Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại sở giao dịch ii ngân hàng công thương Việt Nam

Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ : Nền Kinh tế đang từng bước tham gia và hòa nhập với kinh tế khu vực và thế giới bằng việc ký kết và thựchiện các hiệp định thương mại song phương , mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gia nhập ASEAN, APEC và các tổ chức đa biên khác. Quá trình kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ (31/5/2006) và việc đạt được một số thỏa thuận khác cho thấy kết quả chắc chắn Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Cùng với những diễn biến nêu trên của nền kinh tế, khu vực ngân hàng của Việt Nam cũng đã có những bướcchuyển mình đáng kể. Hiện đã có hơn 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, hoạt động tại Việt Nam. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Cáctổ chức tín dụng đã cho phép thành lập các ngân hàng con 100%vốn nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Từ ngày 1.7.2007, cácngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ được nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân Đây chỉ là 2 trong số nhiều “cái được” cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sứchút của thị trường Việt Nam rõ ràng khá hấp dẫn trong mắt các ngân hàng nước ngoài. -10- Bức tranh toàn cảnh thực sự không sáng sủa cho cácngân hàng Việt Nam. Điểm yếu cố hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. “Sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, quản lý không theo tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trên nhiều hoạt động như : quản trị rủi ro, tàisản nợ, kiểm toán nội bộ ”. Hoạt động của các ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn là tín dụng còn các ngân hàng nước ngoài lại rất mạnh về các dịch vụ ngoàitín dụng. Việc các doanh nghiệp trong nước đang dần chuyển qua giao dịch với các ngân hàng nướcngoài là lời cảnhbáo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu thế đó, để tồn tạivà phát triển, dù muốn hay không, phải có một sự “thay da đổi thịt” thật sự trong lĩnh vực ngân hàng, cácngân hàng Việt Nam phải có những nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, hoàn thiện những dịch vụ truyền thống, tập trung phát triển cácứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh , hội nhập và phát triển. Để bắt kịp tiến trình đó, hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng để thu hút khách hàng đến vớimình ngày càng nhiều hơn. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Sở giao dịch II – NHCTVN là Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn góichính là lý do mà tôi chọn đề tài này.

pdf95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại sở giao dịch ii ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- TRẦN THỊ HOÀI THANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG. Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2006. -2- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Nội dung nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 6 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI 1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trọn gói 7 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng 7 1.1.2 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trọn gói 8 1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng 9 1.3 Các loại dịch vụ ngân hàng phổ biến hiện nay 10 1.3.1 Tín dụng 10 1.3.1.1 Huy động tiền gửi 11 1.3.1.2 Cho vay 13 1.3.2 Cho thuê tài chính 14 1.3.3 Dịch vụ Thanh toán và Tài trợ thương mại 15 1.3.3.1 Thanh toán nội địa 15 1.3.3.2 Thanh toán quốc tế 16 1.3.3.3 Chiết khấu 17 -3- 1.3.3.4 Bao thanh toán 17 1.3.4 Dịch vụ Ngân quỹ 18 1.3.4.1 Thu chi tại quầy 18 1.3.4.2 Thu chi hộ 18 1.3.5 Thẻ thanh toán 19 1.3.6 Hệ thống giao dịch tự động ATM 19 1.3.7 E-Banking 19 1.3.8 Kinh doanh tiền tệ 20 1.3.8.1 Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 20 1.3.8.2 Trên thị trường nộïi tệ liên ngân hàng 21 1.3.9 Sử dụng các công cụ thị trường tài chính 21 1.3.10 Dịch vụ cung cấp thông tin tài chính 21 1.3.11 Bảo lãnh Ngân hàng 22 1.3.12 Phát hành chứng khoán 22 1.3.13 Các dịch vụ khác 23 1.3.13.1 Dịch vụ ngăn tủ sắt 23 1.3.13.2 Dịch vụ ủy thác 23 1.3.13.3 Dịch vụ khác 24 1.4 Đánh giá chung chất lượng dịch vụ ngân hàng thời gian qua 24 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng 24 1.4.2 Số liệu về dịch vụ của một số ngân hàng trên địa bàn TPHCM 25 1.4.3 Đánh giá chung chất lượng dịch vụ ngân hàng thời gian qua 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 -4- CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam 31 2.1.1 Lịch sử phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam 31 2.1.2 Giới thiệu về Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam 33 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam các năm qua 37 2.2 Thực trạng các dịch vụ ngân hàng tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương VN 38 2.2.1 Các dịch vụ ngân hàng đang thực hiện tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương VN và số liệu thực hiện qua các năm 39 2.2.1.1 Dịch vụ Tín dụng 39 2.2.1.2 Dịch vụ Thanh toán và Tài trợ thương mại 40 2.2.1.3 Dịch vụ ngân quỹ 41 2.2.1.4 Thẻ thanh toán 43 2.2.1.5 Hệ thống giao dịch tự động ATM 43 2.2.1.6 E-Banking 44 2.2.1.7 Kinh doanh tiền tệ 44 2.1.1.8 Dịch vụ cung cấp thông tin tài chính 45 2.2.1.9 Bảo lãnh ngân hàng 45 2.2.1.10 Các dịch vụ khác 45 2.2.2 Thực trạng về dịch vụ ngân hàng trọn gói tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam 47 -5- 2.2.2.1 Số liệu thống kê qua Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng 47 2.2.2.2 Về việc thực hiện dịch vụ ngân hàng trọn gói tại SGDII NHCTVN 47 2.3 Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại 50 2.3.1 Các vấn đề còn tồn tại 50 2.3.2 Các nguyên nhân tồn tại 51 2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan 51 2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng 54 3.1.1 Định hướng chung về phát triển dịch vụ của NHNNVN 54 3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói của NHCTVN 56 3.1.3 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói của SGDII – NHCTVN 56 3.1.2.1 Định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ chung của SGDII – NHCTVN 56 3.1.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói của SGDII – NHCTVN 57 3.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam 58 3.2.1 Giải pháp chung 58 -6- 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện, tăng trưởng các dịch vụ đã và đang thực hiện 60 3.2.3 Giải pháp phát triển các dịch vụ mới 65 3.2.4 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói 72 3.3 Kiến nghị 75 3.3.1 Kiến nghị Ngân hàng nhà nước 75 3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Công thương Việt Nam 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78 KẾT KUẬN 79 -7- DANH MỤC BẢNG , BIỂU , PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1 Số liệu thực hiện một số dịch vụ chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch II-NHCTVN từ 2003-2006. 2.2 Thị phần một số dịch vụ chủ yếu của Sở Giao dịch II trong toàn hệ thống NHCTVN . 2.3 Thị phần một số dịch vụ chủ yếu của Sở Giao dịch II – NHCTVN trên địa bàn TPHCM. 2.4 Số liệu thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt của Sở Giao dịch II-NHCTVN. 2.5 Kết quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của Sở Giao dịch II- NHCTVN. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 2.1 Thu nhậïp thuần của Sở Giao dịch II-NHCTVN. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Số liệu về các dịch vụ chính của một số ngân hàng. Phụ lục 2 : Số liệu thống kê từ Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng -8- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ATM : máy rút tiền tự động DV : dịch vụ GATS : Thỏa thuận chung về Thương mại Dịch vụ NH : Ngân hàng NHCT : Ngân hàng Công thương NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SGDII : Sở Giao dịch II SWIFT : Hiệp hội Thanh toán viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu TCTD : Tổ chức tín dụng TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh VN : Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới -9- MỞ ĐẦU 7. Lý do chọn đề tài Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới , kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ : Nền Kinh tế đang từng bước tham gia và hòa nhập với kinh tế khu vực và thế giới bằng việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại song phương , mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gia nhập ASEAN, APEC và các tổ chức đa biên khác. Quá trình kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ (31/5/2006) và việc đạt được một số thỏa thuận khác cho thấy kết quả chắc chắn Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Cùng với những diễn biến nêu trên của nền kinh tế, khu vực ngân hàng của Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Hiện đã có hơn 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, … hoạt động tại Việt Nam. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã cho phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Từ ngày 1.7.2007, các ngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ được nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân… Đây chỉ là 2 trong số nhiều “cái được” cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sức hút của thị trường Việt Nam rõ ràng khá hấp dẫn trong mắt các ngân hàng nước ngoài. -10- Bức tranh toàn cảnh thực sự không sáng sủa cho các ngân hàng Việt Nam. Điểm yếu cố hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. “Sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, quản lý không theo tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trên nhiều hoạt động như : quản trị rủi ro, tài sản nợ, kiểm toán nội bộ…”. Hoạt động của các ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn là tín dụng còn các ngân hàng nước ngoài lại rất mạnh về các dịch vụ ngoài tín dụng. Việc các doanh nghiệp trong nước đang dần chuyển qua giao dịch với các ngân hàng nước ngoài là lời cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu thế đó, để tồn tại và phát triển, dù muốn hay không, phải có một sự “thay da đổi thịt” thật sự trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam phải có những nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, hoàn thiện những dịch vụ truyền thống, tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh , hội nhập và phát triển. Để bắt kịp tiến trình đó, hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng để thu hút khách hàng đến với mình ngày càng nhiều hơn. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Sở giao dịch II – NHCTVN là Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. 8. Mục tiêu nghiên cứu Ngân hàng Việt Nam tham gia hội nhập trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế và công nghệ thấp , đặc biệt các dịch vụ ngân hàng còn hết sức nghèo nàn, chủ yếu là các dịch vụ mang tính truyền thống (huy động vốn và cho vay), chất lượng dịch vụ thấp, mức độ phổ biến của dịch vụ không cao, đối tượng sử dụng dịch vụ còn -11- phân tán. Trong hoạt động ngân hàng, xu thế mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại đã và đang là mục tiêu phấn đấu , là lĩnh vực cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng. Hơn nữa, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), dịch vụ ngân hàng còn là môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, cho việc thông giao quốc tế và mở rộng dịch vụ, du lịch. Hoà trong xu hướng chung của ngành ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) cũng đang từng bước hoàn thiện các ngân hàng sẵn có và mở rộng , phát triển các dịch vụ hiện đại khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Là một chi nhánh hàng đầu của NHCTVN, tọa lạc tại “trung tâm tài chính” của thành phố lớn nhất nước, nơi có nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài nhất hoạt động, nên Sở Giao dịch II – NHCTVN phải chịu một sức ép rất lớn về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại, Sở Giao dịch II – NHCTVN phải có những giải pháp đột phá mang tính thời sự cao và đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận văn khi đi sâu nghiên cứu tìm ra những giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói cho Sở Giao dịch II – NHCTVN. 9. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu theo trình tự của sơ đồ sau : Tìm hiểu tổng quan về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng trọn gói . Thống kê một vài số liệu về các dịch vụ của một số ngân hàng hiện nay để có thể đánh giá chung về chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam thời gian qua. Thực trạng dịch vụ ngân hàng trọn gói tại Sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam và các vấn đề còn tồn tại -12- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng: Phương pháp thống kê : thu thập và xử lý thông tin qua 2 nguồn , đó là : Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại Sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam • Dùng dữ liệu nội bộ được tạo ra bởi NHCTVN và chính Sở Giao dịch II – NHCTVN. • Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn : sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước (NHN) và một số Ngân hàng thương mại (NHTM) …. Ngoài ra, luận văn dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu từ việc thăm dò ý kiến một số khách hàng của Sở Giao dịch II – NHCTVN qua Phiếu tham khảo để rút ra tỷ lệ ước tính khách hàng đang quan hệ trọn gói cũng như những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng các dịch vụ đang thực hiện tại Sở Giao dịch II – NHCTVN. Từ những cơ sở này và định hướng về phát triển dịch vụ ngân hàng của các cấp có thẩm quyền , luận văn sẽ đưa ra những giải pháp để phát triển dịch vụ trọn gói tại Sở Giao dịch II – NHCTVN. 10. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nhằm xoáy vào nghiên cứu dịch vụ trọn gói tại Sở Giao dịch II – NHCTVN . Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra trên đây thì đề tài phải tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà các NHTM VN đang phục vụ cũng như một số sản phẩm khác mà các nước đã áp dụng từ lâu nhưng chưa được sử dụng ở Việt Nam và có tính khả thi nếu được áp dụng ở Việt Nam. -13- Từ cơ sở nghiên cứu đó mới có sự so sánh , đánh giá chính xác và tìm ra giải pháp để phát triển , mở rộng dịch vụ trọn gói tại Sở Giao dịch II – NHCTVN . 11. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương : CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI Chương 1 đi vào tìm hiểu thế nào là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng trọn gói, dịch vụ ngân hàng đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Chương này cũng đưa ra một số dịch vụ ngân hàng cơ bản mà các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng cùng số liệu về một vài dịch vụ chính yếu của các NHTM . Từ đây, chương đưa ra những nhận xét đánh giá chung về chất lượng dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Mở đầu, chương 2 giới thiệu đôi nét về NHCTVN và đặc biệt là sự hình thành và phát triển của Sở Giao dịch II NHCTVN. Nội dung chính của chương này là nói về thực trạng dịch vụ ngân hàng trọn gói tại SGDII – NHCTVN và đưa ra được các vấn đề còn tồn tại từ thực trạng này để tìm ra giải pháp phát triển ở chương sau. CHƯƠNG 3 :ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Để có thể trình bày các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại SGDII – NHCTVN, chương 3 sẽ dẫn giải các định hướng về phát triển dịch vụ ngân hàng -14- đến năm 2010 của NHNN và NHCTVN , cũng như của riêng SGDII – NHCTVN. Từ định hướng này , chương 3 sẽ giải quyết vấn đề mấu chốt của luận văn là đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại SGDII – NHCTVN, tập trung vào các vấn đề sau : - Hoàn thiện các dịch vụ đã và đang sử dụng - Đưa vào khai thác các sản phẩm mới - Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói - Các kiến nghị cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói tại Sở Giao dịch II – NHCTVN. 12. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trên thị trường dịch vụ tài chính. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển lành mạnh sẽ là yếu tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Vì thế dịch vụ ngân hàng hiện tại và tương lai vẫn là dịch vụ cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất , tạo ra thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra giải pháp thích hợp và khả thi để hoàn thiện hơn việc cung ứng sản phẩm dịch vụ trọn gói tại Sở Giao dịch II – NHCTVN đồng thời mở rộng dịch vụ trọn gói một cách có hiệu quả theo tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, đưa ra những sản phẩm tiện ích nhất, thích hợp nhất, đầy đủ nhất đến cho khách hàng, mang đến cho họ cả sự tiện và lợi khi giao dịch với Sở Giao dịch II – NHCTVN . -15- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỌN GÓI 1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trọn gói : 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng : Khái niệm dịch vụ ngân hàng (DV NH) chưa được định nghĩa một cách cụ thể trong bất kỳ tự điển nào. Có không ít quan niệm cho rằng chỉ những hoạt động ngân hàng (NH) không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động tiền gửi, cho vay…) mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu chi hộ, môi giới,… Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp đều gọi là dịch vụ ngân hàng. Theo Luật các Tổ chức tín dụng do NHNNVN ban hành, dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và DV NH bao hàm cả 3 nội dung : nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng DV thanh toán, nhưng đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là DV NH thì vẫn chưa được phân định rõ ràng. DV tài chính , theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là bất kỳ DV nào có tính chất tài chính được cung cấp bởi nhà cung cấp DV tài chính. DV tài chính bao gồm DV bảo hiểm, DV NH , DV chứng khoán, và các DV tài chính khác . Trong lộ trình hội nhập quốc tế của VN, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là bước -16- thử thách đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng , vì nội dung chủ yếu của hiệp định này giống như các nội dung của Thỏa thuận chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), chỉ khác về thời điểm có hiệu lực (thời gian bắt đầu thực hiện các cam kết). Theo đó, các cam kết mở cửa DV NH được thực hiện theo lộ trình 9 năm trước khi mọi cam kết đối với các NH Mỹ được bãi bỏ. Sự cạnh tranh giữa các NH VN và NH nước ngoài chủ yếu là cạnh tranh về DV, điều này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược phát triển các DV NH một cách hoàn chỉnh và kịp thời. Các DV NH , theo GATS, là: Nhận tiền gửi, Cho vay, Cho thuê tài chính, Chuyển tiền và thanh toán, thẻ , sec,…, Bảo lãnh và cam kết, Mua bán các công cụ thị trường tài chính, Phát hành chứng khoán, Môi giới tiền tệ, Quản lý tài sản, DV thanh toán và bù trừ, Cung cấp
Tài liệu liên quan