Luận văn Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển các phương thức TTĐT tại ngân hàng NN&PT NT chi nhánh Hà Nội
Trong xu thế toàn cầu hoá- tự do hoá và hội nhập quốc tế hiện nay không thể không nhắc đến sự đóng góp của mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó liên kết nhiều máy tính lại với nhau, giúp cho con người trao đổi thông tin một cách nhanh chóng. Riêng trong lĩnh vực kinh tế- tài chính quốc tế nói chung và nước ta nói riêng là một lĩnh vực đầu tàu, nhạy bén nhất so với những lĩnh vực khác, đã và đang có nhiều thay đổi cho phù hợp với xu hướng của thời đại. Lĩnh vực tài chính của nước ta đang có những bước chuyển đổi để tự do hoá hệ thống tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, tăng cường tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành, lĩnh vực trong đó không thể không nói đến lĩnh vực ngân hàng- nó không chỉ là công cụ của nhà nước mà nó còn là một lực lượng mạnh mẽ dẫn dắt cả hệ thống tài chính hướng vào mục tiêu đã chọn. Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt Nam đang tích cực tham gia và ủng hộ " Chương trình hành động chung" mà khối này đã đưa ra về thực hiện " Thương mại phi giấy tờ " vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 với các nước đang phát triển. Ngân hàng thương mại Việt Nam đang thua kém các ngân hàng thương mại của các nước phát triển rất nhiều ở quy mô hoạt động, công nghệ ngân hàng, sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, hiệu quả hoạt động Nhưng với ngân hàng điện tử thì cơ hội phát triển của các nước đang gần như nhau và đều mở rộng phía trước. Do đó nếu các Ngân hàng Thương mại Việt Nam điện tử hoá các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống của mình, thì việc hoà nhập và tiến kịp ngân hàng thương mại của các nước phát triển trên thế giới không còn là khoảng cách thời gian xa vời vợi nữa. Mặt khác, như đó núi trờn xu thế quốc tế húa nền kinh tế là một xu thế khỏch quan mang tớnh chất toàn cầu. Nú mở ra những cơ hội và thách thức to lớn về khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút vốn, tỡm kiếm bạn hàng và cỏc đối tác kinh doanh trên thị trường mà xu thế này đem lại đũi hỏi cỏc doanh nghiệp muốn tồn tại và phỏt triển cần phải đổi mới cách thức làm việc, đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với thực tiễn xó hội. Cựng với xu hướng toàn cầu hóa, sự ra đời của mạng toàn cầu Internet và việc ứng dụng sõu rộng cụng nghệ thụng tin vào sản xuất kinh doanh, cỏc mụ hỡnh Thương Mại Điện Tử đó ra đời đáp ứng nhu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống các website của cỏc doanh nghiệp và hỡnh thành cỏc hệ thống bỏn hàng qua mạng. Sau khi đó xõy dựng được một hệ thống website bán hàng qua mạng, khi đó tin chắc là các doanh nghiệp phải nghĩ ngay đến giải pháp “Thanh Toán Điện Tử” (nếu không muốn mất hơn 60% cơ hội làm ăn trên mạng ).Vỡ hiển nhiờn khỏch hàng của doanh nghiệp sẽ khụng hài lũng khi mỗi lần muốn mua một mún đồ trên website họ lại phải lặp lại các công việc là ra khỏi mạng để gọi điện cho nhà cung ứng hay họ phải viết séc, điền vào mẫu đơn đặt hàng, cho vào phong bỡ và gửi đi, rất tốn thời gian và công sức. Theo vụ Thương Mại Điện Tử (TMĐT), Bộ Thương Mại, thanh toán điện tử là trở ngại lớn thứ hai đối với việc mở rộng và phát huy hiệu quả thực sự của ứng dụng TMĐT (sau yếu tố về nhận thức). Để thấy rằng việc đầu tư và phát triển các phương thức thanh toán điện tử tại các ngân hàng Thương Mại đang trở nên ngày càng cấp thiết, quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với một nền kinh tế đang muốn hội nhập nhanh chóng với kinh tế thế giới nói chung và cỏc doanh nghiệp đó và đang hướng đến Thương Mại điện Tử- một nghành kinh tế của tương lai nói riêng