Luận văn Phát hiện và định lượng virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú (Penaeus monodon) bằng kỹ thuật Real - Time PCR

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng đóng góp một phần đáng kể trong thị phần xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ. Hiện nay để tăng sản lượng nuôi tôm, việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến như nuôi thâm canh năng suất cao và tăng diện tích nuôi đã có nhiều tác động đến môi trường sinh thái các vùng nuôi.

pdf91 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát hiện và định lượng virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú (Penaeus monodon) bằng kỹ thuật Real - Time PCR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng đóng góp một phần đáng kể trong thị phần xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ. Hiện nay để tăng sản lượng nuôi tôm, việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến như nuôi thâm canh năng suất cao và tăng diện tích nuôi đã có nhiều tác động đến môi trường sinh thái các vùng nuôi. Vấn đề ô nhiễm môi trường, sự bùng phát dịch bệnh cũng thường xuyên diễn ra. Trong đó bệnh đốm trắng chiếm tỷ lệ rất cao. Bệnh này đã gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi tôm sú từ những năm 1993 - 1994 và đã tác động mạnh đến nghề nuôi tôm công nghiệp của thế giới. Bệnh đốm trắng gây tác hại rất nghiêm trọng trên tôm sú. Đặc trưng của bệnh là gây nên tỷ lệ chết khá cao và có thể gây chết hàng loạt cho tôm sú nuôi trong thời gian ngắn trên các ao nuôi bị nhiễm bệnh. Sự lan rộng của dịch bệnh đốm trắng đã làm sản lượng tôm nuôi ở Đài Loan từ 95.000 tấn vào năm 1987 giảm xuống chỉ còn 30.000 tấn vào năm 1988 (Liao và ctv., 1992; trích bởi Thuy Thi Ngoc Phan, 2001); ở Việt Nam sản lượng tôm nuôi từ 50.000 tấn vào năm 1995 giảm xuống còn 30.000 tấn năm 1997 (World Shrimp Farming, 1997; trích bởi Trần Thị Hoàng Dung, 2000). Hiện nay, việc nghiên cứu để tìm phương pháp điều trị bệnh này vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả rõ ràng. Phương pháp để hạn chế thiệt hại do bệnh đốm trắng gây ra vẫn là các biện pháp phòng bệnh trong quá trình nuôi. Trong đó, việc chẩn đoán bệnh đốm trắng ở giai đoạn tôm giống trước khi thả nuôi và việc chẩn đoán bệnh kịp thời trong giai đoạn nuôi để có biện pháp xử lý thích hợp là một điều vô cùng cần thiết. Kỹ thuật PCR từ lâu đã được xem là cách tiếp cận hứa hẹn nhất đối với việc phát hiện mầm bệnh. Trong những năm qua, kỹ thuật PCR đã phát triển không ngừng thông qua những cải tiến mới về nguyên lý, thiết bị và hóa chất. Phương pháp Real - time PCR là một trong những cải tiến mới nhất của kỹ thuật PCR. Phương pháp Real - time PCR rút ngắn thời gian phân tích kết quả. Khả năng định lượng trong kỹ thuật Real - time PCR đảm bảo giảm thiểu xác suất dương tính giả đối với kết quả phân tích. Với ưu điểm như vậy, phương pháp Real - time PCR cho phép phát hiện và định lượng virus gây bệnh tôm trước khi xuất hiện các biểu hiện sinh lý 2 (Tạp chí Thủy sản, số 3 – 2004). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho các chủ trại tôm có đủ thời gian đưa ra những giải pháp hợp lý để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh trước khi bệnh bùng phát. Ở Việt Nam, kỹ thuật PCR đang được dùng phổ biến trong chẩn đoán virus gây bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Hiện nay, đối với Real – time PCR, nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về việc sử dụng kỹ thuật này trong phát hiện và định lượng virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi. Do đó, được sự đồng ý bộ môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Phan Thị Ngọc Thủy và ThS. Nguyễn Thái Thủy, tôi thực hiện đề tài “Phát hiện và định lƣợng virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú (Penaeus monodon) bằng kỹ thuật Real - time PCR” nhằm phát hiện nhanh, chính xác và định lượng virus gây bệnh đốm trắng; góp phần phòng ngừa sự lây lan và bùng phát dịch bệnh này. 1.2. Mục đích yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Thử nghiệm kỹ thuật Real - time PCR để phát hiện và định lượng virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú nuôi. - So sánh kỹ thuật mới: Real - time PCR và kỹ thuật đang được sử dụng: Nested PCR trong phát hiện WSSV trên tôm sú nuôi. - Ứng dụng kỹ thuật Real - time PCR để phát hiện và định lượng WSSV ở các giai đoạn tôm sú nuôi từ thực tiễn. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững và hiểu rõ về kỹ thuật PCR và Real - time PCR. - Sử dụng thành thạo hệ thống PCR và Real - time PCR. - Bố trí thí nghiệm, xây dựng thành công quy trình phát hiện và định lượng WSSV trên tôm sú nuôi bằng kỹ thuật Real - time PCR. - Phát hiện và định lượng virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú ở các giai đoạn nuôi qua các mẫu thu từ thực tế. - Theo dõi, ghi nhận được tình trạng thu hoạch của các ao thả nuôi tôm đã thu mẫu để xét nghiệm WSSV. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu khái quát về tôm sú (Penaeus monodon) Tôm sú là loài có kích thước lớn nhất của họ tôm he (Penaeidae). Kích thước lớn nhất có thể đạt đến 290 – 305 mm (200 – 250 gram), trung bình đạt từ 190 – 195 mm, nặng 150 gram. Chúng ưa sống ở những nơi có đáy bùn cát, độ trong, độ mặn cao và ổn định. Tuy nhiên, tôm sú có khả năng thích ứng với độ mặn rộng ngay trong thời kỳ trưởng thành, vì vậy rất thuận lợi cho nghề nuôi tôm trong các đầm mặn, lợ ven biển. Mùa vụ sinh sản từ tháng 11 - 4 năm sau (Bộ Thủy Sản, 1996). 2.1.1. Phân loại Theo Phạm Văn Tình (2001), tôm sú được định loại như sau: Ngành: Arthropoda - Ngành chân khớp Lớp: Crustacea - Lớp giáp xác Bộ: Decapoda - Bộ mười chân Họ chung: Penaeidae Họ: Penaeidae - Họ tôm he Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Tên địa phương: tôm sú, tôm cỏ, tôm he, tôm giang (Trần Minh Anh, 1989). Tiếng Anh: Black tiger shrimp, Tiger prawn, Giant tiger prawn, Grass shrimp, Tumbo prawn (Nguyễn Văn Chung, 2000). 2.1.2. Vùng phân bố Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi. Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 300E đến 1550E từ vĩ độ 350N tới 350S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Phi-líp-pin và Việt Nam (Phạm Văn Tình, 2001). Tôm giống (PL) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và vùng rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn (Phạm Văn Tình, 2001). 4 2.1.3. Chu kỳ sống Trong thiên nhiên, ấu trùng tôm sú trải qua ba thời kỳ biến thái (Nauplius – Protozoea – Mysis). Ấu trùng sẽ theo sóng biển dạt vào cửa sông, đó là vùng nước lợ có độ mặn 15 - 30‰. Tại môi trường nước lợ, ấu trùng (larvae) phát triển sang thời kỳ hậu ấu trùng Postlarvae. Sau đó Postlarvae chuyển sang thời kỳ ấu niên Juvenile đồng thời bơi ra biển, tiếp tục tăng trưởng và phát triển (Vũ Thế Trụ, 1993). Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ), trứng sau khi đẻ được 14 – 15 giờ, ở nhiệt độ 27 – 280 sẽ nở thành ấu trùng (Nauplius). Ấu trùng phát triển qua các giai đoạn sau: - Nauplius 6 giai đoạn: 36 – 51 giờ - Protozoea 3 giai đoạn: 105 – 120 giờ - Mysis 3 giai đoạn: 72 giờ Sau đó chuyển thành Postlarvae, Juvenile, Adult (giai đoạn trưởng thành). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm; con cái khoảng 2 năm (Phạm Văn Tình, 2001). Hình 2.1 Vòng đời tôm sú Penaeus monodon (Nguồn: FAO và Multimedia Asia Co., Ltd., 1999) 5 2.2. Tình hình dịch bệnh WSSV trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Bệnh đốm trắng (WSSV – White Spot Syndrome Virus) là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với tôm nuôi hiện nay. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nuôi tôm và ảnh hưởng phần lớn đến nghề nuôi tôm công nghiệp trên thế giới (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Trong thời gian qua, bệnh đốm trắng đã bùng phát ở nhiều khu vực nuôi tôm trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á. Bệnh đốm trắng đã gây tỷ lệ chết cao và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm công nghiệp ở Trung Quốc, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ. Trong thời gian 1994 – 1995, virus gây bệnh đốm trắng đã gây chết hầu hết tôm nuôi (P. monodon; P. indicus) dọc theo bờ biển phía Đông Ấn Độ và phía Tây Ấn Độ (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). Theo Nguyễn Văn Hảo (2004), bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên tại Bắc Á vào năm 1992 – 1993, đồng thời nhanh chóng lan rộng khắp khu vực Châu Á và thế giới nhất là các nước có hình thức nuôi tôm công nghiệp thâm canh. Dịch bệnh đốm trắng được phát hiện lần đầu tiên tại Đài Loan năm 1992, Trung Quốc – 1993, Nhật Bản – 1994, sau đó là các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ, Băng-la-desh, bang Texas (Hoa Kỳ) – 1995 gây tổn thất nghiêm trọng về sản lượng tôm nuôi. Ở Thái Lan, dịch bệnh đốm trắng bùng nổ đã làm giảm sản lượng tôm nuôi từ 225.000 tấn năm 1995 xuống 160.000 tấn năm 1996 làm thiệt hại trên dưới 500 triệu USD. Ở các nước Châu Á bệnh gây thiệt hại khoảng 3 tỷ USD mỗi năm (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Thực tế hiện nay ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, bệnh đốm trắng được xem là phổ biến và nguy hiểm nhất vì vậy hầu hết các nghiên cứu đều tập trung ngăn ngừa sự lan nhiễm và bùng nổ bệnh đốm trắng ở các ao nuôi (Nguyễn Văn Hảo, 2000). 2.2.2. Ở Việt Nam Theo Bùi Quang Tề (2003), từ năm 1993 – 1994 đến nay bệnh đốm trắng trên tôm thường xuất hiện ở các vùng nuôi tôm ven biển từ nuôi quảng canh đến nuôi thâm canh, bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm. 6 Ở các tỉnh ven biển phía Nam từ năm 1993 – 1994, hiện tượng tôm chết hàng loạt trên tôm sú nuôi được xác định do ba loại bệnh: bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). Từ năm 1996 đến nay, tôm nuôi thương phẩm ở Khánh Hòa và các địa phương khác trong cả nước chịu tác hại rất lớn của bệnh đốm trắng. Bệnh này xảy ra hàng năm, trên diện rộng, có những vụ nuôi 80% diện tích nuôi tôm ở một địa phương bị thất thu hay thu hoạch sớm ngoài dự kiến (Bộ Thuỷ Sản, 2003). Năm 2001, Bùi Quang Tề và cộng sự đã điều tra 483 hộ nuôi tôm sú thuộc 23 huyện của 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có 166 hộ (34,3%) có tôm nuôi và tôm cua tự nhiên đã mang mầm bệnh đốm trắng và có 169 hộ (34,99%) có tôm chết vì bệnh đốm trắng. Năm 2003, Bùi Quang Tề và cộng sự phân tích bệnh WSSV bằng kỹ thuật PCR của 145 mẫu tôm sú và tôm chân trắng nuôi ở các tỉnh ven biển miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá và Hà Tĩnh) và tôm Postlarve (PL) đưa từ Quảng Nam và Đà Nẵng chuyển ra Bắc. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng của tôm (PL) đưa từ Đà Nẵng, Quảng Nam là 23,08%; tôm sú nuôi thương phẩm ở các tỉnh phía Bắc là 26,92%; tôm chân trắng là 13,33% (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). Theo báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2003, cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh và chết là 30.083 ha. Các tỉnh, thành ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha nuôi tôm bị chết nhiều, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Bệnh xảy ra với tôm chủ yếu là bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do vi khuẩn Vibrio. Kết quả kiểm tra bệnh ở tôm giống nhập về Hải Phòng và Quảng Ninh trong năm 2003 do Trạm nghiên cứu NTTS nước lợ thực hiện cho thấy tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh đốm trắng từ 25 - 46,6%, trung bình 38,9%. Theo số liệu từ Trung Tâm Môi Trường và Dịch Bệnh (Viện nghiên cứu NTTS I), Thanh Hóa có hơn 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh, trong đó phần lớn thường là bệnh đốm trắng. Bệnh này tập trung ở vùng nuôi tôm công nghiệp như khu công nghiệp Hoằng Phụ, với 70/ 110 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Ở Hà Tĩnh, trong số 150 ha nuôi tôm bị bệnh, có 67 ha bị bệnh đốm trắng, trong đó 27 ha có tôm nuôi bị chết. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu NTTS II, tại các tỉnh Nam Bộ, tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng trên mẫu tôm 7 có biểu hiện bệnh thu ở đầm nuôi quảng canh cải tiến là 56%. Những ngày đầu năm 2004, tại nhiều tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã xảy ra tình trạng tôm nuôi bị chết do virus gây bệnh đốm trắng gây nên và bệnh này lây lan nhanh ngay từ đầu vụ. Hiện nay, bệnh đốm trắng vẫn đang diễn ra và đã gây nhiều tổn thất cho nhiều hộ dân tại các tỉnh này (Tạp chí Thủy sản, số 3 – 2004). Nhìn chung, tình hình dịch bệnh đốm trắng diễn ra ở Việt Nam rất nghiêm trọng và đã ảnh hưởng mạnh đến ngành Thủy sản trong cả nước. 2.3. Bệnh đốm trắng trên tôm 2.3.1. Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) 2.3.1.1. Định danh và phân loại Định danh - Giống: Non Occuluded Baculovirus - Họ: Baculoviridae - Họ phụ: NudiBaculoviridae Theo hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (2002), các nhà khoa học đã phân loại virus gây bệnh đốm trắng là một giống mới Whisspovirus thuộc họ mới Nimaviridae (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). Tác nhân virus gây bệnh đốm trắng được gọi bởi nhiều tên do nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau (Wang Y. C et al., 1996): - WSSV: White Spot Syndrome Virus - WSBV: White Spot Baculovirus Virus - WSVD: White Spot Viral Disease - WSS: White Spot Syndrome - WSV: White Spot Virus - SEMBV: Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus Disease - HHNBV: Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Baculovirus Hiện nay, WSSV là tên thông dụng của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú (Lightner D. V, 1996). Các chủng virus gây bệnh đốm trắng bao gồm: 8 2.3.1.2. Đặc điểm hình thái Virus dạng hình que, kích thước 120 x 275 mm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70 x 300 mm. Virus có ít nhất 5 lớp protein, trọng lượng phân tử từ 15 – 28 kD. Vỏ bao có hai lớp protein VP28 và VP29; Nucleocapsid có ba lớp VP26, VP24, VP15. Nhân cấu trúc ADN mạch đôi (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). 2.3.1.3. Đặc tính sinh học Virus đốm trắng ký sinh ở các tổ chức ngoại bì, trung bì, mang, cơ quan lymphoid và biểu bì dưới vỏ kitin. Virus xâm nhập vào nhân tế bào gây hoại tử và sưng to. Virus sống và tồn tại trong nước có độ mặn từ 5 – 40‰, độ pH từ 4 – 10, có khả năng chịu đựng được nhiệt độ từ 0 – 800C (Trần Thị Việt Ngân, 2002). Hình 2.2 Virus đốm trắng (WSSV) hình que dƣới kính hiển vi điện tử Hình 2.3 Virus nhuộm âm ở trong huyết tƣơng của tôm sú nhiễm bệnh WSSV, một số thể virus có đuôi. (vạch kẻ a = 240 nm (theo Graindorge & Flegel, 1999)) (Nguồn: Bùi Quang Tề, 2003) Tên virus Kích thước virus Kích thước nhân Virus Trung Quốc (HHNBV) 120 x 360 nm Virus tôm Nhật 1 (RVPJ–1) 84 x 226 nm Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2) 83 x 276 nm 89 x 201 nm Virus bệnh đốm trắng (WSBV) 70 – 150 x 350 – 380 nm 56 – 67 x 330 – 350 nm Bảng 2.1 Các chủng virus gây bệnh đốm trắng (Nguồn: Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004) 9 2.3.2. Vật chủ mang mầm bệnh WSSV Virus gây bệnh đốm trắng phân bố rất rộng ở nhiều vật chủ, virus không chỉ nhiễm ở một số loài tôm he (Penaeus) nuôi ở Tây bán cầu mà còn xuất hiện rất rộng ở bộ mười chân (Decapoda) gồm các loài cua và giáp xác khác. Ở Việt Nam, mầm bệnh WSSV nhiễm trên nhiều loài tôm he nuôi hoặc sống tự nhiên: tôm sú (P. mondon); tôm thẻ (P. indicus); tôm rảo (Metapenaeus ensis); tôm đất (M. lysianassa); tôm chân trắng (L. vannamei) nhập vào nuôi ở Việt Nam (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). 2.3.3. Các con đƣờng lây truyền WSSV Bệnh đốm trắng do virus WSSV lây lan rất nhanh qua hai đường chính: - Lây lan theo chiều dọc (Vertical transmission): từ bố mẹ nhiễm bệnh lây lan cho con. - Lây lan theo chiều ngang (Horizontal transmission): bị nhiễm virus từ nguồn nước nuôi, từ cua, còng mang virus từ ao này sang ao kia, từ dùng cụ sản xuất còn mang mầm bệnh, từ tôm chết, do người hoặc chim, cò vô tình đưa vào ao,…(Trần Thị Việt Ngân, 2002). Trong đó, lây lan theo chiều ngang là đường lan truyền chủ yếu. Bệnh đốm trắng dễ bị bùng phát khi tôm bị sốc do môi trường biến đổi xấu (Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004). 10 2.3.4. Cơ chế xâm nhập Virus gây hội chứng đốm trắng khi xâm nhập vào tôm sẽ cư trú ở nhiều bộ phận của tôm như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng, tinh hoàn, hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi và các bộ phận khác. Sau khi xâm nhập vào tế bào chủ, virus này tiến hành tự nhân bản dựa trên cơ sở vật chất và năng lượng của tế bào. Thông qua quá trình này, số lượng thể virus tăng lên rất nhanh, đồng thời làm thay đổi hoạt động bình thường của tế bào. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các tế bào bị nhiễm virus thường có nhân phình to. Virus phát triển đến giai đoạn phá vỡ nhân và giết chết tế bào, virus lan truyền ra môi trường nước, đi tìm ký chủ khác và lại tiếp tục xâm nhập và tấn công (Trần Thị Việt Ngân, 2002). Ngoài ra, tôm ăn phải virus tự do tồn tại trong bùn ao và trong nước cũng dẫn đến nhiễm mầm bệnh WSSV (Chou H. Y và ctv., 1996; trích bởi Trần Thị Hoàng Dung, 2000). 2.3.5. Triệu chứng của bệnh Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng: tôm bị bệnh giảm ăn rõ rệt, mệt mỏi, vỏ bì chùng lỏng với những đốm trắng từ 0,2 – 2 mm đường kính, biểu hiện ở bề mặt bên trong của vỏ. Trong nhiều trường hợp, tôm hấp hối do bệnh WSSV chuyển sang màu hồng đến màu (Nguồn: Trần Thị Việt Ngân, 2002) LÂY NHIỄM THEO CHIỀU DỌC LÂY NHIỄM THEO CHIỀU NGANG Hình 2.4 Hai vòng lây nhiễm của virus gây bệnh đốm trắng WSSV trong ao nuôi (theo Passano L. M., 1960) 11 nâu đỏ – gọi là bệnh đỏ thân. Bệnh này tỷ lệ chết rất cao, có thể tới 100% (Trần Thị Minh Tâm và Đái Duy Ban, 1999). Những dấu hiệu khác: tôm ở tầng mặt dạt vào bờ, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám. Khi có dấu hiệu sức khỏe tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm phát bệnh trong vòng từ 3 – 10 ngày lên đến 100% và tôm chết hầu hết trong ao nuôi (Bùi Quang Tề, 2003). Tuy nhiên cũng cần phân biệt những trường hợp bệnh lý giống như bệnh đốm trắng. Trong trường hợp này, những đốm trắng xuất hiện loang lỗ trên thân tôm và tôm chỉ chết rải rác hoặc kéo dài, khi lột xác xong, các đốm trắng bong ra khỏi vỏ và tôm hoạt động trở lại bình thường. Dấu hiệu này là do pH cao hoặc do tôm bị nhiễm vi khuẩn ( benhdomtrang.htm). 2.3.6. Phƣơng pháp chẩn đoán Kết hợp với dấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm trắng đã được mô tả ở Hình 2.5 và 2.6, mầm bệnh đốm trắng có thể phát hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau (Trần Thị Minh Tâm, 1999): - Phương pháp mô học: dấu hiệu định bệnh là sự xuất hiện của những thể vùi trong nhân tế bào của các mô có nguồn gốc trung bì. - Phương pháp PCR: dấu hiệu định bệnh là phát hiện sản phẩm khuếch đại của một đoạn gen đặc hiệu của tác nhân gây bệnh. - Phương pháp lai tại chỗ ADN (In situ DNA hybridization): dấu hiệu định bệnh là kết quả lai giữa đoạn gen dùng làm mẫu dò và đoạn gen của tác nhân gây bệnh trong điều kiện nghiêm ngặt. Hình 2.5 Tôm sú bị bệnh đốm trắng dạt vào bờ và chết Hình 2.6 Vỏ đầu ngực tôm bị bệnh đốm trắng (Nguồn: Bùi Quang Tề, 2003) 12 - Phương pháp Dot blot và Southern blot: được thực hiện với sản phẩm khuếch đại của một đoạn gen đặc trưng của tác nhân. - Phương pháp miễn dịch huỳnh quang: dấu hiệu định bệnh là kết quả kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. Trong đó kỹ thuật PCR là kỹ thuật chẩn đoán nhanh, nhạy, và có tính đặc hiệu cao. Kỹ thuật này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát triển, đồng thời đưa ra các cải tiến mới như: Nested PCR, Semi – Nested PCR, Real - time PCR,…Với độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao kết hợp với khả năng phát hiện và định lượng đồng thời, Real - time PCR được xem như một phương pháp rất có ý nghĩa trong việc xác định chính xác mức độ nhiễm mầm bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng trên tôm. 2.4. Phƣơng pháp PCR và các cải tiến 2.4.1. Phƣơng pháp PCR Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) được Kary Mullis và cộng sự phát minh vào năm 1985. PCR cho phép một lượng rất nhỏ ADN (một phân tử) được khuếch đại đến mức mà ở đó người ta dễ dàng phát hiện bằng những phương pháp thông thường như điện di gel (Trần Thị Minh Tâm và Đái Duy Ban, 1999). PCR là một phương pháp tạo dòng in vitro, nghĩa là cũng nhằm mục đích thu nhận một số lượng lớn bản sao của một trình tự xác định. PCR dùng để khuếch đại số lượng bản sao của một trình tự ADN đích thông qua các chu kỳ gồm ba bước: biến tính, b
Tài liệu liên quan