Luận văn Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Trong những năm vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xậy dựng và phát triển đất nước là mạch máu nuôi sống cả nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội. Ngày nay khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tôt chức thương mại thế giới (WTO). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn và thử thách hết sức to lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là của các doanh nghiệp trong nước là nguồn vốn kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu đó đã đặt ra cho ngân hàng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Mặt khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế các ngân hàng thương mại trong nước còn đứng trước những khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiêm trong việc kinh doanh tiền tệ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Do đó các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đổi mới khoa học kĩ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có thể tồn tại và đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ ngày nay. Trong hoạt động của ngân hàng , lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh cũng thể hiện phần nào hiệu qur hoạt động của ngân hàng . Mặt khác, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn được thể hiện qua hiệu quả của hoạt động tín dụng nói chung trong đó tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò chủ yếu. Bởi lẻ hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng tốt hay xấu, chất lượng hiệu quả của hoạt động tín dụng như thế nào sẽ quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng, quyết định sự thành công hay thất bại trên thị trường tiền tệ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Nhân thấy được tầm quan trọng to lớn của hoạt động tín dụng trung và dài hạn cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của em là “ Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam”. Qua đó tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại ngân hàng như thế nào ?

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------˜Ë™--------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THU TRÀ NGUYỄN THỊ TÂM Mã Số SV: 4031542 Lớp: Ngoại thương khóa 29 Năm 2007 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ... 1 1.1. Sụ cần thiết của đề tài nghiên cứu................................ .............................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................ ................................ ................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ................... 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ ................................ ................................ ....... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................ ................................ ..........3 2.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN.3 2.1.2 CƠ CHẾ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ................................ .....8 2.1.3 RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN................................ .....14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ .......................... 18 2.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU................................ ............ 18 2.2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ................................ .......................... 18 CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG ................................ ................................ ...................... 20 3.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................ ....................... 20 3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................ ...21 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................ ................................ ..................... 21 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ................................ ........... 21 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm................... 22 3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Kiên Giang................................ ................................ ........................ 24 3.4.1 Thuận lợi ................................ ................................ .............................. 24 3.4.2 Khó khăn................................ ................................ .............................. 25 3.4.3 Định hướng phát triển................................ ................................ .........25 3.5 Các phương thức cho vay trung và dài hạn đang áp dụng tại chi nhánh ................................ ................................ ................................ ....................... 26 3.5.1 Phương thức cho vay từng lần ................................ ............................ 26 3.5.2 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư................................ ............. 26 3.5.3 Phương thức cho vay đồng tài trợ................................ ....................... 27 3.6 Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHCT Kiên Giang: ........................... 27 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG................................ ................................ ................................ . 28 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN ................................ ................................ ...28 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn ................................ ................................ .............. 29 4.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn ................................ .......................... 32 4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ........36 4.2.1 Doanh số cho vay ................................ ................................ ................. 36 4.2.2 Doanh số thu nợ ................................ ................................ .................. 40 4.2.3 Dư nợ................................ ................................ ................................ ....42 4.2.4 Nợ quá hạn................................ ................................ ........................... 45 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN GIANG................................ .........48 4.3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ...48 4.3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ................................ ...................... 50 4.3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KIN TẾ ................................ ................................ ...53 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN GIANG................................ ................................ ................................ . 58 5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn ........................... 5.1.1 Kết quả đạt được ................................ ................................ ................. 58 5.1.2 Những tồn tại ................................ ................................ ...................... 59 5.2 Nguyên nhân của những tồn tại ................................ ............................. 63 5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT Kiên Giang ................................ ................................ .64 5.3.1 Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn................................ ............ 64 5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá chất lượng tín dụng ................................ ................................ ................................ .............. 65 5.3.3 Thực hiện tốt quy chế cho vay ................................ ........................ 66 5.3.4 Cải thiện chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng. .............. 67 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 5.3.5 Thực hiện chính sách khách hàng................................ ...................... 69 5.3.6 Định giá, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố ................................ .......69 5.3.7 Đẩy mạnh hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm phân tán rủi ro. ...70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ...... 71 6.1 KẾT LUẬN................................ ................................ ............................. 71 6.2 KIẾN NGHỊ................................ ................................ ............................ 72 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ................................ ........................ 72 6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước ................................ ............ 73 6.2.3 Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang................. 74 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sụ cần thiết của đề tài nghiên cứu. Trong những năm vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xậy dựng và phát triển đất nước là mạch máu nuôi sống cả nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội. Ngày nay khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tôt chức thương mại thế giới (WTO). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn và thử thách hết sức to lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là của các doanh nghiệp trong nước là nguồn vốn kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu đó đã đặt ra cho ngân hàng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Mặt khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế các ngân hàng thương mại trong nước còn đứng trước những khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiêm trong việc kinh doanh tiền tệ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Do đó các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đổi mới khoa học kĩ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có thể tồn tại và đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ ngày nay. Trong hoạt động của ngân hàng , lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh cũng thể hiện phần nào hiệu qur hoạt động của ngân hàng . Mặt khác, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn được thể hiện qua hiệu quả của hoạt động tín dụng nói chung trong đó tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò chủ yếu. Bởi lẻ hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng tốt hay xấu, chất lượng hiệu quả của hoạt động tín dụng như thế nào sẽ quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng, quyết định sự thành công hay thất bại trên thị trường tiền tệ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Nhân thấy được tầm quan trọng to lớn của hoạt động tín dụng trung và dài hạn cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của em là “ Phân tích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam”. Qua đó tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại ngân hàng như thế nào ? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương Kiên Giang. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rỉu ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Từ đó thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích các chỉ, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn: + Hệ số thu nợ + Vòng quay tín dụng + Tỉ lệ nợ quá hạn Từ việc phân tích trên, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Không gian: chi nhánh NHCT Kiên Giang. 1.3.2. Thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2004. 2005, 2006 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu : hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT Kiên Giang Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng trung và dài hạn - Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng tháng trở lên nhưng tối đa bằng thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành từ vốn vay. - Ngân hàng cho vay vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. 2.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn * Thời hạn cho vay: thời hạn cho vay kéo dài và có những dự án lên đến hàng chục năm tuỳ thuộc vào thời gian xây dựng công trình, cộng nghệ sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. * Mức độ rủi ro: tín dụng trung và dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. Đó là rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn. Nguyên nhân của những rủi ro trên là cho vay trong một thời gian kéo dài nên Ngân hàng khó dự báo được những biến động của nền kinh tế, đồng thời bản thân dự án của khách hàng cũng có những thay đổi. Chính vì điều này các Ngân hàng thường muốn có sự đảm bảo chắc chắn cho khoản vay. Tài sản dùng để đảm '62ảo phải có giá trị lâu dài, không bị mất theo thời gian. * Lãi suất cho vay: lãi suất cho vay trung và dài hạn phụ thuộc vào lãi suất huy động vốn bình quân nhưng nguyên tắc của lãi suất tín dụng trung và dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn do tín dụng trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn, nguồn vốn cho vay có mức lãi suất huy động cao hơn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Lãi suất cho vay trung và dài hạn có thể là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay vốn nhưng cũng có thế áp dụng theo lãi suất thả nổi lên xuống tuỳ theo biến động của thị trường. * Phương pháp hoàn trả: do giá trị món vay lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên khoản tín dụng trung và dài hạn được hoàn trả dưới hình thức phân kỳ và mỗi kỳ trả nợ người vay chỉ trả một phần nhất định. Mỗi định kỳ trả nợ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người vay với Ngân hàng cho vay và được ghi vào hợp đồng tín dụng. Khi bên đi vay đã cam kết trả nợ theo định kỳ thì phải chấp hành đúng cam kết. 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn - Đầu tư vốn tín dụng trung và dài hạn là nhu cầu mang tính khách quan của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Ở nước ta, các ngành kinh tế quốc dân đều có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư trung và dài hạn để tạo lập cơ sở vật chất ban đầu, đổi mới công nghệ hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp nhà nước để tạo lập một nền tảng cơ sở vật chất ban đầu vững chắc và hiện đại trong khi ngân sách nhà nước không thể đầu tư đủ cho tất cả các lĩnh vực thì sự tài trợ bằng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư thay thế thiết bị đã cũ, lạc hậu, xây dựng nhà xưởng mới để mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. - Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn tích luỹ chưa đủ lớn để có thể tham gia các dự án, thì tín dụng trung và dài hạn lại có mặt để cùng tham gia hỗ trợ với doanh nghiệp trong những dự án khả thi. Với tín dụng trung và dài hạn, các doanh nghiệp khô ng còn lo lắng sẽ mất cơ hội kinh doanh chỉ vì không đủ vốn tham gia. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Việc gia tăng tín dụng trung và dài hạn sẽ góp phần đẩy mạnh việc cho vay ngắn hạn. Khi ngân hàng cho vay dài hạn để xây dựng nhà máy sản xuất thì khi xây dựng xong nếu doanh nghiệp chưa có nguồn tài trợ cho việc mua nguyên nhiên vật liệu để bắt đầu sản xuất thì ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay ngắn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm hạn để doanh nghiệp có thể đi vào sản xuất, tạo tiền đề cho việc thu nợ khoản tín dụng trung và dài hạn trước đó. - Tín dụng trung và dài hạn còn góp phần vào nền tài chính quốc gia, trước hết tín dụng trung và dài hạn góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp phải hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn, nếu vi phạm sẽ bị phạt bằng lãi suất hoặc các biện pháp chế tài khác. Chính sự ràng buộc đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như nâng cao sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, góp phần công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. - Ngoài ra, tín dụng trung và dài hạn còn giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về tài chính trong giai đoạn hiện tại để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất trong tương lai. Trường hợp này áp dụng đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm phát sinh nhu cầu duy trì những khoản nợ cũ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay dài hạn ngân hàng để thanh toán cho các trái phiếu được quyền mua lại, có lãi suất lúc phát hành cao. 2.1.1.4 Ý nghĩa của tín dụng trung và dài hạn - Tín dụng trung và dài hạn là loại đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do đó nó kích thích việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả. - Tín dụng trung và dài hạn là hình thức đầu tư mang tính linh hoạt, thông qua ngân hàng vốn đầu tư có thể thâm nhập vào nhiều ngành nghề khác nhau với những quy mô khác nhau do đó nó thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản nhất của doanh nghiệp như đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. - Tín dụng trung và dài hạn là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm và tích lũy trong xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác triệt để các nguồn lực tiềm năng của nền kinh tế như lao động, tài nguyên, đất đai... để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và xã hội. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 2.1.1.5 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn a/ Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay theo dự án đầu tư là hình thức cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, theo đó đối tượng cho vay là chi phí để thực hiện các dự án đầu tư (hoặc phương án đầu tư) phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống. Hình thức đảm bảo tiền vay này là tài sản hình thành từ vốn vay nên sau khi hoàn thành công trình khách hàng sẽ giao cho ngân hàng biên bản chứng nhận sở hữu công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc ngân hàng cho vay bằng tín chấp. Phương thức này hiện được Chi nhánh áp dụng cho vay rộng rãi vì nó đáp ứng được nhu vốn đầu tư lớn và thời hạn vay dài của khách hàng. b/ Cho vay trả góp Khách hàng vay có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn, ổn định. Sau khi thẩm định quyết định cho vay, ngân hàng cho vay và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay và ký hợp đồng tín dụng . Hợp đồng tín dụng ghi rõ : các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc và lãi. c/ Cho vay hợp vốn Đây là hình thức cho vay tài trợ cho việc xây dựng tài sản cố định có giá trị lớn, thời hạn dài mà dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai như: xây dựng bến cảng, nhà ga, công trình thuỷ điện…trong đó một nhóm các tổ chức tài chính liên kết tập hợp vốn để cho khách hàng vay, do món vay lớn vượt quá khả năng cho phép có thể đáp ứng của Ngân hàng vì vậy cần có sự hợp vốn, đồng tài trợ. Cho vay hợp vốn còn được áp dụng trong trường hợp một ngân hàng có đủ khả năng cho vay nhưng không quyết định cho vay do chứa đựng nhiều rủi ro đòi hỏi phải có sự hợp vốn đồng tài trợ của nhiều ngân hàng để nhằm chia sẻ rủi ro. Cho vay hợp vốn thường được thể hiện qua hai hình thức: - Cho vay hợp vốn trực tiếp: Trong hình thức này nhiều Ngân hàng tham gia cho vay đối với một khách hàng vay. Song mỗi Ngân hàng có một hợp đồng cho vay riêng đối với khoản tiền mà Ngân hàng đó đã cấp cho người vay. Các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm Ngân hàng cùng tham gia không chịu trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng không cung ứng đầy đủ và đúng hạn số tiền mà mình đã cam kết cho khách hàng vay và trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì tự Ngân hàng đứng ra giải quyết. - Cho vay hợp vốn gián tiếp: Đối với cho vay hợp vốn gián tiếp nhiều Ngân hàng cho vay một khách hàng nhưng chỉ có một hợp đồng cho vay được ký kết với khách hàng và các thành viên tham gia đều chịu trách nhiệm ràng buộc pháp lý lẫn nhau. d/ Cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là công ty
Tài liệu liên quan