Luận văn Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu. Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc của thị trường, chưa kích thích được tính chủđộng sáng tạo của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tếđược vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ban hành các chếđộ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủđộng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Nhiệm vụ chính yếu của Tổng công ty là sản xuất thép, lưu thông sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước, nhập khẩu một số sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được, cân đối cung và cầu các mặt hàng sản phẩm thép cho nền kinh tế. Từ khi được sắp xếp lại, nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung vào một đầu mối quản lý, mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài vàtrong nước, Tổng công ty đã từng bước ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm thép cho nền kinh tế, làm ăn có lãi. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Thép Việt Nam, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”. Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua, trên cơ sởđịnh hướng của Tổng công ty, Luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị với Nhà nước và với Tổng công ty Thép Việt Nam nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong năm 2000 và những năm tiếp theo.

doc83 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜINÓIĐẦU Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu. Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc của thị trường, chưa kích thích được tính chủđộng sáng tạo của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tếđược vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ban hành các chếđộ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủđộng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Nhiệm vụ chính yếu của Tổng công ty là sản xuất thép, lưu thông sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước, nhập khẩu một số sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được, cân đối cung và cầu các mặt hàng sản phẩm thép cho nền kinh tế. Từ khi được sắp xếp lại, nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung vào một đầu mối quản lý, mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài vàtrong nước, Tổng công ty đã từng bước ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm thép cho nền kinh tế, làm ăn có lãi. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Thép Việt Nam, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”. Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua, trên cơ sởđịnh hướng của Tổng công ty, Luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị với Nhà nước và với Tổng công ty Thép Việt Nam nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong năm 2000 và những năm tiếp theo. Để thực hiện Luận văn tốt nghiệp, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, và diễn dịch để hệ thống lại số liệu, các chỉ tiêu đánh giá của Tổng công ty nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, đề cập trong Luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2001 Phạm Thị Hải Chương I TỔNGQUANVỀLỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆPTRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG LỢINHUẬNVÀÝNGHĨACỦALỢINHUẬNĐỐIVỚIHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận và phát triển. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu. Dựa vào hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được chia thành: Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước: Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao cho. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần): là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần góp của mình. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhàđầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do nhàđầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. b - Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của người lao động, tích luỹđểđẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tếđất nước phát triển. Để sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ yếu giải quyết các vấn đề ssau đây: Chiến lược đầu tư: Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh; Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp; Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính đểđảm bảo trạng thái cân bằng tài chính. Quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn đểđưa ra các quyết định thu chi cho phù hợp. Các hoạt động trên nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất, sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng và phát triển. c- Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước hiện nay Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chiếm địa vị thống trị trên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong điều kiện được bao cấp của Nhà nước như: Mua vật tư theo giá hạ; Được cấp vốn, trang bị máy móc thiết bị và vay vốn theo lãi suất thấp; Được trả lương không đầy đủ cho người lao động, phần còn lại được Nhà nước bao cấp ngoài lương; Được bao tiêu sản phẩm… Do vậy, trên sổ sách lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước có thể có hoặc có thể rất lớn. Nhưng nếu tính đủ chi phí như tính đủ nguyên giá tài sản cốđịnh và khấu hao tài sản đủ tỷ lệ quy định; Tính đủ giá nguyên vật liệu, động lực, ngoại tệ nhập khẩu; Tính đủ tiền lương không bao cấp bằng hiện vật bằng bù lỗ bên ngoài của Ngân sách Nhà nước thì thực chất đó là lãi giả, lỗ thật. Ngược lại, cũng có trường hợp đơn vịđược Nhà nước bù lỗ, song trên thực tế thì có lãi vì việc bù lỗ không căn cứ vào hoạt động xác thực của doanh nghiệp mà căn cứ vào định mức được duyệt. Thực hiện đường lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu qủa. Doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Nhà nước, phải giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới kinh tếđất nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ cuối năm 1994 Nhà nước tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức, sắp xếp lại theo quy mô lớn trên cơ sở tập trung để tạo tiền đề tích tụ trong hoạt động kinh doanh. Thủ tướng Chính phủđã thành lập 17 Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh lớn theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 91) và uỷ quyền cho các Bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập 76 Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 90). Các Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 được thành lập đã nắm trọn các ngành kinh tế kỹ thuật trọng yếu của quốc gia như: hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, xi măng, sắt thép, xăng dầu, than, điện…Sau khi được sắp xếp lại, hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên đối với những Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, Nhà nước xét thấy thực sự không cần phải giữ lại thì thực hiện cổ phần hoá, bán đấu giá, khoán, cho thuê hoặc giải thể. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận Lợi nhuận Các quan điểm về lợi nhuận : Từ trước tới nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Ta có thể thấy được điều này qua các quan điểm về lợi nhuận sau : + Lợi nhuận của doanh nghiệp: là khoản chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với chi phíđã bỏ ra đểđạt được thu nhập đó. Việc tính toán thu nhập hay chi phíđã chi ra là theo giá cả của thị trường mà giá cả thị trường do quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ quyết định. + Lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu qủa kinh tế các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. + Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ trừđi toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí về tiền thuê lao động, tiền lương, tiền thuê nhà cửa, tiền mua vật tư ... ) thuế hàng hoá và các thứ thuế khác hầu như còn lại được gọi là lợi nhuận. Có thể biểu diễn qua biểu sau : Biểu 1 : Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận. Doanh thu bán hàng và dịch vụ Lãi gộp Chi phí biến đổi Chi phí cốđịnh Lợi nhuận trước thuế Tổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuận thuần túy b- Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp : Trong doanh nghiệp, có nhiều loại hình lợi nhuận khác nhau, ta có thể khái quát thành các loại lợi nhuận sau : + Lợi nhuận trước thuế. + Lợi nhuận sau thuế. 1.1.2.2- Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp : Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú vàđa dạng, do đó lợi nhuận đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thứ nhất: Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu về tiêu thụ và chi phí của khối lượng sản phẩm hàng hoá lao vụ thuộc các hoạt động sản xuất kinh doanh chính phụ của doanh nghiệp. Thứ hai: Lợi nhuận của các hoạt động liên doanh liên kết là số chênh lệch giữa thu nhập phân chia từ kết qủa hoạt động liên doanh liên kết với chi phí của doanh nghiệp đã chi ra để tham gia liên doanh. Thứ ba: Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ tài chính là chênh lệch giữa các khoản thu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư: Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả của hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế trên. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thìđiều quyết định là doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận. Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đểđánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận làđiều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu qủa của qúa trình kinh doanh, của tất cả các mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh ấy, nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh, của hoạt động kinh doanh. Công việc kinh doanh tốt sẽđem lại lợi nhuận nhiều từđó lợi nhuận cókhả năng tiếp tục quá trình kinh doanh có chất lượng và hiệu quả hơn. Trong trường hợp ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nếu kéo dài có thể dẫn đến phá sản. 1.2- PHƯƠNGPHÁPXÁCĐỊNHLỢINHUẬNVÀPHÂNPHỐILỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆP 1.2.1- Các phương pháp xác định lợi nhuận của Doanh nghiệp Như ta đã biết lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và chi phíđã chi ra đểđạt được kết quảđó. Ta có thể xác định được lợi nhuận theo công thức sau: Tổng lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Hay : Tổng lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Chi phí cốđịnh + Chi phí biến đổi - Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được về bán hàng hoá và dịch vụ. - Chi phí cốđịnh: là những khoản chi phí không thay đổi theo khối lượng công việc hoàn thành, không thay đổi khi sản lượng thay đổi như khấu hao tài sản cốđịnh, tiền thuêđất, máy móc thiết bị, phương tiện kinh doanh, tiền lương, bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên (lao động gián tiếp trong doanh nghiệp ). - Chi phí biến đổi: là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với sự tăng hoặc giảm của sản lượng như tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí biến đổi nói chung tỷ lệ với khối lượng hàng hoá sản xuất hay mua vào để bán. Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí biến đổi Các khoản thuế phải nộp bao gồm : - Thuế doanh thu = Tổng doanh thu x tỷ lệ thuế doanh thu phải nộp - Thuế tài nguyên (nếu có) = Giá thành khối lượng sản phẩm x Tỷ lệ thuế tài nguyên phải nộp - Thuế xuất nhập khẩu (nếu có) = Doanh thu xuất nhập khẩu x Tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu - Thuế vốn = Vốn sản xuất do ngân sách nhà nước cấp x Tỷ lệ thuế vốn phải nộp Ngoài ra doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác không mang tính chất tiêu thụ hàng hoá. Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác = Tổng thu nhập - Tổng chi phí bỏ ra Như vậy ta có thể xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác Khi đã tính toán được tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp ta còn phải xác định số thuế lợi tức doanh nghiệp phải nộp. Thuế lợi tức phải nộp = Tổng số lợi nhuận x Tỷ lệ thuế lợi tức phải nộp Số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừđi thuế lợi tức được gọi là lợi nhuận thuần túy của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết: Toàn bộ doanh thu, giá thành toàn bộ và thuếđều được xác định dựa trên cơ sở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán đơn vị, giá thành đơn vị và mức thuếđơn vị sản phẩm tiêu thụ. Do đó tổng lợi nhuận tiêu thụ còn có thểđược tính theo công thức sau : n m m i=l i=l i=l åln = [ å (Qi x Gi ) - ( å Zi + åTi )] åln : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Qi : Sản lượng hàng hoá tiêu thụ Gi : Giá bán hàng hoá loại i Zi : Giá thành hàng hoá loại i Ti : Thuế hàng hoá loại i tiêu thụ n : Số loại hàng hoá m : Số loại thuế Qua công thức xác định lợi nhuận trên ta có thể thấy rõđược sựảnh hưởng của từng nhân tố sản lượng tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng, giá thành sản phẩm và các loại thuếđến tổng số lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Ta có thể xét sựảnh hưởng của các nhân tố trên qua việc phân tích dưới đây: a- Nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ: Trong trường hợp các nhân tố khác không biến động (nhân tố về giá cả, giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ, thuế ...) thì sản lượng tiêu thụ tăng giảm bao nhiêu lần tổng số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu. Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doan nói chung và quản lý tiêu thụ nói riêng. Việc tăng sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu chuẩn bị tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. b- Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc xác định chính sách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp. Mỗi loại mặt hàng có tỷ trọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lãi cao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc dù tổng sản lượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể vẫn tăng. Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thị trường. Vềý muốn chủ quan thì doanh nghiệp nào cũng muốn tiêu thụ nhiều những mặt hàng mang lại lợi nhuạan cao song ý muốn đó phải đặt trong mối quan hệ cung cầu trên thị trường và những nhân tố khách quan tác động. c- Nhân tố giá bán sản phẩm: Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trong trường hợp này giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ. Từ phân tích trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc thay đổi giá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh ... đây là tác động của yếu tố khách quan. d- Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như sản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. e- Nhân tố thuế nộp ngân sách: Ảnh hưởng của thuếđối với lợi nhuận là không theo cùng một tỷ lệ. Việc tăng giảm thuế là do yếu tố khách quan quyết định (chính sách, luật định của nhà nước). Với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụđóng thuếđầy đủ cho nhà nước. 1.2.2- Chếđộ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp : Lợi nhuận tạo ra s
Tài liệu liên quan