Luận văn Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch Kim Liên

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư, hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Bên cạnh những lợi thế sẳn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên cũng không nằm ngoài điều kiện này Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN” Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty. Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực hiện còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng tiến triển của Công ty. Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cân đối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp riêng lẻ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên trong giới hạn khả năng mình có

docx14 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch Kim Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư, hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Bên cạnh những lợi thế sẳn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên cũng không nằm ngoài điều kiện này Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN” Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ… để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty. Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực hiện còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng tiến triển của Công ty. Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cân đối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp riêng lẻ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên trong giới hạn khả năng mình có Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên tiền thân là Khách sạn Bông Sen Vàng Hà Nội thuộc Tổng Cục du lịch Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 309/QĐ-TCDL ngày 25/11/1994 và đổi tên thành Khách Sạn Du Lịch Kim Liên theo Quyết định số 454/QĐ-TCDL ngày 16/10/1996 của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên đã có những bước phát triển về nhiều mặt. Thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 22/09/2006, Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch ra Quyết định số 468/QĐ-TCDL cho phép Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên tiến hành cổ phần hóa để chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Ngày 29/02/2008, Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên chính thức được sở Kế hoach và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103022620 chuyển thành công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 44 tỷ đồng. Công ty có 3 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 3 cấp ngày: 05/07/2010 thì vốn điều lệ của Công ty là: 58.959.970.000 đồng (năm mươi tám tỷ, chín trăm năm mươi chín triệu, chín trăm bảy mươi ngàn đồng). Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KIM LIÊN Tên tiếng anh: KIM LIEN TOURISR JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: KLC Trụ sở đăng ký của Công ty là: Số 5-7 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 8.522 522-5.740 129-8.524 930 Fax: (84.4) 5.770 346- 8.524 919 E-mail: kimlienhotel@hn.vnn.vn Website: 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Kinh doanh Khách sạn, ăn uống, bán hàng lưu niệm (không bao gồm kinh doanh quán ba, karaoke, vũ trường) Dịch vụ vận chuyển hành khách, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, thông tin, văn hóa. Dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, nhà ở đối với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, tiêu dùng và vật liệu xây dựng, hàng điện máy, điện lạnh và thiết bị điện tử tin học tin học Dịch vụ thương mại, chuyển giao công nghệ, và các thiết bị khoa học trong lĩnh vực điện tử tin học Dịch vụ vui chơi giải trí thể dục thể thao Dịch vụ lữ hành quốc tế Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô b) Các dịch vụ, hàng hóa chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh Bao gồm 2 hoạt động chính là dịch vụ khách sạn và dịch vụ nhà hàng: Dịch vụ khách sạn của Công ty dựa trên 2 khu khách sạn 3 sao và 2 sao, 9 khu nhà với hơn 452 phòng khách sạn. Công suất sử dụng phòng của Công ty luôn duy trì ở mức cao trên 80%. Dịch vụ nhà hàng của Công ty dựa trên 7 nhà hàng có công suất phục vụ hơn 4200 khách hàng cùng một lúc. Ngoài 2 dịch vụ chính trên Công ty còn kinh doanh một số dịch vụ phụ khách như: Dịch vụ bể bơi ngoài trời theo mùa Dịch vụ giặt là Dịch vụ cho thuê sân tennis Dịch vụ cho thuê văn phòng, kiot… 1.3. Công nghệ sản xuất của công ty Công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và du lịch nên công nghệ sản xuất không được sử dụng nhiều mà chủ yếu là lao động con người 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp +) Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Đại hội đồng cổ đông Ban Kiểm Soát Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc Phòng Nhân Sự Hành chính Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Mua Hàng Phòng Kỹ Thuật Tu Sửa Phòng An Ninh Bảo Vệ Phân Xưởng Giặt Là Giám đốc khách sạn Giám đốc nhà hàng Nhà hàng hoa sen 1 Nhà hàng hoa sen 2 Nhà hàng hoa sen 3 Nhà hàng hoa sen 6 Nhà hàng hoa sen 9 Phòng lễ tân 1&2 Nhà phòng Số N1 Nhà phòng Số N2 Nhà phòng Số N3 Nhà phòng Số N4 Nhà phòng Số N5 Nhà phòng Số N6 Nhà phòng Số N8 Nhà phòng Số N9 +) Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính kế toán Chức năng:  - Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn: +) Thực hiện công tác Tài chính trong Công ty: -     Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. -    Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty. -    Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế về quản lý và chi tiêu các quỹ đúng quy định. +)  Thực hiện công tác Kế toán thống kê: -    Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. -    Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty; Lập sổ theo dõi thu nhập cá nhân và tính thu nộp thuế thu nhập cá nhân. -    Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định; Giao dịch thanh quyết toán mua bán điện năng; Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giải ngân, thanh toán. -    Tổ chức thực hiện chi trả cổ tức theo đúng Điều lệ, Nghị quyết của Hội đồng Quản trị, chi trả vốn vay, lãi vay theo quy định. -    Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán đúng kỳ hạn; Chủ trì công tác kiểm kê tài sản, CCDC; Tổng hợp, lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán. +) Các công tác khác: -    Theo dõi thị trường chứng khoán khi Công ty niêm yết Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tổng hợp tình hình để phục vụ thông tin cho Lãnh đạo. -     Bảo quản, lữu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc. -    Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị Công ty. Phần 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty 2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán +) Về tài sản Dựa vào BCĐKT ta thấy cuối năm 2011 tài sản của công ty tăng: 8.392.295.620 đồng tương đương là: 6,43% điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty tăng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Tài sản ngắn hạn giảm: 10,860,076,998 đồng tương đương 10,12% chủ yếu do công ty giảm bớt tiền gửi ngân hàng để đầu tư cho xây dựng cơ bản Trong khi đó tài sản dài hạn lại tăng tới 19.252.372.618 đồng tương đương 83,14% chủ yếu do Công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản như: Nâng tầng nhà hàng Hoa Sen 6, xây dựng mới hệ thống sử lý nước thải, và cải tạo nâng cấp một số trang thiết bị khác. Như vậy ta thấy Công ty đang từng bước đầu tư thêm để tăng mặt bằng, trang thiết bị đẩy mạnh kinh doanh tạo thêm dịch vụ mới để hi vọng có những bước đột phá trong những kỳ sau +) Về nguồn vốn Dựa vào BCĐKT ta thấy tổng nguồn vốn tăng: 8.392.295.619 đồng tương đương 6,43% chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này: Nợ phải trả: tăng 13.811.647.361 đồng tương đương 62,25% chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lớn tới 13.911.697.979 đồng tương đương 69,75% nguyên nhân chủ yếu do các khoản như: phải trả cho người bán tăng: 2.510.410.642 đồng tương đương 88,74% , vậy Công ty đã tăng tiền chiếm dụng vốn của các Công ty khác. Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng quá lớn 17.869.171.253 đồng tương đương 1919,14% vậy Công ty chiếm dụng quá nhiều vốn của người khác. Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng tăng: 258.489.466 đồng tương đương 45,71% chứng tỏ Công ty có sự quan tâm đến XH và công nhân viên Nguồn vốn chủ sở hữu: giảm 5.419.351.741 đồng tương đương 5,01% do ảnh hưởng của khó khăn và tài chính toàn cầu, Chính phủ cắt giảm chi tiêu công dẫn đến nguồn khách kinh doanh của công ty giảm vì vậy lợi nhuận giảm cho nên lợi nhuận chưa phân phối giảm: 7.754.765.443 đồng tương đương 19,93% . Quỹ đầu tư phát triển giảm 2.402.178.365 đồng tương đương 29,95% là do Công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản. Như vậy năm 2011 Công ty đã trải qua một kỳ hoạt động kinh doanh tương đối vất vả, nhưng công ty đã vươt qua được khó khăn đó và đã đứng vững trên thị trường. Tài sản và Nguồn vốn đều tăng, lợi nhuận chưa phân phối có giảm nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, Công ty kinh doanh vẫn có lãi 2.1.2 Phân tích báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Khả năng phát triển doanh thu Theo bảng cân đối kế toán thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là: 137.417.232.455 và năm 2011 là: 129.366.065.946 đồng vậy cho thấy doanh thu 2011 giảm 8.051.166.509 đồng tương đương 5,86% Công ty kinh doanh thụt giảm do tác động của thị trường bên ngoài. Doanh thu hoạt động tìa chính tăng 5.022.176.955 đồng tương đương 52,01% chủ yếu do ngân hàng nhà nước tăng lãi suất Khả năng kiểm soát về chi phí Chi phí tài chính giảm 2.848.599 đồng tương đương 36,04%. Chi phí bán hàng giảm 507.832.659 đồng tương đương 44,10% Công ty chưa chú trọng vào khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Chi phí khác giảm 59.570.522 đồng tương đương 97,95% do Công ty chủ động giảm các khoản chí phí không cần thiết.Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao 9.964.378.350 đồng tương đương 99,44% chủ yếu là do tăng lương cho người lao động theo lộ trình của nhà nước. Chi phí thuế thu nhập hiện hành giảm 2.522.338.457 đồng tương đương 19,59% nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm, lợi nhuận kế toán giảm Mức độ hoàn thành với nhà nước Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho nhà nước giảm 2.522.338.457 đồng tương đương 19,59% nguyên nhân do doanh thu giảm, tổng lợi nhuận kế toán giảm. Không hoàn thành so với kế hoạch Mức độ hoàn thành đối với chủ nợ Các chỉ số khả năng thanh toán của Công ty đều cao như: KNTTHH là: 2,85 lần, KNTTN là: 2,81 lần, KNTTTT là: 0,03 lần. Nên mức độ hoàn thành đối với chủ nợ là rất tốt Chính sách cổ tức và tái đầu tư Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu là: 5.234 đồng so với năm 2010 thì giảm 2.229 đồng tương đương 29,87%. Nhưng so với thực tế là vẫn cao Năm 2011 tuy ảnh hưởng tù nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của Công ty doanh thu sụt giảm đáng kể nhưng Công ty cũng đã chủ động cắt giảm chi phí không cần thiết nên cuối kỳ Công ty Kinh doanh vẫn có lãi và cũng đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước và các bên liên quan 2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích số dư của hoạt động kinh doanh Từ bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm mạnh là: 35.533.173.642 đồng, điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2010 nó thể hiện một năm kinh doanh kém hiệu quả doanh thu, lợi nhuận giảm. Nguyên nhân chủ yếu do tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh gảm mạnh 850.311.361.269 đồng, tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh là: 826.024.865.806 đồng Phân tích số dư của hoạt động đàu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2011 giảm 3.565.449.832 đồng, nguyên nhân là năm 2011 công ty đã sử dụng nhiều vốn hơn cho hoạt động đầu tư đó là đầu tư. Nguyên nhân tiền chi cho mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác tăng 24.277.461.280 đồng Phân tích dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2011 giảm 7.723.107.500 đồng, nguyên nhân do doanh thu giảm dẫn đến cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu giảm 2.2. phân tích hiệu quả tài chính +) Các chỉ số khả năng sinh lời Tỷ suất doanh thu: ROS = Lãi ròng / Doanh thu Vậy ROS = 30.912.171.007/129.366.065.946 =23,9% vậy doanh thu của Công ty bỏ ra 100 đồng thi thu được 23.9 đồng lợi nhuận Sức sinh lợi cơ sở: BEP = EBIP/TTS Vậy BEP = 41.268.643.336/138.814.941.870 = 29,73% vậy 100 đồng vốn đầu tư vào công ty thì được 29,73 đồng lãi cho toàn xã hội Tỷ suất thu hồi tài sản: ROA = Lãi ròng / TTS Vậy ROA = 30.912.171.007 / 138.814.941.870 = 22,27% Vậy 100 đồng vốn đầu tư vào Công ty tạo được 22,27 đồng cho chủ sở hữu Tỷ suất thu hồi vốn của chủ sở hữu: ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu Vậy ROE = 30.912.171.007/102.816.847.460 = 30,07% vậy 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư cào công ty góp phần tạo ra được 30,07 đồng lãi cho chủ sở hữu +) Các chỉ số khả năng quản lý tài sản Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / HTK bình quân VQHTK = 129.366.065.946/1.220.035.669 = 160 Vậy 1 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho của Công ty tạo ra 160 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay hàng tồn kho cao Công ty có cơ sở tốt để đạt lợi nhuận cao Kỳ thu nợ bán chịu: Kì thu nợ = Phải thu*360/Doanh thu Vậy kì thu nợ = 8.775.451.648*360/129.366.065.946 = 24,42 Vậy kì thu nợ của Công ty ngắn cho biết công ty có khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao Vòng quay tài sản dài hạn: VQTSDH = Doanh thu/ TSDH bình quân Vậy VQTSDH = 129.366.065.946/32.781.839.037= 3,9 Vậy 1 đồng TSDH góp phần tạo ra 3,9 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay cao chứng tỏ tài sản dài hạn có chất lượng cao được tận dụng đầy đủ không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất Vòng quay tài sản ngắn hạn: VQTSNH = Doanh thu / TSNH bình quân Vậy VQTSNH = 129.366.065.946/ 101.836.955.000 = 1,3 vậy 1 đồng TSNH góp phần tạo ra 1,3 đồng doanh thu vậy là thấp do tiền và các khoản tương đương nhà rỗi, hiệu quả không cao Vòng quay tổng tài sản: VQTTS = Doanh thu/ TTS bình quânVậy VQTTS = 129.366.065.946/134.618.794.100 = 0,96 Vậy 1 đồng tài sản góp phần tạo ra 0,96 đồng doanh thu, vòng quay thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ 2.3. Phân tích rủi ro tài chính 2.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành KNTTHH = TSNH/Nợ ngắn hạn = 96.406.916.524/33.858.101.916 = 2,85 vậy TSNH gấp 2,85 lần Nợ ngắn hạn Công ty có khả năng thanh khoản cao là chủ yếu do tiền gửi ngân hàng lớn do vậy lợi nhuận có thể thấp Khả năng thanh toán nhanh KNTTN = (TSNH – HTK)/Nợ ngắn hạn = (96.406.916.524 – 1.408.813.124)/33.858.101.916 = 2.81 Vậy khả năng thanh khoản cao do tiền công ty gửi ngân hàng quá nhiều dẫn đến lợi nhuận sẽ không cao Khả năng thanh toán tức thời KNTTTT = Tiền / Nợ ngắn hạn = 1.114.019.930 / 33.858.101.916 = 0,03 khả năng thanh khoản quá thấp rủi ro thanh khoản cao 2.3.2 Các chỉ số quản lý vốn vay Chỉ số nợ = Tổng nợ / TTS = 35.998.094.410/138.814.941.870 = 0,26 Chỉ số nợ quá thấp cho ta biết Công ty sử dụng vốn vay ít (hầu như không vay), khả năng thanh khoản cao, Công ty rất rồi rào vốn Khả năng thanh toán lãi vay = EBIP/Lãi vay Công ty không phải vay vốn nên khả năng thanh toán lãi vay bằng 2.4. Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro 2.4.1 Bất đẳng thức DU PONT thứ nhất ROA=Lãi ròngTTS= Lãi ròngDoanh thu x Doanh thuTTS= ROS x VQTTS Nhìn vào đẳng thức ta thấy muốn tăng ROA ta phải tăng ROS hoặc tăng VQTTS Để tăng ROS ta cần phải tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán Muốn tăng VQTTS ta phải cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách tăng giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng 2.4.2. Bất đẳng thức DU PONT thứ hai ROE=Lãi ròngVCSH=Lãi ròngTTSx TTSVCSH=ROA x TTSVCSH Nhìn vào bất đẳng thức ta thấy muốn tăng ROE ta phải tăng ROA hoặc tăng tỷ số TTSVCSH Muốn tăng ROA làm theo bất đẳng thức DU PONT một Muốn tăng Tỷ số TTS/VCSH cần phải phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao Đương nhiên tỷ số nợ cao thì rủi ro cũng tăng cao theo Phần 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3.1. Đánh giá nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh”tổng quát về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên như sau: Ưu điểm: Tình hình tài chính của công ty là rất tốt. Tài sản và Nguồn vốn đều tăng. Việc phân bổ vốn khá hợp lý tuy nhiên khoản tương đương tiền của công ty còn quá lớn cho nên vốn không quay vòng chậm. Tài sản dài hạn tăng, vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ Công ty đang đầu tư mở rộng kinh doanh. Các tỷ số về cơ cấu tài chính là rất tốt, việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty. Tuy nhiên, với khả năng của mình công ty nên nâng tỷ số nợ cao hơn một chút nữa. Để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa từ việc sử dụng thêm vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán một cách tốt nhất. Chứng tỏ một khả năng tài chính dồi dào, cũng như quản trị tài chính của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài cuả doanh nghiệp Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, không những đủ trang trải cho các khoản chi của hai dòng tiền còn lại. Mà còn có dư, chứng tỏ doanh nghiệp không thiếu vốn, việc quản lý dòng tiền cũng tương đối hợp lý Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh chưa đươc tốt, tiền gửi ngân hàng quá nhiều mà không đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh dẫn đến vốn dư thừa lớn Công ty không chú trọng khâu bán hàng nên đầu tư cho bán hàng quá ít dẫn đến doanh thu năm 2011 giảm đáng kể so với 2010 và lợi nhuận sau thuế cũng giảm Tóm lại: Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là một công ty lớn trong nghành du lịch có uy tín về tài chính tiềm năng vốn tốt, là điều kiện tốt cho phát triển lâu dài. Tuy còn một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh một phần do chính sách của công ty, một phần do đặc thù ngành nghề nhưng với tiềm năng tài chính sẵn có của công ty và sự ưu đãi của vị trí địa lý cũng như địa điểm kinh doanh Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên sẽ nhanh chóng khắc phục được những tồn tại và tiếp tục thực hiện những đổi thay để Công ty sẽ sớm nâng cao được doanh thu cũng nhu lợi nhuận để vươn l
Tài liệu liên quan