Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi sựquản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, Công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên tôi đã lựa chon đề tài: “Phương pháp phát triển và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công tyTNHH PHÁT LỘC”.
Luận văn tốt nghiệp của tôi ngoài phần mởđầu và kết luận bao gồm 3 chương.
- Chương I: Khái quát chung vềCông tyTNHH Phát Lộc
- Chương II: Phân tích tình hình thực tế về công tác quản trị nhân sự tại
Công tyTNHH Phát Lộc
- Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự
tại Công tyTNHH Phát Lộc
Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Thị Hậu thầy giáo Nguyễn Mạnh Quân.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp phát triển và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công tyTNHH PHÁT LỘC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜINÓIĐẦU
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi sựquản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, Công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên tôi đã lựa chon đề tài: “Phương pháp phát triển và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công tyTNHH PHÁT LỘC”.
Luận văn tốt nghiệp của tôi ngoài phần mởđầu và kết luận bao gồm 3 chương.
- Chương I: Khái quát chung vềCông tyTNHH Phát Lộc
- Chương II: Phân tích tình hình thực tế về công tác quản trị nhân sự tại
Công tyTNHH Phát Lộc
- Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự
tại Công tyTNHH Phát Lộc
Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Thị Hậu thầy giáo Nguyễn Mạnh Quân.
CHƯƠNGI:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHPHÁTLỘC
I.Những nột khỏi quỏt về Cụng ty TNHH Phỏt Lộc
1. Những thông tin chung:
Công ty TNHH Phát Lộc
Địa chỉ : số 109 Triều Khúc- Thanh Xuân Hà Nội
Tên tiếng Anh: PHAT LOC LIMITED COMPANY
Điện thoại: 84.045521368
Mã số thuế: 0100100369
Công ty TNHH Phát Lộc thành lập theo quyết định số 6540 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ngày 1/2/2000.
Công ty TNHH Phát Lộc là một công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và tài khoản tại Ngân hàng EXIMBANK, được tổ chức hoạt động theo điều lệ công ty và trong khuôn khổ pháp luật, công ty.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Phát Lộc là:
Đại lý ký gửi hàng hoá
Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, kim khí, điện tử, nhựa phục vụ cho công nông nghiệp, y tế, giáo dục, quốc phòng, và các sản phẩm công ty kinh doanh.
In các loại bao bì
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa phục vụ tiêu dùng, công nông nghiệp, y tế trong nước.
Các sản phẩm chính của Công ty TNHH Phát Lộc gồm có:
Đồ nhựa gia dụng.
Chai, lọ các loại.
Bao bì các loại.
Đồ nội thất nhà tắm, mặt đồng hồ, nắp hộp xích...
Các chi tiết xe máy.
Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm loại khác.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
a.Bộ máy quản lý và cơ chếđiều hành của Công ty:
Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng:
Sơđồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của công ty TNHH Phát Lộc
Ban giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng kinh doanh Tổng hợp
Phòng bán hàng
Phân xưởng gia công
Phân xưởng sản xuất
Đứng đầu Công ty là giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc
Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng ban mình.
Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng.
b.Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
- Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc.
+ Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây:
. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty.
. Ban hành quy chế quản lý nội bộ.
. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong Công ty.
. Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty.
. Bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty.
. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
- Các bộ phận phòng ban chức năng: bao gồm 3 phòng ban và 2 phân xưởng, 2 kho.
+ Phòng kế toán: gồm 2 người.
Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước. Quản lý quỹ tiền mặt và Ngân phiếu.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: gồm 3 người có chức năng giúp giám đốc Công ty chuẩn bị triển khai các hợp đồng kinh tế. Khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ hàng hoá. Phát triển mạng lưới bán hàng của Công ty, triển khai Công tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của Công ty.
+ Phòng bán hàng: gồm 5 người tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi.
+ Kho của Công ty gồm 2 thủ kho có chức năng tiếp nhận bảo quản xuất hàng cho đội ngũ bán hàng.
+ Phân xưởng sản xuất nhựa: Thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo các kế hoạch đặt ra của công ty.
+ Phân xưởng gia công: Thực hiện gia công sửa chữa hoàn thiện các sản phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho.
II.Quy trỡnh cụng nghệ sản xuất và tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty TNHH Phỏt Lộc
1.Quy trình công nghệ sản xuất
Là quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, chu kì sản xuất ngắn.Đây làđiều kiện thuận lợi cho tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh. Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng tất cả các sản phẩm đều có một điểm chung đó làđược sản xuất từ nhựa.
Chu kỳ sản xuất một sản phẩm của dây chuyền công nghệđược thực hiện như sau: Sau khi nguyên liệu (các hạt nhựa), bột màu và các chất làm bóng được đưa vào máy trộn, máy trộn sẽ tựđộng trộn nguyên liệu, trong một khoảng thời gian theo quy định (30 phút), sau đó nguyên liệu sẽđược hút lên phễu chứa. Trước khi nguyên liệu từ phễu chứa đi vào xilanh, nguyên liệu sẽđược sấy khô. Nguyên liệu được hoá lỏng trong xi lanh và phun vào khuôn. Trong khuôn sản phẩm được định hình nhờ khuôn và bộ phận làm lạnh. Sau một thời gian định hình, sản phẩm được tựđộng đẩy ra khỏi khuôn, tiếp đó sản phẩm được hoàn thiện vàđóng kiện. Cùng với thời gian định hình sản phẩm, xilanh lại tiếp tục quay lấy keo để thực hiện tiếp chu kỳ sản xuất mới. Một chu kỳ sản xuất một sản phẩm có thời gian từ 30 giây đến 1 phút, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm vàđặc điểm của sản phẩm.
Sơđồ 2:Quy trình công nghệ sản xuất:
Bột màu, chất làm bóng
Kiểm tra
chất lượng
Máy trộn
Cân định lượng
Nguyên liệu (Hạt nhựa)
Phễu chứa
Sấy khô
Quay lấy keo vào
Xilanh
Hoá lỏng
(t˚)
Phun nhựa vào khuôn
Làm lạnh
(4˚C)
Đóng khuôn định hình sản phẩm
Mở khuôn
Máy làm lạnh
Đẩy sản phẩm
Đóng kiện
Hoàn thiện
sản phẩm
Khi các nguyên vật liệu còn ở dạng thô, bằng các biện pháp vật lý, các công nhân sẽ biến các nguyên vật liệu đó trở về trạng thái dễ chếbiến nhất. Sau đó dựa trên các yêu cầu kỹ thuật của các loại sản phẩm, để từđó có các tác động vật lý và hoá học phù hợp tạo ra sản phẩm nhưý muốn.
2.Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
a. Quản lý máy móc thiết bị và vật tư
Do không có kế hoạch sản xuất chi tiết nên nguyên vật liệu nhập ngoại thườngở trong tình trạng lưu kho khá lâu gây tốn kém chi phí lớn. Công tác vận chuyển từ cảng về xưởng sản xuất cũng gây tốn kém vì công ty không thuêđược một đội chuyên vận chuyển mà thuê các đối tác khác nhau. Việc tính khấu hao nhanh 6 năm cho một thiết bị sẽ cho phép công tythu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng hao mòn vô hình, cũng như theo kịp tốc độđổi mới công nghệ hiện nay. b. Quản lý nguyên vật liệu
Các nguyên vật liệu chính tạo ra sản phẩm đều được công ty nhập với chất lượng tốt nhằm mục đích ngày càng nâng cao uy tín sản phẩm. Cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh tương đối đa dạng nên chủng loại nguyên vật liệu của công ty sử dụng cũng đa dạng ( như PP, PE, HD...). Nguồn nguyên vật liệu công ty đưa vào sản xuất chủ yếu là từ Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á thông qua các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nhựa. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, độ bền cao.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tỷ giá nên giá nguyên vật liệu còn biến động nhiều gây khó khăn trong việc nhập nguyên liệu, sản xuất, và tính giá thành sản phẩm. Khi nguyên liệu được nhập về phòng kinh doanh tổng hợp luôn có các kế hoạch chi tiết cụ thể và chủđộng đểđưa ngay vào sản xuất tránh tình trạng lưu kho quá lâu, gây chi phí lớn cũng như giảm chất lượng của nguyên vật liệu. Chính công tác lập kế hoạch chi tiết và việc kinh doanh ổn định đã giúp công ty tạo dựng được mối quan hệ làm ăn tốt với các đối tác, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c.Đặc điểm sản xuất
Do trước đây công ty sản xuất xen kẽ giữa cơ khí và thủ công, đồng thời cùng với thời gian sử dụng đã lâu, máy móc thiết bị rất cũ và lạc hậu. Vì vậy năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao.
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Tính từ năm 2000 đến nay công ty đãđầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Mặt khác, công ty lại áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, thời gian sử dụng trung bình của số máy móc là 6 năm/1 máy. Cho nên, công ty có thể thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng hao mòn vô hình và theo kịp tốc độđổi mới công nghệ hiện nay giúp công ty nâng cao thế mạnh cạnh tranh của mình.
Các sản phẩm chínhđược công ty bán ra thị trường trong những năm qua:
Bảng 1: Số lượng sản phẩm của công ty trong những năm qua
Tên sản phẩm
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Bộ nội thất nhà tắm
Bộ
1.319
1.346
1.481
Nắp bệt
Chiếc
7.944
8.621
8.879
Vỏ tắc te
Cái
978.427
1.142.545
1.162.520
Hộp đĩa CD
Cái
51.377
54.958
56.734
Mắc áo nhựa
Cái
1.776
2.052
2.015
Vỏác quy
Cái
6.875
8.347
8.330
Linh kiện xe máy
Chiếc
6.368
6.994
8.428
d. Tình hình tiêu thụ
Hiện nay thị trường tiêu thụ chính của công ty Phát Lộc vẫn chủ yếu là các quận nội thành của Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Hà Nam, Nam Định v.v...
Sơđồ 3: sơđồ hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
Công ty
Đại lý
Cửa hàng
Người sử dụng
Người sử dụng
Người sử dụng
Nguồn: Phòng kinh doanh
* Kênh A: Công ty trực tiếp đứng ra bán hàng do người sử dụng công nghiệp và thường là các đơn vị , chủ thầu mua khối lượng lớn phục vụ cho công trình xây dựng của mình. Kênh này thường chỉ sử dụng với những khách hàng rất quen thuộc . Việc sử dụng kênh này khiến Công ty không nắm rõ được nhu cầu của khách hàng, nhu cầu các sản phẩm khác, đồng thời Công ty cũng không nắm bắt chính xác sự biến động của thị trường.
* Kênh B: Việc phân phối được thực hiện thông qua một số đại lý tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các đại lý được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hiểu rõ nhu cầu cũng như biến động của môi trường kinh doanh. Việc phân phối theo kênh này tạo ra sự chủ động và hiệu quả cao hơn.
* Kênh C: Có sự tương đồng giống như kênh B; dựa vào nhu cầu và khả năng của các cửa hàng để phân phối sản phẩm, cửa hàng cũng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nắm rõ nhu cầu để sản phẩm tìm đến thị trường mới .
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đãđạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2005 -2007 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh(%)
Tuyệt đối 06/05
% 06/05
Tuyệtđối 07/06
% 07/06
Tổng doanh thu
1.934.368
2.085.373
2.228.054
151.005
7,8
142.681
6,84
Tổng chi phí
1.824.044
1.963.342
2.037.373
112.298
7,63
74.031
3,77
Lợi nhuận
110.324
122.031
190.681
11.707
10,61
68.650
56,25
Thuế thu nhập DN
35.303
39.049
61.017
Lợi nhuận sau thuế
75.021
82.982
129.664
- Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7,8%, năm 2007 tăng so với năm 2006là 6,84%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đãđược thị trường khách hàng chấp nhận.
- Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2007 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3,77%, trong khi năm 2006 so với năm 2005 là 7,63%. Mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2007/2006 có giảm hơn so với 2006/2005 và chi phí hàng năm có tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, do đó lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng 56,25% so với năm 2006 trong khi năm 2006 lợi nhuận chỉ tăng 10,61% so với năm 2005
e.Mục tiêu chiến lược
Trong 3 năm tới công ty sẽ mở rộng hệ thống kênh phân phối. Các đại lý sẽ có mặt tại tất cả các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như có mặt trên tất cả các tỉnh phía bắc. Nếu điều kiện cho phép công ty sẽ xây dựng 2 chi nhánh tại Hà Nam và Vĩnh Phúc để thúc đẩy sự phát triển của công ty.
3.Công tác quản lý các mặt của công ty
a. Công tác marketing
Quy mô kinh doanh của công ty còn rất nhỏ bé nên hoạt động marketing xúc tiến bán hàng còn chưa được quan tâm đúng mức, nhỏ lẻ, thiếu định hướng. Hiện tại công ty chưa có phòng marketing, chưa có bất kỳ một chiến lược quy mô lớn hướng tới khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Chính điều này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty khá bị động. Công ty chủ yếu có một số bạn hang lớn, còn việc phân phối chủ yếu do các đại lý tiệp cận với khách hàng.
b.Quản lý nhân sự
Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, cóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụđểđổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đểđảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đãáp dụng chếđộ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Tổng số lao động hiện tại của Công ty là 52 nhân viên, liên tục được bổ sung qua các năm với nguồn lao động trẻ, giàu nhiệt huyết và có năng lực. Do đặc thù là một Công ty kinh doanh sản phẩm nhựa nên nguồn lao động của Công ty có chất lượng không cao, với trình độ chủ yếu là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Đây thực sự là những khó khăn nhất định khiến doanh nghiệp khó phát triển đi lên trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay.
c. Quản lý sử dụng vốn :
Vốn kinh doanh được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: vốn cốđịnh và vốn lưu động.
Bảng 3: Tình hình biến động vốn của Công ty giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng vốn kinh doanh
Vốn cốđịnh
Vốn lưu động
2.000
900
1.100
2.300
950
1.350
2.500
1.100
1.400
Nguồn : phòng kế toán
Vốn cốđịnh là biểu hiện bằng tiền của tài sản cốđịnh. Tài sản cốđịnh là những tư liệu lao động chủ yếu mà chúng cóđặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, do đó giá trị của tài sản cốđịnh không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên màđược dịch chuyển dần dần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất khác nhau.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, tham gia hoàn toàn một lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng có thể trở lại hình thái ban đầu là tiền sau mỗi vòng chu chuyển hàng hoá
- Công ty TNHH Phát Lộc hoạt động với tổng số vốn tính đến năm 2007 là 2,5 tỷđồng.
Trong đó: Vốn cốđịnh : 1.100.000.000Đ
Vốn lưu động: 1.400.000.000Đ.
Như vậy cho thấy công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty còn dành một phần lớn vốn để làm vốn lưu động dùng cho việc mua và huy động nguồn hàng phục vụ cho sản xuất.
CHƯƠNG II :
PHÂNTÍCHTÌNHHÌNHTHỰCTẾVỀCÔNGTÁCQUẢNTRỊNHÂNSỰTẠICÔNGTYTNHHPHÁTLỘC
I.Tình hình sử dụng nhân lực của Công ty:
a. Lực lượng lập kế hoạch nhân lực:
TẠI SAO CẦN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH NHÂN LỰC?
Trong hoạt động kinh doanh, công tác lập kế hoạch giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình. Việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác kế hoạch nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Vậy tại sao phải lập kế hoạch nguồn nhân lực?
Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của trong những năm vừa qua cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Có thể kể ra các nguyên nhân đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành công tác hoạch định nguồn nhân lực:
Thứ nhất, lập kế hoạch gắn nguồn nhân lực và tổ chức lại với nhau. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty phải đưa ra những quyết định cạnh tranh theo những cách khác nhau như: giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường khuyến mãi… Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp giành được ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào con người trong tổ chức đó. doanh nghiệp cần phải tin rằng con người là chìa khoá dẫn đến mọi thành công. Việc lập kế hoạch chính là tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ hơn, đào tạo nhiều hơn cho người lao động, trả lương cao hơn để họ có thu nhập ổn định hơn… từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và hứng thú với các công việc của mình.
Thứ hai, lập kế hoạch nhân sự liên kết các hành động với các kết quả. Nếu không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ không thể biết được có đi đúng hướng hay không. Các hoạt động về lập kế hoạch nhân sự có thể được đánh giá bằng việc sử dụng chính các mô hình như các trường hợp đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới, những chiến dịch marketing hay những công cụ tài chính. Cũng giống như những trường hợp đầu tư này, các hoạt động nhân sự tiêu hao đầu vào như thời gian, tiền bạc, vật tư và sự tham gia của người lao động. Các chi phí của những hoạt động nhân sự là nguồn tài nguyên cần thiết để tiến hành hoạt động đó. Những chi phí này có thể là chi phí đào tạo, chi phí điều hành và quản lý…
Thứ ba, lập kế hoạch nhân lực cho phép nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn khớp với nhau không, đồng thời giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề như: nguồn nhân lực có phù hợp với chiến lược không, nguồn nhân lực có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không…
QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH NHÂN LỰC ỞCÔNG TY ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Được thực hiện theo các bước :
- Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho