Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, nhân tố đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đó là nguồn nhân lực. Khẳng định tầm quan trọng của nó V.I Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân là người lao động”. Tầm quan trọng này được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” (trang 93).
Đặc biệt, đối với vùng Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, Nghị quyết chỉ rõ: “Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp” (trang 166). Do vậy, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn đang là những vấn đề cấp bách. Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế.
Đề tài, không phải tìm ra giải pháp đào tạo hay sử dụng có hiệu quả; mà là dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh
105 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chiển.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh sách các bảng số liệu.
Danh sách các biểu đồ.
Bản đồ.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích và nhiệm vụ 2
3.1 Mục đích 2
3.2 Nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm viên nghiên cứu 3
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Cơ sở lý kuận 3
5.2 Nguồi tài liệu tham khảo 3
5.3 Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp mới của luận văn 3
7. Bố cục 4
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực 5
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực 8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực 10
1.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo 10
1.2.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
14
1.2.3 Thị trường sức lao động 15
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển KT - XH 17
1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 17
1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 18
1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới
20
Chương 2.
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG.
2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực 23
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 23
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Về văn hóa - xã hội 28
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang 29
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực 29
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 34
2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 42
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.2 Những thách thức, tồn tại 55
Chương 3.
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Mục tiêu, quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.1.2 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực 63
3.2.1 Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo 63
3.2.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp 63
3.2.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn
66
3.2.2 Tăng cường phát triển lĩnh vực đào tạo nghề 67
3.2.2.1 Dự báo nhu cầu về học nghề 67
3.2.2.2 Các cơ sở đào tạo và năng lực đào tạo nghề 67
3.2.2.3 Chương trình và thời gian đào tạo nghề 68
3.2.2.4 Cơ sở vật chất và định mức chi phí đào tạo 69
3.2.3 Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ 71
3.2.4 Gắn đào tạo với sử dụng 72
3.2.5 Phát triển thị trường sức lao động 73
3.2.6 Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài 74
3.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước, Tỉnh 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Chỉ số phát triển con người (Huma Development Index) : HDI
- Chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới : GDI
- Chỉ số nghèo khổ tổng hợp : HPI
- Giá trị tổng sản phẩm xã hội : GDP
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : CNH-HĐH
- Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu : OCDE
- Khoa học công nghệ : KHCN
- Ủy ban nhân dân : UBND
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
1- Bảng 1: Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với 2000 (so sánh 1994). Trang 25
2- Bảng 2: Tăng trưởng GDP. Trang 26
3- Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994). Trang 27
4- Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Trang 28
5- Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001 - 2007. Trang 30
6- Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực. Trang 36
7- Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm. Trang 33
8- Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi. Trang 33
9- Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị - thông thôn. Trang 39
10- Bảng 10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2007. Trang 41
11- Bảng 11: Số cơ sở y tế và cán bộ y tế. Trang 42
12- Bảng 12: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2007. Trang 44
13- Bảng 13: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007. Trang 45
14- Bảng 14: Sự phân bố lao động trong ngành ở các khu vực ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm. Trang 47
15- Bảng 15: Hệ thống trường lớp, giáo viên phổ thông. Trang 48
16- Bảng 16: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp. Trang 49
17- Bảng 17: Tổng hợp đào tạo sử dụng giai đọan 2001-2005. Trang 51
18- Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo. Trang 53
19- Bảng 19: Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001 - 2005 và năm 2007. Trang 54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1- Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Trang 26
2- Biểu đồ 2: Cơ cấu dân số phân theo giới tính. Trang 30
3- Biểu đồ 3: Cơ cấu dân số phân theo khu vực. Trang 31
4- Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm 2007. Trang 32
5- Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khu vực thành thị và nông thôn năm 2007. Trang 34
6- Biểu đồ 6: Tình hình lao động Kiên Giang năm 2007. Trang 43
7- Biểu đồ 7: Số người từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trang 46
BẢN ĐỒ
01 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang. Trang 24
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, nhân tố đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đó là nguồn nhân lực. Khẳng định tầm quan trọng của nó V.I Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân là người lao động”. Tầm quan trọng này được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” (trang 93).
Đặc biệt, đối với vùng Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, Nghị quyết chỉ rõ: “Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp” (trang 166). Do vậy, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn đang là những vấn đề cấp bách. Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế.
Đề tài, không phải tìm ra giải pháp đào tạo hay sử dụng có hiệu quả; mà là dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bàn về phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như: “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân; “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của TS. Trương Thị Minh Sâm, Viện Khoa học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; “ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh...
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực, các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước. Song đối với tỉnh Kiên Giang chưa có công trình nghiên cúu nào về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, tôi chọn “Phát triển nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà trong quá trình phát triển kinh tế xã hội” làm luận văn cao học kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mục đích và nhiệm vụ:
3.1. Mục đích:
Thông qua việc nghiên cứu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Kiên giang nói riêng, mục đích của đề tài là phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến 2020.
3.2. Nhiệm vụ:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực về đào tạo và sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển nguồn nhân lực vận dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang thông qua các chỉ số phát triển trên các mặt: số lượng, chất lượng gắn với cơ sở vật chất năng lực đào tạo, mức độ đáp ứng… Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực trạng của nó trong thời gian qua.
Ba là, vạch ra những quan điểm và giải pháp cơ bản về nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2020.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất rộng liên quan đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trong luận văn này chỉ đi vào những nội dung cơ bản về Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh kiên Giang từ năm 2000 đến 2020 và các giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các nguyên lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
5.2. Nguồn tài liệu tham khảo:
Các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, F.Engels, V.I. Lênin về nguồn nhân lực; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật. Vận dụng phương pháp luận chung; phương pháp cụ thể là logic lịch sử, phân tích và tổng hợp so sánh, theo dõi, thống kê, mô hình hóa.
6. Đóng góp mới của luận văn:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam, tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang; qua đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực quan trọng của tỉnh trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, vạch ra quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020.
Bốn là, cung cấp số liệu thực tế dùng làm tài liệu để triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là một số cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội Vụ, Sở Công An, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn….
Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài chia làm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực.
Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội.
Ở Úc xem nguồn nhân lực là toàn bộ những người bước vào tuổi lao động, có khả năng lao động. Trong quan niệm này không có giới hạn trên về tuổi của nguồn lao động.
Theo Liên Hợp quốc, Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng .
Nhân lực dưới góc độ từ và ngữ là danh từ (từ Hán Việt): nhân là người, lực là sức. Ngay trong phạm trù sức người lao động cũng chứa một nội hàm rất rộng. Nếu dừng lại ở các bộ phận cấu thành đó là sức óc, sức bắp thịt, sức xương… Sức thể hiện thông qua các giác quan mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, da cảm giác… Còn chất lượng của sức lao động đó là trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lành nghề…
Nếu xét theo nghĩa rộng, toàn bộ tổng thể nền kinh tế được coi là một nguồn lực thì nguồn lực con người (Human Resources) là một bộ phận của các nguồn lực trong nền sản xuất xã hội. Chẳng hạn nguồn lực vật chất (Physical Resources), nguồn lực tài chính (Financial Resources)…
Theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống, sức khỏe con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng.
Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lực lao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhân lực là chỉ tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên. Tài nguyên nhân lực là tiền đề vật chất của tái sản xuất xã hội. Tài nguyên nhân lực vừa là động lực vừa là chủ thể của sự phát triển, có tính năng động trong tái sản xuất xã hội. Chính vì lẽ đó khi phân tích về nguồn tài nguyên nhân lực, phải xem xét nó trong mối quan hệ với tốc độ tăng dân số, sự phát triển của giáo dục đào tạo, nâng cao phẩm chất của người dân, và những điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất nguồn lực cho xã hội [42-1064].
Có ý kiến cho rằng: nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực rộng hơn nguồn lao động; bởi nguồn nhân lực bao gồm cả những người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động. Tuy nhiên, “Ở chừng mực nào đó, có thể coi nguồn lao động hay nguồn nhân lực, đồng nhất về số lượng, cả hai cùng bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, cũng như cả người ngoài tuổi lao động có nhu cầu và khả năng tham gia lao động” [25.29].
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định. Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc) của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [10. 217].
Đề cao vai trò của yếu tố con người cũng là nét nổi bật trong tư tưởng kinh tế của Karl Marx với tư tưởng chủ đạo: chỉ có lao động mới tạo ta giá trị nguồn gốc duy nhất của mọi của cải trong xã hội. Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng; nó cho thấy tiến bộ kỹ thuật không hề làm giảm ý nghĩa của yếu tố con người mà ngược lại, cùng với quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất con người cùng với tiềm năng trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.
Nguồn nhân lực của xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động) và ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng hoặc sẽ tham gia lao động. Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và độ tuổi lao động; chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và thể chất người lao động, yếu tố di truyền, nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương. Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượng của lao động.
Đề cập đến nguồn nhân lực, việc sử dụng nguồn nhân lực liên quan đến việc làm. Đây chính là tiêu chí xác định hiệu quả nguồn nhân lực. Guy Hân-tơ, chuyên gia Viện phát triển hải ngoại Luân đôn đã đưa ra định nghĩa: “ Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [30.62].
Phát triển nguồn nhân lực.
Từ khái niệm về nguồn nhân lực, chúng ta có thể hiểu về phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, tâm hồn… Để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, thực hiện tốt quá trình sản xuất và tái sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, góp phần làm giàu cho đất nước làm giàu cho xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng. Về chất phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển; về lượng là gia tăng số lượng nguồn nhân lực, điều này tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư vào các các yếu tố của quá trình sản xuất. Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố đầu tư thì đầu tư vào con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất. Đầu tư cho con người được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: giáo dục tại nhà trường, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế….
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của một đất nước là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có trình độ lao động cao, có kỹ năng sử dụng, lao động có hiệu quả. Xét ở góc độ cá nhân thì phát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổng thể phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Trí lực có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm. Thể lực có được nhờ vào chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế, môi trường làm việc….
Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực không chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [40,108] “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [40,201]. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực.
Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực đối