Luận văn Phú Nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp

Lịch sửvăn học được ghi nhận nhưlà lịch sửhình thành và phát triển của các thểloại. Toàn bộnhững ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, quan điểm thẩm mỹ, ngôn ngữ, thịhiếu lên văn học đều đã được cụthểhóa vào thểloại, còn các khuynh hướng, trào lưu, nói nhưBakhtin, chỉlà lớp vỏngoài sặc sỡ. Với một nền văn học tiếp nhận nhiều thểloại từbên ngoài nhưvăn học Việt Nam, việc tìmhiểu sốphận của từng thểloại lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá trình Việt hóa luôn là cơsở đểkhẳng định sức sống riêng của văn học dân tộc. Trong quá trình ấy, bên cạnh thơluật, phú cũng nổi bật lên với tưcách là thểloại đầu tiên được sáng tác bằng chữNôm. Chỉriêng điều này cũng đã đủ đểphú quốc âm khẳng định cho mình một vịtrí không thểthay thếtrong lịch sửvăn học nước nhà. Nhưng không chỉcó vậy. Giá trịcủa phú Nôm còn thểhiện ởchỗ: trong khoảng trên dưới bảy thếkỷtồn tại, mảng sáng tác này đã góp vào văn học một tiếng nói độc đáo. Nét độc đáo ấy trước hết sẽnằm ởsựphá cách. Tác phẩm của Nguyễn Hãng, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Công Trứ là những bằng chứng thuyết phục nhất vềkhảnăng sáng tạo nên cách miêu tảmới mẻ mang cảm hứng trào lộng, hài hước của phú quốc âm. Cũng chính vì thếphú Nôm có thểtựlàm mình trởnên đặc biệt khi đứng bên cạnh phú chữHán. Mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, phú Nôm len vào những góc nhỏtrong cuộc sống thường nhật của người bình dân đểtừ đó vẽlại bức tranh xã hội muôn màu với nhiều mảng tối sáng khác nhau. Ấy là điều mà độc giảkhông thểtìm thấy ởphú chữHán. Sựkhác biệt này nếu được lý giải một cách cẩn thận ắt hẳn sẽcho thấy nhiều nét đặc trưng trong tâm lý chung của dân tộc vềcách cảm nhận và tái hiện thếgiới.

pdf161 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phú Nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Ðàm Anh Thư PHUÏ LUÏC Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học& Công nghệ Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này. Tôi cũng xin được cảm ơn Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá. Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 Người thực hiện luận văn Đàm Anh Thư MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Lịch sử văn học được ghi nhận như là lịch sử hình thành và phát triển của các thể loại. Toàn bộ những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, quan điểm thẩm mỹ, ngôn ngữ, thị hiếu… lên văn học đều đã được cụ thể hóa vào thể loại, còn các khuynh hướng, trào lưu, nói như Bakhtin, chỉ là lớp vỏ ngoài sặc sỡ. Với một nền văn học tiếp nhận nhiều thể loại từ bên ngoài như văn học Việt Nam, việc tìm hiểu số phận của từng thể loại lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá trình Việt hóa luôn là cơ sở để khẳng định sức sống riêng của văn học dân tộc. Trong quá trình ấy, bên cạnh thơ luật, phú cũng nổi bật lên với tư cách là thể loại đầu tiên được sáng tác bằng chữ Nôm. Chỉ riêng điều này cũng đã đủ để phú quốc âm khẳng định cho mình một vị trí không thể thay thế trong lịch sử văn học nước nhà. Nhưng không chỉ có vậy. Giá trị của phú Nôm còn thể hiện ở chỗ: trong khoảng trên dưới bảy thế kỷ tồn tại, mảng sáng tác này đã góp vào văn học một tiếng nói độc đáo. Nét độc đáo ấy trước hết sẽ nằm ở sự phá cách. Tác phẩm của Nguyễn Hãng, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Công Trứ… là những bằng chứng thuyết phục nhất về khả năng sáng tạo nên cách miêu tả mới mẻ mang cảm hứng trào lộng, hài hước của phú quốc âm. Cũng chính vì thế phú Nôm có thể tự làm mình trở nên đặc biệt khi đứng bên cạnh phú chữ Hán. Mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, phú Nôm len vào những góc nhỏ trong cuộc sống thường nhật của người bình dân để từ đó vẽ lại bức tranh xã hội muôn màu với nhiều mảng tối sáng khác nhau. Ấy là điều mà độc giả không thể tìm thấy ở phú chữ Hán. Sự khác biệt này nếu được lý giải một cách cẩn thận ắt hẳn sẽ cho thấy nhiều nét đặc trưng trong tâm lý chung của dân tộc về cách cảm nhận và tái hiện thế giới. Bên cạnh đó, so sánh với những thể loại khác, phú quốc âm cũng có không ít thế mạnh riêng. Dễ thấy hơn cả là khả năng miêu tả tỉ mỉ mọi góc cạnh của đối tượng với hệ thống chi tiết nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng. Chẳng những vậy, tuy cùng chịu ảnh hưởng từ văn học chính thống lẫn văn học dân gian nhưng phú Nôm lại có cách xử lý riêng đối với việc tiếp thu và vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Có những loại từ bị xem là tối kỵ trong thơ như hư từ lại không bị hạn chế ở phú. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, đấy là những đóng góp đáng kể của phú Nôm cho sự phát triển của tiếng Việt. 1.2. Trải qua thử thách của thời gian, nhiều giá trị của phú quốc âm đã được công nhận. Song vẫn còn những mặt cần được tiếp tục khám phá sâu hơn, nhất là về sự vận động của ngôn ngữ, thi pháp miêu tả trong phú Nôm hay sự tương tác giữa phú Nôm và các thể loại khác. Trong khi giá trị nội dung rất được chú ý thì ngược lại, về mặt hình thức, phú Nôm thường được cho là “rập khuôn theo phú Trung Quốc” [12, tr.10]. Chính vì nhận định này mà phú quốc âm ít được quan tâm hơn so với thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, khúc ngâm hay hát nói. Cho nên, sẽ không phải là thừa khi chúng ta cố gắng thâm nhập và tìm hiểu một cách hệ thống những giá trị làm nên đóng góp riêng của phú Nôm không chỉ ở phương diện nội dung mà còn từ phương diện hình thức nghệ thuật. 1.3. Trong thời trung đại, phú từng là thể loại giữ địa vị quan trọng và sang trọng. “Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” là những gì cần thiết để chứng minh sự uyên bác của các nho sĩ trong mỗi khoa thi. Việc phú cùng với thơ và văn sách hợp thành ba thể tài chủ đạo trong hệ thống khoa cử đã mang lại điều kiện thuận lợi để thể loại này được vận dụng phổ biến và đạt đến mức tinh tế. Nhưng trong tiếp nhận của người đọc hôm nay, phú, với tầng tầng lớp lớp điển cố, điển tích, đã trở nên xa lạ, khó hiểu. Con đường đến với phú nói chung, phú Nôm nói riêng, càng khó đi hơn. Đó là trở ngại song đồng thời cũng là thử thách khơi dậy sự hứng thú ở người viết. Tin rằng nghiên cứu về phú Nôm vẫn là mảnh đất xứng đáng được cày xới và nếu cày xới, đoan chắc sẽ thu được những kết quả thú vị. Vì thế, chọn thực hiện đề tài Phú Nôm thời trung đại – Hành trình và đóng góp với chúng tôi không chỉ đơn giản là phục vụ cho môn học và nhiệm vụ giảng dạy mà quan trọng hơn, đấy còn là niềm vui được khám phá những kiến thức mới mẻ về văn chương trung đại. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Vì phải tiếp cận với một đối tượng có lịch sử tồn tại lâu dài nên ở bước đầu tiên luận văn sẽ tiến hành khảo sát quá trình phát triển và miêu tả những đặc điểm chủ yếu của phú Nôm qua các giai đoạn. 2.2. Phác họa được số phận lịch sử của phú Nôm từ lúc hình thành, phát triển đến khi “tàn lụi” là cơ sở để luận văn đạt được mục đích thứ hai: xác định đóng góp của phú Nôm thời trung đại từ nhiều góc độ khác nhau. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phú Nôm thời kỳ trung đại và những đóng góp của nó cho văn học dân tộc. Những bài phú xuất hiện từ thế kỷ XX trở về sau nằm ngoài phạm vi tìm hiểu của luận văn. Chúng sẽ chỉ được đề cập đến trong trường hợp luận văn cần mở rộng sự liên hệ, so sánh. 3.2. Phạm vi khảo sát 3.2.1. Phạm vi tư liệu Trong luận văn, dựa trên những bài phú Nôm đã công bố, chúng tôi chọn khảo sát 54 tác phẩm. Văn bản chủ yếu được lấy từ những công trình đã có sự khảo cứu công phu như Thơ văn Lý Trần (Nhiều tác giả), Phú Nôm (Vũ Khắc Tiệp), Phú Việt Nam cổ và kim (Phong Châu và Nguyễn Văn Phú) (xin xem thêm ở phụ lục). Trong số các tác phẩm được chọn thì Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông), Tần cung nữ oán Bái công văn (Đặng Trần Thường), Lưu Hoàng thúc ký thư Quan Vân Trường chiếu cố, Quan Vân Trường phục bái thư vu Hoàng thúc chiếu cố (Khuyết danh) là những trường hợp không được người sáng tác xác định thuộc thể phú. Tuy nhiên, dựa trên đặc điểm nội dung cũng như hình thức câu văn, bố cục tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu như Đào Duy Anh, Phong Châu, Cao Tự Thanh… vẫn xếp chúng vào thể loại phú. Đó là căn cứ đáng tin cậy để luận văn dùng những tác phẩm trên làm đối tượng khảo sát. 3.2.2. Phạm vi vấn đề Luận văn không đặt trọng tâm ở việc giới thiệu, miêu tả về thể phú nói chung mà chủ yếu chỉ dùng những quy ước của thể loại để hướng đến mục đích chính là cố gắng làm rõ những nét riêng, những cái “lệch chuẩn” của phú Nôm. So sánh, xét đến cùng, là để tìm ra những nét khác nhau, và chính những nét khác nhau mới khẳng định được giá trị của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, để làm nổi bật đóng góp của phú quốc âm, luận văn, trong chừng mực nhất định, sẽ mở rộng sự khảo sát sang cả phú chữ Hán. 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Trước thế kỷ XX, phú Nôm không được chú ý nhiều. Trong mười thế kỷ văn học trung đại, các trí thức Nho học tuy có bàn về phú nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến một số đặc điểm chung của thể loại hoặc lấy phú chữ Hán làm đối tượng. Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Công Cơ, Lê Quý Đôn… trong những lời bình về nghệ thuật phú của ta đều thực hiện theo cách như vậy. Khi Nguyễn Công Cơ nhận định rằng: “Bộ Quần hiền phú tập có từ xưa. Từ triều Trần đến nay đã qua mười ba đời vua, đạo lý nhà nho được tìm hiểu sâu sắc, cưỡi lên đầu rồng, tắm trong ao phượng. Song trong số hàng nghìn, hàng trăm các quan, kẻ có văn chương nổi tiếng ở đời chẳng được mấy! Chỉ có Nguyễn công Nhữ Bật, Đào công Sư Tích dẫn dòng; Lý Chuyết Am, Nguyễn Cúc Pha mấy ông làm nổi sóng; Trần Mật Liêu cùng các ông khác giúp sóng lan rộng, hùng văn trong thiên hạ chẳng lớn được như thế ấy.” (Tựa bản in Quần hiền phú tập) [93, tr.52-53] thì rõ ràng ông chỉ đề cao phú chữ Hán và những tác giả dùng chữ Hán để sáng tác mà thôi. 4.2. Đến thế kỷ XX, nhất là từ những năm 30 của thế kỷ này, phú Nôm mới bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu một cách có hệ thống. Những bài phú Nôm lần đầu tiên được tập hợp tương đối đầy đủ và phiên âm ra chữ quốc ngữ trong quyển Phú Nôm do Thái Phong Vũ Khắc Tiệp tuyển, Vĩnh - Hưng - Long thư quán xuất bản năm 1931 (2 tập). Tập sách này sau khi ra mắt độc giả đã được sử dụng như tư liệu tra cứu trong một số công trình khoa học nghiêm túc như Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm) hay Phú Việt Nam cổ và kim (Phong Châu, Nguyễn Văn Phú). Lịch sử nghiên cứu phú Nôm trong thế kỷ XX diễn ra bình lặng. Hầu như không có nhiều tranh cãi ồn ào. Tuy vậy, sự trưởng thành của nền phê bình Việt Nam vẫn có nhiều tác động tích cực, góp phần mở ra những cánh cửa khác nhau cho việc tiếp cận với phú quốc âm, một đối tượng mà lắm lúc nhìn vào chúng ta tưởng như mọi kết luận về nó đã được ấn định. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, những tài liệu nghiên cứu về phú Nôm về cơ bản có thể được chia thành các dạng như sau: Trước hết, phú Nôm có thể được giới thiệu chung với phú chữ Hán trong cùng một phần viết về thể phú hoặc được đặt trong tiến trình phát triển văn học chữ Nôm với các thể loại khác. Đấy chính là cách làm của các bộ văn học sử hoặc những công trình nghiên cứu khái quát về văn học trung đại. Bộ văn học sử đầu tiên giới thiệu về tiến trình phát triển của phú Nôm là Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (viết xong năm 1941, xuất bản năm 1943). Thật ra từ những năm 1925, trong cuốn Quốc văn trích diễm, Dương Quảng Hàm đã từng giới thiệu phép tắc làm phú cùng một số bài phú Nôm đặc sắc như Hỏng thi phú (Trần Tế Xương), Cờ bạc phú (Phạm Quang Sán). Tuy mục đích chính của công trình này là trích dẫn và giới thiệu những đoạn văn hay nhưng ở đây, Dương Quảng Hàm đã đưa ra một bảng tổng hợp về các thể loại từng xuất hiện trong văn học Việt Nam, trong đó có thể phú. Có điều lúc này Dương Quảng Hàm chỉ mới dừng lại ở việc bình giảng ý nghĩa câu chữ của từng bài phú riêng rẽ, chưa cho thấy tiến trình phát triển của phú Nôm trong chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Đến năm 1943 công việc này mới được Dương Quảng Hàm thật sự hoàn tất bằng Việt Nam văn học sử yếu. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm tuân thủ chặt chẽ những quy định của phương pháp phê bình giáo khoa, đồng thời rất coi trọng đặc điểm riêng của các thể loại văn chương thời trung đại. Nếu phương pháp giáo khoa đem lại cho ông cách xử lý tư liệu cẩn trọng và khoa học thì những kiến thức về hệ thống thi luật cổ điển giúp Dương Quảng Hàm bám sát đối tượng nghiên cứu. Việc tìm hiểu văn học chữ Nôm nói chung và phú Nôm nói riêng của Việt Nam văn học sử yếu đều dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học như thế. Chính với tinh thần tôn trọng tư liệu đến độ nghiêm ngặt này mà khi bàn về văn bản Nôm được cho là thuộc về thời Lý – Trần, Dương Quảng Hàm không vội tin ngay. Tình hình tư liệu lúc đó chưa cho phép ông phục hiện lại chính xác diện mạo của văn học quốc âm từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. Đấy là điểm mà sau này những học giả như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn… sẽ bổ sung dựa trên sự khảo sát nghiêm túc, khoa học về tính xác thực của các bản phú Nôm thời Trần. Sau Việt Nam văn học sử yếu, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1942 phần nào tiếp cận lịch sử văn học theo quan điểm thể loại. Lịch sử văn học bước đầu được ghi nhận như lịch sử phát triển của các thể loại. Ở từng giai đoạn văn học khác nhau, tác giả giới thiệu những thể loại chiếm ưu thế. Về thể loại phú, có lúc tác giả xếp chung vào các loại văn biền ngẫu (Chương X: Trần (1225 – 1380)), có lúc lại xếp riêng thành một mục Thơ phú (Chương XI: Hồ (cầm quyền 1350 – 1399, làm vua 1400 – 1407)). Cũng thuộc về thể loại phú nên đương nhiên phú Nôm được giới thiệu chung trong những mục trên nhằm đáp ứng mục đích chủ yếu là xác định thời điểm khởi đầu của văn chương quốc âm: “Những bài phú quốc văn bắt chước lề lối Tàu cũng đã xuất hiện. Người sáng thủy ra nó là Nguyễn Sĩ Cố.” [13, tr.342] Ở một chỗ khác Nguyễn Đổng Chi nhắc lại: “Phụ họa với công việc trên, có Nguyễn Sĩ Cố, là người đồng thời của Hàn Thuyên. Sĩ Cố lại tiến lên một bậc, là theo thể phú Tàu làm các bài phú tiếng Việt.” [13, tr.352] Theo cách lý giải của Nguyễn Đổng Chi, phú tiếng Việt xuất hiện trong lịch sử văn học không phải như hiện tượng đột xuất mà nó đã được chuẩn bị từ quá trình Việt hóa thơ luật. Sau đó đến lượt mình, phú Nôm đưa văn học quốc âm lên một trình độ mới. Và mặc dù Nguyễn Đổng Chi chỉ mới nhìn phú Nôm ở cái mặt áp dụng thuần thục cách luật “phú Tàu”, chưa đề cập đến mặt cách tân, nhưng ông đã gợi ý về điểm đóng góp quan trọng nhất của phú quốc âm: đưa tiếng Việt vào thế giới văn chương. Càng về sau, phú Nôm càng nhận được nhiều sự quan tâm. Những bài phú Nôm đời Trần được giới nghiên cứu chấp nhận. Khi biên soạn Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII)1, Đinh Gia Khánh phân tích các 1 Bộ sách này được Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản từ năm 1979 trở về trước và được Nhà xuất bản Giáo dục tái bản nhiều lần. tác phẩm này một cách khá tỷ mỷ. Tiếp cận văn học theo khuynh hướng Mác- xít, ông nhìn nhận các bài phú như một chỉnh thể bao gồm cả hai mặt nội dung và hình thức. Từ đó, Đinh Gia Khánh đã chỉ ra được đóng góp của phú Nôm trên nhiều phương diện từ khả năng phản ánh hiện thực đời sống đến ngôn từ nghệ thuật, cách xây dựng hình tượng. Trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử) là công trình tạo nên bước tiến mới đối với việc nghiên cứu văn học. Cùng với nhiều thể loại khác, phú Nôm được khám phá từ góc độ thi pháp. Dành cho phú một mối quan tâm đặc biệt, Trần Đình Sử đã nêu lên những nhận xét thú vị về sự vận động của thi pháp thể loại từ phú Trung Quốc đến phú chữ Hán và phú chữ Nôm. Chẳng hạn về chức năng của phú quốc âm, ông cho rằng: “Phú từ viết bằng chữ Hán như một thể loại cung đình đã trở thành một thể loại dân dã của các nhà nho, ông đồ ẩn dật, nhằm biểu hiện thú ẩn dật, sinh hoạt điền viên hoặc niềm ham thích cảnh trí quê hương, hoặc thể hiện tâm tư tình cảm của lớp bình dân. Đặc biệt phú Nôm trở thành nơi thi thố tài năng tiếng Việt với những từ hàng ngày, từ láy, từ điệp, chơi chữ, nó chứng tỏ sự giàu có, thân thiết của tiếng Việt.” [112, tr.232] hoặc: “Đáng chú ý nhất là phú từ một thể loại văn chương bác học cao siêu đã thế tục hóa thành phú Nôm – “Nôm na mách qué” gần gũi và trở thành một thể loại bình dân với hàng loạt tác phẩm khuyết danh, ngang hàng với “thơ Hồ Xuân Hương” khuyết danh, với truyện Nôm khuyết danh. Đây là bước phát triển độc đáo, nó chứng tỏ phú Nôm là thể loại rất được ưa chuộng.” [112, tr.233] Ý kiến trên của Trần Đình Sử phần nào gặp gỡ với những nhà nghiên cứu khác ở sự khẳng định về tính chất “nôm na mách qué” trong phú quốc âm. Lê Trí Viễn gọi đấy là cái cách “quần chúng hóa rộng rãi” của phú Nôm [114, tr.173], còn Phan Ngọc xem “mách qué” như một biểu hiện về “sự khúc xạ” của phú Trung Quốc vào phú Việt Nam [73, tr.58]. Điều đó càng cho thấy sự thay đổi trong thi pháp miêu tả của phú Nôm là hết sức đáng quan tâm. Tóm lại, đề cập đến phú Nôm dưới dạng đan xen như thế là cách làm chung của nhiều tác giả khi khảo sát các giai đoạn văn học. Từ những công trình loại này, có thể lẩy ra nhiều ý kiến bổ ích, thú vị song để có cái nhìn đầy đủ, bao quát hơn về phú Nôm thì phải tìm kiếm ở loại tài liệu thứ hai: các tập chuyên khảo. Cho đến nay, dạng tài liệu này không nhiều. Sau Phú Nôm (2 tập) của Vũ Khắc Tiệp xuất bản vào những năm ba mươi, đến năm 1960, mới có một tập khảo luận khá hoàn chỉnh về phú của hai tác giả Phong Châu và Nguyễn Văn Phú: quyển Phú Việt Nam cổ và kim. Đọc tên tập sách, thấy ngay rằng các tác giả đã cố gắng vươn đến một tầm nhìn bao quát lịch sử của phú Việt Nam trên cả chặng đường dài trung đại và hiện đại. Ấy là đóng góp đáng trân trọng nhưng việc gộp chung phú chữ Hán và chữ Nôm lại khiến giá trị độc đáo của phú quốc âm chưa thật sự trở thành điểm nhấn của công trình. Thứ ba là dạng tài liệu chỉ “khoanh vùng” phạm vi nghiên cứu ở một hoặc một số khía cạnh nhất định của phú Nôm. Thường đó là các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành như Văn học, Hán Nôm, Ngôn ngữ và đời sống… Đặc biệt, Phạm Tuấn Vũ là tác giả đã công bố không ít bài viết có chất lượng, góp phần khẳng định sức sáng tạo của phú quốc âm, bao gồm: Thành ngữ và tục ngữ với phú Nôm (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3/1998), Nghệ thuật khôi hài trong một bài phú Nôm (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11/1999), Góp phần tìm hiểu phú Nôm (Tạp chí Văn học, số 11/2000), Văn hóa dân gian trong phú Nôm (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4/2000) và Trữ tình ở thể phú (Tạp chí Hán Nôm, số 4/2005). Ngoài ra, không thể không kể đến một số bài viết tuy bàn chung về phú nhưng vẫn đưa ra được nhiều ý kiến xác đáng về sự vận dụng thi pháp thể loại ở phú Nôm như Tìm hiểu phú thời kỳ Trần Hồ (của Trần Lê Sáng, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6/1974), Từ phú Trung Quốc đến phú Việt Nam (của Nguyễn Đình Phúc, đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 4/2003)... Cuối cùng là về những luận án lấy phú Nôm làm đối tượng nghiên cứu. Năm 2002, luận án Tiến sĩ Thể phú trong văn học Việt Nam trung đại của Phạm Tuấn Vũ đã cơ bản hoàn thành bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của phú trong lịch sử văn học dân tộc. Riêng ở chương 3, tác giả dành 76 trang để khám phá phú Nôm từ nhiều phương diện: 1- Lịch sử hình thành và phát triển, 2- Thi pháp miêu tả và biểu hiện, 3- Chức năng thể tài, 4- Cảm hứng hài hước và châm biếm, 5- Chất liệu nghệ thuật, văn thể. Với hiểu biết sâu rộng về thi pháp thể loại, tác giả của luận án đã tiến hành một công việc công phu và hết sức có giá trị: đối chiếu phú Nôm với phú Trung Quốc và phú chữ Hán để làm rõ một số nét đặc trưng của phú quốc âm. Như vậy, theo thời gian, nhiều khoảng trống trong nghiên cứu phú Nôm đang dần được lấp đầy. Nhiều tác phẩm trước đây bị gạt bỏ hoặc lãng quên nhận được sự đánh giá công bằng hơn. Nguyễn Huệ Chi nhìn nhận lại tác dụng của Chiến tụng Tây Hồ phú (Phạm Thái) đối với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc [16], Trần Đình Sử, Phạm Tuấn Vũ thâm nhập khám phá sâu hơn về phú khuyết danh… Kế thừa những thành tựu trên, chúng tôi hy vọng có thể góp thêm một góc nhìn nữa về phú Nôm qua việc tìm hiểu xem trong suốt bảy thế kỷ tồn tại, đối tượng này đã có tác động như thế nào đến quá trình xây dựng văn học dân tộc. Các đặc điểm của phú Nôm, xét đến cùng, chỉ thật sự có giá trị khi chúng thúc đẩy bước tiến của văn chương quốc âm. Chính vì nguyên nhân ấy, chúng tôi quyết định chọn cho luận văn cái tên Phú Nôm thời trung đại – Hành trình và đóng góp như là một cách để xác định góc độ tiếp cận vấn đề. 5. Phương pháp nghiên cứu Với mục đích xác định đóng góp của phú Nôm trong lịch sử văn học dân tộc, luận văn chọn tiếp cận đối tượng của mình từ góc độ thể loại vì chỉ từ góc độ này, những nét đặc sắc thuộc về riêng phú quốc âm mới có thể được làm rõ. Tiếp cận từ góc độ thể loại ở đây không có nghĩa chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hình thức nghệ thuật mà cò