Hiện nay, vấn đềmà các nhà kinh doanh quan tâm hàng đầu là làm sao để
thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, phải mởrộng
thịtrường tiêu thụbằng cách khai thác những thịtrường tiềm năng nhằm tiêu thụ
được tối đa sản phNm của Doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh
doanh thì giai đoạn tiêu thụsản phNm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
Doanh nghiệp. Nhưng đây chưa phải là kết quảcuối cùng mà các nhà kinh doanh
mong muốn nếu nhưsản lượng tiêu thụcao trong khi đó giá rất thấp hoặc chi phí
khá cao thì chưa hẳn sẽmang lại lợi nhuận tối ưu cho Doanh nghiệp. Vì kết quả
hoạt động kinh doanh của một Doanh nghiệp được biểu hiện qua lợi nhuận của
Doanh nghiệp và đây mới chính là yếu tốkhẳng định uy tín cho từng sản phNm
nói riêng và uy tín cho cảDoanh nghiệp nói chung. Do đó, chỉcó tiến hành phân
tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thểgiúp cho các nhà
Doanh nghiệp đánh giá đầy đủvà sâu sắc mọi hoạt động kinh tếtrong trạng thái
thực của chúng. Trên cơsở đó, nêu lên một cách tổng hợp vềtrình độhoàn thành
các mục tiêu - biểu hiện bằng hệthống chỉtiêu kinh tế, kỹthuật, tài chính của
Doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay
không hoàn thành các chỉtiêu đó trong sựtác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó,
có thể đánh giá đầy đủmặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Mặt khác, qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà Doanh nghiệp
tìm ra các biện pháp sát thực đểtăng cường các hoạt động kinh tếvà quản lý
doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khảnăng vềtiền vốn, lao động, đất đai, vào
quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quảkinh doanh của Doanh nghiệp.
Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh còn là những căn cứquan trọng,
phục vụcho việc dự đoán, dựbáo xu thếphát triển sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp. Do đó, vấn đềphân tích kết quảhoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp trởnên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờhết, đặc biệt là
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quảHĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưhiện nay. Nhận định
được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh loại hình
Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp nên qua thời gian thực tập tại Điện lực
Thành phốCần Thơem đã quyết định chọn đềtài: “Phân tích hiệu quảhoạt
động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố
Cần Thơ” đểlàm luận văn tốt nghiệp cho mình.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 1 SVTH: Võ Thị C
m Thu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, vấn đề mà các nhà kinh doanh quan tâm hàng đầu là làm sao để
thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, phải mở rộng
thị trường tiêu thụ bằng cách khai thác những thị trường tiềm năng nhằm tiêu thụ
được tối đa sản phNm của Doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh
doanh thì giai đoạn tiêu thụ sản phNm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
Doanh nghiệp. Nhưng đây chưa phải là kết quả cuối cùng mà các nhà kinh doanh
mong muốn nếu như sản lượng tiêu thụ cao trong khi đó giá rất thấp hoặc chi phí
khá cao thì chưa hẳn sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu cho Doanh nghiệp. Vì kết quả
hoạt động kinh doanh của một Doanh nghiệp được biểu hiện qua lợi nhuận của
Doanh nghiệp và đây mới chính là yếu tố khẳng định uy tín cho từng sản phNm
nói riêng và uy tín cho cả Doanh nghiệp nói chung. Do đó, chỉ có tiến hành phân
tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các nhà
Doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái
thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành
các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính của
Doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay
không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó,
có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Mặt khác, qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà Doanh nghiệp
tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý
doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai,… vào
quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng,
phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp. Do đó, vấn đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 2 SVTH: Võ Thị C
m Thu
trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nhận định
được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình
Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp nên qua thời gian thực tập tại Điện lực
Thành phố Cần Thơ em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố
Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình
Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận loại hình Viễn thông
công cộng của Doanh nghiệp qua 3 năm (2006 – 2008).
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận
loại hình Viễn thông công cộng.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
loại hình Viễn thông công cộng.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+ Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp từ năm 2006 - 2008
như thế nào?
+ Nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Doanh
nghiệp?
+ Giải pháp nào tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông
công cộng của Doanh nghiệp?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian: Đề tài được thực hiện tại Điện lực Thành phố Cần Thơ
1.4.2. Thời gian: Số liệu được Phòng Tài chính – Kế toán của Điện lực
Thành phố Cần Thơ cung cấp trong 3 năm gần nhất là năm 2006, 2007, 2008 và
đề tài được thực hiện trong thời gian từ 02-02-2009 đến 25-04-2009.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 3 SVTH: Võ Thị C
m Thu
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh loại hình Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Nguyễn Việt Ngân (2006). Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty Cafatex. Nội dung của đề tài là phân tích tình hình
tiêu thụ, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính của Công ty
Cafatex sau đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Công ty. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và
tuyệt đối, thay thế liên hoàn và số chênh lệch.
Võ Ngọc Huỳnh (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Nội dung của đề tài phân tích tình hình doanh
thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm (2003-2005) và các tỷ số tài chính nhằm
đánh giá kết quả kinh doanh, biết được mặt mạnh, mặt yếu và xu hướng; phân
tích ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố khách quan, đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty. Phương pháp
nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phương pháp
thay thế liên hoàn, phương pháp tỷ trọng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 4 SVTH: Võ Thị C
m Thu
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí
bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất
lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc
các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung
cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh,…
Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả hoạt động kinh doanh là kết quả đầu ra
tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của Doanh
nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội của
thị trường, cần có nghệ thuật kinh doanh để Doanh nghiệp được vững mạnh và
phát triển không ngừng.
2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các Doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế thiếu sót trên cơ sở đó
mà xây dựng các mục tiêu đúng đắn và phù hợp hơn.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định
quản trị cho một Doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 5 SVTH: Võ Thị C
m Thu
2.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của các nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh phát triển
như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho các nhà quản trị.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các
thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những
hạn chế của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra các
quyết định kinh doanh có hiệu quả.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở Doanh nghiệp nhằm làm rõ hiệu
quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác để đề ra phương án
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động ngoài việc phân tích các điều kiện bên
trong Doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có
thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra chiến lược
kinh doanh phù hợp có kế hoạch cụ thể nhằm phòng ngừa các rủi ro có thể xảy
ra.
2.1.2. Một số vấn đề về doanh thu
2.1.2.1. Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phNm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ
sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả
tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập Doanh nghiệp, đó là toàn bộ số
tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phNm, cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp.
2.1.2.2. Phân loại doanh thu
Doanh thu bao gồm hai bộ phận:
Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phNm, hàng hoá thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho
khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của Doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm
trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 6 SVTH: Võ Thị C
m Thu
- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ
khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:
- Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền
lãi gửi Ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu
tư trái phiếu, cổ phiếu.
- Thu nhập bất thường như: Thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi
đã chuyển vào thiệt hại.
- Thu nhập từ các hoạt động khác như: Thu về nhượng bán, thanh lý tài
sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát
minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phNm chế biến từ phế liệu, phế phNm.
2.1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với các Doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc
tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng. Chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các nhà
quản trị bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp những căn cứ đánh giá một cách
khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
2.1.3. Một số vấn đề về chi phí
2.1.3.1. Khái niệm về chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của Doanh nghiệp là
doanh thu và lợi nhuận.
2.1.3.2. Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục vụ
các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn,
chi phí được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ đó, ta có nhiều loại
chi phí như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 7 SVTH: Võ Thị C
m Thu
biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ
hội,…
2.1.3.3. Ý nghĩa của việc xác định chi phí
Xác định chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ Doanh nghiệp nào.
Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể
kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả
hơn và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của Doanh nghiệp.
2.1.4. Một số vấn đề về lợi nhuận
2.1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận
+ Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của Doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán sản phNm, hàng hoá và dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn
hàng bán, chi phí hoạt động của sản phNm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế
theo quy định của pháp luật.
+ Lợi nhuận là điều kiện để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá
nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng đến mục đích
lợi nhuận, có được lợi nhuận Doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của
mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,
nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp
thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì Doanh nghiệp tiến đến việc phá sản là
tất yếu không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi Doanh nghiệp muốn tái sản
xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi
nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn
nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn
được xem là một trong những bý quyết tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp.
2.1.4.2. Phân loại lợi nhuận
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán
trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 8 SVTH: Võ Thị C
m Thu
lý Doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phNm dịch vụ đã bán trong kỳ báo
cáo.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt
động tài chính của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập
hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
+ Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của Doanh nghiệp không dự
tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi
nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài được làm rõ bằng cách sử dụng một số
phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong bài luận văn này, các số liệu được sử dụng là các số liệu thứ cấp,
được tổng hợp và phân tích từ các báo cáo tài chính từ Phòng Tài chính - Kế toán
của Điện lực Thành phố Cần Thơ, thông tin trên các báo và internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu sử dụng hai phương pháp so sánh số tuyệt
đối và tương đối.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn
giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực
kinh tế.
Sử dụng phương pháp này cần nắm vững các nguyên tắc:
- Lựa chọn chỉ tiêu so sánh
Tiêu chuNn để so sánh của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là so sánh
gốc, các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng của các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch) nhằm đánh giá tình hình dựa trên kế
hoạch.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 9 SVTH: Võ Thị C
m Thu
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu của đơn
đặt hàng, nhằm khẳng định vị trí của Doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu
cầu,…
- Điều kiện so sánh
Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm về
cả thời gian và không gian.
+ Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch
toán, phải thống nhất trên cả 3 mặt là:
1. Cùng phản ánh nội dung kinh tế.
2. Cùng một phương pháp tính toán.
3. Cùng một đơn vị đo lường.
+ Về mặt không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó là
phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối.
a. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu, là chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
b. Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân
tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một Doanh
nghiệp hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc
độ tăng trưởng.
Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện
tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Ngoài ra, số tương đối còn giữ bí mật
cho số tuyệt đối.
Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà
quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 10 SVTH: Võ Thị C
m Thu
Chiến lược SO
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của Doanh nhiệp để
tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức
của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi
dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ
chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có
thể áp dụng chiến lược SO. Khi Doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ
cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức
phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để
có thể tập trung vào những cơ hội.
Chiến lược ST
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của Doanh nghiệp để tránh khỏi
hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điểm này không có
nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa bên ngoài.
Chiến lược WO
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận
dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại,
nhưng Doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những
cơ hội này.
Chiến lược WT
Là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và
tránh khỏi nững mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số đe dọa
bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh
không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chưc như vậy phải đấu tranh để tồn
tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 11 SVTH: Võ Thị C
m Thu
MA TRẬN SWOT
Liệt kê các điểm mạnh (S)
1.
2.
.
.
.
Liệt kê các điểm yếu (W)
1.
2.
.
.
.
Liệt kê các cơ hội (O)
1.
2.
.
.
.
CHIẾN LƯỢC SO
PHÁT TRIỂN,
ĐẦU TƯ
CHIẾN LƯỢC WO
TẬN DỤNG,
KHẮC PHỤC
Liệt kê các đe doạ (T)
1.
2.
.
.
.
CHIẾN LƯỢC ST
DUY TRÌ,
KHỐNG CHẾ
CHIẾN LƯỢC WT
KHẮC PHỤC,
NÉ TRÁNH
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn th