Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông tỉnh thái nguyên theo hường tích cực

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Các phương pháp day học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Bởi vì: - Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov.và nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong dạy học là điều rất cần thiết. - Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như: I.I.Alecne, I.D.Dvere.và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học địa lí. Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm: + Các loại hình bản đồ: Qủa Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm + Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu + Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu. Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn. Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”.

pdf115 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông tỉnh thái nguyên theo hường tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN –2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỜNG TÍCH CỰC Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM QUANG DỐC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Các phương pháp day học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Bởi vì: - Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov...và nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong dạy học là điều rất cần thiết. - Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như: I.I.Alecne, I.D.Dvere...và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học địa lí. Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm: + Các loại hình bản đồ: Qủa Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm + Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu + Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu... Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn. Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”. II. Mục đích nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Nêu những nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học đia lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 - Xây dựng quy trình sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ và bảng biểu trong việc hình thành kiến thức địa lí cho học sinh lớp 10, THPT tỉnh Thái Nguyên. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài - Điều tra và khảo sát, trao đổi và thảo luận với giáo viên và các chuyên viên địa lí của sở giáo dục về tình hình sử dụng kênh hình Địa lí 10 - Xây dựng quy trình sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài - Viết báo cáo tổng kết dưới dạng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục IV. Lịch sử nghiên cứu đề tài Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí theo hướng tích cực: - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998. - Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy địa lí lớp 6 và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993. - PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997. - Ths. Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí ở lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 - Ths. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2005. - Ths. Hà Phúc Thuận, Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lia 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2009. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010. - Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9 theo hướng tích cực, luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, 2010. Nghiên cứu các đề tài của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta nhận thấy rằng việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn, việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh hơn, giúp học sinh say mê, hứng thú trong việc học tập môn địa lí. Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận, những định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước. V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, do thời gian và kinh phí hạn hẹp, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 cơ bản nói chung và thực nghiệm ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 VI. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc nghiên cứu hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống. - Phương pháp thực địa, bao gồm việc điều tra và khảo sát tình hình sử dụng kênh hình ở lớp 10, trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề này. - Phương pháp thống kê toán học, bao gồm thống kê và xử lí kết quả điều tra thực tế, thống kê và xử lí kết quả thực nghiệm phục vụ đề tài. - Phương pháp thực nghiệm nhằm minh chứng tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài. VII. Những điểm mới của công trình nghiên cứu Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng kênh hình với các khía cạnh khác nhau ở các lớp 7, lớp 9, lớp 10, 11, 12..., song việc sử dụng kênh hình mang tính tổng hợp ở lớp 10 còn chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu, làm cho việc sử dụng kênh hình để dạy học địa lí ở lớp 10 chưa đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên THPT. Đây là công trình đầu tiên đề cập đến việc sử dụng phối hợp các loại hình ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó lấy các loại hình bản đồ làm cơ sở chính cho việc hình thành kiến thức ở chương trình Địa lí 10 THPT. Việc sử dụng phối hợp các loại hình khác nhau dựa vào hệ thống bản đồ, giúp cho việc nhận thức các kiến thức địa lí có chỗ dựa chắc chắn. Các công trình nghiên cứu trước đây xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy học mà sử dụng kênh hình, điều đó không cơ bản. Công trình của tác giả nghiên cứu lần này xuất phát từ bản chất tâm lí trong việc hình thành kiến thức địa lí của học sinh lớp 10 mà đặt vấn đề sử dụng kênh hình. Nếu giáo viên không sử dụng kênh hình hoặc chưa biết sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 thì chưa hình thành cho học sinh cách tiếp cận kiến thức một cách sâu sắc, toàn diện và vững chắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên học sinh trung học phổ thông trong tỉnh và các giáo viên, học sinh phổ thông trong cả nước. VIII. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm chương: - Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Chương 2. Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận dạy học 1.1.1.Khoa học Địa lí - Môn học Địa lí - Bài học địa lí là một hệ thống Khoa học Địa lí ngày nay đã trở thành một hệ thống gồm nhiều ngành khoa học có đối tượng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hai ngành chủ yếu là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Hai ngành này tuy có mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng không thể tách rời nhau, vì cùng có đối tượng nghiên cứu chung về mặt không gian là “sự tổ chức lãnh thổ các cấp”. Tương ứng với Khoa học Địa lí là môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông. Môn Địa lí phổ thông cũng gồm có hai ngành khoa học: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội và được phản ánh trong chương trình gồm cả hai phần: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Trong Địa lí tự nhiên, học sinh được học hệ thống kiến thức địa lí tự nhiên. Trong Địa lí kinh tế - xã hội, học sinh được học hệ thống kinh tế - xã hội. Toàn bộ hệ thống kiến thức địa lí đã được chọn lọc, sắp xếp theo một hệ thống trong từng lớp học từ dưới lên trên: từ Địa lí tự nhiên học đến kinh tế - xã hội, hệ thống kiến thức đại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lí khu vực. Hệ thống kiến thức trong từng lớp học lại được sắp xếp lôgic trong các bài học địa lí. Hệ thống bài học trong từng lớp và cả chương trình địa lí phổ thông là một hình thức tổ chức dạy học địa lí. Bài học là một đơn vị kiến thức của nội dung dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống chương trình, sách giáo khoa và có quan hệ chặt chẽ với các bài học khác trong mỗi chương trình và trong cả hệ thống chương trình. Bài học chứa đựng một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trong chương trình. Nó được cấu thành bởi một hệ thống các khái niệm, được sắp xếp một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 cách lôgic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau để làm rõ một đơn vị kiến thức. 1.1.2. Hệ thống bài học là hệ thống phát triển Nếu như ta coi môn học là một đối tượng nghiên cứu thì cần phải nhìn nhận nội dung môn học được diễn đạt bởi một hệ thống khái niệm. Hệ thống này phát triển theo lôgic của nó. Lôgic nội dung của hệ thống cũng chính là lôgic tiếp thu kiến thức của người học. Muốn vậy hệ thống khái niệm có trong nội dung môn học phải là hệ thống phát triển. Nói rộng ra, hệ thống bài học trong môn học và hệ thống bài học trong cả chương trình Địa lí phổ thông là hệ thống phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để hình thành hệ thống khái niệm địa lí phổ thông, ngoài nội dung, còn cần phải có hệ thống phương tiện dạy học và các phương pháp tương ứng. 1.1.3.Nội dung của bài học địa lí là khái niệm Khoa học Địa lí là một hệ thống khái niệm được xây dựng như một cơ cấu dựa trên một nền tảng thực tế địa lí. Môn học Địa lí phổ thông phải lấy Khoa học Địa lí làm cơ sở. Các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã tìm hiểu những thành tựu mới nhất, đáng tin cậy của Khoa học Địa lí rồi chuyển hoá nó thành môn học trong nhà trường. Như vậy, các nhà sư phạm đã thực hiện chức năng thứ nhất, biến khoa học lớn thành môn học, từ đó giáo viên mới thực hiện chức năng thứ hai, biến tri thức của môn học ấy thành tài sản riêng của mỗi học sinh. Muốn làm được điều đó thì phải xây dựng hệ thống khái niệm, tức là xây dựng môn học. Đây là chức năng thứ nhất của nhà sư phạm, sau đó người giáo viên phải thực hiện chức năng thứ hai thông qua hệ thống bài học. Bài học là quá trình thầy tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định. Khái niệm này vốn tồn tại ở bên ngoài trẻ em, một cách khách quan, hiện thực, chứ không phải ở trong tư duy: chỉ sau khi đã thực hiện xong một hoạt động thông qua bài học, thì khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 mới trở thành cái ở trong tâm lí trẻ em. Do đó quá trình nghiên cứu tổ chức một bài học, phải bắt đầu từ khái niệm về khái niệm. Khái niệm tồn tại một cách hoàn toàn “tự nhiên”, hiện thực, không phải do ai “bịa ra”; khái niệm nằm trong các đối tượng và hiện tượng địa lí. Khái niệm địa lí nằm ở bên ngoài chủ thể nhận thức. 1.1.4. Khái niệm là một hệ thống Mỗi đối tượng, hiện tượng đều là một khái niệm vật chất, nó có nội dung và hình thức diễn đạt trong hiện thực. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa hình thức và nội dung của các đối tượng và hiện tương địa lí, đó là lôgic phát triển bên trong của khái niệm được diễn đạt một cách trung thực qua các hình thức của nó. Nội dung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Trong hiện thực, ta không thể tách nội dung khái niệm ra khỏi hình thức của nó, vì vậy có thể nghiên cứu nội dung ấy thông qua việc theo dõi các hình thức tất yếu của nó. Đây là sự nhận thức cảm tính đầu tiên. Sau đó tiếp tục nhận thức bằng cách phân chia đối tượng làm hai, phần tồn tại trong hiện thực và phần diễn đạt nó trong tư duy, một cách nhân tạo võ đoán (võ đoán chính là dùng kí hiệu, ngôn ngữ...tổ hợp lại thành khái niệm). Cuối cùng, phải xác định xem bài học thể hiện khái niệm ở hình thức nào. Mỗi bài học là một quá trình hình thành khái niệm. Khái niệm là hình thức của tư duy, là cơ sở hoạt động của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất. Trong khái niệm, thứ nhất, bản chất của sự vật được phản ánh; thứ hai, sự vật hay lớp sự vật nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơ bản khác biệt. Khái niệm không chỉ là công cụ tư duy mà còn là kết quả của quá trình tư duy. Khái niệm không chỉ là điểm xuất phát trong sự vận động của nhận thức mà còn là sự tổng kết của quá trình vận động đó. Nhận thức khoa học càng phát triển thì các khái niệm khoa học có nội dung ngày càng đổi mới, càng tiếp cận với bản chất của sự vật, hiện tượng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 Trong nghiên cứu khoa học địa lí, mỗi khái niệm luôn gắn liền với một đối tượng, hiện tượng địa lí cụ thể nào đó. Để hình thành khái niệm, người ta phải nghiên cứu phân tích đối tượng, tìm ra những dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng để phân biệt với các đối tượng khác. Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những đối tượng và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hoá và khái quát hoá, dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp...). Khái niệm địa lí cũng giống như tất cả các khái niệm khác, là kết quả của tư duy trừu tượng. Nó là đơn vị cơ sở của tri thức địa lí. Khái niệm địa lí có tính chất không gian, có quan hệ với sự phân bố không gian. Đó chính là dấu hiệu phân biệt chúng với các khái niệm khoa học khác. Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm: - Khái niệm địa lí chung là những khái niệm chỉ toàn bộ một loạt các sự vật, hiện tượng địa lí cùng loại có những thuộc tính giống nhau - Khái niệm địa lí riêng là những khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng, phản ánh tính độc đáo của nó. - Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí trung gian giữa khái niệm địa lí chung và khái niệm địa lí riêng. Mỗi khái niệm trên đây bao gồm một hệ thống các dấu hiệu, các bộ phận để chứng tỏ nó là nó chứ không phải cái khác. Những dấu hiệu này biểu hiện ra ở các hình thức diễn đạt có thể bằng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, video clip... Khái niệm có nội dung hiện thực tự nhiên, nội dung đó là quy luật tồn tại trong các đối tượng, hiện tượng địa lí, nó tồn tại ở hình thức khái niệm tinh thần, trong đầu và ở bên ngoài, là hình thức vật chất “tàng hình” trong đối tượng, hiện tượng địa lí và hình thức nhân tạo võ đoán “tàng hình” trong các dạng ngôn ngữ, mô hình, kí hiệu.... Nhờ có thao tác tư duy mà lôgic tồn tại của các đối tượng, hiện tượng ở “dạng tĩnh, ẩn tàng” chuyển thành “dạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 động, hiện thực” và nhờ tách được nó ra khỏi đối tượng, hiện tượng mà chủ thể (học sinh) nạp được chúng vào trong đầu óc của mình (bộ nhớ), để lĩnh hội (hình thành) khái niệm. Dưới đây dẫn ra một số ví dụ: Ví dụ 1: khái niệm núi – độ cao, hình dạng, sườn, quy mô, vật liệu xây dựng lên nó, thực vật bao phủ... Ví dụ 2: Khái niệm về đập (thuỷ điện) sông nằm ở đập thuỷ điện. Phân tích các bộ phận cấu thành đập ta thấy rất rõ: - Đập nằm ở phần nào của sông (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu), nằm trên thung lũng nào, có hình dạng ra sao - Thân đập có nhiều cao, chiều rộng, chiều dài bao nhiêu -Hồ chứa nước, lượng nước thừa (cao bao nhiêu); lượng nước thiếu (nước thấp nhất là bao nhiêu) - Điều chỉnh dòng chảy: cung cấp nước chạy tuyếc bin, cung cấp ước uống cho con người, cho nông nghiệp, cho công nghiệp - Hiệu quả kinh tế quốc dân (cung cấp điện đi các nơi, tổng doanh thu), tạo ra vùng nghỉ ngơi du lịch. Các bộ phận trên đây hình thành mối liên hệ chính thuộc về khái niệm: + Đập ngăn cản dòng nước tự do – thung lũng có hình dạng thuận lợi, có đất dùng để xây dựng nhà máy thuỷ điện và có thể ngăn nước bằng đập – sau đập tạo thành bể chứa nước – khi mùa nước đập giữ nước thừa lại, còn khi thiếu nước sự cân bằng nước được duy trì bằng bể chứa nước. + Đập để điều chỉnh dòng nước: nước chảy qua đập chủ yếu dùng để chạy tuốc bin của nhà máy thuỷ điện. + Kết quả của việc điều chỉnh dòng nước chảy là cải thiện điều kiện giao thông vận tải, đường ống nước dùng để tiêu thụ cho sinh ho
Tài liệu liên quan