Luận văn Phong lê với quá trình nghiên cứu thơ văn nguyễn ái quốc Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là người Anh hùng giải phóng dân tộc và là một Danh nhân Văn hoá thế giới. Bác là một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người đã để lại cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX một khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều năm nay thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy trong môn Văn của các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy, sự nghiệp văn chương của Người là một đề tài lớn thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhiều nhà giáo, nhiều người quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, những người nghiên cứu một cách hệ thống, một cách bền bỉ, tâm huyết và khẳng định được tiếng nói của mình trong việc nghiên cứu về thơ văn của Người đến nay chưa nhiều, có thể điểm được tên các nhà nghiên cứu đó như: Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một trong số ít đó, đến nay ông đã có cả một quá trình 30 năm theo đuổi nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với tất cả sự kính trọng, niềm say mê, sáng tạo đầy tâm huyết của mình. Tìm hiểu quá trình nghiên cứu phê bình của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một công việc rất có ý nghĩa, bởi chẳng những khẳng định được sự đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực nghiên cứu thơ văn Bác Hồ nói riêng mà còn thấy được sự đóng góp của ông đối với sự nghiệp lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời qua việc nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ góp tiếng nói vào việc tìm hiểu pho ng cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với tư cách một tác gia văn học Việt Nam hiện đại.

pdf125 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong lê với quá trình nghiên cứu thơ văn nguyễn ái quốc Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ BẮC YẾN PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ BẮC YẾN PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 M ỤC L ỤC Trang Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt 3 Phần Mở đầu 4 Phần Nội dung 11 Chƣơng 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn 11 Nguyễn Ái Quốc - Hổ Chí Minh. 1.1. Con người và sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của 11 Phong Lê. 1.2. Quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc 25 - Hồ Chí Minh của Phong Lê. Chƣơng 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 45 của nhà NCPB Phong Lê. 2.1. Phong Lê với việc khẳng định vai trò của tác gia Nguyễn Ái Quốc 45 – Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX. 2.1.1. Vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 46 với tư cách “người giải quyết những so le lịch sử”. 2.1.2. Khẳng định vai trò “người khai sáng” nền văn học Việt Nam 55 hiện đại đầu thế kỷ XX. 2.2. Phong Lê với khám phá “tâm hồn nghệ sĩ đích thực” 64 trong con người Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. 2.2.1. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh - một tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh 64 2.2.2. Cuộc hành trình Chân - Thiện - Mỹ của người nghệ sĩ 67 Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 2.2.3. Phong Lê với việc tìm hiểu phong cách thơ văn của Bác. 71 2.2.4. Thơ văn của Bác –“ Thế giới không cùng cho những khám phá.” 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Chƣơng 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên 80 cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của Phong Lê. 3.1. Phong Lê với việc đặt đối tượng nghiên cứu trong một tổng thể 80 thống nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp. 3.2. Khái quát hoá - một đặc điểm nổi bật trong phương pháp 89 NCPB của Phong Lê. 3.3. Phát hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ văn Bác Hồ 94 của Phong Lê 3.4 Một năng lực nghiên cứu dồi dào và những trang viết ngập tràn 99 cảm xúc. Phần kết luận 117 Tài liệu tham khảo 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NCPB: Nghiên cứu phê bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là người Anh hùng giải phóng dân tộc và là một Danh nhân Văn hoá thế giới. Bác là một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người đã để lại cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX một khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều năm nay thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy trong môn Văn của các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy, sự nghiệp văn chương của Người là một đề tài lớn thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhiều nhà giáo, nhiều người quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, những người nghiên cứu một cách hệ thống, một cách bền bỉ, tâm huyết và khẳng định được tiếng nói của mình trong việc nghiên cứu về thơ văn của Người đến nay chưa nhiều, có thể điểm được tên các nhà nghiên cứu đó như: Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh… Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một trong số ít đó, đến nay ông đã có cả một quá trình 30 năm theo đuổi nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với tất cả sự kính trọng, niềm say mê, sáng tạo đầy tâm huyết của mình. Tìm hiểu quá trình nghiên cứu phê bình của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một công việc rất có ý nghĩa, bởi chẳng những khẳng định được sự đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực nghiên cứu thơ văn Bác Hồ nói riêng mà còn thấy được sự đóng góp của ông đối với sự nghiệp lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời qua việc nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ góp tiếng nói vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với tư cách một tác gia văn học Việt Nam hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Qua việc bước đầu tìm hiểu quá trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho bản thân người viết luận văn trong công việc giảng dạy thơ văn của Bác ở nhà trường phổ thông nói riêng, trong thời sự hiểu biết về một tác gia nghiên cứu phê bình Văn học hiện đại lớn và có uy tín của đời sống văn học Việt Nam hiện đại hiện nay nói chung. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã diễn ra một cách rất phong phú và rộng rãi, đặc biệt kể từ khi Người được thế giới công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay của chúng tôi, ở trong nước các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lên tới con số hàng nghìn, các công trình nghiên cứu riêng về thơ văn của Bác đã lên tới con số hàng trăm. Trong số đó nổi bật lên một số tác giả đã từng có quá trình nghiên cứu trên dưới 30 năm về thơ văn của Người và đã có những đóng góp đúng đắn, khẳng định việc tôn vinh các giá trị những sáng tác của Bác, của một Danh nhân văn hoá thế giới. Đồng thời những đóng góp của họ có ảnh hưởng khá rõ nét đến những người nghiên cứu phê bình, những người yêu thích thơ văn của Bác khác, nhất là các cây bút phê bình trẻ hiện nay và các giáo viên dạy văn ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu phê bình văn học tiêu biểu có uy tín như vậy ở lĩnh vực nghiên cứu này. Tuy nhiên, cho đến nay những bài viết, những nghiên cứu về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê chưa phong phú và đặc biệt những bài viết về nghiên cứu của ông ở mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vẫn còn ít ỏi. Có một số bài viết về đề tài Phong Lê nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhưng mới chỉ xuất hiện ở dạng bài viết lẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 tẻ đăng trên các báo, tạp chí, trong các cuốn sách giới thiệu các gương mặt nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung như: Bài viết giới thiệu về Phong Lê trong cuốn Nghệ tĩnh – gương mặt nhà văn hiện đại 1990 của Phan Diễm Phương. Phan Diễm Phương cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác theo cách khái quát: “Đặt vấn đề rộng ra” trong đời sống văn học ở thế kỷ XX. Bài viết của Nguyễn Đăng Điệp có tên Viết như một ám ảnh (Văn hoá số 908 tháng 7/2003). Tác giả cho rằng nhà nghiên cứu Phong Lê là “một trong những chuyên gia có uy tín” trong nghiên cứu về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trong bài viết Phong Lê và Văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/2004), Vũ Văn Sỹ khẳng định rằng tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Nam Cao là hai tác gia lớn nhà nghiên cứu Phong Lê dành nhiều tâm huyết. Bài Phong Lê và cụm công trình được giải thưởng Nhà nước của Bích Thu (Báo Văn nghệ số 12/2006). Tác giả bài báo cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê đã đi sâu vào phân tích để khẳng định vai trò của Bác trong văn học đầu thế kỷ đáp ứng hai yêu cầu lớn của thời đại đặt ra cho văn học là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Lưu Khánh Thơ có bài Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp …của Phong Lê (Báo Văn nghệ số 22/2006). Trong bài viết, Lưu Khánh Thơ chỉ ra rằng với những hướng tiếp cận và suy nghĩ riêng, Phong Lê đã góp phần cùng các chuyên gia có uy tín trong nghiên cứu về tác gia Hồ Chí Minh khẳng định thành tựu và những giá trị nhiều mặt về thơ văn của Người Bài viết đăng trên báo Văn nghệ số 44/2006. Nổi bật lên là một số bài viết cụ thể về nghiên cứu phê bình của Phong Lê với thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của hai tác giả: Nguyễn Thanh Tú và Hồ Hoàng Thanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Nguyễn Thanh Tú trong bài viết đăng trên Báo Văn nghệ số 44/2006 có nhan đề Người của Nghề và Nghiệp cho rằng Phong Lê có hướng nghiên cứu về thơ văn của Bác là đặt thơ văn của Người trong bối cảnh rộng của lịch sử để thấy vai trò của Bác trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX và chứng minh “ở bất cứ lĩnh vực nào Người cũng tìm được sự nhất trí tối ưu giữa tư tưởng và hành động”, Người đã sử dụng văn chương vào mục đích cách mạng. Tác giả của bài viết đã chỉ ra một vài đóng góp của nhà nghiên cứu Phong Lê ở đề tài này. Bài thứ hai của Nguyễn Thanh Tú có nhan đề Cuốn sách góp phần phác hoạ chân dung tổng thể Hồ Chí Minh - đọc Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ văn hành trình dân tộc của Phong Lê - (NXB Lao động 2000) ( Văn học Việt Nam hiện đại một góc nhìn – 2003). Nguyễn Thanh Tú đã nhận xét rằng: Phong Lê nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Bác trong bối cảnh tổng thể của văn học, trước hai yêu cầu trong thời đại và thơ văn của Bác đã giải quyết được cả hai yêu cầu là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích khá thuyết phục những khám phá, phát hiện mới của Phong Lê về thơ văn Bác Hồ trong cuốn sách này của ông. Hồ Hoàng Thanh trong bài viết Đọc “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại” (Phong Lê) ( Về cái chân thật nghệ thuật – NXB Đà Nẵng – 2004) đã đi sâu phân tích, khẳng định rằng những nghiên cứu của Phong Lê về đề tài thơ văn của Bác Hồ là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống mạch lạc đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc. Nhìn chung các ý kiến nhận xét, đánh giá trên về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đều thống nhất ở một điểm là đề cập đến hướng khai thác tiếp cận, cách diễn đạt của ông đối với đối tượng nghiên cứu là thơ văn Bác Hồ. Các ý kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 đánh giá này theo chúng tôi cơ bản đã đúng và trúng với những nghiên cứu của Phong Lê. Thực tế cho thấy các ý kiến này chưa thành hệ thống mà chỉ dừng lại ở mức khái quát, ít có sự lý giải phân tích toàn diện suốt quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. Nhưng đó lại là những điều quý báu gợi và giúp cho người viết luận văn mong muốn tìm hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn về công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với mảng đề tài về thơ văn của Người. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một tác giả có uy tín, là một trong những cây bút lớn của giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam sau thời kì Đổi mới – 1986. Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung của nhà nghiên cứu phê bình văn học này đến nay vẫn chưa thật sự được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm một cách đúng mức, ngay ở cả mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - một mảng đề tài lớn, nổi bật trong quá trình nghiên cứu của ông, mảng đề tài mà ông tâm đắc và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, vẫn chưa có người nghiên cứu một cách thấu đáo đầy đủ, một cách hệ thống, toàn diện. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng góp phần vào việc xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài mà ông tâm huyết nhất, có nhiều thành công cũng như có nhiều ảnh hưởng nhất đến với những người khác nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 4. ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau: 4.1. Toàn bộ những bài viết, những công trình nghiên cứu của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 4.2. Một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của một số tác giả khác để so sánh với tác giả Phong Lê nhằm làm rõ những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 khám phá riêng biệt của ông về đề tài này (đặc biệt là các tác giả, nghiên cứu phê bình văn học có uy tín đương thời như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức …) 4.3. Các bài viết, các công trình nghiên cứu về Phong Lê, đặc biệt là các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến mảng đề tài nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. 4.4. Một số sách, tài liệu về lý luận, lý thuyết để làm công cụ lý thuyết, lý luận nghiên cứu về tác giả Phong Lê 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Luận văn nghiên cứu phân tích và khẳng định những khám phá, phát hiện đúng đắn, sâu sắc đầy sáng tạo của Phong Lê trong các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một cách khoa học và đúng đắn. 5.2. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục làm rõ và khẳng định vai trò, vị trí nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông nói riêng và trong việc nghiên cứu phê bình các tác giả thơ văn hiện đại văn học Việt Nam nói chung. 5.3. Luận văn góp phần xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê như là một gương mặt tiêu biểu của đội ngũ các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại từ sau thời kỳ Đổi mới – 1986. Từ đó luận văn hy vọng chỉ ra một số đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông. Đó vừa là nhiệm vụ nghiên cứu vừa là những đóng góp của luận văn. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và chủ yếu là các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học 6.2. Phương pháp thống kê, so sánh 6.3. Phương pháp phân tích tác phẩm, tác gia văn học và các phương pháp tổng hợp khác. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có các phần như sau: Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của luận văn Phần Nội dung Nội dung chính của luận văn được triển khai theo 3 bước: Chương 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chương 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của nhà NCPB Phong Lê. Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuả Phong Lê. Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH 30 NĂM NGHIÊN CỨU VỀ THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH Trong số những gương mặt tiêu biểu của chuyên ngành NCPB văn học. Ở nước ta từ sau thời kỳ Đổi mới (1986) đến nay, nhà NCPB văn học Phong Lê để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người quan tâm tới đời sống văn học nước nhà. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực NCPB văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số những người có quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bền bỉ và sâu sắc ở nước ta hiện nay. 1.1. Con ngƣời và sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê 1.1.1. Vài nét về nhà NCPB văn học Phong Lê Nhà NCPB văn học Phong Lê có tên khai sinh là Lê Phong Sừ. Ông sinh ngày 10-11-1938 tại Sơn Trà - Hương Sơn – Hà Tĩnh, hiện nay ông đang sống tại Hà Nội. Phong Lê được sinh trưởng trong một gia đình có người cha làm nghề dạy học. Cha ông là một thầy giáo trường làng, một người chăm lo cho sự học của con cháu trong nhà trong họ, trong làng xóm một cách tự nhiên, không gò bó, đe nẹt theo lối của các nhà Nho xưa. Đối với ông, người cha đóng vai trò quan trọng trong con đường học hành và lập nghiệp của ông, đó là người tạo một khởi động quyết liệt cho ông từ một cậu bé trường làng trở thành người sinh viên ở Hà Nội vào năm 1956. Mẹ ông là con một nhà Nho nổi tiếng trong vùng nhưng chịu khó, chịu khổ, lam lũ, tần tảo để nuôi chồng nuôi con. Ông được thừa hưởng tính cách mạnh mẽ, quyết liệt từ người cha và sự bền bỉ cần cù của người mẹ. Với sự hiểu biết, sự hy sinh cùng những quyết tâm trong chí hướng giúp con lập nghiệp của các bậc sinh thành ra mình, Phong Lê đã may Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 mắn trong học hành và đi theo con đường nghiên cứu văn chương mà ông đã lựa chọn. Làng quê của ông là một xóm nghèo ven chân núi Mồng Gà của Sơn Trà - Hương Sơn – Nghệ Tĩnh, một làng quê hẻo lánh của dải đất miền Trung nép mình giữa núi và biển, quanh năm khắc khổ trong nắng gió, lụt bão. Ở đó có dòng sông La, có ngã ba Linh Cảm đã đi vào những bài ca sống mãi cùng năm tháng mà mỗi lần có dịp về quê Phong Lê thường dầm chân lâu trong dòng nước mát để cảm nhận được tình quê trong đó. Đó là mảnh đất được nhiều người biết đến bởi ở đó có những con người lam lũ, cần cù, nhọc nhằn trong kiếm sống và có truyền thống hiếu học. Đặc biệt, Hà Tĩnh được coi là mảnh đất có duyên với văn chương. Nơi đây có bao trí thức lên đường lập nghiệp trong đó có rất nhiều người trở thành nhà thơ, nhà văn mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong nền văn học dân tộc như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chính Hữu…. Đó là nơi Phong Lê đã gắn bó, là nơi chứa đầy kỷ niệm buồn vui của một thời niên thiếu ở ông về cuộc sống nghèo khó hằn sâu trong những con người nơi đây, qua những thăng trầm của lịch sử đất nước. Phong Lê mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đó là một hành trang quý đối với ông trong cuộc sống và trong công việc. Sinh ra và lớn lên từ Hà Tĩnh nhưng Phong Lê lại lập nghiệp và trưởng thành ở Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đối với ông Hà Nội là quê hương thứ hai, là mảnh đất đem lại cho ông một sự nghiệp của cả một đời người. Ông đã từng tâm sự: “Nếu không ở Hà Nội, không có những tên tuổi mình từng quí chuộng và ngưỡng mộ và viết ở Hà Nội, không có thầy và bạn bè ở Hà Nội, không có những đam mê và quyến rũ ở Hà Nội …, nhất định không có những trang viết nói hộ cho tôi biết bao điều về một sự nghiệp tôi nguyện chung thuỷ suốt hơn 40 năm qua” [18,tr.5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Có thể nói hai miền quê yêu dấu, quê sinh và quê ở đã tạo nên một nhà NCPB văn học Việt Nam danh tiếng, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói chung và sự phát triển của Viện Văn học nói riêng ở chỗ trong vai trò là một chuyên gia NCPB văn học và lãnh đạo Viện, Phong Lê đã góp phần đưa Viện Văn học thành một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với giới khoa học và bạn đọc nói chung. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1959, Phong Lê về công tác tại Viện Văn học ngay cuối năm đó. Từ khi nhận công tác đến nay ông luôn gắn bó chung thuỷ với Viện Văn học. Đối với ông Viện Văn học là nơi chứng kiến sự trưởng thành của ông, theo Phong Lê, đó là mái nhà ấm cúng đầy tin tưởng trong cuộc sống và trong công việc của ông. Ông đã tâm sự rằng: “Viện là nơi tôi trưởng thành. Nơi tôi có nhiều thế hệ bạn bè, trong đó cũng còn lưu lại một số người thầy đáng quý như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…, qua họ tôi tu dưỡng nghề nghiệp. Và đặc biệt qua họ tôi học cách viết văn sao cho có ý tưởng mới mẻ và có giọng điệu trong văn” [19, tr.378]. Trong suốt hơn 40 năm công tác tại Viện Văn học, ông đã có nhiều đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực kh
Tài liệu liên quan