Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó thị trường tài chính trong nước sẽ có nhiều tiềm năng phát triển cũng như những thách thức đang chờ ở phía trước- mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, khi mà nước ta là thành viên của WTO thì việc đầu tư vào thị trường tài chính gia tăng. Đặc biệt, là sự tham gia của các tập đoàn tài chính và các Ngân hàng nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, khoa học- công nghệ nhưng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng nước ngoài trong khi đó Ngân hàng trong nước còn yếu về mọi mặt. Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải có một nguồn tài chính đủ mạnh và ngân hàng hiện nay vẫn là kênh cung ứng vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đáp ứng thị trường còn đang rất rộng mở, đầy tiềm năng là một việc làm rất cần thiết nhằm duy trì ổn định mức tăng trưởng và phát triển của ngân hàng trong ngắn hạn nói riêng và trong dài hạn nói chung là điều mà các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm trong bối cảnh hội nhập này. Bên cạnh đó, ngân hàng kinh doanh có hiệu quả còn chứng tỏ được rằng đất nước đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và người dân kinh doanh hiệu quả, có thu nhập và mức sống ngày càng cao và văn minh hơn. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải có những giải pháp tích cực nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh này. Chính vì những lý do đó, em đã chọn việc “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú-Bến Tre” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới.
78 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú-Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Không gian và thời gian thực hiện 2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
2.1.2. Các chỉ số tài chính dùng để phân tích 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ-BẾN TRE 14
3.1. GIỚI THIỆU 14
3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 14
3.1.2. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thạnh Phú 15
3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 17
3.2.1. Định hướng 17
3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện 18
CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 21
4.1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 21
4.1.1. Tình hình tài sản 21
4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn 25
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 32
4.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian. 32
4.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. 34
4.4. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 37
4.4.1. Phân tích thu nhập 37
4.4.2. Phân tích chi phí 44
4.4.3. Phân tích lợi nhuận 52
4.4.4. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng 56
CHƯƠNG 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 58
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 58
5.1.1. Một số việc chưa làm được 58
5.1.2. Những vấn đề tồn tại. 58
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 59
5.2.1. Giải pháp tăng doanh thu. 59
5.2.2. Giải pháp giảm chi phí. 61
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
6.1. KẾT LUẬN 63
6.2. KIẾN NGHỊ 64
6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng cấp trên. 64
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương 65
6.2.3. Đối với bản thân Ngân hàng 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2005-2007. 22
Bảng 4.2:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NĂM 2005-2007. 24
Bảng 4.3:TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007 25
Bảng 4.4:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN NĂM 2005-2007. 28
Bảng 4.5:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VỐN HUY ĐỘNG. 29
Bảng 4.6:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 32
Bảng 4.7:CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 35
Bảng 4.8:TÌNH HÌNH THU NHẬP QUA CÁC NĂM. 37
Bảng 4.9:TỶ TRỌNG THU TỪ TÍN DỤNG VÀ NGOÀI TÍN DỤNG 38
Bảng 4.10:THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 40
Bảng 4.11:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 41
Bảng 4.12:THU TỪ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TÍN DỤNG 42
Bảng 4.13:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC THU NGOÀI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 43
Bảng 4.14:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG 44
Bảng 4.15:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ 45
Bảng 4.16:TÌNH HÌNH CHI CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 47
Bảng 4.17:TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC CHI HĐTD 48
Bảng 4.18:TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN CHI NGOÀI TÍN DỤNG 50
Bảng 4.19:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN CHI NGOÀI TÍN DỤNG 51
Bảng 4.20:TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG 2005-2007. 53
Bảng 4.21:MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOATH ĐỘNG 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng NN&PTNT huyện Thạnh Phú 16
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng các khoản thu qua các năm 2005-2007 39
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục trong vốn huy động 30
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục thu ngoài hoạt động tín dụng 43
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí. 45
Hình 4.5: Biểu đồ thu nhập-chi phí-lợi nhuận năm 2005-2007 53
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
NHN0 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
CBNV Cán bộ nhân viên
ĐVT Đơn vị tính
NN & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TGNHNN Tiền gửi Ngân hàng Nhà nước
TCKT, CN Tổ chức kinh tế, cá nhân
TSCĐ Tài sản cố định
DVTT Dịch vụ thanh toán
VHĐ Vốn huy động
UTĐT Uỷ thác đầu tư
KBNN Kho bạc Nhà nước
KH Khách hàng
GTCG Giấy tờ có giá
HĐTD Hoạt động tín dụng
ĐTCK Đầu tư chứng khoán
KDNH Kinh doanh ngoại hối
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐDV Hoạt động dịch vụ
TGKH Tiền gửi khách hàng
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó thị trường tài chính trong nước sẽ có nhiều tiềm năng phát triển cũng như những thách thức đang chờ ở phía trước- mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, khi mà nước ta là thành viên của WTO thì việc đầu tư vào thị trường tài chính gia tăng. Đặc biệt, là sự tham gia của các tập đoàn tài chính và các Ngân hàng nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, khoa học- công nghệ nhưng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng nước ngoài trong khi đó Ngân hàng trong nước còn yếu về mọi mặt. Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải có một nguồn tài chính đủ mạnh và ngân hàng hiện nay vẫn là kênh cung ứng vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đáp ứng thị trường còn đang rất rộng mở, đầy tiềm năng là một việc làm rất cần thiết nhằm duy trì ổn định mức tăng trưởng và phát triển của ngân hàng trong ngắn hạn nói riêng và trong dài hạn nói chung là điều mà các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm trong bối cảnh hội nhập này. Bên cạnh đó, ngân hàng kinh doanh có hiệu quả còn chứng tỏ được rằng đất nước đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và người dân kinh doanh hiệu quả, có thu nhập và mức sống ngày càng cao và văn minh hơn. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải có những giải pháp tích cực nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh này. Chính vì những lý do đó, em đã chọn việc “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú-Bến Tre” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
-Đánh giá thực trạng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú-Bến Tre từ năm 2005-2007
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Để thực hiện mục tiêu chung cần xác định như đã đề ra ở trên cần xác định mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng để thấy được những khoản thu nào là chủ yếu, những khoản thu nào ngân hàng chưa thực hiện được và các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn, để từ đó có biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao các khoản thu cho ngân hàng.
- Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó đề xuất giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Phân tích các yếu tố rủi ro của Ngân hàng thông qua việc phân tích việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, huy động vốn và sử dụng vốn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian và thời gian thực hiện
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thạnh Phú- Bến Tre từ năm 2005-2007.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các báo cáo tài chính.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-Trong phân tích hoạt động huy động vốn và tín dụng cần chú ý gì?
-Mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu của hoạt đông huy động vốn và tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến Ngân hàng?
-Trong hoạt động tín dụng thì ngân hàng kinh doanh ở lĩnh vực nào là chủ yếu? Ảnh hưởng của nó như thế nào?
-Sự cần thiết của việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
-Nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ?
-Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động như thế nào?
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau đây:
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hhàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang của Điêu Thị Mỹ Hiền (7/2007) Đại học Cần Thơ. Trong đề tài chỉ đơn thuần kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua các bảng báo cáo tài chính và một số chỉ số về thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Do đó, đề tài chưa thực sự làm rõ những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, đặc biệt là lợi nhuận. Chính vì lẽ đó mà trong đề tài của em đi sâu hơn để tìm hiểu vấn đề này cũng như phân tích thêm về những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức_ để từ đó có thể biết được những rủi ro hiện tại và tiềm tàng mà Ngân hàng phải đối mặt. Thông qua đó có thể dự đoán sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Thế nào là NHTM?
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực tế các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội, và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận.
Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng” (1990) của Việt Nam thì: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Như vậy, hoạt động của NHTM một phần nào đó tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. NHTM giống một doanh nghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là một pháp nhân, có vốn tự có riêng, có bộ máy quản lý và hoạt động của nó cũng nhằm vào mục đích lợi nhuận, trong quá trình hoạt động của NHTM cũng phát sinh các khoản mục chi phí, cũng phải làm nghĩa vụ với ngân sách về thuế… Tất cả những điều đó nói lên rằng: Kinh doanh của các NHTM cũng là một loại kinh doanh bình thường không có gì đặc biệt. Nhưng khi nhìn vào đối tượng kinh doanh của NHTM chúng ta sẽ thấy kinh doanh của NHTM là một loại hình kinh doanh đặc biệt.
Khác với doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của NHTM là “quyền sử dụng vốn tiền tệ” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM. Việc NHTM cấp phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của NHTM. Hành vi tạo tiền của NHTM lại dựa trên cơ sở thu hút tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế xã hội trong nền kinh tế và của các tổ chức kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc tế.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Như vậy, sự phát triển và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa và tác động to lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cả xã hội. Do đó, việc đưa ra quyết định cũng như việc xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các cấp lãnh đạo ngân hàng nói riêng và đối với việc quản lý nền kinh tế vĩ mô nói chung.
2.1.1.2. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHTM
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.
a) Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng thương mại.
Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ….
NHTM thường có những khoản thu nhập sau đây:
- Thu về hoạt động kinh doanh:
+ Thu lãi cho vay: Cho vay là nguồn gốc tạo ra khoản thu nhập quan trọng nhất cho Ngân hàng Thương mại chiếm 2/3 tổng nguồn thu của Ngân hàng. Đây cũng là khoản mục quyết định lãi suất cơ bản ròng - sự chênh lệch giữa mức lãi thu và mức lãi phải chi.
+ Thu lãi tiền gửi
+ Thu lãi hùn vốn, mua cổ phần.
+ Thu về kinh doanh vàng bạc đá quý
+ Thu về kinh doanh ngoại tệ
+ Thu về đầu tư chứng khoán
+ Thu về dịch vụ ngân hàng
- Thu khác về hoạt động kinh doanh: Như thanh lý tài sản, tài sản thừa chờ xử lý trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế…
Tỷ trọng % từng khoản mục
Số thu từng khoản mục
Tổng thu nhập
* 100%
=
Chỉ số phân tích: Tỷ trọng từng khoản mục trong thu nhập
Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định được cơ cấu của thu nhập để từ đó có những biên pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
Lãi suất bình quân đầu ra
Tổng thu nhập lãi
Tổng tài sản sinh lời
* 100%
=
Khi phân tích thu thập thì nhà phân tích luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng.
b) Phân tích tình hình chi phí của NHTM.
Chi phí của NHTM bao gồm các khoản sau:
+ Chi trả lãi tiền gửi
+ Chi trả lãi tiền vay
+ Trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
+ Chi phí về hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý
+ Chi phí về kinh doanh ngoại tệ
+ Chi phí về mua bán chứng khoán
+ Chi phí về hoạt động kinh doanh
Chi số phân tích: Tỷ trọng % các khoản mục chi phí
Tỷ trọng % từng khoản mục chi phí
Số chi phí cho từng khỏan mục
Tổng chi phí
* 100%
=
Chỉ số này giúp nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khoản chi để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị của ngân hàng đã đề ra.
Lãi suất bình quân đầu vào
Tổng chi phí trả lãi
Tổng vốn huy động
* 100%
=
Khi phân tích chi phí thì thì yếu tố chi phí đầu vào cũng đựơc các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Chí phí trã lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết định để hoạch định lãi suất cho vay. Vì vậy, cần phải phân tích cụ thể chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào để thấy được ảnh hưỏng của nó đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
c) Phân tích tình hình lợi nhuận của NHTM.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của công ty đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm đựơc …
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị luôn phải đương đầu với các khó khăn lớn về tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những nhu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị của ngân hàng, của các cổ đông, của khách hàng ký thác thác lẫn khách hàng đi vay…, mặt khác họ phải đối phó với những qui định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên các nhà quản trị buộc phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ và khoa học. Thông qua phân tích tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, các nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
d) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Sự an toàn của các ngân hàng luôn luôn là mối quan tâm đối với nhiều người, từ các giới chức điều hành đến các nhà kinh doanh, các cổ đông và những người dân sống trong đất nước đó. Bởi vì những vụ phá sản ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn là các vụ phá sản ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của ngân hàng có thể làm cho các cổ đông mất vốn đầu tư, mất các khoản tiền gửi, bao gồm tiền tiết kiệm mà suốt đời của nhiều người mới có được, có thể làm mất vốn hoạt động của nhiều doanh nghiệp tích lũy trong nhiều thế hệ. Các thua lỗ của ngân hàng có một ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của công chúng và chuyển sang đối với các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền.
Vì thế để tránh cho những ngân hàng có nguy cơ có thể đưa đến sự phá sản, người ta phải tìm những công cụ báo động để phát hiện sớm những khó khăn của ngân hàng trước khi những khó khăn đó phát sinh hậu quả xấu, giúp các cơ quan quản lý thực hiện mọi giải pháp cần thiết để khắc phục. Ở nhiều nước, hiệu quả hoạt động của một ngân hàng hay cả hệ thống ngân hàng được đo lường trên các chỉ số cơ bản sau đây:
Chỉ số 1 (ROA): Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%)
Chỉ số này cho các nhà phân tích thấy đựơc khả năng bao quát của các ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xát định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy việc so sánh ROA giữa các kỳ phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng.
Chỉ số 2 (ROE): Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (%)
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sự dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ động có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ số 3: Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (%)
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng.
Chỉ số 4: Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%)
Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Chỉ số 5: Tổng chi phí trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai.
Chỉ số 6: Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.
2.1.2. Các chỉ số tài chính dùng để phân tích
2.1.2.1. Chỉ số cơ cấu huy động