Tính đến thời điểm này, qua hơn hai năm Việt Nam gia nhập tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), chúng ta cũng đã đạt được một số kết quả lạc quan. Mặc dù
thực tế đất nước đang đứng trước tình hình lạm pháttăng cao hơn so với những
năm trước. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế mà bắt nguồn từ khủng hoảng
tín dụng tại Mỹ đã gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế. Dẫn đến, tỷ lệ
lạm phát năm 2008 tăng cao nhanh chóng, tình hình xuất nhập khẩu gặp khó
khăn nếu không có những giải pháp của Nhà nước về nguồn vốn. Tuy nhiên
chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khágóp phần phát triển kinh tế
đất nước và đưa Việt Nam tiến xa hơn trong con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những khó khăn trước mắt, Nhà nước phải ưu tiênkiềm chế lạm phát.
Đồng thời, đối với ngân hàng trung ương, hoạt động thanh toán qua tài khoản thẻ
là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lưu
thông chính là một trong những giải pháp hữu hiệu trong kiềm chế lạm phát và
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội.Bên cạnh đó, hoạt động thanh
toán qua thẻ thanh toán, ngân hàng càng phải chú trọng vì đây là kênh thanh toán
đem lại các khoản thu phí dịch vụ rất lớn tại các ngân hàng thương mại và đây là
lĩnh vực hoạt động còn chứa đầy tiềm năng. Nhất là khi ở nước ta, vẫn còn hơn
90% các hoạt động thanh toán là bằng tiền mặt. Do đó, dịch vụ thanh toán thẻ
luôn có một vị trí quan trọng trong định hướng pháttriển kinh doanh của các
ngân hàng. Bằng chứng là những năm qua, các sản phẩm thẻ thanh toán tại các
ngân hàng lần lượt ra đời. Với những tính năng càngvượt trội, mẫu mã đẹp, tính
bảo mật và độ an toàn càng cao đã ngày một đáp ứng nhu cầu của đa số khách
hàng, đưa lĩnh vực kinh doanh thẻ thanh toán qua ngân hàng và thói quen thanh
toán không dùng tiền mặt ở nước ta lên một tầm cao mới.
Được sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới từ năm 2003Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chính thức triển khai dự án “Hiện
Đại Hoá Ngân Hàng” đến tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng.
Nhằm mục đích ứng dụng công nghệ đem lại nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 1 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
hàng. Chính vì lý do đó, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp càng có đủ cơ sở để xác
định thanh toán qua tài khoản thẻ là nhiệm vụ trọngtâm cho sự phát triển kinh
doanh của toàn hệ thống.
Vì vậy, việc đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động thanh toán qua thẻ thanh toán
sẽ giúp ngân hàng xây dựng được các chính sách và giải pháp thích hợp để thực hiện
các mục tiêu kinh tế đã đề ra là việc làm rất cần thiết. Chính vì lý do trên em quyết
định chọn đề tài “Phân tích thực trạng của dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thànhphố Cần Thơ”làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng của dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thànhphố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------ ------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán qua thẻ
tại NHNN & PTNT chi nhánh Cần Thơ
Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGÔ MỸ TÂM
Sinh viên thực hiện:
Trương Thị Thu Liên
MSSV: 4053763
Lớp: Tài chính – Ngân hàng 1
Khoá 31
Cần Thơ - 2009
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Tính đến thời điểm này, qua hơn hai năm Việt Nam gia nhập tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), chúng ta cũng đã đạt được một số kết quả lạc quan. Mặc dù
thực tế đất nước đang đứng trước tình hình lạm phát tăng cao hơn so với những
năm trước. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế mà bắt nguồn từ khủng hoảng
tín dụng tại Mỹ đã gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế. Dẫn đến, tỷ lệ
lạm phát năm 2008 tăng cao nhanh chóng, tình hình xuất nhập khẩu gặp khó
khăn nếu không có những giải pháp của Nhà nước về nguồn vốn... Tuy nhiên
chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá góp phần phát triển kinh tế
đất nước và đưa Việt Nam tiến xa hơn trong con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những khó khăn trước mắt, Nhà nước phải ưu tiên kiềm chế lạm phát.
Đồng thời, đối với ngân hàng trung ương, hoạt động thanh toán qua tài khoản thẻ
là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lưu
thông chính là một trong những giải pháp hữu hiệu trong kiềm chế lạm phát và
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động thanh
toán qua thẻ thanh toán, ngân hàng càng phải chú trọng vì đây là kênh thanh toán
đem lại các khoản thu phí dịch vụ rất lớn tại các ngân hàng thương mại và đây là
lĩnh vực hoạt động còn chứa đầy tiềm năng. Nhất là khi ở nước ta, vẫn còn hơn
90% các hoạt động thanh toán là bằng tiền mặt. Do đó, dịch vụ thanh toán thẻ
luôn có một vị trí quan trọng trong định hướng phát triển kinh doanh của các
ngân hàng. Bằng chứng là những năm qua, các sản phẩm thẻ thanh toán tại các
ngân hàng lần lượt ra đời. Với những tính năng càng vượt trội, mẫu mã đẹp, tính
bảo mật và độ an toàn càng cao…đã ngày một đáp ứng nhu cầu của đa số khách
hàng, đưa lĩnh vực kinh doanh thẻ thanh toán qua ngân hàng và thói quen thanh
toán không dùng tiền mặt ở nước ta lên một tầm cao mới.
Được sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới từ năm 2003 Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chính thức triển khai dự án “Hiện
Đại Hoá Ngân Hàng” đến tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng.
Nhằm mục đích ứng dụng công nghệ đem lại nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 1 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
hàng. Chính vì lý do đó, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp càng có đủ cơ sở để xác
định thanh toán qua tài khoản thẻ là nhiệm vụ trọng tâm cho sự phát triển kinh
doanh của toàn hệ thống.
Vì vậy, việc đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động thanh toán qua thẻ thanh toán
sẽ giúp ngân hàng xây dựng được các chính sách và giải pháp thích hợp để thực hiện
các mục tiêu kinh tế đã đề ra là việc làm rất cần thiết. Chính vì lý do trên em quyết
định chọn đề tài “Phân tích thực trạng của dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng qua 3 năm
2006-2008. Đồng thời, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ này của
ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động thẻ cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài này bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
- Giới thiệu và phân tích khái quát về tình hình hoạt động 2006 - 2008 của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chi nhánh tại thành phố Cần
Thơ .
- Phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng trong
3 năm từ 2006 - 2008.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại
ngân hàng trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán qua thẻ tại chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động thanh toán thẻ mà không tập trung
nghiên cứu về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng như huy động vốn,
cho vay, kinh doanh ngoại tệ…
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 2 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu cũng là thời gian thực tập tại đơn vị là từ
02/02 đến 25/04/2009.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng dùng trong nghiên cứu là nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 3 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về thẻ thanh toán
2.1.1.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán ngân hàng phát hành và khách hàng
được ngân hàng bán lại để khách hàng sử dụng thanh toán trực tiếp tiền hàng hóa,
dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán
hay các máy rút tiền tự động.
2.1.1.2 Các loại thẻ thanh toán
Hiện nay trên thị trường thanh toán trong nước có các loại thẻ sau:
Thẻ ghi nợ:
Đối với loại thẻ này người sử dụng thẻ không phải ký gửi tiền vào tài khoản
ngân hàng nhằm đảm bảo thanh toán thẻ. Hạn mức của thẻ ghi nợ là số dư trên
tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa
do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Thông thường ngân hàng căn cứ vào số dư
tiền gửi bình quân của khách hàng trên tài khoản để xác định hạn mức tối đa của
thẻ ghi nợ.
Đối tượng khách hàng được ngân hàng áp dụng cho loại thẻ này là những
khách hàng quan hệ giao dịch như vay vốn và gửi tiền thường xuyên tại ngân hàng
và được ngân hàng tín nhiệm ở một mức độ nhất định.
Thẻ ký gửi:
Đây là loại thẻ được áp dụng cho tất cả các khách hàng có tiền ký quỹ vào tài
khoản. số tiền hạn mức của thẻ chính là số tiền mà khách hàng ký gửi vào tài khoản
để sử dụng cho thẻ của mình. Như vậy đối với loại thẻ này khách hàng có thể ký gửi
tiền mặt hoặc trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản ký quỹ để sử
dụng thẻ.
Thẻ tín dụng:
Thẻ tín dụng là loại thẻ mà ngân hàng cho khách hàng vay tiền để sử dụng
trên tài khoản thẻ. Như vậy đối với loại thẻ này khách hàng đủ điều kiện vay vốn
tại ngân hàng sẽ được khách hàng xem xét cho vay và cấp thẻ cho khách hàng.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 4 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
Đối với loại thẻ này hạn mức của thẻ cũng chính là hạn mức tín dụng mà ngân hàng
cho khách hàng vay. Khi khách hàng sử dụng đến hết hạn hoặc hết hạn mức của thẻ thì
khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng và làm hồ sơ vay mới nếu
khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tiếp tục.
2.1.1.3 Các bên tham gia thanh toán thẻ
* Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng tạo ra thẻ nhựa và bán thẻ cho
khách hàng để khách hàng sử dụng. Ngân hàng phát hành thẻ phải chịu trách
nhiệm thanh toán số tiền do người chủ thẻ thực hiện chi trả khi mua hàng hóa dịch
vụ. ngân hàng phát hành thẻ được quyền thu phí phát hành thẻ và phí dịch vụ thanh
toán.
* Người sử dụng thẻ: là người có nhu cầu sử dụng thẻ, liên hệ trực tiếp với ngân
hàng phát hành thẻ để mua thẻ. Người sử dụng thẻ được quyền dùng thẻ để rút tiền
mặt tại các máy rút tiền hoặc dùng để thanh toán tiền trực tiếp với các quầy bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
* Người tiếp nhận thanh toán thẻ: là các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
người sử dụng thẻ. Ngày nay nhiều nơi có thể tiếp nhận thẻ thanh toán của khách
hàng như các nhà hàng, khách sạn, siêu thị cửa hàng bách hóa…
* Ngân hàng đại lý thanh toán: là các chi nhánh ngân hàng được ngân hàng phát
hành thẻ lưa chọn và chỉ định là ngân hàng đại lý cho mình trong việc thanh toán thẻ
cho các cơ sở tiếp nhận thẻ và chủ thẻ. Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm
thanh toán cho người tiếp nhận thẻ bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ.
2.1.1.4 Quy trình thanh toán thẻ
(3)
Người sử dụng thẻ
(1) (2)
Ngân hàng phát
hành thẻ
Người tiếp nhận thẻ
(4)
(5) (6)
(7)
Ngân hàng đại lý thẻ
(8)
Hình 1. Qui trình thanh toán thẻ qua Ngân hàng
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 5 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
Giải thích quy trình:
(1) Khách hàng làm giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán gửi giấy ngân hàng.
(2) Ngân hàng đồng ý, Ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho
khách hàng sử dụng và hướng dẩn khách hàng cách thức sử dụng thẻ khi thanh
toán.
(3) Chủ thẻ xuất trình thẻ cho ngường tiếp nhận khi mua hàng hóa dịch vụ.
người tiếp nhận thẻ đưa vào máy thanh toán thẻ, máy tự động in số tiền thanh toán
và in biên lai thanh toán (3 liên).
(4) Người tiếp nhận thẻ trả lại thẻ đưa biên lai thanh toán cho chủ thẻ
(5) Người tiếp nhận thẻ lập bản kê biên lai thanh toán và nộp vào Ngân hàng đại
lý thanh toán.
(6) Khi Ngân hàng đại lý nhận được biên lai thanh toán kèm theo bản kê biên
lai thanh toán, Ngân hàng đại lý phải có trách nhiệm thanh toán ngay cho người tiếp
nhận thẻ thanh toán.
(7) Ngân hàng đại lý thẻ chuyển hóa đơn và chứng từ thanh toán để yêu cầu
Ngân hàng phát hành thanh toán tiền lãi.
(8) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán tiền cho Ngân hàng đại lý.
2.1.1.5 Ý nghĩa của việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
* Phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tạo điều kiện cho ngân hàng huy động
được nguồn vốn, bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng có thể xử lý nguồn
vốn thanh toán này để phục vụ cho vay và đầu tư.
* Việc phát hành và sử dụng thẻ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng ngân hàng
phát triển hơn. Khả năng cho vay bằng cách phát hành thẻ là rất lớn. việc cho vay
qua việc phát hành và sử dụng thẻ ít rủi ro.
* Thanh toán bằng thẻ rất an toàn, chính xác và tiết kiệm nhiều thời gian qua
đó tạo lập lại niềm tin của người dân vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hình
thức thanh toán này giúp hệ thống ngân hàng kiểm soát được các giao dịch thanh toán
của dân cư của cả nền kinh tế, là tiền đề cho việc kiểm soát tổng thanh toán trong lưu
thông.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 6 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
* Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành và thanh toán thẻ
thanh toán trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho giao thương quốc tế thuận lợi
hơn.
2.1.2 Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp
2.1.2.1 Các loại dịch vụ thanh toán thẻ
- Rút tiền Việt Nam đồng (VND) từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VND
hoặc ngoại tệ tại bất cứ máy rút tiền tự động nào của Agribank và ngân hàng thành
viên Banknetvn mọi lúc, mọi nơi.
- Chuyển khoản .
- Thanh toán hóa đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (điện, nước, Internet, điện
thoại…) tại máy rút tiền tự động.
- Thông tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch . -
Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).
- Được chi nhánh Agribank cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư.
- Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
- Bảo mật thông tin khách hàng.
- Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước. -
Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2.1.2.2 Các khái niệm liên quan đến thẻ thanh toán
- Hạn mức tín dụng: là hạn mức được cho vay tối đa của Ngân hàng đối với một
khách hàng.
Mỗi chủ thẻ được Ngân hàng Nông Nghiệp cấp một hạn mức tín dụng nhất định.
Hạn mức tín dụng được qui dịnh như sau:
+ Hạng thẻ chuẩn: tối đa đến 50.000.000 VND
+ Hạng thẻ vàng: Từ trên 50.000.000 đến 100.000.000 VND
+ Hạng thẻ bạch kim: Từ trên 100.000.000 VND đến 200.000.000 VND
Hạn mức tín dụng tối đa này do Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp
Việt Nam qui định trong từng thời kỳ. Hạn mức tín dụng cụ thể do Giám Đốc chi
nhánh phát hành quyết định nhưng không được vượt quá mức tối đa qui định.
- Hạn mức thấu chi: tuỳ theo nhu cầu và khả năng thanh toán của khách
hàng Ngân Hàng có thể quyết định cấp hạn mức thấu chi cho từng khách hàng.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 7 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
Hạn mức thấu chi từ 1.000.000 đồng đến tối đa 30.000.000 đồng, thời hạn áp dụng
cho từng từng kỳ là 01 năm.
- Hạn mức ứng tiền mặt: là tổng số tiền mặt tối đa chủ thẻ được phép ứng tại các
điểm ứng tiền mặt trong một kỳ sao kê. Hạn mức ứng tiền mặt tối đa bằng một nửa
hạn mức tín dụng được cấp.
- Hạn mức thanh toán hàng hoá là phần còn lại của hạn mức tín dụng được cấp
sau khi trừ đi hạn mức ứng tiền mặt đã sử dụng.
- Nguyên tắc tín dụng thẻ: nguyên tắc tín dụng thẻ quốc tế VISA-MASTER là loại
tín dụng tuần hoàn. Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư nợ cuối kỳ. Sau khi
chủ thẻ trả một phần hoặc toàn bộ dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng sẽ được hệ thống
tự động lặp lại.
Dư nợ cuối kỳ: Bao gồm các khoản chi tiêu cùng các khoản lãi và phí phát
sinh chưa thanh toán của chủ thẻ.
Dư Nợ cuối kỳ (A) = Dư nợ đầu kỳ (B1)+ Phát sinh nợ trong kỳ(B2) - Phát sinh có
trong kỳ(C) + Các loại lãi phí trong kỳ (D)
Với: B = B1 + B2
D = D1 + D2
Trong đó:
B1 là phát sinh nợ trong hạn mức tín dụng
B2 Là phát sinh nợ vượt hạn mức tín dụng
D1 Là các loại lãi phí phát sinh trong hạn mức tín dụng D2
Là Phí và lãi vượt hạn mức tín dụng.
- Số tiền thanh toán tối thiểu: vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ phải trả
Ngân hàng Nông Nghiệp một khoản tiền ít nhất bằng số tiền thanh toán tối thiểu. Số
tiền thanh toán tối thiểu được tính theo công thức sau:
Số Tiền Thanh Toán Tối Thiểu = [Tỷ lệ tuần hoàn x ( A + B1 - C + D1 ) + B1 +
D2 ].
- Chuẩn EMV:
EMV là viết tắt của tổ chức Europay, Mastercard và Visa.
Thẻ thông minh chuẩn EMV là loại thẻ nhựa có kích cỡ giống như thẻ tín
dụng được gắn với bộ vi mạch chủ. Thẻ thông minh không chỉ cung cấp khả
năng lưu trữ thông tin mà còn khả năng vi tính hoá chức năng xử lý. Đối với
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 8 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
chức năng lưu giữ thông tin, dữ liệu của thẻ thông minh được mã hoá vào chip tạo
khả năng chống lại sự tấn công mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố trợ giúp bên
ngoài. Nhìn chung, thẻ thông minh có nhiều tính năng hơn; đảm bảo tính bảo mật
và tính chân thực cao hơn.
Chip gắn trong thẻ có những không gian cho nhiều ứng dụng khác nhau. Một
thẻ chip có thể sử dụng như là một thẻ ngân hàng, một chứng minh thư, thẻ tín dụng
hay lưu trữ các thông tin khác như: y tế, bảo hiểm xã hội, thông tin về cá nhân... Trên
dải rộng của thẻ từ chỉ có 2 đến 3 rãnh từ, ngoài thông tin để phục vụ cho việc rút
tiền, về tài khoản của khách hàng thì không thể ghi thêm thông tin nào khác trên thẻ
từ. Như vậy, xét về mặt không gian thì thẻ từ chật chội hơn rất nhiều so với thẻ chip.
Khi các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển thì thẻ từ sẽ khó đáp ứng được các
nhu cầu mới.
2.1.2.3 Lãi và phí, cách thu nợ trong thanh toán thẻ
a/ Phương pháp tính lãi
Lãi suất cho vay thẻ tín dụng áp dụng theo lãi suất cho vay thống nhất của Ngân
hàng trong từng thời kỳ. Cách tính lãi và ưu đãi lãi suất được áp dụng cụ thể với các
loại giao dịch sau đây:
Giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ: Đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ trả
toàn bộ dư nợ cuối kỳ thì được Ngân hàng Nông nghiệp miễn lãi trong kỳ cho chủ thẻ.
Trong trường hợp chủ thẻ không thanh toán một phần dư nợ cuối kỳ, chi nhánh thực
hiện tính lãi đối với các giao dịch hàng hóa dịch vụ chưa được thanh toán kể từ ngày
giao dịch cập nhật vào hệ thống. Khoản lãi này được thể hiện trên sao kê ngay kỳ
tiếp theo.
Giao dịch ứng tiền mặt: Khi thực hiện giao ứng tiền mặt, chủ thẻ phải trả phí
ứng tiền mặt và lãi cho vay ngay từ ngày phát sinh giao dịch. Đến hạn thanh toán, nếu
chủ thẻ trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ, Ngân hàng sẽ miễn lãi từ ngày sao kê đến ngày chủ
thẻ trả nợ. Trường hợp chủ thẻ không trả hoặc chỉ trả một phần dư nợ cuối kỳ, Ngân
hàng sẽ tiếp tục tính lãi trên số tiền chưa thanh toán kể từ ngày sao kê. Khoản lãi này
thể hiện trên sao kê kỳ tiếp theo.
Lãi suất quá hạn: Mức lãi suất quá hạn giao Giám đốc Sở giao dịch, Chi
nhánh cấp I ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong
thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng sử dụng thẻ tín
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 9 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng Giám
đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
b/ Các loại phí của thẻ thanh toán
- Phí phát hành thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng ký phát hành thẻ bao
gồm: phí phát hành lần đầu, phí phát hành lại thẻ.
- Phí thay đổi hạng thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng ký thay đổi hạng
thẻ.
- Phí thường niên: là khoản phí chủ thẻ phải trả hàng năm để duy trì việc sử dụng
thẻ.
- Phí ứng tiền mặt: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện các giao dịch ứng
tiền mặt tại ATM hoặc các điểm ứng tiền mặt khác.
- Phí thay đổi hạng mức tín dụng thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng
ký thay đổi hạn mức tín dụng thẻ.
- Phí chậm trả: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi không thanh toán hoặc
thanh toán không đủ số tiền thanh toán tối thiểu vào ngày đến hạn.
- Phí cấp lại mã PIN: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị cấp lại mả số
PIN.
- Phí thu hồi thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả trong truờng hợp thẻ bị ATM nuốt
do lỗi của chủ thẻ (như nhập sai số PIN quá 03 lần… )
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ phải trả cho Ngân hàng các
loại phí sau đây:
- Phí phát hành thẻ.
- Phí thường niên.
- Phí ứng tiền mặt = Số tiền mặt thực rút x Tỷ lệ phí.
- Phí thay đổi hạn thẻ: Trường hợp chủ thẻ yêu cầu Ngân hàng thay đổi hạng thẻ,
chủ thẻ phải trả phí thay đổi hạng thẻ.
- Phí thay đổi hạn mức tín dụng thẻ: Trong quá trình sử dụng thẻ, trường hợp
chủ thẻ đề nghị Ngân hàng tăng hoặc giảm hạn tín dụng, chủ thẻ phải trả phí thay đổi
hạn mức tín dụng.
- Phí chậm trả: được tính trên số tiền chậm trả theo công thức sau:
Phí chậm trả = Số tiền thanh toán tối thiểu (phần dư thanh toán) x Tỷ lệ phí
chậm trả
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 10 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
- Các loại phí khác:
+ Phí khiếu nại.
+ Phí đề nghị ngân hàng cấp lại sao kê. +
Phí vượt hạn mức.
- Biểu phí cụ thể do Ngân hàng qui định và thông báo áp dụng trong từng thời
kỳ đến tất cả các khách hàng sử dụng thẻ .
c/ Cách thu nợ
Hàng tháng, chi nhánh thực hiện in và gửi sao kê chi tiết các giao dịch trong kỳ
của chủ thẻ cùng các khoản chi phí và lãi phát sinh cho chủ thẻ trước ngày đến hạn
thanh toán 15 ngày. Chi nhánh chịu trách nhiệm thu nợ đối với chủ thẻ theo chế độ
tín dụng hiện hành.
- Dư nợ của thẻ tín dụng quốc tế VISA-MASTER được thanh toán hàng tháng
căn cứ vào sao kê. Cuối mỗi kỳ sao kê, chủ thẻ phải trả nợ Ngân hàng ít nhất bằng số
tiền thanh toán tối thiểu