Gen NS5B là một trong những gen của bộ gen virus DTH ngày càng đượcsử dụng nhiều trong những nghiên cứu xác định chủng, phân loại di truyền virus DTH. Do đó, việc phát hiện virus DTH bằng phương pháp RT-PCR khuếch đạiđoạn gen NS5B nhằm ứng dụng vào công tác chuẩn đoán bệnh và có thể được sử dụng để hình thành dữ liệu di truyền đánh dấu dịch tễ virus
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát hiện virus bệnh dịch tả heo dựa trên đoạn gen ns5b, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT HIỆN VIRUS BỆNH DỊCH TẢ HEO
DỰA TRÊN ĐOẠN GEN NS5B
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khoá: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ THU NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT HIỆN VIRUS BỆNH DỊCH TẢ HEO
DỰA TRÊN ĐOẠN GEN NS5B
Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
KS. VƢƠNG HỒ VŨ
KS. LƢƠNG QUÝ PHƢƠNG
Sinh viên thực hiện:
NGÔ THỊ THU NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2007
iii
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin gởi ngàn lời cảm ơn đến ba mẹ kính yêu, ba mẹ đã luôn hy
sinh để dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Con xin cảm ơn tất cả người thân đã
luôn yêu thương, quan tâm và luôn cổ vũ cho con học tập.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ Môn Công nghệ sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm học.
Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ Trung tâm Phân Tích Thí Nghiệm trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
Em xin trân trọng biết ơn cô Trần Thị Dân và thầy Nguyễn Ngọc Tuân đã hết
lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn anh Vương Hồ Vũ, anh Lương Quý Phương đã
luôn chỉ dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gởi lời cảm ơn đến:
Thầy Phát, anh Út, chị Hưng, chị Trang, cùng với các anh chị ở Trung tâm
đã luôn giúp đỡ, động viên em trong những lúc khó khăn.
Các bạn lớp CNSH K29 thân yêu đã luôn cùng tôi chia xẻ, cổ vũ và giúp đỡ
nhau trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngô Thị Thu Ngân, Đại học Nông Lâm TP. Hồ chí Minh, tháng 9/2007,
“PHÁT HIỆN VIRUS DTH DỰA TRÊN ĐOẠN GEN NS5B”.
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Thị Dân
KS. Vương Hồ Vũ
KS. Lương Quý Phương
Đề tài được tiến hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2007 đến ngày 01 tháng 08
năm 2007 tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hoá sinh trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Gen NS5B là một trong những gen của bộ gen virus DTH ngày càng được
sử dụng nhiều trong những nghiên cứu xác định chủng, phân loại di truyền virus
DTH. Do đó, việc phát hiện virus DTH bằng phương pháp RT-PCR khuếch đại
đoạn gen NS5B nhằm ứng dụng vào công tác chuẩn đoán bệnh và có thể được sử
dụng để hình thành dữ liệu di truyền đánh dấu dịch tễ virus.
Kết quả đạt được như sau:
1. Xác định được quy trình tách chiết RNA thích hợp từ mẫu lách. Nồng độ
LiCl 2,5 M cho tủa RNA với độ tinh sạch và chất lượng sản phẩm khuếch
đại cao.
2. Đưa ra được quy trình RT-PCR một bước phát hiện gen NS5B của virus
DTH với nồng độ Taq giảm từ 2,5 UI xuống 2 UI nhưng chất lượng sản
phẩm khuếch đại không thay đổi.
3. Mức tỉ số OD của ELISA lớn hơn 2 cho kết quả RT-PCR dương tính cao.
4. Kết hợp được những đặc điểm bệnh tích thường gặp ở heo nhiễm bệnh DTH
với nhau thông qua kết quả chẩn đoán RT-PCR dương tính.
v
SUMMARY
Ngô Thị Thu Ngân, Department of Biotechnology, Nong Lam University,
HCMC. September, 2007. The title of thesis: “DETECTION OF CLASSICAL
SWINE FEVER VIRUS BASED ON NS5B GENE”.
Thesis were carried out from 01/03/07 to 01/08/07 at Biochemical Analysis
and Experimental Center, Nong Lam University.
One of the genes of CSFV genome is NS5B gene, which is widely used for
research on CSFV isolation and genetic typing. Therefore, CSFV detecting based
on amplification of the NS5B gene by RT-PCR method for the purpose of disease
diagnostic application and this process may be used for the generation of genetic
sequence data to be used for epidemiological tracing of virus.
Results obtained from the study:
(1) Determined RNA extracted protocol suitable for spleen sample. At
LiCl 2,5 M concentration, we collected higher pure RNA precipitate
which was used in RT-PCR resulted in highly qualitative product.
(2) Advanced single RT-PCR protocol to detect CSFV NS5B gene with
Taq concentration decreased from 2,5 UI down 2 UI, but RT-PCR
product quality was not different.
(3) OD ratio of ELISA was more than 2 value resulted in high positive RT-
PCR diagnostic.
(4) Combined symptoms of CSFV infected pigs together through positive
RT-PCR diagnostic result.
vi
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Bìa .............................................................................................................................. i
Trang tựa ................................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận ..................................................................................................... iv
Summary .................................................................................................................... v
Mục lục ..................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................. ix
Danh sách các hình và biểu đồ ................................................................................... x
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................. 2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Bệnh DTH .......................................................................................................... 3
2.2. Một số bệnh tích đặc trưng của bệnh DTH ........................................................ 5
2.2.1. DTH điển hình.................................................................................................. 5
2.2.2. DTH không điển hình ...................................................................................... 6
2.3. Cấu trúc bộ gen virus DTH ................................................................................ 6
2.4. Một số phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm .................................. 9
2.5. Sơ lược các nghiên cứu liên quan .................................................................... 15
Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................. 17
3.1. Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 17
3.1.1. Thời gian ........................................................................................................ 17
vii
3.1.2. Địa điểm ......................................................................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 17
3.3. Vật liệu và hóa chất .......................................................................................... 17
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 17
3.3.2. Hóa chất ......................................................................................................... 17
3.4. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 19
3.5. Phương pháp tiến hành ..................................................................................... 21
3.5.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm ............................................................................... 21
3.5.2. Ly trích RNA tổng số ..................................................................................... 21
3.5.3. Phản ứng RT-PCR .......................................................................................... 24
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 27
4.1. Kết tủa RNA ở các nồng độ LiCl khác nhau ................................................... 27
4.2. Thay đổi nồng độ Taq trong phản ứng. ............................................................ 28
4.3. So sánh tỉ số OD của ELISA với kết quả RT-PCR .......................................... 30
4.4. Mối liên hệ giữa kết quả RT-PCR với đặc điểm bệnh tích .............................. 32
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 34
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 34
5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 35
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... 35
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................... 36
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 38
viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BDV : Border disease virus
BVDV : Bovine viral diarrhoea virus
cDNA : Complementary deoxyribonucleotide acid
ctv : cộng tác viên
DEPC : Diethyl pyrocarbonate
DTH : Dịch tả heo
EDTA : Ethylendiaminetetraacid acetic
ELISA : Enzyme linked immunosorbent assay
dNTP : Deoxyribonucleoside triphosphate
IRF-3 : IFN regulatory factor 3
IFN : Interferon
M-MLV : Moloney murine leukemia virus
MOPS : [N-morpholino] propanesulfonic acid
3’NTR : 3’ nontranslated
NSP : Nonstructural protein
PBS : Phosphate buffered saline
OD : Optical density
OIE : Office International des Epizooties
RNA : Ribonucleic acid
RT-PCR : Reverse transcriptase – polymerase chain reaction
SP : Structural protein
Taq : Thermus aquaticus
UV : Ultra violet
UI : Unit
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Thành phần phản ứng RT-PCR .............................................................. 25
Bảng 4. 1: Tỉ số OD và hàm lượng RNA ở các nồng độ LiCl ................................. 27
Bảng 4. 2: Kết quả RT-PCR ở 2 nồng độ Taq. ........................................................ 29
Bảng 4. 3: Tỉ số OD của ELISA và kết quả RT-PCR .............................................. 30
Bảng 4. 4: So sánh các mức OD của ELISA và RT-PCR ........................................ 31
Bảng 4. 5: Đặc điểm bệnh tích các mẫu RT-PCR dương tính và âm tính ............... 32
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1: Cấu trúc bộ gen Pestivirus ........................................................................ 7
Hình 2. 2: Phản ứng RT-PCR .................................................................................. 12
Hình 4. 1: Sản phẩm RT-PCR của mẫu kết tủa ở các nồng độ LiCl........................ 28
Hình 4. 2: Sản phẩm RT-PCR ở 2 nồng độ Taq ...................................................... 29
Hình 4. 3: Kết quả sản phẩm RT-PCR các mẫu bệnh phẩm . .................................. 33
Biểu đồ 4. 1: Tỉ số OD và hàm lượng RNA ở các nồng độ LiCl. ............................ 27
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch tả heo (DTH) là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất
cho ngành chăn nuôi heo ở nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Năm 1997, bệnh đã quay trở lại ngay trên các nước thành viên của Liên hiệp châu
Âu mà họ nghĩ bệnh đã được thanh toán triệt để trước đó (Nguyễn Tiến Dũng,
1999)
DTH là bệnh rất dễ lây, sự lây lan chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa những heo
sống với nhau hoặc với những sản phẩm của heo bệnh, hoặc những nguyên nhân
khác…Tác nhân gây bệnh là một virus thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Virus
này có tính kháng nguyên chung với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (BVDV- Bovine
viral diarrhoea virus) và virus bệnh biên giới ở cừu (BDV- border disease virus).
Trong công tác chẩn đoán hay phòng và trị bệnh, các phương pháp truyền
thống dựa trên dịch tễ lâm sàng hiện ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết không
thể khắc phục và không thể theo kịp tình hình hiện nay nhất là mầm bệnh càng ngày
càng khó kiểm soát. Mặt khác, sinh học phân tử tuy mới đặt nền móng khoảng vài
thập kỷ nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu to lớn, đã,
đang và sẽ đóng góp vào mọi mặt của đời sống. Trong thú y, sinh học phân tử với
trọng tâm là công nghệ di truyền đã được ứng dụng khá sớm trong chẩn đoán,
phòng và trị bệnh trên nhiều đối tượng gây bệnh, trong đó có dịch tả - một trong 4
bệnh “đỏ” của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Để phân biệt chính xác virus gây bệnh DTH với những virus cùng chi
Pestivirus như BVDV, BDV…, kĩ thuật RT-PCR trở nên hữu ích dựa trên các đoạn
gen như E2 (Wirz, 1993; Harding, 1994; Rugg Li, 1996; Knepp, 2003; Risatt, 2002,
2004; Pereda, 2005). Paton và cộng sự (2000) phân tích ba đoạn gen (E2, 5’NTR,
2
NS5B) trong việc phân biệt chủng virus DTH và tổng kết sự phân biệt chủng virus
DTH ở nhiều nơi trên thế giới kể cả châu Á; kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các
chủng ở một số nước.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về
virus DTH của các tác giả như Bùi Nghĩa Vượng và ctv (2003), Nguyễn Thị
Phương Duyên và ctv (2001), Kim Văn Phúc và ctv (2004), Nguyễn Thế Vinh và
ctv (2004), Hồ Thu Hương và ctv (2004)… tuy nhiên chưa có nghiên cứu xác định
trình tự nucleotide của nhiều đoạn gen khác như NS5B, 5’NTR của những virus
phân lập được từ các ổ dịch. Gen NS5B là một trong những gen của bộ gen virus
DTH được sử dụng nhiều trong những nghiên cứu xác định chủng, phân loại di
truyền virus. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Phát hiện virus DTH dựa trên đoạn gen
NS5B” nhằm ứng dụng vào công tác chẩn đoán bệnh và tạo tiền đề cho những
nghiên cứu xác định chủng, phân loại di truyền virus DTH sau này.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
Xác định quy trình RT-PCR phát hiện virus DTH dựa trên đoạn gen NS5B.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định triệu chứng và bệnh tích của heo bệnh, thu nhận mẫu bệnh phẩm.
Ly trích RNA tổng số.
Chạy RT-PCR theo dẫn liệu của Paton và cộng sự (2000) để nhân vùng gen NS5B.
So sánh kết quả RT-PCR với kết quả ELISA của mẫu bệnh phẩm.
3
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BỆNH DTH
2.1.1. Giới thiệu
DTH là một bệnh quan trọng nằm trong danh sách loại A của OIE. Những
bệnh thuộc trong danh sách A được định nghĩa như là những bệnh truyền nhiễm có
khả năng lây lan rất nguy hiểm và nhanh chóng, bất chấp biên giới quốc gia, trở
thành hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng, trở nên
quan trọng chính trong việc kinh doanh thú và những sản phẩm từ chúng (OIE,
2001).
Tình hình nhiễm bệnh DTH trên thế giới
DTH được mô tả đầu tiên vào năm 1833 ở Ohio – Hoa Kỳ. Những năm sau
đó, một bệnh trên heo ở Châu Âu biết như là chứng sốt trên heo giống y hệt như
bệnh mô tả ở Hoa Kỳ. Cuối thế kỷ 19, DTH phân tán khắp nơi trên thế giới.
Với sự gia tăng hiểu biết về nguyên nhân và dịch tễ học bệnh DTH, nhiều
quốc gia thành công trong việc tiệt trừ virus bằng cách đưa ra những biện pháp
tương đối đơn giản như luật vận chuyển thú và sự ngăn cấm cho thú ăn thức ăn
chưa xử lý như Đan Mạch (1933), Phần Lan (1956), Úc (1963), Canada (1964),
Thụy Sỹ (1974) và Mỹ (1977).
Năm 1997 đã in dấu đậm nét trong tâm trí các nhà dịch tễ học, virus học,
những cán bộ thú y và những người hoạt động trong ngành chăn nuôi heo: bệnh
DTH, một bệnh mà Liên hiệp châu Âu từng nghĩ là đã được thanh toán đã quay trở
lại ngay trên các nước thành viên của Liên hiệp (tính đến ngày 31/12/1997 có 424 ổ
dịch tại Hà Lan). Năm nước khối EU (Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha và Bỉ) trở
thành nạn nhân của bệnh DTH với hơn 10 triệu heo phải giết bỏ.
4
Năm 2000, dịch bệnh xảy ra ở Anh. Năm 2001, dịch bệnh nổ ra ở Đức,
Slovakia. Vào cuối năm 2003, dịch xuất hiện tại Nhật, Albania và Slovakia. Hiện
nay, bệnh đã được ghi nhận khắp thế giới: Châu Âu, Trung Phi, Mexico, các nuớc
Trung mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á: Hàn quốc, Indonesia,
Philippine, Thái Lan, Việt Nam.
Tình hình bệnh DTH tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh DTH được Houdemer phát hiện đầu tiên vào năm 1923-
1924. Từ đó, bệnh trở thành mối đe doạ nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi heo
nước ta.
Năm 1949-1950, dịch bệnh lớn xảy ra ở Việt Bắc rồi lan sang các tỉnh Phú
Yên, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng. Năm 1968-1969, dịch phát ra
hơn 20 tỉnh miền Bắc, theo thống kê có 481 ổ dịch nổ ra.
Theo báo cáo của Cục thú y (1986), tại các tỉnh Nam Bộ bệnh DTH thường
bị bội nhiễm với bệnh phó thuơng hàn: An Giang, Long An (1984), Tiền Giang và
Hậu Giang (1985). Năm 1985, tại Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh xuất hiện DTH
bội nhiễm với bệnh tụ huyết trùng.
Năm 2000, có 18106 trường hợp bệnh DTH được báo cáo tại Việt Nam.
Hiện nay, bệnh DTH vẫn còn tồn tại ở các dạng bệnh không điển hình gây
trở ngại cho việc chuẩn đoán.
2.1.2. Dạng bệnh
DTH là một bệnh truyền nhiễm riêng của heo. Nguyên nhân gây ra bởi virus
thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Virus này có quan hệ mật thiết với virus gây
bệnh tiêu chảy ở bò (bovine viral diarrhoea-BVD) và virus gây bệnh biên giới ở cừu
(Boder disease-BD).
Bệnh DTH có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, người ta
chia bệnh DTH ra làm 4 dạng (Nguyễn Tiến Dũng, 1999):
5
Dạng siêu cấp tính: xuất hiện đột ngột không có triệu chứng ban đầu, sốt
cao kết hợp với trạng thái thương hàn. Heo bệnh tử vong trong vòng 24 đến 48 giờ,
chưa kịp xuất hiện triệu chứng trên da nên gọi là DTH trắng.
Dạng cấp tính: gây sốt cao từ 41 - 420C, heo bệnh biểu hiện mệt điển hình
như heo con nằm chất đống. Sau 24 - 48 giờ mắt sưng húp và viêm kết mạc với các
triệu chứng ngoài da (như vết chàm tím, xuất huyết, tụ huyết màu đỏ tại các vùng da
mỏng, tai, chân, bụng, bao dương vật…), viêm dạ dày ruột (tiêu chảy, nôn mửa…),
triệu chứng hô hấp (ho, tụ huyết phổi) và có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh
(loạng choạng, liệt, liệt nhẹ các chi sau…), tử vong trong thời gian 6 đến 20 ngày
sau khi phát bệnh.
Dạng á cấp tính hoặc mãn tính diễn ra trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: kéo dài 10 - 15 ngày, toàn bộ đàn heo phát bệnh, các
triệu chứng cục bộ giống như dạng cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ.
Giai đoạn hai là giai đoạn thuyên giảm.
Giai đoạn ba: xuất hiện mầm bệnh bội nhiễm phát bệnh toàn thân với
các triệu chứng cục bộ về hô hấp hoặc tiêu hoá hoặc cả hai (viêm phổi và ruột thông
thường do Salmonella). Heo bệnh gầy mòn và tử vong trong vòng 1 đến 3 tháng.
Dạng không điển hình: biểu hiện dưới các dạng rất khác nhau như rối loạn
sinh sản hoặc bệnh lý sinh sản (sảy thai, thai chết, thai gỗ, dị dạng gây run rẩy bẩm
sinh, rối loạn vận động, chết yểu…), chậm lớn, chết rải rác. Dưới