Hoạt động rửa tiền đã và đang trởthành một mối nguy cơlớn đối với nhiều
quốc gia trên thếgiới. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống
kê của Qũy Tiền TệQuốc Tế(IMF), hàng năm sốtiền được bọn tội phạm tẩy rửa
khoảng 400-500 tỷUSD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Một trong những
thủ đoạn rửa tiền phổbiến là thông qua hệthống ngân hàng, điều đó có nghĩa là
những quốc gia có hệthống tài chính ngân hàng sơkhai, lỏng lẻo luôn là điểm đến
tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉlàm mất
sựkiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tếtư
nhân, lũng đoạn hệthống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản
hội nhập quốc tế . Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền nhưtrên, rất nhiều các
tổchức chính phủvà phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng,
chống rửa tiền như: Ngân Hàng ThếGiới (WB), Qũy Tiền TệQuốc Tế(IMF), Ủy
Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF),
v.v Ởcác nước phát triển như: Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, Luật Phòng, chống
rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa.
Tại Việt Nam, vấn đềphòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề
tương đối mới mẻ. Trước đây phòng, chống rửa tiền được đềcập đầu tiên thông
qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc vềchống buôn bán bất hợp
pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia. Và sau này
là Nghị Định số74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủvề
phòng, chống rửa tiền.
Nghị định 74/2005/NĐ-CP được ban hành năm 2005, tạo cơsởpháp lý
ban đầu cho công tác phòng, chống rửa tiền. Đến nay, nghị định này đã ban hành
được hơn 5 năm, tuy nhiên hiệu quảcủa việc ngăn chặn rửa tiền nói chung và
rửa tiền qua hệthống ngân hàng nói riêng còn rất hạn chế. Trong thời gian tới
nếu chúng ta không có những giải pháp đúng đắn, Việt Nam sẽtrởthành điểm
đến của tội phạm rửa tiền, mà ngân hàng được xem nhưlà công cụ đểthực hiện
hành vi đó. Vì vậy, vấn đềphòng, chống rửa tiền qua hệthống ngân hàng ởViệt
Nam đang được đặt ra nhưmột đòi hỏi bức xúc trong công tác quản lý hiện nay.
Đó chính là lý do tác giảlựa chọn đềtài “Phòng, chống rửa tiền qua hệthống
ngân hàng Việt Nam” làm luận văn thạc sĩcủa mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: rửa tiền và công tác phòng, chống rửa tiền
- Phạm vi nghiên cứu: hệthống ngân hàng tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơsởdùng các phương pháp như:
- Phương pháp mô tảnhằm đưa ra cái nhìn tổng quan vềtình hình rửa tiền
tại các nước trên thếgiới và Việt Nam.
- Phương pháp thống kênhằm tập hợp các sốliệu và đánh giá thực trạng
rửa tiền.
- Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ
đểtìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Nguồn dữliệu của luận văn chủyếu được lấy từ:
- Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).
- Nhóm châu Á Thái Bình Dương vềphống rửa tiền (APG).
- Tổng cục thống kê.
- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
- Cơquan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Kết quảnghiên cứu chủyếu nhằm đạt được:
- Thứnhất: phản ánh trung thực những tác động của việc rửa tiền.
- Thứhai: nêu lên thực trạng rửa tiền tại Việt Nam và những ảnh hưởng của
nó đến kinh tếxã hội.
87 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ XUÂN HIỀN
PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người Hướng Dẫn Khoa Học
GS.TS Dương Thị Bình Minh
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3 U
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA
TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG..................................................................6
1.1. Tổng quan về rửa tiền. ...................................................................................6
1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.................................................................16
1.3. Hệ thống ngân hàng và phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ
thống ngân hàng. .................................................................................................23
1.4. Phòng, chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam..........................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. ....................38
2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam................................................38
2.2. Tình hình rửa tiền tại Việt Nam...................................................................40
2.3. Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam...............................46
2.4. Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam........50
2.5. Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong thời gian qua. ....................................................................60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM......................................................................67
3.1. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng và định hướng phòng, chống rửa
tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. ..............................................................67
3.2. Dự báo tình hình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. ....................70
3.3. Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. ..71
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều
quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống
kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa
khoảng 400-500 tỷ USD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Một trong những
thủ đoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là
những quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến
tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉ làm mất
sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư
nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản
hội nhập quốc tế …. Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các
tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng,
chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy
Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF),
v.v… Ở các nước phát triển như : Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, … Luật Phòng, chống
rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa.
Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề
tương đối mới mẻ. Trước đây phòng, chống rửa tiền được đề cập đầu tiên thông
qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp
pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia. Và sau này
là Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về
phòng, chống rửa tiền.
Nghị định 74/2005/NĐ-CP được ban hành năm 2005, tạo cơ sở pháp lý
ban đầu cho công tác phòng, chống rửa tiền. Đến nay, nghị định này đã ban hành
được hơn 5 năm, tuy nhiên hiệu quả của việc ngăn chặn rửa tiền nói chung và
rửa tiền qua hệ thống ngân hàng nói riêng còn rất hạn chế. Trong thời gian tới
nếu chúng ta không có những giải pháp đúng đắn, Việt Nam sẽ trở thành điểm
4
đến của tội phạm rửa tiền, mà ngân hàng được xem như là công cụ để thực hiện
hành vi đó. Vì vậy, vấn đề phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt
Nam đang được đặt ra như một đòi hỏi bức xúc trong công tác quản lý hiện nay.
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: rửa tiền và công tác phòng, chống rửa tiền
- Phạm vi nghiên cứu: hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
- Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình rửa tiền
tại các nước trên thế giới và Việt Nam.
- Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng
rửa tiền.
- Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ
để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Nguồn dữ liệu của luận văn chủ yếu được lấy từ:
- Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).
- Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phống rửa tiền (APG).
- Tổng cục thống kê.
- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
- Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu chủ yếu nhằm đạt được:
- Thứ nhất: phản ánh trung thực những tác động của việc rửa tiền.
- Thứ hai: nêu lên thực trạng rửa tiền tại Việt Nam và những ảnh hưởng của
nó đến kinh tế xã hội.
5
- Thứ ba: trên cơ sở đó đưa ra một số đóng góp để đẩy lùi nạn rửa tiền đang
có nguy cơ phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân
hàng.
Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Việt Nam.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA
TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG.
1.1. Tổng quan về rửa tiền.
1.1.1. Khái niệm về rửa tiền.
Ở Châu Mỹ Latinh vào khoảng năm 1935, đã xuất hiện loại tội phạm mới,
mà theo tiếng Tây Ban Nha gọi là “blanqueo” được dịch ra tiếng anh là
“whitening” (tẩy trắng). Đây là hành vi nhằm chuyển tiền và tài sản bất hợp pháp
thành tiền và tài sản hợp pháp. Loại tội phạm này thường xảy ra trong các lĩnh
vực ngân hàng, thuế, hải quan và được các nhà làm luật gọi là “tẩy trắng các
đồng tiền bẩn thỉu”
Về sau loại tội phạm này đã xuất hiện ở nhiều nước và được gọi bằng
nhiều tên gọi khác nhau trong các ngôn ngữ như: “riciclaggio” (tiếng Italia, dịch
ra là “tái chế lại”), “blanchiment de fonds” (tiếng Pháp, dịch ra là “tẩy trắng
đồng tiền”). Đến năm 1970, loại tội phạm này xuất hiện tại Mỹ và được gọi là
“money laundering” (tẩy rửa tiền).
Có thể nói, định nghĩa có tính pháp lý đầu tiên về rửa tiền được nhắc đến
trong một văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế là Công Ước Viên năm 1988.
Theo đó, rửa tiền là “hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài
sản đó có được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội,
với mục đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người nào đó liên quan đến tội
phạm hoặc hành vi phạm tội để né tránh trách nhiệm pháp lý từ các hành vi của
mình; hành vi che dấu hoặc ngụy trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm,
việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến
tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có; hành vi mua, tàng
7
trữ hoặc sử dụng tài sản khi biết rõ tài sản do phạm tội mà có”[1]
Tuy nhiên, định nghĩa về rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất, đó
là định nghĩa rửa tiền theo Công ước Palermo (2000), rửa tiền được quy định là
hành vi: “(i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do
phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài
sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc
để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của người này mang lại; (ii) Che dấu
hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận
chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do
phạm tội mà có; (iii) Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã
biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có; (iv) Tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu
thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện
thuận lợi và lập kế hoạch để thực hiện bất kỳ một tội phạm nào tương ứng với quy
định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có”[2].
Theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) thì: “rửa tiền là việc xử lý
thu nhập có được do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của
chúng”[3].
Theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về
phòng, chống rửa tiền thì: “rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp
pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động: (i) tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội
mà có; (ii) thu nhận, chiếm dữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận
chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; (iii)
đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm
1 UN (1988), Convention Against Illicit Traffic In Narcotic Drugs And Psychotropic Substances, p.p 3.
2 UN (2000), Convention Against Transnational Organized Crime, Palermo.
3FATF, What is Money Laundering?,
_33659613_1_1_1_1,00.html
8
cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất
thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do
phạm tội mà có”.
Tuy nhiên theo tác giả thì “rửa tiền là hành vi nhằm chuyển những tài sản
dễ bị nhận biết là có nguồn gốc bất hợp pháp thành những tài sản khó bị nhận
biết là có nguồn gốc bất hợp pháp”
1.1.2. Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế xã hội.
Rửa tiền gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng cho các
nước đang phát triển đặc biệt là những nước có hệ thống tài chính yếu kém. Mặc
dù không thể lượng hóa hết tác động của việc rửa tiền, nhưng chúng ta có thể liệt
kê tương đối đầy đủ những tác động của rửa tiền đối với nền kinh tế như sau:
Làm mất sự kiểm soát các chính sách kinh tế
Tại một số nước mới nổi hay đang trong quá trình chuyển đổi, những
khoản tiền bất hợp pháp này làm cho ngân khố của chính phủ nhỏ lại do bị thất
thoát từ nguồn thu thuế. Kết quả là chính phủ rơi vào tình trạng mất kiểm soát
các chính sách kinh tế.
Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân.
Bọn tội phạm rửa tiền sử dụng những công ty ngụy trang để trộn lẫn những
khoản tiền bất hợp pháp với những khoản tiền hợp pháp. Với những khoản tiền
bất hợp pháp, công ty ngụy trang có thể đưa ra những sản phẩm với giá thấp hơn
giá thành sản xuất. Điều này làm cho những doanh nghiệp hợp pháp rất khó khăn
trong việc cạnh tranh với công ty ngụy trang, và có thể dẫn đến phá sản.
Lũng đoạn hệ thống tài chính.
Hoạt động rửa tiền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các
ngành kinh tế tài chính vì hai lý do: (i) hoạt động rửa tiền làm gia tăng các hành
vi gian lận của các nhân viên trong định chế tài chính phục vụ cho mục đích rửa
tiền của bọn tội phạm. Hành vi thông đồng tiếp tay cho hoạt động rửa tiền của
9
nhân viên cũng là yếu tố đầu tiên của chu trình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng;
(ii) ở các nước đang phát triển, uy tín của định chế tài chính tác động tới tâm lý
khách hàng, đến lượt nó tác động trở lại tới sự phát triển và lớn mạnh của định
chế tài chính đó.
Nguy hại đến nền kinh tế vĩ mô.
Trong một nghiên cứu, tổ chức tư vấn dịch vụ John Walker đã sử dụng
mô hình I-O để phân tích những kịch bản của tác động rửa tiền. Trong một kịch
bản trung hòa nhất cho thấy tác động như sau: 1 tỷ USD rửa tiền làm giảm đi
1,13 tỷ USD giá trị sản lượng, 609 ngàn USD thu nhập và 25 việc làm[4].
Bóp méo hoạt động ngoại thương.
Hoạt động rửa tiền có liên hệ mật thiết tới việc làm biến tướng các hoạt
động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Trong lĩnh vực này, bọn tội phạm thường
sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp đã được tẩy rửa để nhập khẩu các mặt hàng
sang trọng, đắt tiền, những mặt hàng này không hề sinh lợi cho nền kinh tế hay
tạo ra công ăn việc làm cho người dân thậm chí trong một số trường hợp còn tạo
ra một số cơn sụt giá giả tạo, điều đó dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp
sản xuất trong nước bị giảm sút.
Ngăn cản hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập, nhiều vấn đề đã trở thành thách thức toàn cầu
như bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phòng, chống dịch bệnh, chống
khủng bố, chống tội phạm có tổ chức, bảo vệ sở hữu trí tuệ, trong đó có đấu
tranh phòng, chống rửa tiền luôn được quan tâm hàng đầu. Tiêu chí để đánh giá
một quốc gia tích cực đấu tranh chống rửa tiền là quốc gia đó phải: (i) Công
4 TS. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoài Bảo (2005), “Rửa tiền trở ngại cho phát triển kinh tế”, Tạp chí kinh tế phát
triển, (số 186), TPHCM.
10
nhận và tham gia ký kết các công ước quốc tế về phòng, chống rửa tiền; (ii) Có
hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền được xây dựng trên cơ sở 40+9
khuyến nghị của FATF; (iii) Có tổ chức chuyên trách về đấu tranh phòng, chống
rửa tiền và tổ chức tốt cuộc đấu tranh này. Nếu không có những điều kiện trên và
để cho hoạt động rửa tiền phát triển thì quốc gia đó không phải là một đối tác tin
cậy và không thể tham gia thị trường tài chính thế giới một cách toàn diện.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, thì rửa tiền cũng có những tác động
tích cực đối với nền kinh tế như: cơ sở vật chất ở nước nhận đầu tư được cải
thiện, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn …
Tóm lại, những tích cực của rửa tiền mang lại là nhất thời, nhưng các tác
hại của nó gây ra là lâu dài. Do vậy, hoạt động chống tội phạm rửa tiền là một
hoạt động rất cần nhận được sự quan tâm của các nước trên thế giới.
1.1.3. Nguyên nhân và điều kiện phát triển nạn rửa tiền trên thế giới.
Nhu cầu hợp pháp hóa các tài sản bất hợp pháp.
Theo các chuyên gia IMF, nhu cầu tẩy rửa tiền hàng năm trên thế giới
khoảng 1040 tỷ USD đến 2600 tỷ USD, và con số này tăng khoảng 5% qua các
năm. Để xóa bỏ mọi dấu vết của tài sản bất hợp pháp, bọn tội phạm thường dấu
biệt danh tính của mình, tìm cách đầu tư vào các dự án hợp pháp và cố gắng thu
hồi trong thời gian nhanh nhất số tiền đầu tư đó.
Sự khiếm khuyết, chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Ngày 20/12/1988, lần đầu tiên tội phạm rửa tiền được định nghĩa trong
Công ước Viên của Liên Hiệp Quốc. Đến tháng 7/1989 nhóm hành động tài
chính (GAFI) được thành lập với sự tham gia của 130 chuyên gia đến từ 15 quốc
gia, và nhóm này đã đưa ra 14 nghị quyết về phòng, chống lạm dụng hệ thống
ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp, củng cố hệ thống hình sự của các nước
thành viên và phát triển hợp tác quốc tế.
Ở góc độ quốc gia, mãi đến cuối những năm 80 và 90, hầu hết các quốc
11
gia trên thế giới mới quy định tội rửa tiền trong bộ luật hình sự. Một số nước
như: Trung Quốc, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Luxembourg quy định rửa tiền chỉ
liên quan tới ma túy. Trong khi đó các nước như: Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp
quy định rửa tiền nằm trong các tội phạm nghiêm trọng như: buôn bán ma túy,
vũ khí, mại dâm, buôn người. Và một số nước như: Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Bỉ,
Áo … và Việt Nam lại quy định tội rửa tiền cho các loại tội phạm.
Chính sách nới lỏng kiểm soát ngoại hối.
Kể từ đầu những năm 1990, hầu hết các quốc gia đều có chính sách nới
lỏng kiểm soát ngoại tệ. Lượng tiền trao đổi hàng ngày đã tăng từ 590 tỷ USD
(năm 1989) lên 1880 tỷ USD năm 2004. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã sử dụng
hoặc công nhận Đô La Mỹ hay Euro như là một nội tệ bán chính thức của họ.
Nhờ thế một lượng tiền khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang nước
khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan thẩm quyền.
Mức độ mở của nền kinh tế
Mức độ mở của nền kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là 10-15
năm gần đây. Đi liền với sự gia tăng độ mở của nền kinh tế là sự đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ tài chính với độ phức tạp cũng tăng lên. Dĩ nhiên, càng nhiều
loại hình dịch vụ tài chính thì càng nhiều cơ hội để chuyển tiền phi pháp.
Cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng. Đây là yếu
tố mà bọn rửa tiền rất quan tâm, vì chúng biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân
hàng sẵn sàng nhận tiền của chúng mà không cần biết nguồn tiền ấy có từ đâu.
Tác động của cuộc cách mạng thông tin.
Ở nhiều nước trên thế giới, các ngân hàng thương mại đã áp dụng những
tiến bộ của công nghệ thông tin sớm và nhanh nhất. Ngày nay, hầu hết dịch vụ
tài chính đều có thể thực hiện trong nháy mắt từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Phí
giao dịch cũng hạ thấp: phí ngân hàng có thể được giảm tới 40% khi khách hàng
giao dịch qua fax thay vì đích thân đến ngân hàng, và giảm tới 98% khi dịch vụ
12
ấy được thực hiện qua internet. Với những thành quả này đã được bọn tội phạm
rửa tiền lợi dụng triệt để. Trong khi đó, các cơ quan công quyền, đặc biệt là ngân
hàng trung ương tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi thực hiện sự phối hợp
với các ngân hàng thương mại hay với các nước khác.
Do vậy, để đảm bảo cho các nền kinh tế trên thế giới được phát triển một
cách bền vững, công tác phòng, chống rửa tiền phải đặt ra ở tất cả các nước trên
thế giới, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển,
thông qua việc xây dựng luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản quy phạm
pháp luật hướng tới kiểm soát chặt chẽ, hạn chế những điều kiện như trên. Qua
đó đẩy lùi nạn rửa tiền.
1.1.4. Quy trình và các phương thức rửa tiền.
1.1.4.1. Quy trình rửa tiền.
Về mặt quy trình, rửa tiền được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đưa tiền bất hợp pháp vào hệ thống kinh tế tài chính, gọt tắt
là “gài đặt”, “gửi tiền”. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội
phạm, vì tiền và tài sản bất hợp pháp đang được các cơ quan điều tra theo dõi.
Hơn thế nữa, nhà nước thường đặt ra nhiều quy chế để đón lõng bọn tội phạm
rửa tiền, ví dụ như: quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được phép
thanh toán và thực hiện các quy định về khai báo ngân hàng.
Giai đoạn 2: tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm
nhập hệ thống tài chính, gọi tắt là “chuyển dịch”, “sắp xếp”. Trong công đoạn
này, nhiều thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch
khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội phạm. Quốc gia nào có hệ
thống luật doanh nghiệp càng thông thoáng, thì càng dễ bị lợi dụng thông qua
việc thành lập công ty “ma”.
Giai đoạn 3: đầu tư hợp pháp, gọi tắt là “hòa nhập”. Đây là lúc bọn tội phạm
sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động
13
sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như: đầu tư vào các doanh nghiệp, mua cổ
phiếu, tín phiếu, bất động sản … việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ làm gia
tăng giá trị đồng tiền tội phạm, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây
cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm.
1.1.5.2. Các phương thức rửa tiền.
Theo