Luận văn Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương vii “mắt và các dụng cụ quang học” - Vật lí 11 - nâng cao

Nâng cao chất lượng giáo dục luôn là đề tài được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đềnày càng trở thành vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Chính vì thếmà nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được diễn ra với mục đích chính là tìm một hướng đi mới cho giáo dục nước nhà. Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình,

pdf173 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương vii “mắt và các dụng cụ quang học” - Vật lí 11 - nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Nguyễn Thị Thu Thuỷ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ (PBL – PROBLEM BASED LEARNING) VÀ VẬN DỤNG VÀO THIẾT KẾ, GIẢNG DẠY CHƯƠNG VII “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” - VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Nguyễn Thị Thu Thuỷ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ (PBL – PROBLEM BASED LEARNING) VÀ VẬN DỤNG VÀO THIẾT KẾ, GIẢNG DẠY CHƯƠNG VII “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” - VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ XUÂN HỘI TP. Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố bất kì trong công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Đỗ Xuân Hội, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cám ơn Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Vật Lí và Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chân thành cám ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi, Biên Hoà, Đồng Nai, nơi tôi đang công tác và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục ………………………………………………………………… 1 Danh mục các chữ viết tắt ……………………………………………... 4 Danh mục các bảng ……………………………………………………. 5 Danh mục các hình vẽ …………………………………………………. 6 MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 8 1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………. 8 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….. 9 3. Giả thuyết khoa học ………………………………………………… 9 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………. 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………….. 10 6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………. 10 7. Những đóng góp của đề tài ………………………………………….. 11 8. Dự kiến cấu trúc luận văn …………………………………………… 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ………………………………………. 12 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông…... 12 1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông …………………….. 12 1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lí THPT ở Việt Nam hiện nay 12 1.1.3. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường phổ thông ………………... 14 1.2. Những định hướng chung của việc đổi mới PPDH vật lí ở trường THPT 15 1.2.1. Những khó khăn của việc đổi mới phương pháp dạy học……. 15 1.2.2. Những định hướng chung của việc đổi mới PPDH vật lí ở THPT 15 1.3. Cơ sở lí luận chung của mô hình dạy học tích cực………………… 18 1.3.1. Mô hình dạy học truyền thống và những hạn chế…………….. 18 1.3.2. Mô hình dạy học tích cực …………………………………….. 19 1.4. Dạy học dựa trên vấn đề (Problem Based Learning – PBL) và khả năng áp dụng vào dạy học vật lí ở trường phổ thông …………….. 22 1.4.1. Một số định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề.... 22 1.4.2. Mục tiêu của phương pháp dạy học vật lí dựa trên vấn đề ….. 22 1.4.3. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề ………………………………………………………… 24 1.4.4. Phân loại vấn đề ……………………………………………... 30 1.4.5. Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề.. . 33 1.4.6. Phân biệt phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) với các phương pháp: dạy học chủ đề, dạy học giải quyết vấn đề và dạy học dự án……………………………………................ 40 1.4.7. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề…. 42 1.4.8. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trên thế giới… 43 1.4.9. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong bối cảnh giáo dục ở Việt Nam …………………………………………. 44 1.5. Kết luận chương 1 ………………………………………………….. 46 Chương 2. THIẾT KẾ CÁC VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA CHƯƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”………………………….. 47 2.1. Phân tích kiến thức của chương “Mắt và các dụng cụ quang học”… 47 2.1.1. Cấu trúc nội dung ……………………………………………. 47 2.1.2. Phân tích nội dung……………………………………………. 49 2.1.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương “ Mắt và các dụng cụ quang học”…………………………………… 53 2.2. Yêu cầu đạt được …………………………………………………... 54 2.2.1. Yêu cầu về kiến thức …………………………………………. 54 2.2.2. Yêu cầu về kĩ năng …………………………………………… 55 2.2.3. Yêu cầu về thái độ ……………………………………………. 56 2.3. Thiết kế các vấn đề của chương và kế hoạch thực hiện giải quyết vấn đề 56 2.3.1. Các bước cần thực hiện khi giải quyết vấn đề ……………….. 56 2.3.2. Xây dựng vấn đề …………………………………………….. 58 2.3.3. Tiến trình hướng dẫn học sinh tham gia giải quyết vấn đề ….. 59 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập ………………………………. 62 2.5. Giáo án dạy học dựa trên vấn đề, áp dụng cho các bài học của chương “Mắt và các dụng cụ quang học”…………………………………… 68 2.6. Kết luận chương 2 ………………………………………………….. 124 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ……………………………. 126 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm …………………. 126 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm …………………. 126 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ……………………………….. 126 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ………………………………………. 126 3.3.2. Các bước tiến hành thực nghiệm. ............................................ . 126 3.3.3. Quan sát các giờ thảo luận trên lớp của các nhóm . ................ . 128 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm........................................... . 129 3.4.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm..................... . 129 3.4.2. Xử lí kết quả học tập ............................................................... . 130 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê . .............................................. . 134 3.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm . ................................ . 135 3.5. Kết luận chương 3 . .......................................................................... . 137 KẾT LUẬN . .......................................................................................... . 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO . .................................................................. . 142 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản dịch bài “Learning Materials in Problem Based Course” P1 Phụ lục 2: Bản dịch bài “Migration in Mexico: A Problem based learning Module” ............................................................................................................ P11 Phụ lục 3: Bài báo cáo của nhóm 2 …………………………………….. P14 Phụ lục 4: Thống kê điểm của lớp TN và ĐC ………………………….. P22 Phụ lục 5: Bài kiểm tra mức độ nhớ và hiểu của học sinh lớp ĐC và TN P25 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC đối chứng GV giáo viên GVCN giáo viên chủ nhiệm HS học sinh HSG học sinh giỏi HSTB học sinh trung bình HSTT học sinh tiên tiến PBL dạy học dựa trên vấn đề PPDH phương pháp dạy học KT kiểm tra QT quá trình SGK sách giáo khoa THPT trung học phổ thông TK thấu kính TKHT thấu kính hội tụ TKPK thấu kính phân kì TN thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Bảng so sánh PPDH truyền thống và DH dựa trên vấn đề ……….. 24 Bảng 1.2. Bảng so sánh PPDH dựa trên vấn đề và DH dự án . ………………. 40 Bảng 1.3. Bảng so sánh PPDH dựa trên vấn đề và DH giải quyết vấn đề ….... 41 Bảng 1.4. Bảng so sánh PPDH dựa trên vấn đề và DH chủ đề ………………. 42 Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Mắt và các dụng cụ quang học” ……… 47 Bảng 2.2. Bảng các tiêu chí đánh giá nhóm …………………………………... 62 Bảng 2.3. Bảng các tiêu chí đánh giá cá nhân ………………………………… 64 Bảng 2.4. Bảng kế hoạch giảng dạy PBL ……………………………………... 70 Bảng 2.5. Bảng phân biệt đặc điểm các loại mắt bị tật khúc xạ và mắt bình thường 100 Bảng 3.1. Bảng phân bố tần suất của lớp thực nghiệm ……………………….. 130 Bảng 3.2. Bảng phân bố tần suất tích luỹ kết quả học tập của lớp thực nghiệm 131 Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất của lớp ĐC và TN …………………………. 132 Bảng 3.4. Bảng so sánh tần suất tích luỹ giữa hai lớp ĐC và TN …………….. 132 Bảng 3.5. Các tham số thống kê của lớp ĐC và TN …………………………... 133 Bảng 3.6. Tổng hợp các chỉ số thống kê ………………………………………. 134 Bảng 3.7. Bảng so sánh kết quả giải bài tập “Thấu kính – Mắt” của lớp ĐC và TN 134 Bảng 3.8. Bảng so sánh kết quả giải bài tập “Kính lúp – kính hiển vi – kính thiên văn” của lớp ĐC và TN ……………………………………………….. 135 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Mô hình 6 bước …………………………………………………….. 35 Hình 1.2. Mô hình 9 bước theo quan điểm Dr. George Watson ……………… 36 Hình 2.1. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính ………………………….. 50 Hình 2.2. Hình mô tả đường truyền của tia sáng qua thấu kính rìa dày và rìa mỏng 51 Hình 2.3. Hình mô tả đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ ……….. 51 Hình 2.4. Sơ đồ lớp 11A1 …………………………………………………….. 58 Hình 2.5. Sơ đồ phân tích nguyên nhân đổi chỗ của nhóm 2 ……………….... 79 Hình 2.6. Các thành viên nhóm 2 đang thảo luận …………………………….. 79 Hình 2.7. Một số hình ảnh về buổi khám mắt tại bệnh viện ĐKKV Thống Nhất.. 82 Hình 2.8. HS xem phim về buổi khám mắt tại bệnh viện ĐKKV Thống Nhất …. 90 Hình 2.9. Nhóm 2 đang thảo luận vấn đề và phân công nhiệm vụ ……………... 90 Hình 2.10. Đại diện nhóm 2 báo cáo kết quả nhóm tìm hiểu ……………………. 93 Hình 2.11. Hình dạng các loại thấu kính ………………………………………… 97 Hình 2.12. Hình mô tả vị trí vật và ảnh ………………………………………….. 98 Hình 2.13. Hình mô tả hệ thấu kính ghép đồng trục, cách quãng ……………….. 99 Hình 2.14. Hình mô tả hệ thấu kính ghép sát, đồng trục ………………………… 99 Hình 2.15. Sơ đồ phân tích của nhóm 1 …………………………………………. 106 Hình 2.16. Mỗi HS sử dụng phương pháp Brainstorming viết các ý tưởng của mình ra giấy ………………………………………………………. 107 Hình 2.17. Đại diện nhóm 1 trình bày sơ đồ phân tích của nhóm ……………. 107 Hình 2.18. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính …………………………. 111 Hình 2.19. Nhóm 2 đang trình bày mối quan hệ giữa thấu kính và lăng kính ... 112 Hình 2.20. Sơ đồ phân tích của nhóm 3 …………………………………………. 118 Hình 2.21. Nhóm 3 đang thảo luận nhóm ……………………………………… 118 Hình 2.22. Đại diện nhóm 4 trình bày báo cáo nhóm ………………………… 123 Hình 2.23. Nhóm 1 và 3 đang quan sát qua kính thiên văn tự chế …………… 123 Hình 2.24. Hình ảnh quan sát qua kính thiên văn tự chế của nhóm 1………… 123 Hình 2.25. Hình ảnh quan sát tế bào vảy hành qua kính hiển vi tự chế của nhóm 4…………………………………………………………….. 123 Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất kết quả học tập của lớp thực nghiệm …….. 130 Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất tích luỹ điểm QT và điểm KT của lớp thực nghiệm ……………………………………………………………… 131 Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất của lớp ĐC và TN ……………………….. 132 Hình 3.4. Biểu đồ phân bố tần suất tích luỹ điểm của lớp ĐC và TN ………… 133 Hình 3.5. Biểu đồ phân bố kết quả giải bài tập “Thấu kính – Mắt” của lớp ĐC và TN …………………………………………………………… 135 Hình 3.6. Biểu đồ phân bố kết quả giải bài tập “Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn” của lớp ĐC và TN ……………………………………….. 135 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục luôn là đề tài được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề này càng trở thành vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Chính vì thế mà nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được diễn ra với mục đích chính là tìm một hướng đi mới cho giáo dục nước nhà. Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà UNESCO đưa ra. Đó là: học để biết, học để làm, học để sống chung và học để khẳng định. Ở đây tôi đề cập đến phương pháp giáo dục, cụ thể là phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay – thời đại mà khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kiến thức mà học sinh tiếp cận và thu nhận không chỉ dừng lại ở chương trình sách giáo khoa và trong khuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác như: tạp chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, internet…Do đó đổi mới phương pháp dạy học phải nhắm vào vai trò trung tâm là người học chứ không phải người dạy như quan điểm truyền thống. Theo quan điểm truyền thống, khi giáo viên là trung tâm thì học sinh không phải là người chủ động tìm đến với kiến thức, do đó trong cách học của các em có phần thụ động. Chính sự thụ động trong học tập sẽ làm hạn chế sự động não, tìm tòi, thể hiện sự suy nghĩ đa chiều, sự trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hiểu biết và cảm xúc của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đặc biệt là đối với bộ môn vật lí – một môn học có rất nhiều sự liên hệ với thực tế nhưng thực trạng hiện nay có một số bộ phận học sinh không có động cơ học môn vật lí. Sở dĩ có tình trạng này là do chương trình học vật lí quá nặng nề học sinh phải lo “vật lộn” với những con điểm, giáo viên phải “chạy đua” với chương trình và với thành tích của trường,… vì thế mà giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng học sinh tới sự phát triển tư duy khoa học, giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập, trao đổi, chia sẻ thông tin,…và vận dụng những kĩ năng đó vào giải quyết các vấn đề thực tế cũng như sau này khi ra đời. Đó cũng chính là vấn đề mà tôi trăn trở trong suốt những năm đi dạy. Làm thế nào để học sinh của tôi có hứng thú với môn vật lí? Làm thế nào để khuyến khích các em động não và tập trung, chủ động tham gia vào quá trình học tập? Khi tham khảo và tìm hiểu các phương pháp giáo dục mới của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới tôi thấy có một số phương pháp rất hiệu quả có thể đáp ứng yêu cầu này như: Dạy học Dự án (Project Based Learning - PJBL), Dạy học dựa trên Vấn đề (Problem Based Learning – PBL), Dạy học khám phá….Tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) có khả năng đáp ứng được các mục tiêu giáo dục mà UNESCO đưa ra cũng như mục tiêu giáo dục mới của nước ta. Do đó tôi đã chọn phương pháp này để vận dụng vào dạy thử nghiệm một chương của chương trình vật lí lớp 11. Do đây là lần đầu tiên tiếp cận với phương pháp mới, thời gian tìm hiểu chưa thật dài song tôi vẫn hy vọng đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy và học vật lí. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để vận dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo những ý tưởng cốt lõi của PBL vào thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông Việt Nam. Xây dựng một tiến trình tổ chức và hướng dẫn học sinh các hoạt động giải quyết các vấn đề thực tiễn để từ đó tìm kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức mới. Nội dung này được xây dựng xung quanh chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học” – Vật lý 11 – Nâng cao [18]. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống các vấn đề phi cấu trúc có tính thử thách, những sự kiện không nhất quán gắn liền với thực tế sẽ là khởi điểm thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh và thôi thúc học sinh đi tìm kiếm kiến thức để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề đặt ra. Đây sẽ là điểm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng của việc dạy và học vật lí ở trường phổ thông. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT. 4.2 Đối tượng nghiên cứu:  Mục tiêu giáo dục.  Học sinh.  Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy vật lí ở trường THPT.  Chiến lược dạy học dựa trên vấn đề và một số chiến lược dạy học hiện đại. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Qui trình thiết kế vấn đề phi cấu trúc và việc thực hiện thiết kế trong giảng dạy chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học” – Vật lý 11 – Nâng cao [18]. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH.  Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lớp 11 – nâng cao.  Nghiên cứu thiết kế các vấn đề phi cấu trúc của chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học”.  Nghiên cứu khả năng thực nghiệm sư phạm của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận  Nghiên cứu văn kiện Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.  Nghiên cứu tài liệu về giáo dục và các phương pháp giảng dạy vật lí.  Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học dựa trên vấn đề (PBL).  Nghiên cứu chương trình vật lí 11 – nâng cao.  Nghiên cứu thực nghiệm  Nghiên cứu, khai thác tài liệu liên quan đến việc thiết kế các vấn đề phi cấu trúc.  Nghiên cứu, thiết kế tiến trình dạy học dựa trên vấn đề.  Chọn mẫu và dạy thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Trãi- thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa – Đồng Nai.  Phương pháp thống kê toán học  Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm. 7. Những đóng góp của đề tài  Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực của học sinh. Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, biết áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.  Xây dựng được tiến trình học tập theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) đối với chương “Mắt và các dụng cụ quang học”. 8. Dự kiến cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thiết kế các vấn đề và định hướng tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Chương 3:Thực nghiệm sư phạm Kết luận Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông 1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông - Mục tiêu giáo dục ở mỗi quốc gia là do nhà nước đề ra, căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong hiện tại và tương lai. Mục tiêu này sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. - Hội nghị ban chấp hành trung ương ĐCS VN lần 2 khóa VIII đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới là: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lí tưởng, độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe là người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ” [10] 1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lí THPT ở Việt Nam hiện nay  Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của chương trình ở cả hai ban khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là phát triển kết quả học tập ở trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng như học nghề thuộc các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn hoá và dịch vụ khác nhau, tạo động lực để học sinh tham gia vào các hoạt động, thích ứng với cuộc sống trong xã hội hiện đại.  Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu kiến thức o Chương trình ban khoa học tự nhiên có mục tiêu hoàn thiện cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ở trình độ tú tài về vật lí để giúp các em đi vào những ngành khoa học, kĩ thuật và để sống trong một xã hội công nghiệp hiện đại. Đó là: + Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượ