Luận văn Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Gia Lâm – một huyện ngoại thành, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, ngàn năm văn hiến, nơi giao thương của dòng văn hóa Thăng Long là Kinh Bắc, trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, phía Bắc là quận Long Biên, phía Tây nam là địa giới giáp sông hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Đông Bắc và Đông giáp các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đặc biệt hơn nữa là con đường huyết mạch – đường Nguyễn Văn Linh, nối thủ đô Hà Nội tới các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, nhánh khác rẽ sang tỉnh Nam Định. Huyện Gia Lâm có bề dầy truyền thống văn hóa và lịch sử, nơi đây gắn liền với tên tuổi của Chử Đồng Tử, Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngọc Hân Công chúa, Cao Bá Quát huyện Gia Lâm có diện tích 114,79 km2 dân số gần 243.957 người, với 180 thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư thuộc 22 xã, thị trấn. Trên địa bàn có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các khu trung tâm thương mại được hình thành. Trong những năm qua huyện Gia Lâm đẩy mạnh phát triển mọi mặt của đời sống xã hội như, kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội cùng với đó là xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế khiến đời sống nhân dân, từng bước được nâng cao. GPD huyện Gia Lâm đạt mức 32,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm và nay chỉ còn 1,3%; giáo dục được nâng cao; tỷ lệ mù chữ chỉ còn 0,09%; tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,44% theo số liệu thống kê năm 2015. Trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, tình hình tội phạm diễn ra hết sức phức tạp, nguy hiểm và có chiều hướng gia tăng. Trước đây một số2 loại tội phạm chưa từng xảy ra thì trong những năm gần đây đã phát sinh như: môi giới mại dâm, tội chống người thi hành công vụ, tổ chức đánh bạc, Tội phạm cố ý gây thương tích, đánh bạc, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, giết người chiếm số lượng tương đối lớn trong cơ cấu tội phạm trên địa bàn (Biểu 4.2 – phần Phụ lục).

pdf83 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MẠNH THẮNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Mã số: 8.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Luật học “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Thắng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm 9 1.1 Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm 9 1.2 Cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm 24 Chƣơng 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội 37 2.1 Phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội 37 2.2 Thực tiễn công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội 44 Chƣơng 3: Các biện pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội trong thời gian tới 54 3.1 Tăng cường nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm 54 3.2 Tăng cường biện pháp kinh tế - xã hội 55 3.3 Tăng cường biện pháp về văn hóa – giáo dục 57 3.4 Tăng cường biện pháp về tổ chức, quản lý xã hội 59 3.5 Tăng cường chất lượng hoạt động phát hiện tội phạm 60 3.6 Tăng cường biện pháp tự phòng ngừa tội phạm từ trong nhân dân 63 T LUẬN 69 ANH MỤC T I LIỆU THAM HẢO 71 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Gia Lâm – một huyện ngoại thành, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, ngàn năm văn hiến, nơi giao thương của dòng văn hóa Thăng Long là Kinh Bắc, trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, phía Bắc là quận Long Biên, phía Tây nam là địa giới giáp sông hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Đông Bắc và Đông giáp các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đặc biệt hơn nữa là con đường huyết mạch – đường Nguyễn Văn Linh, nối thủ đô Hà Nội tới các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, nhánh khác rẽ sang tỉnh Nam Định. Huyện Gia Lâm có bề dầy truyền thống văn hóa và lịch sử, nơi đây gắn liền với tên tuổi của Chử Đồng Tử, Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngọc Hân Công chúa, Cao Bá Quáthuyện Gia Lâm có diện tích 114,79 km2 dân số gần 243.957 người, với 180 thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư thuộc 22 xã, thị trấn. Trên địa bàn có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các khu trung tâm thương mại được hình thành. Trong những năm qua huyện Gia Lâm đẩy mạnh phát triển mọi mặt của đời sống xã hội như, kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội cùng với đó là xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế khiến đời sống nhân dân, từng bước được nâng cao. GPD huyện Gia Lâm đạt mức 32,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm và nay chỉ còn 1,3%; giáo dục được nâng cao; tỷ lệ mù chữ chỉ còn 0,09%; tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,44% theo số liệu thống kê năm 2015. Trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, tình hình tội phạm diễn ra hết sức phức tạp, nguy hiểm và có chiều hướng gia tăng. Trước đây một số 2 loại tội phạm chưa từng xảy ra thì trong những năm gần đây đã phát sinh như: môi giới mại dâm, tội chống người thi hành công vụ, tổ chức đánh bạc, Tội phạm cố ý gây thương tích, đánh bạc, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, giết người chiếm số lượng tương đối lớn trong cơ cấu tội phạm trên địa bàn (Biểu 4.2 – phần Phụ lục). Thực tiễn đấu tranh của các lực lượng phòng, chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định, tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác này nên tình hình tội phạm trên địa bàn vẫn diễn biễn phức tạp, một số vụ án, số bị can không giảm, tính chất nguy hiểm của tội phạm ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, công tác phòng chống tội phạm hình sự cần phải được tập trung cao độ, đổi mới phương thức, nội dung đấu tranh, từng bước đẩy lùi tội phạm. Đây thật sự là vấn đề bức xúc, cấp bách nhất của xã hội hiện nay. Do đó việc nghiên cứu về tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội dưới góc độ tội phạm là rất cần thiết. Với cách nhìn nhận như trên đồng thời trong thời gian làm công tác thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” đề nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học nhằm góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. 2 Tình hình nghiên cứu: Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Do đó, nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa đã luôn được chú trọng, trong mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung hoặc cũng có thể chỉ rõ phương pháp 3 đấu tranh phòng chống đối với một số tội, nhóm tội đặc thù trên phạm vi toàn quốc.Những đóng góp to lớn đó, phải nói đến những công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm của các tác giả có tên tuổi như GS.TSKH Đào Trí Úc, GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Lê Cảm, PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng, PGS.TS Phạm Hồng Hải, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh trong cuốn “Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1994. Đây là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho sự nhận thức biện chứng về các vấn đề cơ bản của tội phạm học, trong đó có tình hình tội phạm. Trong số các công trình nghiên cứu, không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của bộ sách “Khoa học hình sự Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc học viện cảnh sát nhân dân đã chủ trì nghiên cứu biên soạn, phát hành. Quá trình nghiên cứu về tình hình tội phạm, tác giả còn thấy các công trình như: - Đặc điểm của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, 2004; - Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, NXB Tư pháp, 2007; - Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam, PGS.TS Trần Hữu Tráng, Tạp chí Luật học, số 3, 2000; - Tội phạm ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, tác giả Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả (chủ biên) 1994; Một số bài viết khác nghiên cứu về thông tin tội phạm học của tác giả Dương Tuyết Miên như: Quan điểm của Tội phạm học nước ngoài về một số vấn đề của Tội phạm học, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, 2007, Bàn về tình hình tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, 2007; Luận văn còn sử dụng một số giáo trình, tài liệu có liên quan thể hiện ở các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình Tội phạm học của 4 Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế (1999), tác giả GS.TS Võ Khánh Vinh; Giáo trình tội phạm học của trường Đại học Công an nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), sách chuyên khảo Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, 2001); Tác giả PGS.TS Hồ Sỹ Sơn các giai đoạn thực hiện tội phạm nhìn từ góc độ so sánh pháp luật hình sự của một số nước trên thế gới. Tạp chí nhà nước và pháp luật. Tác giả Hồ Sỹ Sơn. Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009. Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng nghị quyết đại hội IX của Đảng (PGS.TS Hồ Trọng Ngũ, 2002), giáo trình Đặc diểm tội phạm học tội phạm kinh tế và các biện pháp phòng ngừa (GS.TS Hồ Trọng Ngũ, 2010), Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Kiểm sát Trên phạm vi địa phương, có các công trình nghiên cứu như công trình nghiên cứu của tác giả Luận văn thạc sĩ luật học: -Đặng Thị Bích Nga( 2011) “ Đấu tranh phòng, chống tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên địa bàn huyện Gia Lâm- Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Trần Minh Sơn (2011) “Phòng ngừa tội đào ngũ trên địa bàn quân khu 7” – Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; -Nguyễn Thế Nam( 2012) “ Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay- Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Lê Hữu Nhân( 2014) “ Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi – Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Trần Thị Phương Thảo( 2015) “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định- Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; 5 - Nông Thanh Huyền( 2015) “ Tội phạm trên địa bàn tỉnh Lào Cai: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Cao Thu Trang ( 2017) “Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; Các công trình nghiên cứu kể trên đều rất có giá trị để Luận văn kế thừa, đặc biệt là những tư duy lý luận về tội phạm và tình hình tội phạm nói chung, từ đó, luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đảm bảo việc nghiên cứu đúng phạm vi, trong thời hạn đã được xác định. Mặt khác, với mỗi công trình nghiên cứu khoa học như đã đề cập thì mỗi tác giả có cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tình hình tội phạm, trên phạm vi của chuyên ngành hình sự. Các luận văn, các công trình nghiên cứu này được thực hiện ở các tỉnh, địa bàn khác nhau, các giai đoạn, các góc độ, khía cạnh khác nhau nên có giá trị tham khảo cho việc thực hiện đề tài luận văn của học viên vẫn không bị trùng lặp. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1Mục đích nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổng hợp những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và những vấn đề lý luận về phòng ngừa nhóm tội phạm cụ thể. 6 - Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, cụ thể là tổ chức phòng ngừa và thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội xâm phạm các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Phân tích các thông số về tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2017. - Trên cơ sở dự báo hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. -Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm khoa học về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng và thực tiễn trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và có sử dụng ở mức độ nhất địnhkiến thức của khoa học luật hình sự khi phân tích các khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia Lâm, theo pháp luật hình sự Việt Nam. Các số liệu trình bầy trong luận văn được thu thập từ kết quả xét xử hình sự sơ thẩm của Tòa án huyện Gia Lâm trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận:Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac- Lenin, các 7 quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tội phạm và hình phạt, về phòng, chống tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội, thống kê một số đặc điểm nhân thân người phạm tội, thống kê các hình phạt được Tòa án áp dụng, thống kê thiệt hại do các tội phạm này gây ra tại chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng khi tác giả nghiên cứu mức độ, cơ cấu của tình hình tội phạm trong những gai đoạn khác nhau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa Lý luận: - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. Kết quả nghiên có thể làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm. Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần làm rõ hơn lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ thể. 6.2Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được nghiên cứu, sử dụng trong thực tiễn chỉ đạo và tiến hành hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, đặc biệt những hạn chế còn tồn tại đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này trong thời gian qua, luận văn còn là tài liệu tham khảo, các chủ thể phòng ngừa tội phạm tham khảo, rút kinh nghiệm nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án). 8 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể là: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. Chƣơng 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 9 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẮN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 1.1 Khái niệm, nguyên tắc, mục đích ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tình hình tội phạm Tội phạm phát sinh luôn gây ra những tác hại to lớn đối với xã hội, con người. Do vậy các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều kiên quyết đấu tranh phòng ngừa tội phạm.Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đều xây dựng những đạo luật khác nhau để đấu tranh, xử lý và ngăn chặn tội phạm. Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm ngày càng gia tăng cả về số vụ và tính chất phức tạp cũng như mức độ tinh vi và phương thức, thủ đoạn. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của BLHS năm 2015 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải xử lý hình sự. Phòng ngừa chính là phát hiện những nhân tố nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm áp dụng các biện pháp cần thiết để loại trừ những nguyên nhân, điều kiện hoặc hạn chế tác hại những hành vi phạm tội do các nguyên nhân điều kiện đó gây ra. Về tình hình tội phạm: Tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản đầu tiên của khoa học tội phạm học. Đây là một thuật ngữ khoa học, nhưng đồng thời 10 cũng là một thuật ngữ thường được dùng trong ngôn ngữ thông dụng, đời thường. Có rất nhiều những quan điểm về định nghĩa của tình hình tội phạm nhưng nhìn chung nhất thì: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất các loại tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một thời gian nhất định” [56, Tr.10] Từ khái niệm tình hình tội phạm nói trên, ta có thể thấy một số đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm như sau: Thứ nhất,phòng ngừa nói chung, theo từ điển bách khoa:“ là một cái gì đó trước khi sự việc hiện tượng diễn ra nhằm ngăn chặn không để xẩy ra hậu qủa“. Quan điểm này thường được áp dụng đối với các hiện tượng xấu, phức tạp, ảnh hưởng tới cuộc sống con người và xã hội.tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, nên tương tự tình hình tội phạm cần phải được phòng ngừa, ngăn chặn hay nói cách khác, phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động mang tính tất yếu. ( 37, Tr328) Thứ hai,Phòng ngừatình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và cũng là mục đích cuối cùng của tội phạm học. Tội phạm nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội..phát hiện quy luật phát sinh, tồn tại và vận động của tình hình tội phạm để tìm ra các biện pháp tác động vào quy luật đó nhằm mục đích cuối cùng là không để tội phạm xẩy ra. Thứ ba,Tội phạm học có mục đích đưa ra những kiến nghị về các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ..“. Do đó, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của ngành khao học này là tìm ra được những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội 11 phạm, đồng thời khắc phục được những nguyên nhân và điều kiện tội phạm.( Trịnh Tiến Việt Tr47) Thứ tư,chủ nghĩa Mác –Lenin cho rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tội phạm phát sinh và tồn tại là do những nguyên nhân và điều kiện khác nhau, xong“ với bản chất tốt đẹp của mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có khả năng tiến hành cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có kết quả. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được coi là một bộ phậm của cuộc đấu tranh giai cấp và trong cuộc đấu tranh đó, phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm..“. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói „ Xét xử là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn ’’. Câu nói này của Người đã thể hiện phương châm rất quan trọng trong đường lối xử lý của nhà nước ta – lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt.( 47). Thứ năm,theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yên:“ phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm( 47) Thứ sáu,GS.TS. Đỗ Quang Lại chỉ ra phòng ngừa tội phạm theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không để cho tội phạm xẩy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp, phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xẩy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nướctrong công tác điều tra, truy tố, xét xử và cải tạ
Tài liệu liên quan