Luận văn Quản lý tài khoản vốn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Một trong bốn xu thế lớn của thế giới hiện đại là hội nhập. Nguyên tắc quan trọng nhất của hội nhập chính là tự do hóa. Với nội dung là “Tháo bỏ những áp đặt của chính phủ làm méo mó dòng hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn di chuyển giữa các quốc gia”, điều này hàm ý rằng hãy để cho thị trường (cả thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động thị trường vốn) tự điều chỉnh và phân bổ nguồn lực trên phạm vi toàn cầu.Cơ chế tự điều chỉnh sẽ khiến “nước chảy vào chỗ trũng” và như vậy tất cả các bên đều có lợi. Tuy nhiên điều này không hề đơn giản. Khi nền kinh tế mở cửa, chính sách vĩ mô đòi hỏi sự ổn định và cân bằng bên trong và bên ngoài và đôikhi người ta buộc phải chấp nhận trả một cái giá nào đó để đánh đổi giữa ổn định và tăng trưởng. Nếu quốc gia theo đuổi mục tiêu ổn định, chính sách thương mại và đầu tư sẽ khác quốc gia đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng. Hoạt động của nền kinh tế với bên ngoài thể hiện qua cán cân thanh toán. Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế khiến hoạt động cũng như qui mô của từng loại tài khoản cấu thành trong cán cân thành toán ngày càng lớn và phức tạp. Trong khi việc tự do hóa thương mại đã được nhiều quốc gia cam kết rõ ràng thì việc tự do hóa tài khoản vốn là việc làm tương đối rủi ro, vì mặc dù nó góp phần mang lại nguồn vốn đáng kể từ bên ngoài cho các nước đang phát triển với thu nhập và tiết kiệm thấp nhưng nó lại đòi hỏi khá nhiều điều kiện đi kèm, từ mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính đến chính sách lãi suất và tỷ giá mang tính cạnh tranh, điều mà khó có quốc gia nào có thể theo đuổi một cách trọn vẹn. Nghiên cứu của Sebastián Edwards 1 về mức độ mở cửa tài khoản vốn ở các nhóm quốc gia theo nguồn dữ liệu của IMF trong suốt ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 cho thấy ngay cả những quốc gia trong nhóm các nước công nghiệp cũng chỉ có chỉ số mở cửa tài khoản vốn trung bình là 65.5% trong thập niên 1970-1980s và 88.8% trong thập niên 1990s. Mặc dù trong giai đoạn sau, nhiều nướcđã mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn (ở mức 100%) nhưng mức độ chênh lệch còn khá lớn giữa các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, mứcđộ mở cửa còn kém hơn nhiều do sự cảm nhận được tính chất dễ tổn thương của nền kinh tế qua các cuộc khủng hoảng tiền tệ: Mexico năm 1994,Đông Á năm 1997, Nga năm 1998, Brazil năm 1999 và Argentina năm 2001 . mức độ mở cửa của các khu vực kinh tế khác ngoài 1 Sebastián Edwards, 2005, “Managing the capital account”, Univesity of California at Los Angeles. - viii -các nước công nghiệp trung bình cao nhấtchỉ đạt 66.3% tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi thập niên 1990s. Nhìn chung, đề cập vấn đề quản lý tài khoản vốn hiện nay, hầu hết các nghiên cứu lý luận và thực nghiệmđều công nhận rằng về nguyên tắc, tự do hóa là điều kiện lý tưởng để quốc gia tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài với khả năng cao nhất nhưng điều này cũng làm cho đất nước trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế. Sự nhạy cảm của thị trường tài chính làm cho vấn đề quản lý tài khoản vốn đôi khi vượt quá giới hạn cho phép của khoa học mà thể hiện luôn cả yếu tố nghệ thuật. Đối với Việt Nam, khái niệm tự do hóa tài khoản vốn là một khái niệm còn khá xa lạ mặc dù chúng ta đang trong quá trình nỗ lực cam kết để hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ những điều kiện bên ngoài cho phát triển. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong vấn đề hội nhập, đã có những động thái căn bản để chuẩn bịcho quá trình hội nhập. Tuy nhiên, trước hiện trạng yếu kém của nền kinh tế nói chung và của khu vực tài chính nói riêng, hội nhập cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Hiện tại Việt Nam đang theo đuổi mộtcơ chế kiểm soát vốn chặt chẽ. Cơ chế này buộc phải dỡ bỏ khi chúng tatiến sâu trên con đường dỡ bỏ các rào cản kiểm soát vốn khi thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO. Nhưng dỡ bỏ như thế nào, cơ chế nào sẽ thay thế nó trong điều kiện Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ khủng khoảng từ cáckhoản đầu tư trực tiếp hay bằng nguồn vay mượn cho các dự án ít hiệu quả. Đây là vấn đề lý ra phải được đặt ra từ trước đây khá lâu nhưng vẫn còn bỏ trống. Bởi vậy, các nghiên cứu về quản lý tài khoản vốn của Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị khoa học lẫn thực tiễn.