Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vươn lên, thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau một giai đoạn suy thoái, với sự phục hồi đó làm cho thị trường xuất khẩu trở nên sôi nổi, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, các thành phần kinh tế khác cũng theo đó mà phát triển vì thế nhu cầu về vốn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại - là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất
90 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Ni, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
ATM: AUTOMATIC TELLER MACHINE
DN: DOANH NGHIỆP
NH: NGÂN HÀNG
NHNN: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHTM: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NHTMCP: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NHTƯ: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
TCKT: TỔ CHỨC KINH TẾ
TCTD: TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TMCP: THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TNV: TỔNG NGUỒN VỐN
TVHĐ: TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
TSCĐ: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
UBND: ỦY BAN NHÂN DÂN
UBMTTQ: ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VHTTDL: VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH
VHĐCKH: VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN
VHĐKKH: VỐN HUY ĐỘNG KHÔNG KỲ HẠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: VỐN ĐIỀU LỆ CỦA SACOMBANK QUA CÁC NĂM
BẢNG 2.2: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA SACOMBANK TÍNH ĐẾN NGÀY 22/10/2011
BẢNG 2.3: TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
BẢNG 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
BẢNG 2.5: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2008, 2009, 2010
BẢNG 2.6: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009, 2010
BẢNG 2.7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ LÃI VÀ TIỀN GỬI NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
BẢNG 2.8: HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2008, 2009, 2010
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
SƠ ĐỒ 2.2: BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ CỦA SACOMBANK TÂY NINH
SƠ ĐỒ 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.4: VỐN HUY ĐỘNG CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.5: VỐN TỰ CÓ CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.6: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008
SƠ ĐỒ 2.7: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2009
SƠ ĐỒ 2.8: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2010
SƠ ĐỒ 2.9: TIỀN GỬI CỦA DN – TCKT NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.10: TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN CỦA DN – TCKT NĂM 2008, 2009, 2010
SƠ ĐỒ 2.11: TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA DN – TCKT NĂM 2008, 2009, 2010
SƠ ĐỒ 2.12: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.13: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN CỦA DÂN CƯ NĂM 2008, 2009, 2010
SƠ ĐỒ 2.14: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN CỦA DÂN CƯ NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
SƠ ĐỒ 2.15: PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ NĂM 2008, 2009, 2010
SƠ ĐỒ 2.16: TIỀN GỬI CỦA TCTD KHÁC NĂM 2008, 2009, 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài :
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vươn lên, thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau một giai đoạn suy thoái, với sự phục hồi đó làm cho thị trường xuất khẩu trở nên sôi nổi, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, các thành phần kinh tế khác cũng theo đó mà phát triển… vì thế nhu cầu về vốn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại - là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất.
Như chúng ta đã biết trong những năm vừa qua để kìm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ấn định mức lãi suất huy động vốn để tránh tình trạng nguồn vốn chạy từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác đã làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại gặp khá nhiều khó khăn. Nhu cầu về vốn của khách hàng tăng trong khi Ngân hàng lại thiếu vốn để giải ngân. Vì vậy, Ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ngoài việc sử dụng công cụ lãi suất.
Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế hoạt động huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 nhằm nhận dạng những khó khăn và thuận lợi để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.
Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thông tin từ thực tiễn Sacombank qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt động huy động vốn
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng
So sánh các số liệu qua các thời kỳ để đánh giá hiệu quả huy động vốn
Dựa vào các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
Thuận lợi:
Được thực tập tại Ngân hàng để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán.
Khó khăn
Hạn chế về thời gian thực tập.
Chưa có kinh nghiệm thực tế để xử lý thông tin.
Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngân hàng thương mại
Khái niệm Ngân hàng thương mại
Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức Ngân hàng khác nhau. Thông thường người ta phải dựa vào tính chất và mục đích, đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính.
Trong điều 1 luật Ngân hàng của Pháp (13/6/1941) có ghi: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ , trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán ”. Hay như Ấn Độ, luật Ngân hàng năm 1950 được bổ sung vào năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư”. Và theo luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…”.
Theo pháp lệnh “Các Tổ chức Tín dụng” (1990) của Việt Nam thì Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế
Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Mặt khác trong xã hội lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác... NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhờ có những hoạt động và nghiệp vụ của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Ngân hàng thương mại là cầu nối doanh nghiệp và thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khi sản xuất phải luôn đặt ra và trả lời được 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Sản xuất của doanh nghiệp phải phù hợp với tín hiệu của thị trường. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại... Những hoạt động này luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn và các NHTM có thể đáp ứng được vấn đề này. Nói cách khác NHTM là một cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy, sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông. Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô.
Mặt khác thông qua NHTM, NHNN có thể ấn định mức lãi suất huy động, quy định thời hạn cho vay, tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt nhằm quản lý lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ. Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM thườmg đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được Nhà nước sử dụng .
Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó.Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế .
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động vốn dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện dịch vụ kinh doanh khác. Vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:
Nguồn vốn tự có
Nguồn vốn huy động
Vốn đi vay
Nguồn vốn khác
Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của Ngân hàng theo quy định của NHNN. Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM. Vốn tự có gồm:
Vốn điều lệ : là số vốn do pháp luật quy định khi Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động.
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế và không được vượt quá vốn điều lệ.
Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế nhương không được vượt quá 25% vốn điều lệ.
Tài sản nợ khác:
Lợi nhuận chưa phân phối
Thu nhập lớn hơn chi pní
Hao mòn TSCĐ.....
Nguồn vốn trong huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động được từ hai nguồn chủ yếu là:
Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình
Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, Ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Nguồn vốn đi vay
Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do Ngân hàng đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc NHTƯ:
Vay các TCTD khác: Trong trường hợp vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản NHTM có thể đi vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Đây là nguồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn này khi thực sự cần thiết vì nó có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều.
Vay NHTƯ: NHTƯ cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán, vay ngắn hạn bổ sung...NHTƯ có cho NHTM vay hay không phụ thuộc vào:
Chính sách tiền tệ mà NHTƯ đang theo đuổi: Nếu NHTƯ muốn mở rộng mức cung tiền để thúc đẩy kinh tế phát triển thì NHTƯ sẽ đáp ứng nhu cầu vay của NHTM một cách dễ dàng và ngược lại.
Hạn mức tín dụng của NHTM được NHTƯ cấp đã được sử dụng hết chưa: thông thường NHTƯ cấp cho mỗi Ngân hàng một hạn mức tín dụng và NHTM được phép vay trong hạn mức này. Đây là nguồn vốn có chi phí rất cao do đó NHTM chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên NHTM còn có các nguồn vốn khác cũng không kém phần quan trọng như: vốn trong thanh toán, nguồn vốn uỷ thác đầu tư...NHTM có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều kiện nhất định.
Khái niệm về huy động vốn
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của Ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại
Phân loại căn cứ theo thời gian
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng. Theo thời gian hình thức huy động chia thành
Huy động ngắn hạn
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại thông qua việc phát hành các công nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán… Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tính ổn định kém.
Huy động trung hạn
Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (1 năm đến 5 năm). Vốn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để Ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.
Huy động dài hạn
Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của Ngân hàng trên thị trường vốn. Với nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên). Do vậy lãi suất của Ngân hàng phải trả cũng rất cao.
Phân loại theo đối tượng huy động
Huy động vốn từ dân cư
Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho các Ngân hàng. Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư và kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.
Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
Đây là nguồn huy động được đánh giá rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong Ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào Ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội không giống nhau. Vì vậy, Ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ Ngân hàng.
Huy động vốn từ Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các Ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa… các Ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong số những người cho Ngân hàng vay có 1 người đặc biệt đó là Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để cứu các Ngân hàng thương mại thoát khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình thức huy động này các Ngân hàng sử dụng không nhiều.
Phân loại theo nghiệp vụ huy động
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các Ngân hàng thương mại sử dụng hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho Ngân hàng khi tiến hành huy động, bao gồm:
Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toán bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy ATM ). Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: Tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai
Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. Loại tài khoản này luôn luôn có số dư có.
Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụng cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể hiện khoản tín dụng Ngân hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng nên mức lãi suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi. Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong đó có Việt Nam) và để tăng mức động viên tiền gửi, Ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này (có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvantotnghiep.doc
- luanvantotnghiep.pdf