PBGDPL luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống, là một bộ phận
không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trong việc thực hiện pháp luật, PBGDPL là giai đoạn đầu tiên, là công cụ để
đưa pháp luật đến gần hơn với nhân dân. Muốn pháp luật đi vào đời sống xã
hội, ngoài yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất, khả thi, phù hợp
của quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, việc
PBGDPL còn nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi
công dân, đặc là tầng lớp thanh niên.
Thanh niên luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn lực trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, bên cạnh nhiều thanh niên có lý
tưởng sống, ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có trách nhiệm với gia đình và xã hội
thì vẫn còn nhiều đối tượng còn thiếu bản lĩnh, đua đòi, ham thưởng thụ, để
các thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động. làm ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, gây hoang mang trong quần chúng
nhân dân.
Ngoài ra, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường khiến một bộ phận
thanh niên có lối sống thực dụng, buông thả, bản lĩnh chính trị non kém, lập
trường dao động, ngại tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, thiếu tự
tin.Đáng quan tâm là những thông tin phản động, văn hóa đồi trụy ngày càng
nhiều tác động tiêu cực đến tâm trạng, đạo đức, tư tưởng, lối sống của nhiều
thanh niên khiến họ rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đặc biệt,
trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên ngày càng
gia tăng.
81 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ MY LY
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ MY LY
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG BÌNH
Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 838.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ KHÁNH MINH
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác Giả Luận Văn
Trần Thị My Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN ............................................................... 7
1.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, đặc điểm, vai trò của phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh niên ................................................................................... 7
1.2 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ................ 14
1.3 Điều kiện bảo đảm việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên .................................................................................................................. 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO THANH NIÊN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................... 28
2.1 Những yếu tố tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........................................................ 28
2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................... 34
2.3 Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................ 54
3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên tỉnh Quảng Bình ...................................................................................... 54
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên tỉnh Quảng Bình ...................................................................................... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật
HĐND : Hội đồng nhân dân
PHCTPBGDPL : Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tình hình thanh niên tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật 32
2.2 Số liệu điều tra người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 33
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
PBGDPL luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống, là một bộ phận
không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trong việc thực hiện pháp luật, PBGDPL là giai đoạn đầu tiên, là công cụ để
đưa pháp luật đến gần hơn với nhân dân. Muốn pháp luật đi vào đời sống xã
hội, ngoài yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất, khả thi, phù hợp
của quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, việc
PBGDPL còn nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi
công dân, đặc là tầng lớp thanh niên.
Thanh niên luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn lực trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, bên cạnh nhiều thanh niên có lý
tưởng sống, ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có trách nhiệm với gia đình và xã hội
thì vẫn còn nhiều đối tượng còn thiếu bản lĩnh, đua đòi, ham thưởng thụ, để
các thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động... làm ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, gây hoang mang trong quần chúng
nhân dân.
Ngoài ra, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường khiến một bộ phận
thanh niên có lối sống thực dụng, buông thả, bản lĩnh chính trị non kém, lập
trường dao động, ngại tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, thiếu tự
tin...Đáng quan tâm là những thông tin phản động, văn hóa đồi trụy ngày càng
nhiều tác động tiêu cực đến tâm trạng, đạo đức, tư tưởng, lối sống của nhiều
thanh niên khiến họ rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đặc biệt,
trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên ngày càng
gia tăng.
Một trong những nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật ở thanh niên
2
ngày càng gia tăng trước hết là do thiếu hiểu biết về pháp luật; vốn sống và
hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn hẹp; khả năng tiếp thu thông tin nhanh
nhưng ít chọc lọc, dễ bị lợi dung, lôi kéo. Mặt khác, một số thanh niên thất
nghiệp, khó khăn, chưa có việc làm; còn có quá trình hội nhập giao lưu kinh
tế - văn hóa - xã hội không ngừng được tăng cường những chưa có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng về mọi mặt gây nên tác động xấu đến lối sống của một bộ phận
thanh niên trong việc chấp hành pháp luật. Những vấn đề nêu trên đang trở
nên bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, mỗi
gia đình và toàn xã hội trong nhiệm vụ PBGDPL cho thanh niên.
Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bình đã và
đang huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai và
thực hiện tốt các luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các đề án của
Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
Qua quá trình triển khai, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định; các
cơ quan chuyên môn, các phòng, ban và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích
cực, chủ động triển khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho thanh niên.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý thức pháp luật của một bộ phận thanh niên
vẫn còn chưa cao, biểu hiện như: hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu sự tôn
trọng pháp luật, còn có vi phạm pháp luật...Điều này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, để có thể đạt
được những kết quả như mong muốn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên cần nhận được sự quan tâm, đầu tư và tham gia tích cực, chủ
động của toàn xã hội. Những hoạt động phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh niên cần được lên kế hoạch rõ ràng, và kết quả của công
tác chính là ý thức, hành động theo pháp luật của thanh niên.
Với những lý do trên, đề tài luận văn “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho
3
thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” được chọn để nghiên cứu nhằm làm
rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu.
Hiện nay, rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ, tạp chí...đề
cập đến vấn đề PBGDPL.
Trước hết là “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật
trong công cuộc đổi mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994, mã số 92-98-
223-ĐT, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; tiếp theo là
cuốn sách “Bàn về giáo dục pháp luật” của Trần Ngọc Đường và Dương
Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách này đã đưa ra
khái niệm của giáo dục pháp luật, ngoài ra cũng nghiên cứu về đối tượng, vai
trò, chủ thể, phương pháp giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục từ đó
làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là luận án tiến sĩ của
Dương Thanh Mai (1996), “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước
ta - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã đi sâu phân tích công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật ở nước ta; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đây là khâu đầu
tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt
động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Luận văn thạc sĩ “Một số vấn
đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” năm 1997 của Hồ Quốc
Dũng.
Bài đăng trên tạp chí “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật
trong tình hình mới” của Hồ Việt Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
4
9/2000; “Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở thành phố Ninh
Thuận hiện nay” năm 2005 của Đinh Thị Hoa; “Giáo dục pháp luật góp phần
nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật” của Tống Đức Thảo, tạp chí
Lý luận chính trị, số 10/2006 nghiên cứu vai trò tác động của giáo dục pháp
luật đối với việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp dân
cư đồng thời nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật; “Giáo dục
pháp luật đối với cư dân nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” năm 2008 của
Nguyễn Tiến Hải; “Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng Tháp giai đoạn hiện nay”
năm 2012 của Nguyễn Thị Thu Ba; “ Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – thực trạng và giải pháp” năm 2013
của Dương Thị Thu Hiền; “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô
thị - từ thực tiễn thành phố Hà Nội” năm 2016 của Trần Thị Bích Hạnh.
Các công trình khoa học trên đã cho thấy nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp
cận và giải quyết những vấn đề liên quan đến PBGDPL dưới những góc độ
khác nhau. Do vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu này mang cả ý nghĩa lý luận
và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với thanh
niên nói chung và tại Quảng Bình nói riêng. Để thực hiện luận văn, tác giả
tiếp thu một cách có chọn lọc nghiên cứu của một số công trình khoa học liên
quan đến đề tài. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn bởi không
trùng lặp với các công trình liên quan được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên, đề tài đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại
tỉnh Quảng Bình để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao chất
lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
- Phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và quy định của Nhà nước ta.
- Phân tích thực trạng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh tại
tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây qua đó rút ra những hạn chế cần
khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh niên Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn đó là dựa trên Chủ nghĩa Mác Lê-nin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà
nước. Bên cạnh đó, các quan điểm của các tác giả cũng được kế thừa và
phát huy.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng
6
tỏ, trong đó tập trung một số phương pháp sau: Phương pháp khảo cứu tài
liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần vào hệ thống hoá cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh niên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về thực tiễn: Các khuyến nghị của luận văn có giá trị tham khảo trong
thực tế hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
- Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu liên quan sau này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, thì đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên.
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại
tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo
dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
1.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, đặc điểm, vai trò của phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh niên
1.1.1 Khái niệm thanh niên
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ. Thanh niên so với
tổng dân số chiếm tỷ lệ cao, nếu như có thể giáo dục, bồi dưỡng, dạy dỗ tốt
thì sẽ trở thành những người có ích cho Tổ quốc. Hiện nay, nhiều tác giả đã
đưa ra các khái niệm khác nhau về thanh niên tùy theo quan điểm của mỗi
người, các góc độ để đánh giá. Thanh niên là khái niệm dùng để chỉ một lớp
người trong xã hội ở một độ tuổi xác định, đang phát triển về cả thể chất, tinh
thần và tư duy, lý tưởng. Thanh niên không phải là một giai cấp nhưng bị chi
phối bởi những mối quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội, lối sống của cộng đồng
trong xã hội. Bởi vậy, thanh niên đóng vai trò không nhỏ trong xã hội. Thanh
niên là nguồn nhân lực có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, là một trong những yếu tố chủ chốt đối với tương lai của cả
quốc gia, lực lượng này phải trải qua nhiều gian nan, vất vả về cả vật chất và
tinh thần đóng góp một phần không nhỏ đối với vận mệnh đất nước. Thanh
niên là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống hằng
ngày cũng như trong các lĩnh vực khoa học, có nhiều quan niệm khác nhau về
thanh niên.
Dưới góc độ sinh học thì các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai
đoạn trong quá trình phát triển của cơ thể, vì trong giai đoạn này, về mặt thể
lực, trí tuệ, sinh lý đều có sự thay đổi rõ rệt. Thanh niên là độ tuổi sung sức
nhất về thể chất.
8
Thanh niên là giai đoạn chuyển từ ý thức, tư duy theo khuynh hướng lệ
thuộc vào gia đình, nhà trường và xã hội, sang giai đoạn tự ý thức, nhận thức
được về thái độ, hành vi, tư tưởng.
Thanh niên dưới góc độ kinh tế học là nguồn nhân lực không thể thiếu
trong đội ngũ lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, thanh niên cũng là bộ phận
quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, sự năng động, nhạy bén, ham học
hỏi, sáng tạo, gắn bó mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Dưới góc độ luật học, Luật Thanh niên tại Điều 1 quy định “Thanh niên
là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [31, tr.1]. Theo
quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì phổ biến, giáo
dục pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật. Theo
quan niệm quốc tế thì thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi.
Như vậy, khái niệm thanh niên dùng để chỉ một lớp người trong xã hội
với độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp về nhận
thức cũng như tư duy, là lực lượng có vai trò không thể thiếu đối với các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh....trong đời sống xã hội.
1.1.2 Khái niệm, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) thì "Phổ biến là làm
cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền
đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” [41, tr. 3]
Phổ biến pháp luật vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân
văn, pháp luật ban hành phải được phổ biến công khai đến tất cả các đối
tượng mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, phổ biến pháp luật còn mang tính
tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho những đối tượng cụ thể để hiểu
rõ các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thực
9
tiễn, thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, các cuộc hội thảo có lồng ghếp
phổ biến pháp luật.
Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người
những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng
tham gia mọi mặt của đời sống xã hội" [36, tr. 3]
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì: “Giáo
dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức
pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám
thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý
thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”
[34, tr. 7]
Phổ biến và giáo dục pháp luật đều nhằm nâng cao nhận thức của người
dân, tuy nhiên, giáo dục pháp luật có nội dung rộng hơn, phương thức tiến
hành chặt chẽ hơn, có đối tượng xác định.
Khái niệm giáo dục pháp luật được các tác giả thống nhất trong các tài
liệu khoa học về pháp luật ở nước ta như sau: Giáo dục pháp luật là một hoạt
động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua
các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một
cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý
thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện
hành, xây dựng lối sống theo pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu Phổ biến, giáo dục pháp luật theo
nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn
phục vụ cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, đó là xây dựng
chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai chương trình,
kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc áp dụng các hình thức,
10
biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết,
tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật.
Nghĩa hẹp của Phổ biến, giáo dục pháp luật là: chuyển tải nội dung, ý nghĩa
của quy phạm pháp luật đến đối tượng cần tác động nhằm giúp họ hiểu và
làm theo pháp luật, dần hình thành ở họ ý thức và tư duy pháp luật, có thái
độ, hành vi đúng pháp luật.
* Mục đích của việc PBGDPL cho thanh niên
Mọi hình thức phổ biến, giáo dục một khi được áp dụng đều vì mục đích
nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân. Sống trong một xã hội có trật tự
kỷ cương, việc PBGDPL trang bị cho mỗi cá nhân không chỉ về tri thức
chuyên môn mà còn bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử. Xác định
mục đích PBGDPL có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
Trước hết, là nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên, đây được coi
là mục đích đầu tiên, không thể thiếu trong PBGDPL. Thanh niên đa phần có
sự nhận thức về xã hội chưa nhiều, bên cạnh đó pháp luật không phải lúc nào
cũng được mọi người biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và chấp hành
nghiêm chỉnh. Muốn pháp luật đi vào thực tiễn thì các quy định của pháp luật
phải được dâ