Định nghĩa về Lý luận văn học, Từ điển bách khoatập II viết : “Lý luận văn học là hệ thống
những quan điểm và lập luận chỉ ra cội nguồn, bản chất, chức năng và sự phát triển của văn học trong
đời sống xã hội, nói một cách cụ thể, lý luận văn học nghiên cứu quan điểm, nguyên lý và nguyên tắc
sáng tạo, phương pháp biểu hiện, miêu tả, đánh giá, cảm thụ tác phẩm văn học và các sự kiện, trào lưu
văn học, nhằm phát hiện những vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển của từng nền văn học
dân tộc và cả nền văn học thế giới”.Còn Từ điển Văn học (bộ mới) viết : “Lý luận văn học là bộ môn
nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát. Lý luận văn học nghiên cứu bản chất của sáng tác
văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và các phương
pháp phân tích văn học”.
Theo quan niệm truyền thống, LLVH, Lịch sử văn họcvà Phê bình văn họclà ba bộ môn chính
của khoa nghiên cứu văn học. LLVH bao giờ cũng lấy quan điểm, đường lối làm hạt nhân chỉ đạo. Nó
có nhiệm vụ tổng kết ở cấp độ lí thuyết những quan điểm, kiến thức và phương pháp chung nhất từ
sáng tác, phê bình đến việc nghiên cứu văn học sử, v.v và trở lại chỉ đạo cho các ngành hoạt động
văn học đó. Quan hệ quan hệ ở đây là quan hệ hai chiều. Chẳng hạn, Lịch sử văn học và Phê bình văn
học cung cấp những nhận định về các nền văn học, các tác gia và tác phẩm tiêu biểu cho sự khái quát
của LLVH. Đến lượt mình, LLVH không những cung cấp quan điểm, mà cả kiến thức để từ đó chuyển
hóa thành những phương pháp hướng dẫn nghiên cứu lịch sử văn học và phê bình văn học.
Trong điều kiện văn học phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú như hiện nay, vai trò chỉ đạo
của LLVH ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Đối với việc đào tạo giáo viên văn, LLVH được xem như một bộ môn mang hai chức năng : vừa
là bộ môn có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên một hệ thống những tri thức khoa học về toàn bộ những
phương diện căn bản, quan trọng nhất của văn học để thực hiện mục tiêu đào tạo họ thành giáo viên
dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông trung học hoặc các trường đại học, cao đẳng khác; vừa là bộ môn
có nhiệm vụ giúp cho sinh viên sử dụng được những kiến thức cơ bản đã học về LLVH vào việc học
tập tốt các bộ môn chuyên ngành khác như Lịch sử văn học, Phương pháp giảng dạy văn học,
102 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp khai thác các kiến thức lý học trong đọc – Hiểu văn bản văn học lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------- oOo ----------
Đoàn Thị Vân
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC
CÁC KIẾN THỨC LÝ LUẬN VĂN HỌC TRONG
ĐỌC – HIỂU
VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11
– CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO –
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn văn
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1. LLVH Lý luận văn học
2. THPT Trung học phổ thông
3. SGK Sách giáo khoa
4. GV Giáo viên
5. HS Học sinh
6. TPVH Tác phẩm văn học
MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài
Định nghĩa về Lý luận văn học, Từ điển bách khoa tập II viết : “Lý luận văn học là hệ thống
những quan điểm và lập luận chỉ ra cội nguồn, bản chất, chức năng và sự phát triển của văn học trong
đời sống xã hội, nói một cách cụ thể, lý luận văn học nghiên cứu quan điểm, nguyên lý và nguyên tắc
sáng tạo, phương pháp biểu hiện, miêu tả, đánh giá, cảm thụ tác phẩm văn học và các sự kiện, trào lưu
văn học, nhằm phát hiện những vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển của từng nền văn học
dân tộc và cả nền văn học thế giới”. Còn Từ điển Văn học (bộ mới) viết : “Lý luận văn học là bộ môn
nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát. Lý luận văn học nghiên cứu bản chất của sáng tác
văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và các phương
pháp phân tích văn học”.
Theo quan niệm truyền thống, LLVH, Lịch sử văn học và Phê bình văn học là ba bộ môn chính
của khoa nghiên cứu văn học. LLVH bao giờ cũng lấy quan điểm, đường lối làm hạt nhân chỉ đạo. Nó
có nhiệm vụ tổng kết ở cấp độ lí thuyết những quan điểm, kiến thức và phương pháp chung nhất từ
sáng tác, phê bình đến việc nghiên cứu văn học sử, v.v… và trở lại chỉ đạo cho các ngành hoạt động
văn học đó. Quan hệ quan hệ ở đây là quan hệ hai chiều. Chẳng hạn, Lịch sử văn học và Phê bình văn
học cung cấp những nhận định về các nền văn học, các tác gia và tác phẩm tiêu biểu cho sự khái quát
của LLVH. Đến lượt mình, LLVH không những cung cấp quan điểm, mà cả kiến thức để từ đó chuyển
hóa thành những phương pháp hướng dẫn nghiên cứu lịch sử văn học và phê bình văn học.
Trong điều kiện văn học phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú như hiện nay, vai trò chỉ đạo
của LLVH ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Đối với việc đào tạo giáo viên văn, LLVH được xem như một bộ môn mang hai chức năng : vừa
là bộ môn có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên một hệ thống những tri thức khoa học về toàn bộ những
phương diện căn bản, quan trọng nhất của văn học để thực hiện mục tiêu đào tạo họ thành giáo viên
dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông trung học hoặc các trường đại học, cao đẳng khác; vừa là bộ môn
có nhiệm vụ giúp cho sinh viên sử dụng được những kiến thức cơ bản đã học về LLVH vào việc học
tập tốt các bộ môn chuyên ngành khác như Lịch sử văn học, Phương pháp giảng dạy văn học, …
Như vậy, toàn bộ những kiến thức cơ bản về LLVH phải trở thành những phương tiện, công cụ
có hiệu lực giúp người học dễ dàng tiếp thu các bộ môn văn học khác, phải trở thành một cái vốn công
cụ tốt - cơ sở khoa học cho sinh viên chiếm lĩnh khoa học văn học. Do đó, ngoài việc trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về quan điểm văn nghệ, về đối tượng, nhiệm vụ, bản chất và đặc trưng của
văn nghệ…, bộ môn LLVH còn phải trang bị cho sinh viên những tri thức về phương pháp, giúp họ vận
dụng được những hiểu biết lí thuyết của mình vào việc học tập, nghiên cứu và sau khi ra trường, giảng
dạy được văn học trong nhà trường THPT.
Nhiệm vụ của người thầy giáo dạy văn là làm cho học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của
tác phẩm văn học một cách tự giác, một cách có ý thức. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, chẳng những góp
phần phát triển năng lực văn của học sinh mà còn tạo cơ sở để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh
trong cuộc sống trí tuệ, tình cảm và đời thường. Năng lực tư duy này sẽ trở thành phương tiện để giúp
các em học tốt môn văn, và quan trọng hơn, sẽ thành hạt nhân trong sự phát triển tính cách của các em,
xây dựng ý thức làm chủ thực sự trong học tập và sinh hoạt, có khả năng tự phát hiện, có chủ kiến, có lí
lẽ để bảo vệ suy nghĩ đúng đắn của mình.
Nhìn vào thực trạng của việc nắm vững và vận dụng kiến thức LLVH vào đời sống văn học,
chúng ta thấy nổi lên một vấn đề rất đáng lo ngại : Hình như LLVH đã nhiều năm không có gì thiết
thực, thiết thân đối với giới sáng tác và cả đối với giới nghiên cứu phê bình văn học. Gs. Phan Trọng
Luận đã từng nhận xét : “LLVH đã tỏ ra bất lực, đi sau nhiều hiện tượng văn học đang gây tranh luận
gay gắt trong xã hội. Và ngay những vấn đề tưởng như rất cơ bản của Lý luận văn học mà chính trong
giới lý luận cũng tỏ ra rất lúng túng trong cách lý giải” [37,
tr. 161]. Vì thế, khoảng cách giữa các lý thuyết văn học trên sách vở, trên giáo trình, chuyên luận với
thực tiễn đa dạng, phong phú, phức tạp trong đời sống văn học ngày càng lộ rõ hơn qua những thử
thách thực tế của đời sống văn học, nhất là trong những năm gần đây.
Một thực tế đối với việc giảng dạy các văn bản văn học mà chúng ta thấy khá rõ là các vấn đề
LLVH hầu như không được giáo viên đưa vào khai thác, hoặc chỉ được khai thác một cách chiếu lệ,
sáo mòn trong bài giảng. Khi chấm bài, giáo viên tuy thấy được học sinh yếu về kiến thức LLVH
nhưng cũng khơng cĩ biện pháp nào để khắc phục tình trạng ny. Học sinh phổ thông có được kiến thức
lý luận phần lớn là do chịu khó đọc thêm sách tham khảo, sách phân tích bình giảng, các bài phê bình
văn hoc, … nhưng số học sinh này lại quá ít, chủ yếu là thuộc các lớp, trường chuyên, năng khiếu.
Một thực tế nữa là bản thân một số giáo viên văn cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc học và sử dụng LLVH như một công cụ hữu ích để đọc và tìm hiểu tác phẩm văn học phục vụ trực
tiếp cho việc dạy học. Thậm chí, có những giáo viên giảng dạy một cách sơ sài, hời hợt hay bỏ qua
phần giảng dạy những đơn vị bài học về LLVH. Điều đó càng khiến cho nhiệm vụ giúp học sinh biết
vận dụng LLVH vào tìm hiểu tác phẩm văn học trở nên điều xa vời, khó thực hiện.
Về phía học sinh phổ thông trung học, kiến thức LLVH luôn được coi là một dạng kiến thức
trừu tượng, khó hiểu, khô khan. Do đó, yêu cầu giảng dạy và sử dụng các kiến thức LLVH trong các
giờ đọc văn hay trong các đề làm văn thường chỉ dành cho các đối tượng học sinh chuyên văn và xuất
hiện nhiều trong các đề thi học sinh giỏi. Điều đó đã tạo cho chính giáo viên và học sinh một nhận thức
và quan niệm không đúng về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bộ môn này.
Nếu trước đây, Chương trình Văn học 10, 11, 12 chủ yếu sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học
thì hiện nay, theo quan điểm biên soạn mới, chương trình “Ngữ văn 10, 11, 12 được sắp xếp theo thể
loại và các thời kì văn học lớn (trong các thời kì văn học, các tác phẩm được xếp theo cụm thể loại,
theo cụm kiểu văn bản)” [11, tr.47]. Việc sắp xếp này nhằm làm nổi bật vai trò của thể loại – “ nhân vật
chính” của LLVH và lịch sử văn học, đồng thời phù hợp với việc dạy đọc – hiểu, phân tích văn bản
theo đặc trưng thể loại. Ở một góc độ khác, cách sắp xếp này còn thể hiện vấn đề LLVH đã bắt đầu
được chú ý trong chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện hành như một yếu tố cơ sở không thể
thiếu của việc dạy học văn.
Chương trình Ngữ văn mới như vậy đòi hỏi trước hết người giáo viên phải có cái nhìn, nhận
thức và quan niệm đổi mới về vị trí của môn LLVH. Không chỉ dạy LLVH như một đối tượng, một tri
thức khoa học mà hơn thế nữa, phải biến nó thành công cụ, phương tiện để tìm hiểu, giải mã tác phẩm
văn học trong nhà trường phổ thông nói riêng và các tác phẩm văn chương nói chung. Trong quá trình
phân tích, người dạy cần khai thác và vận dụng các vấn đề lý luận môt cách khoa học, xóa bỏ căn bệnh
trước đây chỉ đơn thuần phân tích tác phẩm văn học chủ yếu nghiêng về cảm thụ chủ quan. Và đúng
như F. Ăngghen từng khẳng định rằng : “Một dân tộc muốn đứng trên đỉnh của khoa học, thì không thể
phút giây nào vắng tư duy lý thuyết” (Phép biện chứng tự nhiên).
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy
trong số những vấn đề liên quan đến kiến thức LLVH trong nhà trường, vấn đề xây dựng phương pháp
khai thác, vận dụng các yếu tố LLVH để đọc các tác phẩm văn học là một vấn đề hết sức cần thiết và
được rất nhiều giáo viên Ngữ văn quan tâm. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Phương pháp khai thác các
kiến thức LLVH trong đọc – hiểu văn bản văn học lớp 11 – Nâng cao.
2) Lịch sử vấn đề
Vai trò, ý nghĩa của bộ môn LLVH đã được rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến
một cách tương đối sâu sắc, cụ thể. Ví như cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên vốn được coi
là cuốn Giáo trình về bộ môn LLVH ở đại học. Trong đó, Phần một, Chương I đã nói tới vị trí và Việc
giảng dạy và học tập Lí luận văn học ở Đại học Sư phạm. Ở phần này, bộ môn LLVH đã được xác
định là một bộ môn chính trong khoa nghiên cứu văn học, đồng thời chỉ ra mục đích yêu cầu đối với
môn học này nhằm “đặt cơ sở bước đầu cho sinh viên trong việc học tập các bộ môn Lịch sử văn học
và Phương pháp giảng dạy văn học, góp phần tạo tiềm lực cho họ sau khi ra trường có thể giảng dạy tốt
môn Văn học ở trường phổ thông trung học, đồng thời tiếp tục tự học để nâng cao trình độ văn học nói
chung” [28, tr. 37]. Từ đó, Giáo trình chỉ ra Phương pháp dạy và học Lí luận văn học mang tính gợi ý,
lý thuyết “việc dạy và học Lí luận văn học chủ yếu là phải kết hợp giữa lí thuyết và thực hành” [28,
tr.40].
Cũng trong cuốn sách này, Chương XXXI đã đi sâu vào phân tích vai trò của LLVH trong 3 mối
quan hệ: (1) với việc đào tạo giáo viên văn; (2) với giáo viên văn ở trường phổ thông trung học và(3)
với việc hình thành năng lực văn cho học sinh phổ thông. Cuối Chương XXXI này, người viết cũng
khẳng định “đã nói đầy đủ về ý nghĩa của bộ môn Lí luận văn học ở cả ba mặt: giúp cho sinh viên khoa
Ngữ văn của các trường đại học sư phạm học giỏi môn Văn, giúp cho người thầy giáo dạy văn ở trường
phổ thông dạy tốt môn Văn, và đặc biệt là giúp cho học sinh phổ thông hình thành và phát triển năng
lực văn” [28, tr.642].
Tài liệu quan trọng đề cập một cách có hệ thống việc dạy học LLVH trong nhà trường phổ thông
là cuốn Giáo trình Phương pháp dạy học Văn do Phan Trọng Luận chủ biên. Trong đó, đặc biệt
Chương VIII – Phương pháp dạy học Lí luận văn học ở PTTH có những nội dung như sau:
I – Lí luận văn học đối với chất lượng học văn của học sinh PTTH
1) Tầm quan trọng của lí luận văn học đối với việc dạy học văn
2) Một số vấn đề lí luận văn học liên quan đến việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay
II – Về chương trình lí luận văn học ở PTTH
III – Nguyên tắc dạy học lí luận văn học ở PTTH
IV – Phương pháp hình thành khái niệm lí luận văn học
Một số bài viết khác của Gs. Phan Trọng Luận như: Lí luận văn học với chất lượng nghiên cứu
và giảng dạy văn học hay Lí luận văn học – kiến thức siêu kiến thức trong cuốn Xã hội văn học nhà
trường (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 2002) cũng cho ta thấy rõ vai trò, ý nghĩa và tầm
quan trọng của bộ môn LLVH.
Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học – Nhận xét chương trình, sách giáo khoa văn học – làm
văn do hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. Hồ Chí Minh biên soạn (8/1993), Phần thứ tư nói
riêng về Lí luận văn học. Phần này bao gồm các bài viết của các nhà nghiên cứu như: Để lí luận văn
học trở thành môn học thực sự có ích cho học sinh – Huỳnh Như Phương; Mấy nhận xét và đề nghị về
phần lí luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa PTTH – Phan Ngọc Thu; Thêm một cách
đưa lí luận văn học đến với học sinh PTTH – Lâm Vinh; …
Đến năm 2003, tập Kỷ yếu hội nghị khoa học Đổi mới giảng dạy Ngữ văn ở trường đại học của
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
in đã tập hợp hơn 50 bài tham luận của các nhà nghiên cứu. Trong đó có một số bài tham luận nói về
việc dạy và học môn Lí luận văn học: Về một hướng dạy Lý luận văn học – Phùng Quý Nhâm; Cải tiến
phương pháp diễn giảng trong giảng dạy bộ môn Lý luận văn học – Nguyễn Hoài Thanh; Tổ chức thực
hành Lý luận văn học ở Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh – Hoàng Thị Văn… Bài tham luận
của PGS. Phùng Quý Nhâm đưa ra hai cách dạy Lí luận văn học: (1) Hướng dạy sinh viên đọc kỹ giáo
trình và (2) Dạy sâu các khái niệm cơ bản của LLVH. Ở cách dạy thứ hai này, tác giả còn chỉ ra cách
tiến hành theo ba bước: bước 1: Thầy giáo trích những quan niệm, những cách hiểu khác nhau về một
khái niệm trong một số giáo trình đang lưu hành hay trong từ điển thuật ngữ LLVH, đọc cho sinh viên
chép các quan niệm này; bước 2: Sinh viên suy nghĩ, đối sánh, nhận xét về từng quan niệm (chỗ hợp lý,
chỗ chưa hợp lý); bước 3: Thầy giáo sẽ hướng dẫn cách hiểu, luận giải từng khái niệm và đưa ra một
cách hiểu hợp lý nhất.
TS. Nguyễn Hoài Thanh đưa ra cách cải tiến phương pháp diễn giảng trong giảng dạy bộ môn
LLVH bằng một số cách thức cụ thể như: (1) Nên lựa chọn những hình thức diễn giảng phù hợp; (2)
Nên tăng cường hình thức diễn giảng nêu vấn đề và (3) Diễn giảng kết hợp với việc hướng dẫn cho
sinh viên tự học, thực hành vận dụng kiến thức.
Để cụ thể hơn về việc Tổ chức thực hành Lý luận văn học ở Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh, TS. Hoàng Thị Văn đã đưa ra một số hình thức như sau: (1) Hình thức thực hành đan xen
trong quá trình luận giải lý thuyết của giảng viên trong buổi thuyết giảng; (2) Hình thức thực hành
thảo luận lý luận theo đơn vị tổ – lớp; (3) Hình thức thực hành các vấn đề lý luận thông qua hoạt động
ngoại khoá (có thể tổ chức mời một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nói chuyện với sinh viên; tổ chức các
buổi sinh hoạt văn học theo chủ đề: phê bình một số tác phẩm, động viên sáng tác thơ văn,…; tổ chức
thăm quan, xem phim kịch, hội hoạ, điêu khắc,…)
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện Văn học đã bàn về
Lý luận và phê bình văn học – Đổi mới và phát triển (Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội – 2005).
Đây có thể xem là tập Kỷ yếu chọn lọc từ bốn Hội thảo đã diễn ra từ 5/2004 đến 1/2005, gồm hơn 100
bản tham luận được viết công phu, tâm huyết. Cuốn kỷ yếu này gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất: LÝ
LUẬN VĂN HỌC; Phần thứ hai: PHÊ BÌNH VĂN HỌC. Phần thứ nhất có bốn chương với các nội
dung như sau:
I – Những vấn đề chung (bao gồm các bài viết khái quát về vai trò, có ý nghĩa tiền đề để đổi mới
LLVH trong thời đại ngày nay như: Lý luận văn học trước yêu cầu đổi mới và phát triển – Phan Trọng
Thưởng; Vì một nền lý luận văn học dân tộc – hiện đại – Phương Lựu; Lý luận văn học mác xít trong
bối cảnh toàn cầu hoá trí thức – Trần Đình Sử; v.v…)
II – Thực trạng lý luận: Kiến nghị, giải pháp (bao gồm một số bài như: Góp bàn về lý luận văn
học ở Việt Nam trong lịch sử của nó – Phong Lê; Lý luận văn học và cách nhìn mới – Lưu Văn Bổng;
Lý luận văn học – con đường nào cho sự phát triển? - Nguyễn Đăng Điệp; Bàn về lý luận văn học
trong và ngoài nhà trường – Nguyễn Trường Lịch; Vai trò của nhà trường trong việc kiến tạo một nền
lý luận - phê bình văn học tương lai – Đỗ Ngọc Thống; Từ giảng dạy lịch sử văn học đến lý luận văn
học – Đặng Anh Đào; v.v…)
III – Những vấn đề chuyên ngành, phương pháp luận
IV – Lý luận văn học nước ngoài – tác động và tiếp nhận
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5 - năm 1997 có bài viết ngắn Về nội dung và biện pháp dạy
học phần lí luận văn học cho học sinh PTTH của Cao Xuân Ích. Bài viết đã trình bày sơ lược vai trò
của việc học bộ môn LLVH và đưa ra quan niệm chung về giảng dạy Lí luận văn học không chỉ nằm ở
tiết giảng Lí luận văn học mà còn gắn liền với phần giảng dạy văn học sử và phân tích tác phẩm cụ
thể. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất việc đưa thêm một số chuyên đề ngoại khoá cho học sinh phổ
thông như: a/ Mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống; b/ Ông cha ta bàn về văn học nghệ thuật; c/ Cổ
kim đông tây bàn về thơ; d/ Hình tượng tác giả và hình tượng nhân vật trữ tình trong tác phẩm điển
hình hoá nhân vật; e/ Chức năng văn học; f/ Tính nhân dân trong văn học; g/ Những phong cách lớn
trong văn học Việt Nam hiện đại: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu,… Từ đó,
tác giả đưa ra một số hình thức theo mức độ tăng dần để học sinh vận dụng tri thức LLVH: làm bài tập
phân tích ứng dụng, tập dượt thông qua thảo luận quan niệm về thơ, tổ chức câu lạc bộ, hội thảo giới
thiệu một số sáng tác đầu tay của chính các em,… Với việc nâng cao dần về mức độ, đa dạng hoá loại
hình hoạt động học tập phần LLVH như trên, theo người viết, sẽ đạt được mục tiêu kép: học sinh vừa
nắm vững các khái niệm lí luận văn học, vừa thêm hứng thú say mê học tập góp phần nâng cao chất
lượng học tập môn Văn, Tiếng Việt.
Bài viết của PTS. Nguyễn Duy Bắc Về việc nâng cao hiệu quả dạy học Lí luận văn học ở PTTH
trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục – số 8 – năm 1997 cho rằng, sự đổi mới của chương trình và sách
giáo khoa văn cải cách giáo dục và thí điểm phân ban ở phổ thông trung học được thể hiện nổi bật ở
chỗ đã tập trung trình bày các vấn đề lí luận về đặc trưng của văn học, với tư cách là nghệ thuật ngôn
từ với các bài dạy; chú trọng tới các tri thức lí luận… Từ đó người viết đã đưa ra một số nguyên tắc có
tính chất bảo đảm về việc dạy LLVH ở phổ thông trung học có hiệu quả: Việc dạy LLVH chủ yếu là
phải kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, gắn lí luận với các ví dụ được phân tích khoa học – Dạy học
LLVH phải được tiến hành thông qua việc dạy học các phân môn VH khác,…
Bài viết Sử dụng Phương pháp thuyết trình nhằm hình thành khái niệm phong cách nhà văn
trong dạy học tác phẩm văn chương của ThS. Đỗ Tiến Sỹ đã kết hợp các phương pháp nhằm hình
thành một khái niệm LLVH cho học sinh phổ thông, góp phần vào việc đọc và tìm hiểu tác phẩm văn
học.
Như vậy, hầu hết các giáo trình, tập kỷ yếu và các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu rõ tầm
quan trọng của việc dạy và học bộ môn LLVH và đề ra phương pháp giảng dạy bộ môn này, mới tiếp
cận nó như một đối tượng tri thức cần chiếm lĩnh – bước một, chứ chưa đưa ra phương pháp để sử
dụng, khai thác các kiến thức lí luận đó, biến nó thành phương tiện, công cụ đắc lực vào việc đọc các
tác phẩm văn học – bước hai, từ lí thuyết tới thực hành. Đó chính là khoảng trống, khoảng mờ mà luận
văn này muốn hướng tới và hi vọng sẽ phần nào lấp được.
Bài viết của Lê Thị Hương trong Tạp chí Giáo dục số 159 (quý I/2007) đã tiếp cận tới vấn đề
mà luận văn muốn hướng tới: Tích hợp kiến thức Lí luận văn học với việc phân tích tác phẩm văn học
trong dạy văn ở trung học phổ thông. Bài viết đã đưa ra những cơ sở lí luận của việc tích hợp kiến thức
LLVH với việc phân tích tác phẩm văn học, đồng thời nêu lên nguyên tắc tích hợp giữa phân tích tác
phẩm văn học với LLVH về hai mặt: nội dung và phương pháp. Qua việc phân tích một số ví dụ cụ thể,
người viết đã làm rõ việc tích hợp kiến thức LLVH với việc phân tích tác phẩm văn học. Đây có thể coi
là một bài viết có tính chất gợi mở và phần nào định hướng để người viết luận văn tiếp tục triển khai và
làm rõ hơn vấn đề Khai thác các kiến thức Lí luận văn học vào việc đọc – hiểu văn bản văn học
trong Ngữ văn – Lớp 11 – Nâng cao.
3) Mục đích và nhiệm vụ
Luận văn mong muốn sẽ tìm ra được những phương pháp thích hợp, hiệu quả để khai thác, vận
dụng những kiến thức LLVH vào việc dạy học các tác phẩm văn chương ở trường phổ thông, biến lý
luận khô khan thành những yếu tố tự thân, quan trọng, sinh động trong các tác phẩm văn học, giúp cho
việc lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm văn chương một cách đúng đắn, khoa học và có tính thuyết phục.
Từ đó, hình thành kĩ năng tự đọc, tự nghiên cứu tác phẩm văn học ở học sinh phổ thông qua
các phương pháp nghiên cứu.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu