Luận văn Quản lý chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu

Bối cảnh toàn cần hóa kinh tế không cho phép Việt Nam tách mình biệt lập với cộng đồng thế giới, màphải chủ động hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới, chủ động khai thác những yếu tố thuận lợi từ bên ngoài, nỗ lực phát huy được nội lực để tiến lên phía trước. Trong những năm gần đây, có thể thấy những vấn đề nhưhội nhập, cải cách, đổi mới xuất hiện thường xuyên vàgần nhưtrở nên quen thuộc với tất cả mọi người trong mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội. Vàquả thật, đó cũng chính lànhững gì đất nước ta đang hướng đến, với khao khát dành được những thành tựu ngày càng tốt đẹp hơn, lớn lao hơn. Bước vào hội nhập kinh tế toàn cầu, với tưcách làthành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có rất nhiều việc phải làm, với mục tiêu to lớn trước mắt làthoát khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010, tạo đàphát triển để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng làViệt Nam cần phải xây dựng được một nền tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh về bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội. Nhưvậy, điều này cũng đồng nghĩa với chính sách tài chính ư ngân sách cần được đổi mới, phù hợp hơn với cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây làlĩnh vực màHọc viên thực sự quan tâm vàHọc viên đã lựa chọn Đề tài “Quản lý chi Ngân sách Nhànước Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu” để làm đề tài thực hiện Luận văn của mình. Trong Luận văn, phạm vi được nghiên cứu làlĩnh vực chi Ngân sách Nhànước từ năm 1986 đến nay, với trọng tâm làtừ năm 2000 đến nay. Luận văn gồm có ba chương tập trung vào ba nội dung Lý luận tổng quan về Ngân sách Nhànước, Thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhànước Việt Nam vàNhững giải pháp về quản lý chi Ngân sách Nhànước. Trong đó, Chương 2 nêu lên những thành tựu về Quản lý chi Ngân sách Nhànước Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu 5 quản lý Ngân sách Nhànước qua các giai đoạn vànhững điểm còn tồn tại trong công tác quản lý chi ngân sách. Từ đây, Chương 3 được đúc kết với những giải pháp có tính thực tiễn hướng đến mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhànước trong hội nhập kinh tế toàn cầu. Học viên xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS. Ung Thị Minh Lệ ư Giảng viên Khoa Tài chính Nhànước, đã hướng dẫn để Học viên có thêm được những kiến thức, những phương phfáp nghiên cứu khoa học cũng nhưcó cơ sở để hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do những hạn chế về mặt chuyên môn cũng nhưthời gian nghiên cứu, Luận văn không tránh khỏi những sai sót. Học viên rất mong nhận được những sự góp ý, hướng dẫn của các Thầy Cô giáo cũng nhưtừ phía người đọc quan tâm đến Luận văn. Học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Nhànước vàTrường Đại học Kinh tế TP.HCM đãtạo những điềukiện thuận lợi cho Học viên được tham gia đào tạo tại Nhàtrường trong suốt chương trình học.

pdf72 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan