng hơn là yếu tố quy mô, tốc độ tăng doanh số tín dụng hàng năm. Chính nhờ chiến lược kinh doanh đúng hướng này mà đã mang lại lợi nhuận cao cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, hạn chế được những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường địa bàn thành phố Cần Thơ 3 năm trở lại đây, cũng như giữ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn rất thấp, chất lượng và thị phần tín dụng ngày càng được nâng cao và mở rộng. Điểm mạnh khác là ngân hàng luôn có một đội ngũ khách hàng trung thành, truyền thống gắn bó với ngân hàng, đây vừa là một thị phần tín dụng ổn định vừa là một kênh thông tin hữu ích cung cấp cho ngân hàng nguồn khách hàng mới cũng như những biến động về thị trường trong vùng sớm nhất, cũng như những doanh nghiệp có tình hình tài chính không lành mạnh. Điểm mạnh kế tiếp là ngân hàng luôn kinh doanh có lợi nhuận qua 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân qua 3 năm là khá cao. Điểm mạnh cuối cùng là Ban Giám Đốc và Phòng Kinh doanh của ngân hàng luôn chú trọng nghiên cứu và dự đoán trước về diễn biến của môi trường cạnh tranh trên địa bàn cũng như những biến động trên nền kinh tế vĩ mô, từ đó mà ngân hàng luôn có biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc hạn chế những rủi ro do thay đổi môi trường kinh doanh gây ra.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng có những hạn chế nhất định như là: yếu trong khâu huy động vốn tại chỗ, dẫn đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị phụ thuộc lớn từ nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, chính điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát tốc độ tăng của chi phí trả lãi bởi nguồn vốn vay từ hội sở luôn có chi phí cao hơn vốn huy động tại chỗ, dẫn đến hạn chế luôn trong kiểm soát tổng chi phí, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm. Điều này càng được khẳng định qua các kết quả tính toán các chỉ số đánh giá lợi nhuận qua các năm: cụ thể các chỉ số này luôn biến động không ổn định qua các năm và cũng không theo một xu hướng tăng hay giảm cụ thể, điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của ngân hàng nói riêng cũng như tốc độ tăng trưởng nói chung của ngân hàng còn bị hạn chế bởi các yếu tố nội tại cũng như yếu tố cạnh tranh bên ngoài đang diễn biến phức tạp. Điểm hạn chế tiếp theo của ngân hàng là khâu marketing: hoạt động tiếp thị, quảng cáo của ngân hàng còn diễn ra đơn giản và lẻ tẻ, thiếu các chương trình quảng cáo, tiếp thị rầm rộ trên địa bàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng nên hiệu quả tiếp thị đạt được không cao. Hạn chế cuối cùng là ngân hàng thiếu một quy trình đào tạo và tuyển dụng ngân viên tại chỗ mang tính chuyên nghiệp và khoa học, dẫn đến luôn thiếu và bị động về tình trạng thiếu nhân sự khi có hàng loạt nhân viên đi qua ngân hàng khác.
Bố cục bài luận văn gồm có các phần sau: Phần giới thiệu chung, Phần phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Phần giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, Phần phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007, Phần các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Phần kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Sự kiện Việt Nam chính thức được trở thành thành viên của WTO đã tạo ra cho nền kinh tế những cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng mang đến những thách thức cạnh tranh không nhỏ. Và kinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, để có thể tiến nhanh và tiến vững vào thị trường quốc tế thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì vấn đề đặt ra là: các ngân hàng thương mại phải thường xuyên củng cố để thích nghi và phát triển không ngừng về quy mô và hiệu quả hoạt động. Bởi vì, đối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này, một ngân hàng kinh doanh không hiệu quả để dẫn đến phá sản thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu những sức ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng các mục tiêu cổ đông, nhân viên, người gửi tiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà lập pháp về sự lành mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của tổ chức ngân hàng, sự cạnh tranh của các khoản cho vay truyền thống của ngân hàng cũng gia tăng một cách mạnh mẽ. Các ngân hàng buộc phải thường xuyên đánh giá lại chính sách đầu tư, quan hệ giữa thu nhập và rủi ro trong môi trường cạnh tranh mới này.
Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng đơn giản chỉ là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của cổ đông với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Sự gia tăng đột ngột về các vụ phá sản của ngân hàng trên toàn thế giới gần đây cho thấy rõ rằng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận là không dễ gì đạt được. Việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kế hoạch hóa và hiệu quả kiểm soát.
Rõ ràng hiệu quả hoạt động là mục tiêu quan trọng đối với các ngân hàng và Ngân hàng Sài Gòn Công Thương cũng không ngoại lệ bởi vì mức thu nhập hợp lí giúp bảo toàn vốn, tối thiểu các rủi ro, cung cấp cơ sở cho sự sống còn và tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sài Gòn Công Thương, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả hoạt động của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng qua việc tính toán và phân tích các chỉ số đo lường chi phí, thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả.
So sánh kết quả phân tích qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
Từ thực trạng phân tích đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: các báo cáo tài chính của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ.
Thời gian: Số liệu được thu thập trong các năm 2005, 2006 và 2007.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: nguồn số liệu thu thập từ các Báo cáo tài chính tại Ngân hàng, thông qua phỏng vấn Ban giám đốc và Phòng kinh doanh, tìm hiểu thêm từ các tạp chí kin0h tế và từ internet.
Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh, Sơ đồ Dupont, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp khác.
1.5. Lược khảo tài liệu:
Các BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của các năm 2005, 2006, 2007 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ.
Nội dung Báo cáo gồm có các phần: Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm (bao gồm Tình hình thực hiện kế hoạch đầu năm, Báo cáo thu nhập-chi phí, Tình hình cơ cấu nguồn vốn, Tình hình dư nợ cho vay); Ưu điểm và hạn chế của hoạt động chi nhánh trong năm; Đánh giá về hiệu quả làm việc của các phòng ban; Kiến nghị với Ban Tổng giám đốc.
Luận văn tốt nghiệp của Võ Thị Quế Trâm “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2004- 2006”
Nội dung: Tác giả phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm thông qua việc phân tích cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo thời gian và đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua các chỉ số như hệ số thu nợ, vòng quay tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động, nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Trong đó: em tham khảo phần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thu nhập chi phí qua 3 năm, tình hình dư nợ, tình hình nguồn vốn qua 3 năm.
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động:
Các chỉ số quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay gồm:
ROE
Thu nhập sau thuế
Chỉ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
ROE là một chỉ tiêu đo lường chỉ số thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là đầu tư chấp nhận rủi ro để hi vọng có được thu nhập ở mức hợp lí).
ROA
Thu nhập sau thuế
Chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lí. Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
Chỉ số thu nhập lãi cận biên (Thu nhập lãi ròng)
Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán
- Chi phí trả lãi cho tiền gửi và nợ khác
Chỉ số thu nhập lãi cận biên =
Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trã lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất
Chỉ số thu nhập ngoài lãi cận biên (Thu nhập ngoài lãi ròng)
Thu ngoài lãi – chi phí ngoài lãi
Chỉ số thu nhập ngoài lãi cận biên =
Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm bởi chi phí ngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỉ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
Chỉ số thu nhập hoạt động cận biên (Chỉ số thu nhập hoạt động ròng)
Tổng thu từ hoạt động
– Tổng chi phí hoạt động
Chỉ số thu nhập hoạt động cận biên =
Tổng tài sản
Ba chỉ số trên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi).
Thu nhập cân biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)
Thu nhập sau thuế
+ Lãi (lỗ) từ hoạt động kinhdoanh chứng khoán
+ Các khoản bất thường khác
Thu nhập cận biên trước những =
giao dịch đặc biệt (NRST) Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường thu nhập của ngân hàng từ những nguồn ổn định bao gồm cả thu nhập từ khoản cho vay, đầu tư và thu phí từ việc bán các dịch vụ tài chính, so với tổng nguồn vốn của ngân hàng. Các khoản mục bất thường như tiền lời từ việc bán các tài sản, thiết bị hay những khoản lãi và lỗ từ kinh doanh chứng khoán, thường không được các nhà phân tích tài chính tính tới trong việc đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
Thu nhập sau thuế
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) =
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
EPS đo lường trực tiếp thu nhập của những người sở hữu ngân hàng tức các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi chỉ số đo lường khả năng sinh lời thường có những biến động lớn qua các năm và phụ thuộc vào từng thị trường khác nhau. Một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền thống khác mà các nhà quản lí sử dụng để điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi suất bình quân (hay chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra), được tính như sau:
Thu từ lãi Tổng chi phí trả lãi
Chênh lệch lãi suất = (1) - (2)
bình quân Tồng tài sản sinh lời Tổng nguồn vốn phải trả lãi
Trong đó, (1) là Lãi suất bình quân đầu ra; (2) là Lãi suất bình quân đầu vào
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các nhân tố khác không đối chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc hội đồng quản trị phải cố gắng tìm ra những biện pháp (như thu phí từ các dịch vụ mới) bù đắp mức chênh lệch mức chênh lệnh lãi suất bị mất.
Một thước đo khả năng sinh lời khác là chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định bằng tổng thu nhập hoạt động chia cho tổng tài sản. Chỉ số này có thể được chia thành hai phần quan trọng, phần thứ nhất là mức thu lãi bình quân trên tài sản và mức thu ngoài lãi bình quân trên tài sản. Bộ phận thứ hai chủ yếu gồm thu phí từ các dịch vụ (như từ các tài khoản tiền gởi tiết kiệm hay các dịch vụ tín thác). Điều này được thể hiện như sau:
Tổng thu từ hoạt động Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi
= +
Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản
Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngoài lãi. Những khoản phí này cũng có tổng nguồn thu, giúp tăng thu nhập ròng cho cổ đông của ngân hàng. Ngày nay các nhà quản lý ngân hàng cũng đang nỗ lực hạn chế tỉ trọng tài sản không sinh lời (bao gồm tiền mặt, tài sản cố định và tài sản vô hình) trong tổng tài sản. Một thước đo phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa tài sản không sinh lời và những tài sản khác (như các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán) được sử dụng một cách chậm rãi là chỉ số tài sản sinh lời:
Các khoản cho vay
+ Các khoản cho thuê
Tổng tài sản sinh lời + Đầu tư chứng khoán
Chỉ số tài sản sinh lời = =
Tổng tài sản Tổng tài sản
Tổng tài sản - tài sản không sinh lời
=
Tổng tài sản
Nhìn chung, khi chỉ số tài sản sinh lời giảm, hội đồng quản trị và nhân viên của ngân hàng phải làm việc tích cực hơn để có thể duy trì mức thu nhập hiện tại.
Điểm hoà vốn:
Khái niệm: điểm hoà vốn của ngân hàng thương mại được xem là điểm biểu thị mức cho vay hoặc thu nhập mà tại doanh số của ngân hàng đủ trang trải toàn bộ chi phí bao gồm: định phí và biến phí ở mức không lời không lỗ.
Công thức:
Tổng định phí
Thu nhập hoà vốn =
1 - Tổng biến phí
Tổng thu nhập
Thu nhập hoà vốn
Điểm hoà vốn (%) = x 100%
Tổng thu nhập
Dư nợ hoà vốn = dư nợ thực tế x Điểm hoà vốn
Ý nghĩa chỉ số: Chỉ số dư nợ hoà vốn giúp nhà quản trị xác định lượng tín dụng cần cung cấp cho thị trường ở mức hoà vốn kinh doanh. Trong trường hợp ngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chỉ số thu nhập hoà vốn sẽ cung cấp cho nhà quản trị số doanh thu cần thiết để bù đắp các khoản chi phí ở mức không lỗ, không lời.
Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà quản trị so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 khi tính cho Ngân hàng Hội sở, nhưng có thể lớn hơn 1 nếu tính cho các chi nhánh.
Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp nhà quản trị xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chỉ số này ở mức dưới 5% là tốt.
2.2. Các mô hình về khả năng sinh lời.
Để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, người ta thường sử dụng các đẳng thức thể h