Trong mọi hoạt động của một nền kinh tếphát triển, đặc biệt là trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, hệthống ngân hàng giữmột vai trò quan trọng góp
phần điều tiết, luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Thông qua việc huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi phân phối lại cho các chủthểtrong nền
kinh tế đểmởrộng sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã kích
thích sựtăng trưởng và phát triển kinh tếcủa một quốc gia. Và trong hoạt động
kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại luôn đối mặt với nhiều rủi ro,
trong đó loại rủi ro chính yếu nhất được các ngân hàng quân tâm chính là rủi ro
trong hoạt động cho vay. Việc gia nhập WTO đã mởra nhiều cơhội phát triển
mới cho thịtrường tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro cho
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực hiện những cam kết quốc tế, ngân
hàng sẽlà một trong các lĩnh vực hoàn toàn mởtrong cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽmởcửa hoàn toàn các
dịch vụcho khối ngân hàng nước ngoài.
Do đó, vấn đề đầu tiên được đặt ra cho các nhà quản trịngân hàng trong giai
đoạn hội nhập của Việt Nam là kiểm soát rủi ro đểnâng cao hiệu quảhoạt
động, đủlực đểcạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Và hệthống xếp
hạng tín nhiệm là một trong những công cụhữu hiệu đểthực hiện mục tiêu
này. Các ngân hàng thương mại thực hiện xây dựng hệthống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp nội bộ để đánh giá mức độrủi ro từkhách hàng, cho phép
ngân hàng chủ động trong việc lựa chọn khách hàng và xây dựng chính sách
trong hoạt động cho vay một cách hợp lý.
109 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
--------------------------------------
BÙI THỊ THANH LONG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
LUAÄN VAÊN THAÏC SĨ KINH TEÁ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
--------------------------------------
BÙI THỊ THANH LONG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
Chuyeân ngaønh : Kinh teá taøi chính – Ngaân haøng
Maõ soá : 60.31.12
LUAÄN VAÊN THAÏC SĨ KINH TEÁ
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC :
PGS.TS. LÝ HOÀNG ÁNH
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành
và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Lý Hoàng Ánh. Các số liệu và kết quả trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn
trung thực.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thanh Long
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................1
1.1 Xếp hạng tín nhiệm DN của NHTM..........................................................1
1.1.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm .................................................................1
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................1
1.1.1.2 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm ................................................................2
1.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN.................4
1.1.2.1 Đối với các nhà đầu tư ............................................................................4
1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp được xếp hạng...............................................5
1.1.2.3 Đối với ngân hàng thương mại................................................................5
1.1.2.4 Đối với thị trường tài chính.....................................................................6
1.1.3 Các mô hình xếp hạng..............................................................................7
1.1.3.1 Mô hình chỉ số Z (Z Credit scoring Model)............................................7
1.1.3.2 Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu
đánh giá nội bộ IRB .............................................................................................10
1.1.4 Kinh nghiệm tại các nước......................................................................13
1.1.4.1 Kinh nghiệm tại Malaysia .....................................................................13
1.1.4.2 Kinh nghiệm tại Thái Lan .....................................................................14
1.1.4.3 Kinh nghiệm tại Mỹ ..............................................................................14
1.1.4.4 Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống XHTN doanh
nghiệp...................................................................................................................15
Kết luận chương 1 ...........................................................................................17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
DOANH NGHIỆP TẠI BIDV...........................................................................18
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)........18
2.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của BIDV...................18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................19
2.1.2.1 Tại trụ sở chính......................................................................................19
2.1.2.2 Tại các chi nhánh...................................................................................20
2.1.3 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh .......................20
2.1.3.1 Về chất lượng tài sản.............................................................................21
2.1.3.2 Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời ..............................................................23
2.1.3.3 Về xu hướng an toàn vốn ......................................................................23
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV.................................................25
2.3 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV ............................................28
2.3.1 Mục đích của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN......................................28
2.3.2 Căn cứ xây dựng.......................................................................................29
2.3.3 Phương pháp xếp hạng .............................................................................30
2.3.4 Đối tượng xếp hạng..................................................................................31
2.3.5 Căn cứ xếp hạng.......................................................................................32
2.3.6 Chấm điểm xếp hạng tại BIDV................................................................32
2.3.7 Các chỉ tiêu dùng trong hệ thống xếp hạng..............................................38
2.3.7.1 Chỉ tiêu tài chính ...................................................................................38
2.3.7.2 Các chỉ tiêu phi tài chính.......................................................................39
2.3.8 So sánh với các Ngân hàng thương mại khác ..........................................43
2.3.9 Những ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV.............49
2.3.10 Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV ...........53
Kết luận chương 2 ..............................................................................................56
CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .....62
3.1 Định hướng chiến lược phát triển của BIDV đến 2015 .........................57
3.2 Các đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN tại BIDV ....64
3.2.1 Hoàn thiện quy trình chấm điểm tín nhiệm DN..................................64
3.2.1.1 Quy trình chấm điểm các DN quy mô nhỏ ...........................................67
3.2.1.2 Quy trình chấm điểm các DN mới thành lập ........................................69
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm DN ..................71
3.2.2.1 Bộ chỉ tiêu chấm điểm hiện hành dành cho nhóm khách hàng là DN lớn
và vừa ...................................................................................................................71
3.2.2.2 Bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng là DN quy mô nhỏ ...........................74
3.2.2.3 Bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng là DN mới thành lập chưa có đủ báo cáo
tài chính 2 năm liên tiếp.......................................................................................78
3.2.3 Các giải pháp khác .................................................................................80
3.2.4 Kiến nghị ở cấp vĩ mô ............................................................................83
Kết luận chương 3 ..............................................................................................85
KẾT LUẬN
CÁC PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHCP Ngân hàng cổ phần
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
XHTN Xếp hạng tín nhiệm
TSBĐ Tài sản bảo đảm
BCTC Báo cáo tài chính
QĐ Quyết định
Quyết định 493 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Moody’s Moody’s Investors Service
S&P Standar & Poor
VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Saigon Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống quy ước hạng tín nhiệm của các tổ chức đánh giá tín nhiệm
quốc tế......................................................................................................3
Bảng 1.2: Bảng so sánh chỉ số Z’’ điều chỉnh với xếp hạng tín nhiệm của Standard
& Poor....................................................................................................10
Bảng 2.1: Danh mục ngành kinh tế.........................................................................33
Bảng 2.2: Tỷ trọng phần tài chính và phi tài chính của hệ thống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp tại BIDV...............................................................36
Bảng 2.3: Bảng đánh giá xếp hạng DN và phân loại nhóm nợ của hệ thống xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV.................................................36
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu đánh giá tài chính DN ......................................................39
Bảng 2.5: Bảng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu phi tài chính .......................................42
Bảng 2.6: Bộ chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính của NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam .......................................................................................................47
Bảng 2.7: Bộ chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính của NH TMCP Sài Gòn Công
thương....................................................................................................47
Bảng 3.1: Cơ cấu tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính của bộ chỉ tiêu đánh giá
DN quy mô nhỏ .....................................................................................69
Bảng 3.2: Cơ cấu tỷ trọng điểm các nhóm phi tài chính của bộ chỉ tiêu đánh giá
DN mới thành lập lập chưa có đủ báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp.....71
Bảng 3.3: Bộ chỉ tiêu tài chính dành cho các DN quy mô nhỏ...............................75
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình tổ chức toàn hệ thống BIDV ....................................................19
Hình 2.2: Mô hình tổ chức trụ sở chính của BIDV.................................................20
Hình 2.3: Quy trình chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại
BIDV .....................................................................................................31
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình xếp hạng tín nhiệm DN đề xuất ....................................66
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chấm điểm dành cho các DN quy mô nhỏ ....................68
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình chấm điểm dành cho các DN mới thành lập chưa có đủ
báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp...........................................................70
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của các khoản vay năm 2008 và dự kiến
năm 2009 của BIDV..............................................................................22
Hình 2.2: Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ năm 2008 và dự kiến năm 2009 của
BIDV .....................................................................................................22
Hình 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế năm 2008 và dự kiến năm 2009
của BIDV...............................................................................................23
Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng cho vay qua các năm và dự kiến năm 2009 của
BIDV .....................................................................................................25
Hình 2.5: Tỷ lệ của các nhóm khách hàng được xếp loại năm 2008 và dự kiến năm
2009 tại BIDV .......................................................................................28
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi hoạt động của một nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, hệ thống ngân hàng giữ một vai trò quan trọng góp
phần điều tiết, luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Thông qua việc huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi phân phối lại cho các chủ thể trong nền
kinh tế để mở rộng sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã kích
thích sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Và trong hoạt động
kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại luôn đối mặt với nhiều rủi ro,
trong đó loại rủi ro chính yếu nhất được các ngân hàng quân tâm chính là rủi ro
trong hoạt động cho vay. Việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát triển
mới cho thị trường tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro cho
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực hiện những cam kết quốc tế, ngân
hàng sẽ là một trong các lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các
dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài.
Do đó, vấn đề đầu tiên được đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng trong giai
đoạn hội nhập của Việt Nam là kiểm soát rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt
động, đủ lực để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Và hệ thống xếp
hạng tín nhiệm là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu
này. Các ngân hàng thương mại thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp nội bộ để đánh giá mức độ rủi ro từ khách hàng, cho phép
ngân hàng chủ động trong việc lựa chọn khách hàng và xây dựng chính sách
trong hoạt động cho vay một cách hợp lý. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống
đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn
đang là một chặng đường dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực sao cho phù hợp với chuẩn
mực quốc tế và thực tiễn. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
rủi ro trong hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp nên luận văn đã lựa chọn đề tài “Phát triển hệ thống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề sau:
- Trình bày lịch sử hình thành xếp hạng tín nhiệm, khái niệm và ý nghĩa của
xếp hạng tín nhiệm, qua đó nêu bật sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ
thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong quản lý rủi ro tại các ngân
hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
nói riêng.
- Trình bày hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, nêu rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống, qua
đó đề xuất một số giải pháp để phát triển hệ thống xếp hạng doanh nghiệp,
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về xếp hạng tín nhiệm, các chỉ tiêu dùng để phân tích
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm, các mô hình và các kinh nghiệm về xếp
hạng tín nhiệm trên thế giới, từ đó có những nhận định trong việc phát triển
hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại
Việt Nam vốn còn nhiều hạn chế.
- Phân tích những chỉ tiêu dùng trong phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp, xem xét thực trạng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
tại một số ngân hàng thương mại, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng
thương mại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng cùng với các
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu giữa hệ thống xếp hạng
tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam, hệ thống xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam với
kinh nghiệm của các nước và các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp trên thế giới,
từ đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại ngân hàng thương mại, qua đó đề xuất các giải pháp đối với các
ngân hàng thương mại và các cấp quản lý vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: hệ thống hóa cơ sở lý luận về lịch sử hình thành và khái niệm của
xếp hạng tín nhiệm, làm rõ vai trò của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hoạt động quản lý rủi ro
trong hoạt động cho vay.
Chương 2: phân tích những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hiệu quả của hệ
thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của NHTM
1.1.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, khi các hoạt động giao dịch từ những bạn hàng phương xa
bắt đầu thịnh hành thì nhu cầu về thông tin về nhau giữa những người làm ăn ngày
càng phát triển mạnh. Ban đầu, người kinh doanh sẽ tìm hiểu thông tin về đối tác
thông qua những bạn hàng xung quanh hoặc dựa trên giới thiệu của những người
có uy tín. Tuy nhiên, những thông tin có được theo cách này có khá nhiều hạn chế
vì không đa dạng và không đầy đủ. Do đó người ta bắt đầu nảy ra ý tưởng ghi
chép lại những thông tin về mức độ tín nhiệm của bạn hàng và bán cho những ai
có nhu cầu. Khi khối lượng và phạm vi giao dịch dần nhiều hơn, một loại hình
dịch vụ mới đã được hình thành, đó là dịch vụ thông tin tín nhiệm. Đối tượng có
nhu cầu về dịch vụ này là nhà bán buôn, xuất nhập khẩu, nhà sản xuất, ngân hàng
và các công ty bảo hiểm.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hình thành và phát triển mạnh, hoạt động chủ yếu
tại Mỹ do nhu cầu đánh giá tín nhiệm của các doanh nghiệp ngành đường sắt. Đến
năm 1914 thì Công ty Moody’s – tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đầu tiên trên
thế giới được thành lập bởi ông John Moody dựa vào một công ty được ông thành
lập trước đó vào năm 1909. Năm 1941, tổ chức Standard and Poors được thành lập
dựa trên sự sáp nhập của Poor’s Publishing và Standard Statistics. Ngày nay các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô và phạm
vi hoạt động ra nhiều nước trên thế giới. Điển hình là vào năm 1995, số lượng
nhân viên của S&P là 1.200 nhân viên với hơn 800 chuyên gia phân tích và số
2
nhân viên của Moody’s là 1.700 nhân viên với 560 chuyên gia phân tích. Tới năm
2000, Moody’s đã thực hiện xếp hạng cho 20.000 nhà phát hành tại thị trường vốn
ở Mỹ và 1.200 nhà phát hành tại các thị trường vốn khác với tổng số công cụ nợ trị
giá 5.000 tỷ USD.
Đối tượng xếp hạng tín nhiệm bao gồm các quốc gia, các công ty, các ngân hàng,
các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…và các công cụ nợ do các chủ thể này phát
hành.
1.1.1.2 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (credit: tín
dụng, rating: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm
nang chứng khoán đường sắt” khi thực hiện nghiên cứu, phân tích và công bố
bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 trái phiếu của 250 công ty theo
một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt theo một thứ tự quy
định, và đến nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực của quốc tế.
Xếp hạng tín nhiệm được hiểu khái quát là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do
các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh khả năng
tài chính và uy tín tín dụng của người vay nợ hoặc khả năng thanh toán của các tổ
chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ, bao gồm gốc và lãi, của các công cụ nợ mà
các tổ chức này phát hành. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia,
cấp tỉnh, thành phố hay các công ty.
Theo Hiệp hội các nhà đầu t