Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hơn thế nữa chúng ta đã và đang dần nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Chúng ta đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, tổ chức thành công hội nghị APEC, là thành viên của WTO. . Hoà chung với sự thành công đó thì sự phát triển mạnh mẽ của TTCK đặc biệt cuối năm 2006 đầu năm 2007 đã tạo một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, do đó các Công ty chứng khoán (CTCK) cũng phải đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt cả về mặt số lượng nhân viên lẫn chất lượng để hoàn thiện chính mình và cạnh tranh cùng phát triển. Và để cạnh tranh nhau một cách lành mạnh thì các CTCK phải nhanh chóng phát triển các nghiệp vụ của mình bởi khi nhà đầu tư đánh giá về một công ty chứng khoán họ sẽ đánh giá xem nghiệp vụ của các CTCK đó có tốt hay không, dịch vụ ra sao và một trong những hoạt động thể hiện phần lớn điều đó là hoạt động tự doanh, nó mang lại một phần lợi nhuận cốt lõi cho CTCK
48 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hơn thế nữa chúng ta đã và đang dần nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Chúng ta đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, tổ chức thành công hội nghị APEC, là thành viên của WTO.. . Hoà chung với sự thành công đó thì sự phát triển mạnh mẽ của TTCK đặc biệt cuối năm 2006 đầu năm 2007 đã tạo một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, do đó các Công ty chứng khoán (CTCK) cũng phải đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt cả về mặt số lượng nhân viên lẫn chất lượng để hoàn thiện chính mình và cạnh tranh cùng phát triển. Và để cạnh tranh nhau một cách lành mạnh thì các CTCK phải nhanh chóng phát triển các nghiệp vụ của mình bởi khi nhà đầu tư đánh giá về một công ty chứng khoán họ sẽ đánh giá xem nghiệp vụ của các CTCK đó có tốt hay không, dịch vụ ra sao và một trong những hoạt động thể hiện phần lớn điều đó là hoạt động tự doanh, nó mang lại một phần lợi nhuận cốt lõi cho CTCK.
Khi mà hoạt động tự doanh triển khai tốt sẽ giúp một CTCK nâng cao tiềm lực tài chính, tạo vị thế mạnh cho công ty, khả năng cạnh tranh lớn song nếu hoạt động yếu kém thì có thể gây tổn thất nặng nề, nhất là đối với một CTCK còn non trẻ như VQS. Trên cơ sở em đã thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự doanh em quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc.” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ
TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Khái quát hoạt động của công ty chứng khoán 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán 4
1.1.1.1.Khái niệm 4
1.1.1.2. Phân loại Công ty chứng khoán 4
1.1.2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 6
1.1.3. Các hoạt dộng của CTCK 10
1.1.4. Vai trò của công ty chứng khoán 11
1.2. Nghiệp vụ tự doanh của Công ty chứng khoán 14
1.2.1 Khái niệm hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán 14
1.2.2. Đánh giá hoạt động tự doanh 14
1.2.3. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh 15
1.2.4. Lợi ích của hoạt động tự doanh đối với công ty chứng khoán 16
1.2.5. Quy trình hoạt dộng tự doanh của công ty chứng khoán 17
Chương 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT quèc 23
2.1. Vài nét về công ty cổ phần chứng khoán Việt Quốc. 23
2.2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền phẩn chứng khoán Việt Quốc (VQS) 24
2.2.1. Chức năng của VQS 24
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của VQS 24
2.2.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban 24
2.3. Kết quả hoạt động môi giới của VQS năm 2007 27
2.4. Thực trạng hoạt động tự doanh tại VQS 33
2.4.1. Thực trạng nguồn vốn tự doanh của VQS 33
2.4.2. Hạn mức tự doanh của VQS 33
2.4.3. Tình hình hoạt động tự doanh của VQS 33
2.5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VQS 40
2.5.1. Kết quả đạt được 40
2.5.2. Hạn 40
Chương 3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VQS 42
3.1. Chiến lược chung về phát triển kinh doanh tại VQS 42
3.2. Định hướng hoạt động tự doanh của VQS 45
3.2.1. Mục tiêu trước mắt 45
3.2.2. Mục tiêu lâu dài của Công ty 46
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại VQS 48
Tài liệu tham khảo 51
Chương 1: Lý luận Chung Về nghiệp vụ tự doanh của Công ty Chứng Khoán.
1.1. Khái Quát hoạt động của công ty chứng khoán.
1.1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán
1.1.1.1.Khái niệm
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK. Ở Việt Nam công ty Chứng Khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo quy định để được coi là công ty chứng khoán doanh nghiệp phải tham gia vào một hoặc một số loại hình kinh doanh sau:
Môi giới chứng khoán
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
T ư vấn đầu tư chứng khoán
Ngoài các loại hình kinh doanh trên, công ty chứng khoán còn thực hiện các nghiệp vụ sau : Tư vấn tài chính, lưư ký chứng khoán....
1.1.1.2. Phân loại Công ty chứng khoán
*Theo mô hình và tổ chức Công ty chứng khoán
Mô hình đa năng
Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức 1 tổ hợp dịch vụ tài chính tổ hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại:
Mô hình đa năng một phần: theo mô hình này các Ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty hoạt động tách rời.
Mô hình đa năng toàn phần: Các Ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm của mô hình này là:
Ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhờ đó giảm bớt rủi ro bằng việc đa dạng hoá đầu tư.
Tăng khả năng chịu đựng của Ngân hàng trước những biến động của thị trường.
Tận dụng được lợi thế của Ngân hàng.
Nhược điểm của mô hình này là:
Không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Các ngân hàng cũng rất dễ gây lũng đoạn thị trường và các biến động trên thị trường chứng khoán, nếu có sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh này.
Mô hình chuyên doanh
Hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình
Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển
Mô hình này được áp dụng ở rất nhiều nước. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các nước này có xu hướng xoá bỏ dần hàng rào ngăn cách hai loại hình kinh doanh là tiền tệ và chứng khoán và ngày nay các công ty chứng khoán lớn đã mở rộng kinh doanh cả trong lĩnh vực bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Nhược điểm của mô hình
Do xu thế hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ , nên một số thị trường cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán , bảo hiểm nhưng được tổ chức thành công ty mẹ, công ty con và được quản lý giám sát chặt chẽ hoạt động tương đối độc lập.
1.1.2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán
Điều kiện về vốn
Vốn pháp định của công ty chứng khoán thường được quy định cụ thể cho từng loại hình kinh doanh. Một công ty càng tham gia vào nhiều loại hình thì càng cần phải có nhiều vốn trên cơ sở các yếu tố khác nhau như quy mô thị trường, giao dịch dự kiến, khả năng tài chính của các tổ chức tài chính tham gia thị trường…mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về mức vốn pháp định đối với các công ty chứng khoán.
Tại Việt Nam quy định về vốn pháp định như sau:
Nghiệp vụ
Quy định cũ(NĐ 144/2003)
Quy định mới (NĐ 14/2007)
Môi giới
3 tỷ VN đồng
25 tỷ VN đồng
Tự doanh
12 tỷ VN đồng
100 tỷ VN đồng
Quản lý danh mục đầu tư
3 tỷ VN đồng
Bảo lãnh phát hành
22 tỷ VN đồng
165 tỷ VN đồng
Tư vấn đầu tư
3 tỷ VN đồng
10 tỷ VN đồng
Tư vấn tài chính và lưu ký
Tổng cộng
43 tỷ VN đồng
300 tỷ VN đồng
Như vậy theo quy định mới (NĐ 14/2007) thì vốn pháp định cho 4 nghiệp vụ của công ty chứng khoán là 300 tỷ VNĐ. Mức vốn này lớn hơn rất nhiều so với nghị định cũ (NĐ 144/2003) chỉ là 43 tỷ VNĐ. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng điều kiện thành lập một công ty chứng khoán hiện tại bây giờ thì khó khăn hơn rất nhiều so với các công ty chứng khoán thành lập trước đó. Nói như vậy là không hẳn các công ty chứng khoán thành lập trước đây có lợi mà hiện nay những công ty chứng khoán chưa đủ vốn pháp định theo yêu cầu sẽ phải chịu áp lực tăng vốn rất là lớn đặc biệt là thị trường trong giai đoạn này chưa thực sự là khởi sắc.
Tuy nhiên điều kiện về vốn tại Thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước khác còn quá nhỏ . Ta có thể thấy rõ qua biểu đồ sau:
Vốn pháp định của các CTCK Việt Nam và các nước khu vực (đơn vị tỷ đồng)
Điều kiện về nhân sự
Nhân tố con người bao giờ cũng chiếm vị trí quan trọng nhất trong sự thành công của tất cả các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Trong lĩnh vực thị trường chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ vì đây là một ngành có kỹ thuật phức tạp, rủi ro cao, kiến thức thì phải sâu rộng mới có thể làm việc được nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, tinh thông nghiệp vụ và có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Các cá nhân trong công ty chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của các công ty. Vì vậy điều kiện về nhân sự luôn được đặt ra trong quy định pháp luật của các nước khi xem xét cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các công ty chứng khoán. Điều kiện đó là những người quản lý hay nhân viên của công ty chứng khoán phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như độ tín nhiệm tính trung thực.
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong lĩnh vực chứng khoán, để các nhà đầu tư có thể tiếp xúc nhau dễ dàng trong việc mua hay bán chứng khoán thì các công ty chứng khoán cần phải có sàn giao dịch để làm địa điểm tiếp xúc với nhà đầu tư, cần có địa điểm và thiết bị nhận lệnh, truyền lệnh, công bố thông tin liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán nên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán pháp luật các nước cũng quy định điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật khi cấp giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán là một trong ba điều kiện không thể thiếu về điều kiện thành lập.
Ở Việt Nam ngoài quy định về vốn pháp định như trên công ty chứng khoán muốn được cấp phép phải đáp ứng thêm các điều kiện sau :
Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội và phát triển ngành nghề chứng khoán.
Có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh chứng khoán.
Giám đốc (TGĐ), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề chứng khoán do UBCKNN cấp.
1.1.3. Các nghiệp vụ của CTCK
Các nghiệp vụ chính:
-Môi giới Chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó CTCK đại diện cho khách hàng giao dịch thông qua cơ chế tại SGDCK hoặc TTDGCK.
-Tự doanh chứng khoán
-Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến công ty chứng khoán nhờ tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng.
-Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.
Các nghiệp vụ phụ trợ
-Lưu ký chứng khoán
Là việc lưu trữ bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán
Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, Công ty chứng khoán sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi , phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
- Nghiệp vụ quản lý thu nhập của khách hàng( Quản lý cổ tức)
Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán của khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng
-Nghiệp vụ tín dụng
Công ty chứng khoán cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định không cho phép công ty chứng khoán cho khách hàng vay chứng khoán để thực hiện bán khống.
Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho các khoản vay.
- Tư vấn tài chính
Gồm có : tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp, tư vấn các nghiệp vụ tài chính khác.
1.1.4. Vai trò của công ty chứng khoán
Đối với tổ chức phát hành
Mục tiêu tham gia vào TTCK của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành.
Đối với thị trường chứng khoán
Một là góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả Chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường , do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK.
Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã giành một tỉ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường
Hai là góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán, giao dich trên thị trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua và bán các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính.
Đối với cơ quan quản lý thị trư ờng
CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường. Các CTCK thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư…Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn , bóp méo thị trường
Tóm lại, CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với TTCK nói chung.
Đối với nhà đầu tư
Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, từ đó giúp nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên trên TTCK sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả.
1.2. Nghiệp vụ tự doanh của Công ty chứng khoán.
1.2.1 Khái niệm hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
Khái niệm: Hoạt động tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các dịch vụ mua bán các chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn của chính công ty chứng khoán.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung hoặc thị trường OTC...
Tại một số nước hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (ví dụ ở Mĩ)
1.2.2. Đánh giá hoạt động tự doanh.
Mục đích của nghiệp vụ tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song song với nghiệp vụ môi giới vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới và tự doanh. CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Thậm chí ở một số nước còn quy định có hai loại hình CTCK là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và CTCK có chức năng tự doanh.
Khác với nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
1.2.3. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh
Tách biệt quản lý
Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong hoạt động của mình. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người và quy trình nghiệp vụ.
Ngoài ra các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo tính minh bạch về tài sản của khách hàng và tài sản của công ty.
Ưu tiên khách hàng
Pháp luật hầu hết các nước đều yêu cầu công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.
Góp phần bình ổn trên thị trường
Các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định. Luật các nước đều quy định các CTCK phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mĩ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi chứng khoán đang lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.
Hoạt động tạo thị trường.
Khi được phát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các CTCK thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2. Trên TTCK phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường. Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác.
Như vậy, họ sẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh.
Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh
+Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt lệnh mua và bán chứng khoán trên sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước.
+Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai CTCK hay giữa CTCK với một khách hàng thông qua thương lượng.