Luận văn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Chư Sê

Nguyễn Hoàng Yến. Tháng 07 năm 2011. “ Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Chư Sê”. Nguyen Hoang Yen. July 2011. “ Analysing The Operation of Production and Trade at Chu Se Rubber Company Limited”. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, chủ yếu dựa trên các số liệu của năm 2009-2010 để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân tích môi trường bên trong và bên ngoài chỉ ra những thời cơ và thách thức, trên cơ sở đó thông qua ma trận SWOT để đưa ra những biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau: - Nhu cầu tiêu thụ, tình hình cung ứng và giá cao su thiên nhiên trên thế giới. - Nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng. - Tình hình sử dụng lao động, nguyên vật liệu. - Tình hình tài sản và nguồn vốn. - Hoạt động marketing. - Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề tài có sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và một số phương pháp khác trong kinh tế. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Đề tài cũng có một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty để công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Chư Sê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************* NGUYỄN HOÀNG YẾN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU CHƯ SÊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************* NGUYỄN HOÀNG YẾN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU CHƯ SÊ NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn : TS. Thái Anh Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010 Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ ” do Nguyễn Hoàng Yến, sinh viên khoá 33, ngành Kinh tế Nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________ THÁI ANH HÒA Người hướng dẫn, Ngày tháng năm 2011 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được như ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH MTV Cao Su Chư Sê cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Hoàng Yến NỘI DUNG TÓM TẮT Nguyễn Hoàng Yến. Tháng 07 năm 2011. “ Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Chư Sê”. Nguyen Hoang Yen. July 2011. “ Analysing The Operation of Production and Trade at Chu Se Rubber Company Limited”. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, chủ yếu dựa trên các số liệu của năm 2009-2010 để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân tích môi trường bên trong và bên ngoài chỉ ra những thời cơ và thách thức, trên cơ sở đó thông qua ma trận SWOT để đưa ra những biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau: Nhu cầu tiêu thụ, tình hình cung ứng và giá cao su thiên nhiên trên thế giới. Nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng. Tình hình sử dụng lao động, nguyên vật liệu. Tình hình tài sản và nguồn vốn. Hoạt động marketing. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề tài có sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và một số phương pháp khác trong kinh tế. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Đề tài cũng có một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty để công ty ngày càng phát triển hơn nữa. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO Tổ chức Thương mại thế giới TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên SXKD Sản xuất kinh doanh CN Công nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên BHXH Bảo hiểm xã hội LD Liên doanh XN Xí nghiệp KTNN Kỹ thuật Nông nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh KTXH Kinh tế xã hội XDCB Xây dựng cơ bản HĐTC Hoạt động tài chính DN Doanh nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh LN Lợi nhuận CSH Chủ sở hữu DT Doanh thu CP Chi phí TSLĐ Tài sản lưu động ĐTNH Đầu tư ngắn hạn TSCĐ Tài sản cố định ĐTDH Đầu tư dài hạn NV Nguồn vốn NVKP Nguồn vốn kinh phí KTCB Kiến thiết cơ bản KD Kinh doanh NR Cao su thiên nhiên SR Cao su tổng hợp ANRPC Tổ chức các nước sản xuất cao su XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu VRG Tập đoàn công nghiệp cao su KH&CN Khoa học và công nghệ DT Diện tích CP Cổ phần BQ Bình quân SP Sản phẩm TM Thương mại DV Dịch vụ XNK Xuất nhập khẩu CNTT Công nghệ thông tin KHKT Khoa học kỹ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.2. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh 2 Năm 2009-2010 26 Bảng 2.3. Một Số Chỉ Tiêu của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010 27 Bảng 2.4. Kế hoạch diện tích kinh doanh, trồng mới và KTCB 4 năm (2011-2014) 28 Bảng 2.5. Kế hoạch diện tích khai thác, năng suất, sản lượng 4 năm (2011-2014) 28 Bảng 3.1. Ma Trận SWOT 35 Bảng 4.1. Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Thế Giới từ Năm 2006-2010 24 Bảng 4.2. Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Thiên Nhiên của các Nước trên Thế Giới Giai Đoạn 2006-2009 26 Bảng 4.3. Thống Kê Sản Xuất Cao Su Thiên Nhiên trên Thế Giới qua 3 Năm (2008-2010) 27 Bảng 4.4. Giá Cao Su Xuất Khẩu Biến Động Qua Giai Đoạn 2006-2010 28 Bảng 4.5. Sản Lượng Xuất Khẩu của Việt Nam qua Các Nước Năm 2009-2010 30 Bảng 4.5. Một Số Chỉ Tiêu Tăng Trưởng của Việt Nam Giai Đoạn 2006-2010 33 Bảng 4.6. Cán Cân Thương Mại của Việt Nam qua Giai Đoạn 2006-2010 34 Bảng 4.7. Quy Mô Sản Xuất của Các Thành Viên Thuộc Khu Vực Tây Nguyên Năm 2009-2010 36 Bảng 4.8. Thu Nhập của Cán Bộ Công Nhân Viên Năm 2009-2010 38 Bảng 4.9. Năng Suất Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 39 Bảng 4.10. Cơ cấu Diện Tích Cao Su của Công Ty qua 2 Năm 2009-1010 40 Bảng 4.11. Thống Kê Tuổi Vườn Cây Khai Thác trong Năm 2010 40 Bảng 4.12. Tình Hình Nguyên Liệu Cao Su của công ty Năm 2009-2010 41 Bảng 4.13. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2009-2010 42 Bảng 4.14. Cơ Cấu Chủng Loại Sản Phẩm qua 2 Năm 2009-2010 43 Bảng 4.15. Tình Hình Giá Thành và Giá Bán Qua 2 Năm 2009-2010 44 Bảng 4.16. Chi Phí Chiêu Thị Cổ Động 2 Năm 2009-2010 46 Bảng 4.17. Doanh Thu Tiêu Thụ Thành Phẩm qua 2 Năm 2009-2010 47 Bảng 4.19. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty Năm 2009 - 2010 50 Bảng 4.18.Thị Trường Tiêu Thụ của Công Ty Năm 2009 - 2010…………….………48 Bảng 4.20. Chỉ Tiêu Về Hiệu Suất của Công Ty qua 2 Năm 2009-2010 51 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty Cao Su Chư Sê 22 Hình 4.1. Biểu Đồ Tiêu Thụ Cao Su Thiên Nhiên Qua Các Năm 2006-2010 25 Hình 4.2. Biểu Đồ Sản Lượng Sản Xuất Cao Su của Một Số Nước 28 Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Dân Số của Việt Nam 32 Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Chủng Loại Sản Phẩm Năm 2010 44 Hình 4.5. Sơ Đồ Thành Lập Các Bộ Phận của Phòng Marketing 57 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO. Do đó, các doanh nghiệp trong nước càng có nhiều cơ hội cũng như thử thách hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng hội nhập thì cần phải năng động, đổi mới công nghệ, vững mạnh về tài chính đặc biệt là phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy mọi điểm mạnh, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa các điểm yếu, đẩy lùi mọi nguy cơ trong thị trường chung với các nước trên thế giới. Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của ngành và uy tín của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể vạch ra những kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong như: nguồn lao động, nguyên liệu, tài chính… Công ty phải quan tâm các điều kiện tác động bên ngoài như thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở đó dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa. Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là một thành viên của tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp nhiều lợi ích về mặt xã hội tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân tại địa bàn huyện Chư Sê, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công ty cần nhìn nhận, đánh giá, phân tích lại tình hình sản xuất kinh doanh nhằm thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh thích hợp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất tại công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê”. 1.2.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu Mục tiêu chung Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê qua 2 năm 2009-2010. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất của công ty qua 2 năm 2009-2010. - Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2.Nội dung nghiên cứu Thông qua các phòng ban liên quan tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.Phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 01/03/2011-01/05/2011 1.3.2.Phạm vi không gian Địa điểm: Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 1.4.Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trức luận văn. Chương 2: Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cây cao su. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê, tổ chức bộ máy quản lý, tình hình cơ bản và mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015. Chương 3: Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: Bản chất, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục đích, nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Chương 4: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, môi trường cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua 2 năm 2009-2010. Đưa ra các công cụ và biện pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 5: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1.Khái quát về cây cao su Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasilliensis thuộc họ euphorbiaceae (họ thầu dầu). Họ thầu dầu gồm nhiều cây có mủ dưới dạng cây dại mộc, cây bụi và cây sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), phân bổ ở khu vực vĩ độ 50. Đây là vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa khoảng 2.000mm nhiệt độ cao đều quanh năm, mùa khô kéo dài từ 3-4 tháng. Đất thuộc đất sét, tương đối giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 4,5-5,5 với tầng canh tác sâu, thoát nước trung bình. Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng cao trên 30m, có khi đến 50m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Cây cao su được các nhà khoa học nghiên cứu và rồng khắp thế giới, đặc biệt ở Đông Nam Á. Năm 1891 nó được du nhập vào Việt Nam, sau đó cây cao su được nhân rộng với qui mô lớn trên thế giới. Cây cao su thích hợp với những vùng đất có lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, số giờ nắng thích hợp là 1600giờ/năm. Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su ở nước ta vào khoảng 5-7 năm và thời gian khai thác kéo dài khoảng 30 năm. Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng duyên hải Miền Trung với đất đỏ bazan rất thích hợp để trồng cao su. Sản phẩm từ mủ cao su: sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ co giãn, độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Các sản phẩm chính gồm vỏ ruột xe (từ vỏ ruột xe đạp, xe gắn máy, xe hơi đến các loại vỏ ruột xe cao cấp như máy bay), các vật dụng thông dụng (ống dẫn nước, giày dép, dụng cụ gia đình, dụng cụ thể thao, dụng cụ y tế...), các sản phẩm chống sốc, các sản phẩm cao su lấy từ mủ cao su ly tâm (nệm, găng tay, phao cứu hộ...). Sản phẩm từ gỗ cao su: khi cao su hết niên hạn kinh tế thì gỗ cao su là một sản phẩm quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể. Gỗ cao su dùng làm đồ nội thất trong gia đình, các sản phẩm ngoài trời, nguyên liệu củi để nấu. Sản phẩm từ dầu hạt cao su: vườn cao su trưởng thành (từ 6-7 tuổi trở lên), hàng năm sẽ sản xuất hạt cao su khối lượng 20-300 kg/ha. Hạt cao su dùng để sơn và đánh vecni, sản xuất xà phòng, là một trong những chất độn để pha chất kích thích mủ cao su, dùng làm phân bón. 2.2.Giới thiệu về công ty TNHH MTV cao su Chư Sê 2.2.1.Giới thiệu khái quát về mặt pháp lý Tên gọi bằng tiếng Việt : Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Một Thành viên Cao su Chư Sê Tên viết tắt bằng tiếng Việt : CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ Tên gọi bằng tiếng Anh : CHUSE RUBBER COMPANY LIMITED Tên viết tắt bằng tiếng Anh : CRC Biểu tượng riêng của Công ty: Địa chỉ trụ sở chính của Công ty : 420 Hùng Vương, Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Điện thoại liên lạc : 059 3851159 Số Fax : 059 3851244 Email : ctycaosucs@dng.vnn.vn 2.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về phát triển cao su trên đất Tây Nguyên. Tổng cục cao su Việt Nam trước đây (nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) đã có chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển cây cao su và mở rộng diện tích cao su của toàn ngành, mà một trong những địa phương nằm trong kế hoạch phát triển cao su của ngành là tỉnh Gia Lai. Công ty được thành lập theo quyết định số 71/TCCB-QĐ ngày 17 tháng 8 năm 1984 của Tổng cục cao su Việt Nam với tên gọi là Công ty cao su Chư Sê. Công ty được công nhận là một đơn vị doanh nghiệp theo quyết định 115/BNN/CNTP ngày 4/3/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Công ty đă đăng ký kinh doanh tại trọng tài kinh tế tỉnh Gia Lai số 106393 ngày 20/3/1993. Công ty được công nhận là thành viên của Tổng công ty cao su Việt Nam theo quyết định số 525/TGG ngày 24/4/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập Tổng công ty cao su Việt Nam. Ngày 1/6/2010 được đổi tên thành công ty TNHH MTV cao su Chư Sê. Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê là thành viên của Tập đoàn CN cao su Việt Nam, với những ngành nghề kinh doanh chính: - Trồng trọt ; - Công nghiệp hoá chất phân bón và cao su ; - Thương nghiệp bán buôn ; - Khai hoang xây dựng vườn cây ; - Kinh doanh, chế biến nông sản ; - Xây lắp các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp và giao thông ; - Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và kinh doanh công trình thuỷ điện, giao thông ; - Khai thác, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ. Từ ngày đầu thành lập trên vùng đất hoang tàn đầy vết tích của chiến tranh để lại, cơ sở vật chất hầu như không có gì, dân cư nghèo nàn lạc hậu. Trong điều kiện tình hình an ninh - chính trị khá phức tạp, diện tích vườn cây cao su của Công ty trải dài trên địa bàn hành chính 07 xã với 27 làng đồng bào dân tộc. Nhưng với lòng nhiệt tình và sự phấn đấu nỗ lực vượt bậc của CBCNV toàn Công ty, trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển Công ty đã từng bước đi lên hình thành vùng kinh tế xã hội rõ nét, đã và đang là động lực thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn phát triển bền vững. Hiện tại, diện tích cao su khai thác của công ty gần 5.994 ha tạo công ăn việc làm cho hơn 2.500 công nhân. Với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công ty và các đơn vị trực thuộc đã được Đảng và Nhà nước, Ngành, Địa phương trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như sau: - Danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới - Huân chương lao động Hạng Nhất (2004) Hạng Nhì, Hạng ba. - 02 Huân chương Chiến Công hạng 3 (năm 1995, 2002) - 03 Cờ luân lưu Chính phủ (năm 1997, 1998, 1999). Giải Cầu vàng năm 2008 - 02 Cờ thi đua của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn (1991, 2003) - Siêu Cup Thương hiệu mạnh và Phát triển bền vững năm 2008 - Huy chương vàng và chứng nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2008. Bằng khen của BHXH Việt Nam năm 2008 - Giải thưởng cúp vàng Văn hoá Doanh nghiệp. Giải thưởng Phát triển cộng đồng - Giấy chứng nhận Giải thưởng sản phẩm Thương hiệu Việt Hội nhập WTO (2008) - Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008 và nhiều danh hiệu cao quý khác. Các tập thể cá nhân trong Công ty đã được tặng thưởng: 03 Huân chương lao động hạng 3, 01 Huân chương lao động hạng 2. Nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và nhiều danh hiệu cao quý khác. Bên cạnh đó, các tổ chức Đảng, đoàn thể cũng không ngừng củng cố và phát triển. Đảng bộ Công ty đã đạt được danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”; Công đoàn Công ty đã đạt được danh hiệu “Công đoàn Công ty vững mạnh”; Đoàn thanh niên cũng đạt được danh hiệu “Đoàn cơ sở vững mạnh” nhiều năm liền. 2.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên cao su Chư Sê 2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê có cơ cấu tổ chức quản lý điều hành gồm: Hội đồng thành viên Công ty: 03 người gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên Hội đồng. Kiểm soát viên: 03 người Ban Tổng Giám đốc gồm: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc. Bộ máy giúp việc Trong đó: Kiểm soát viên không kiêm nhiệm thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty được sắp xếp theo yêu cầu hoạt động kinh doanh, phù hợp với điều lệ của công ty. Mô hình quản lý của công ty, với chức năng nhiệm vụ ngành giao cho đơn vị, Công ty đã bố trí các phòng ban, nông trường, xí nghiệp vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy trình ISO 9001 - 2000 bằng những nhiệm vụ cụ thể hợp lý. 2.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty Ban Tổng Giám Đốc Giám đốc: thực hiện điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách kế toán tài chính, kế hoạch đầu tư, 02 Xí nghiệp, dự án chăn nuôi, đội công trình Phó giám đốc phụ trách công tác nông nghiệp: phụ trách phòng KTNN, các nông trường, đội sản xuất Iale, giải quyết công việc thay giám đốc khi giám đốc vắng trong phạm vi được ủy quyền. Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty Cao Su Chư Sê Hội đồng thành viên Ban Tổng giám đốc Kiểm soát viên Các Công ty có vốn chi phối, Công ty LD, liên kết Các Nông trường; Đội sản xuất Các phòng nghiệp vụ chức năng của Công ty Các đơn vị trực thuộc XN Cơ khí Chế biến XN Kinh doanh Tổng hợp Trung tâm y tế Trường mầm non bán công Đội công trình Dự án chăn nuôi Nguồn : Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương. Phó giám đốc phụ trách công tác dân vận: Phụ trách phòng hành chính quản trị, trung tâm y tế, trường mầm non. Phó giám đốc: Phụ trách tiền lương và các chính sách chế độ đối với người lao động. Phó giám đốc kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Chư Sê Kompong Thom. Các phòng ban trực thuộc: Tại Công ty có 9 phòng trực thuộc chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn được phân nhiệm như sau: Phòng Hành chính - Quản trị: Tiếp nhận và chuyển giao công văn đến và phát hành văn bản đi. Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị phụ vụ văn phòng. Tổ chức hội nghị, các cuộc họp, công tác khánh tiết, đón tiếp khách đến làm việc tại công ty. Ghi biên bản và thông báo kết luận của giám đốc công ty trong các cuộc họp. Điề
Tài liệu liên quan