Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ

Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích tích cực trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

doc60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích tích cực trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng, năng động và phát triển. Để làm được điều đó Nhà nước phải đầu tư rất nhiều.Trong những năm qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, nền kinh tế nông ngiệp có những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được nâng cao. Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong việc đầu tư cho bà con nông dân thiếu vốn sản xuất nhằm hỗ trợ tín dụng, đưa nền nông nghiệp phát triển theo con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông nghiệp Nông thôn. Cùng với các Ngân hàng nông nghiệp trên cả nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ cũng góp phần rất lớn vào quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn (công nghiệp..) trong tỉnh nhà nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần… Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng lại có hạn nhưng nhu cầu vốn của nền kinh tế thì rất lớn. Điều quan trọng là làm sao để nguồn vốn của Ngân hàng đến tận tay người sản xuất một cách kịp thời và đầy đủ, sử dụng đúng mục đích phát triển sản xuất, luôn áp dụng và cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn (công nghiệp…) từng bước nâng cao mức sống của từng người dân, hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế… Từ đó thấy được, tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước nhà. Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ” để làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu tổng quát  Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Long Hồ. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nói trên đề tài sẽ đi vào phân tích các mục tiêu cụ thể sau: -Phân tích tình hình huy động vốn. -Phân tích doanh số cho vay qua 3 năm. -Phân tích doanh số thu nợ qua 3 năm. -Phân tích dư nợ qua 3 năm. - Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm -Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. -Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng qua một số tỷ số tài chính. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ. 1.3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài là số liệu trong thời gian 3 năm 2005, 2006, 2007. Thời gian tiến hành đề tài từ 25/02/2008 đến 25/04/2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Là các số liệu, những thông tin phản ánh hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện Long Hồ. Hoạt động của NHNO & PTNT huyện Long Hồ rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, tuy nhiên do sự hạn về mặt thu thập số liệu nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một quan hê vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi trong một thời gian nhất định. 2.1.2 Phân loại tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú trong quản lý tín dụng. Các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại: 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng * Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tối đa một năm và thường được bổ sung cho thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh của các phương án có chu kỳ ngắn. * Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên một năm đến năm năm.Loại tín dụng này thường dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. * Tín dụng dài hạn: Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn thu hồi vốn trên năm năm, tín dụng dài hạn dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất đối với các dự án. 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng Căn cứ vào đối tượng thì tín dụng chia làm hai loai: * Tín dụng vốn lưu động: Tính dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại như sau: cho vay dự trữ, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán dưới hình thức chiết khấu chứng từ có giá. * Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng dược cung cấp để hình thành tài sản cố định, loại tín dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung hạn và dài hạn.   2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng được chia làm 2 loại: * Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và kinh doanh. *  Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.   2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng Căn cứ vào chủ thể tín dụng người ta chia ra làm các loại như sau: * Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hoá. * Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp cá nhân. * Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nước ta với các quốc gia hay các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế. 2.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ * Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trả nợ trực tiếp. * Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.1.2.6 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng * Tín dụng có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba * Tín dụng không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng. `2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng 2.1.3.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. 2.1.3.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.3.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. 2.1.3.4 Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản gọi là tài khoản nợ quá hạn. 2.1.3.5 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của Ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay qua nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động ngày không có hiệu quả. Công thức tính: Dư nợ Dư nợ / tổng vốn huy động = Tổng vốn huy động 2.1.3.6 Dư nợ trên tổng nguồn vốn Dư nợ Dư nợ/Tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Đây là chỉ số tính toán hiệu quả hoạt động tín dụng của một đồng vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động của Ngân hàng. 2.1.3.7 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao được đánh gía càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Công thức tính: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 2.1.3.8 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao. Công thức tính: Nợ xấu Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ = *100(%) Dư nợ 2.1.3.9 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ di chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đòng vốn của Ngân hàng càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính: Doanh số dư nợ Vòng quay số vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ kỳ đầu + dư nợ kỳ cuối Dư nợ bình quân = 2 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu trực tiếp từ các bảng báo cáo của NHNO & PTNT huyện Long Hồ qua 03 năm: 2005, 2006, 2007. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán. - Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, tham khảo sách báo, tài liệu về Ngân hàng có liên quan đến đề tài. - Kết hợp với những hướng dẫn của giáo viên và ý kiến góp ý của các cán bộ tín dụng Ngân hàng, những kinh nghiệm thực tế học hỏi được qua thời gian thực tập tại Ngân hàng. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm. -Phương pháp phân tích bình quân: dùng để xác định các trị số của chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp tỷ trọng: Dùng để nghiên cứu biến động cơ cấu của các chỉ tiêu. - Phương pháp so sánh: Bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để nghiên cứu tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu. - Ngoài ra còn dùng các biểu đồ minh họa nhằm giúp cho việc phân tích được rõ ràng hơn. Vì những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức và việc thu thập số liệu, bài viết khó có thể đầy đủ, không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong quí Thầy cô cùng quí cô chú, anh chị tại Ngân hàng cũng như bạn bè đóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn thành tốt hơn. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 3.1 Sự ra đời của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ Trước 30/04/1975, Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Long Hồ ( viết tắc là NHNO & PTNT huyện Long Hồ) là một Ngân Hàng tư nhân có trụ sở làm việc với tên gọi là “ Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn” hoạt động dưới hình thức đi vay để cho vay. Vào thời điểm này Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn hoạt động chủ yếu là đầu tư sản xuất nông nghiệp, đi vay dưới hình thức thế chấp đất. Sau 30/04/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tiếp quản chính quyền, Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn trở thành Ngân hàng Nhà nước theo quyết định 400/CP của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên là “ Ngân hàng Nông Nghiệp Huyện Long Hồ”. Trải qua quá trình hoạt động cho đến năm 1997 đổi tên thành NHNO & PTNT Huyện Long Hồ. Ngân hàng được sự chỉ đạo của NHNO & PTNT tỉnh Vĩnh Long và sự quan tâm của huyện uỷ cùng UBND các cấp chính quyền xã để NHNO & PTNT huyện Long Hồ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ 3.2.1 Sơ đồ tổ chức - Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ có trụ sở chính đặt tại khóm 5, Thị trấn Long Hồ, có 2 chi nhánh Ngân hàng cấp 3: Hòa Ninh, Cầu Đôi và 3 Phòng Giao Dịch là: An Bình, Phú Quới, Thanh Đức. - Tổng số cán bộ công nhân viên là 58 người kể cả các chi nhánh và phòng giao dịch, được chia thành các phòng ban như sau: + Phòng nghiệp vụ kinh doanh + Phòng kế toán - Ngân quỹ + Kiểm tra viên + Bộ phận hành chính – bảo vệ - tài xế. Chi nhánh An Bình PGD Phú Quới Ban Giám Đốc Phòng Kế Toán Ngân Qũy Kiểm Tra Viên Bộ Phận Hành Chính Bảo Vệ, Tài Xế Phòng Ngiệp Vụ Kinh Doanh `PGD Cầu Đôi Chi nhánh Hòa Ninh PGD Thanh Đức Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHNO & PTNT HUYỆN LONG HỒ 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 3.2.2.1 Ban giám đốc: Gồm 4 người cùng thực hiện chỉ đạo điều hành các phòng ban: - Giám đốc: Giám đốc NHNO & PTNT huyện Long Hồ do Giám đốc NHNO & PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ. - 2 Phó giám đốc: Trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của các chi nhánh chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch ở các xã: Cầu Đôi, Hòa Ninh, An Bình, Phú Quới, Thanh Đức. - Phó giám đốc trụ sở: Trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng Ngân quỹ, phòng hành chánh và bảo vệ. 3.2.2.2 Chức năng các phòng ban: - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: bao gồm 6 người, 1 trưởng phòng, một phó phòng và 4 cán bộ tín dụng. + Trưởng phòng và phó phòng: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tháng, quí, năm, phân bổ chi tiêu cho các chi nhánh và cán bộ tín dụng, thực hiện xem xét các tín dụng, giám sát công việc của cán bộ tín dụng, đồng thời báo cáo và đề xuất ý kiến của phòng lên Ban Giám Đốc. + Về cán bộ tín dụng: có 5 người (kể cả phó phòng), mỗi người phụ trách một địa bàn và phụ trách khâu xét duyệt, thẩm định cho khách hàng vay, kiểm tra tình hình xử dụng vốn, xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thực hiện tiến độ, thực hiện kế hoạch để có biện pháp hoàn thành kế hoạch tốt. - Phòng kế toán – ngân qũy: gồm 10 người, 1trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên. Đây là bộ mặt của Ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các khâu huy động tiền gửi, chuyển đổi tiền, cho vay thu nợ. Đây là bộ phận thực hiện kế hoạch tài vụ, quản lý tài sản của Nhà nước và của khách hàng, thường xuyên cung cấp thông tin số liệu để báo cáo về Ngân hàng Tỉnh. - Kiểm tra viên: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện các chế độ do Nhà nước quy định. - Bộ phận hành chính – Bảo vệ – Tài xế: Ngân hàng có 1 người thực hiện chức năng quản lí nhân sự, hành chính và đời sống, 1 Tài xế và 1 Bảo vệ. 3.3 Chức năng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ Chức năng của NHNO & PTNT huyện Long Hồ là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là nhận tiền gởi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Với chức năng trên, trong thời gian qua NHNO & PTNT huyện Long Hồ đã đầu tư vốn góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy cung cấp dịch vụ cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. 3.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 03 năm Trong ba năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn cũng như cơ hội và thử thách, nhưng với sự nổ lực phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ NHNO & PTNT huyện Long Hồ đã vượt qua khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó đạt được kết quả khả quan. NHNO & PTNT huyện Long Hồ cũng giống như các Ngân hàng Thương mại khác là một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. để biết rõ hơn về tình hình thu, chi cũng như kết quả kinh doanh của Ngân hàng ta hãy phân tích bảng số liệu sau: Bảng 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT HUYỆN LONG HỒ QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) I. Thu nhập 31.667 36.1667 39.601 4.667 14,74 3.267 8,99 1. Thu từ hoạt động tín dụng 31.245 35.323 38.489 4.078 13,05 3.166 8,96 2.Thu phí từ hoạt động dịch vụ 79 111 222 32 40,51 111 100 3.Thu từ HĐKD ngoại hối 30 24 13 -6 -20 -11 -45,83 4.Thu nhập khác 313 876 887 563 179,87 11 1,26 II. Chi phí 23.088 25.011 30.696 1.923 8,33 5.685 22,73 1. Chi phí HĐTD 18.827 19.182 23.284 355 1,89 4.102 21,38 2.Chi phí HDD dịch vụ 122 130 196 8 6,56 66 50,77 3. Chi phí HĐKD ngoại hối 10 27 2 17 170 -25 -92,59 4. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí 10 21 13 11 110 -8 -38,10 5.Chi phí cho nhân viên 1.432 2.115 3.030 683 47,7 915 43,26 6. Chi quản lý và CCDC 989 1.086 1.497 97 9,81 411 37,85 7. Chi về tài sản 664 1.306 957 642 96,69 -349 -26,72 8. Chi phí khác 1.034 1.144 1.717 110 10,64 573 50,09 III. Lợi nhuận 8.579 11.323 8.905 2.744 31,99 -2.418 -21,35 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005 - 2007) - Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, nó luôn chiếm hơn 90% tổng số thu nhập, chẳng hạn như năm 2005 thu nhập là 31.667 triệu đồng, thì thu từ hoạt động tín dụng là 31.245 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 99%, năm 2006 thu từ hoạt động tín dụng là 35.323 triệu đồng chiếm tỷ lệ 97%, năm 2007 khoảng thu này tiếp tục tăng lên là 38.489 triệu đồng chiếm tỷ trọng trong 97% trong tổng thu nhập. Như vậy nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là từ tín dụng hay nói cách khác là Ngân hàng chủ yếu là cho vay để thu lãi, còn có một số hoạt động khác như là dịch vụ chuyển tiền, thanh toán kinh doanh ngoại hối… có thu nhập không đáng kể nguyên nhân là do kinh tế chưa phát triển cao, người dân ở đây ít có nhu cầu và chưa biết nhiều về các sản phẩm dịch vụ cùng các hoạt động khác của Ngân hàng, còn nhiều người nghĩ rằng Ngân hàng chỉ là nơi cho vay tiền. - Tuy nhiên, trong những năm qua Ngân hàng cũng có nhiều cố gắng nhằm mở rộng, phát triển tăng thu các hoạt động kinh doanh khác ngoài tín dụng, đặc biệt là dịch vụ cũng đạt kết quả. Có nhiều người sử dụng dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn làm cho thu nhập các khoản này tăng lên qua các năm, như thu từ dịch vụ năm 2005 là 79 triệu đồng, đến năm 2006 khoản thu này tăng lên đạt 111 triệu đồng, tăng 32 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ là 40,51%. Sang năm 2007 con số này tăng lên với tốc độ đáng kể là 100% làm cho doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 222 triệu đồng, tăng 111 triệu đồng so với năm 2006. Thu hoạt động kinh doanh ngoại hối là 30 triệu đồng vào năm 2005, năm 2006 khoản thu này giảm còn 24 triệu đồng, giảm so với năm 2005 tỷ lệ giảm là 20%. Sang năm 2007 doanh thu từ khoản này tiếp tục giảm còn 13 triệu đồng, giảm 11 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ giảm là 45,83%. Thu nhập khác luôn tăng liên tục qua 3 năm từ 313 triệu đồng ở năm 2005 lên 876 triệu đồng vào năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng là 179,87%. Năm 2007 doanh thu tăng thêm 11 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng là 1,26%, Mặc dù, các khoản này có tăng nhựng chưa chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu. Tuy nhiên nếu Ngân hàng tiếp tục cố gắng phát triển tuyên truyền, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thì các tỷ trọng này sẽ ngày càng tăng lên sẽ làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng lên. - Do hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là tín dụng, nên phần chi đối với hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Trong 3 năm qua, hoạt động của Ngân hàng càn
Tài liệu liên quan