Luận văn Quản lý vốn cố định và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần LILAMA 10

Kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ tiến hành điều tra, quan sát tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế để thực hiện mục tiêu hoạt động hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Dưới đây là những điều em tìm hiểu được về công tác kế toán tại một doanh nghiệp thuộc ngành xây lắp, cụ thể là Công ty cổ phần LILAMA 10.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Quản lý vốn cố định và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần LILAMA 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ tiến hành điều tra, quan sát tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế để thực hiện mục tiêu hoạt động hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Dưới đây là những điều em tìm hiểu được về công tác kế toán tại một doanh nghiệp thuộc ngành xây lắp, cụ thể là Công ty cổ phần LILAMA 10. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty đặc biệt là phòng Tài chính kế toán. Em đã tìm hiểu vấn đề cơ bản: Tổng quan về Công ty, tổ chức bộ máy tài chính kế toán tại Công ty, đồng thời tìm hiểu về vấn đề quản lý vốn cố định tại Công ty để phục vụ cho đề tài luận văn em đã chọn và từ đó đưa ra những đánh giá khái quát. Bài viết của Em được chia làm hai phần: Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần LILAMA 10. Phần II: Quản lý vốn cố định và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần LILAMA 10. Do thời gian thực tập ở Công ty không nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo, cũng như các Anh, Chị trong Công ty để báo cáo của mình được hoàn thiện hơn. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 1. Lịch sử hình thành và phát triển : Tiền thân Công ty LILAMA 10 năm trước đây là công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 thuộc Bộ xây dựng được thành lập theo Quyết định số 004/BXD - TCLD ngày 27 tháng 01 năm 1993 và Quyết định số 05/BXD - TCLD ngày 12 tháng 01 năm 1996 có tên giao dịch quốc tế là" MACHINERY ERECTION AND CONTRUCTION COMPANY - No.10", viết tắt là EEC.10. Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam(LILAMA), hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân. Trong tháng 1 năm 2007 Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 chính thức chuyển hình thức sở hữu, từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần,đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp,dưới đây gọi là Công ty. Tên viết bằng tiếng Việt là: Công ty cổ phần LILAMA 10 Tên viết bằng tiếng Anh là: LILAMA 10 JOINT STOCK company Tên giao dịch: LILAMA 10, JSC Trụ sở đăng ký của công ty: Địa chỉ: 989 Đường Giải phóng - Phường Giáp Bát - Q.Hoàng Mai - Hà Nội - Việt Nam. Điện thoại: 04.8649.584 Fax: 04.8649.581 Email: LILAMA10KTKT@VNN.VN * Vốn điều lệ được các cổ đông đóng ghóp bằng nguồn vốn hợp pháp của mình bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng hiện vật và hạch toán theo một đơn vị thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ). Mỗi cổ đông pháp nhân sở hữu không quá 20% vốn điều lệ. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là: 40.000.000.000 VNĐ, tổng số vốn của công ty được chia thành 4.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó: - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước, đại diện bởi công ty lắp máy Việt Nam là: 2.040.000 cổ phần, bằng 20.400.000.000 đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. - Vốn thuộc cổ đông là CBCNV trong Công ty là: 1.135.715 cổ phần bằng 11.357.150.000 đồng, tương đương 28,39% vốn điều lệ. - Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác là: 824.285 cổ phần, bằng 8.242.850.000 đồng, tương đương 20,61% vốn điều lệ. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần LILAMA 10 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có thể thấy rằng, đây là một Công ty có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh cao, là một Công ty chủ chốt của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Các công trình Công ty đã và đang thi công rất đa dạng từ các công trình công nghiệp, thủy điện, nhiệt điện, các công trình gia công lắp máy và xây dựng, đến các công trình dân dụng và nhiều công trình khác. Giá trị xây dựng các công trình lên tới nhiều chục tỷ đồng, có thể kể tên một số công trình: Trạm phân phối điện 220 KV của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Công trình thủy điện Yaly. Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Công trình thủy điện Na Dương. Gia công cột điện cho hệ thống truyền tải 500 KV Bắc-Nam. Dự án cải tạo và hiện đại hóa Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. ... 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty: Căn cứ vào xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo đà phát triển và uy tín cho Công ty, Công ty LILAMA 10 đã có những lĩnh vực hoạt động kinh doanh sau: Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp, lắp ráp máy móc cho các công trình. Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Gia công chế tạo lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng. Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại. Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất. Ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên công ty đã lựa chọn bộ máy quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, có nhiều đơn vị sản xuất trực thuộc: Xí nghiệp 10-1, Xí nghiệp 10-2, Xí nghiệp 10-4, Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền thành lập và biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Ban kiểm soát: (3-5 thành viên) là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành và chấp hành pháp luật của công ty. Các phó tổng giám đốc: là những người giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định thuộc lĩnh vực được phân công. Các phòng ban chức năng: 3.1. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về quản lý Tài chính Kế toán, có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến lĩnh vực Kế toán và Tài chính theo Luật pháp quy định. 3.2. Phòng kinh tế kĩ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. 3.3. Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị tài chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và công cụ dụng cụ cho các đơn vị thi công. 3.4. Trung tâm tư vấn và thiết kế: Tư vấn và thiết kế các công trình để đầu tư dự án có cơ sở tiến hành đấu thầu hoặc thương thảo với đối tác. 3.5. Phòng hành chính y tế: Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người trong một số lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống cán bộ, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng. 3.6. Phòng đầu tư và dự án: Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình bày các luận chứng kinh tế kỹ thuật,kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án của công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tích các thông tin nhận được các dự án. Trực tiếp giao dịch quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc và trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình. 3.7. Phòng tổ chức lao động: Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty. 3.8. Ban Quản lý máy: Chịu trách nhiệm quản lý về hiện vật máy móc. 3.9. Ban quản lý dự án Nậm Công 3: Có chức năng quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc thi công, bảo trì bảo hành dự án Nậm Công 3. 3.10. Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-3: Có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tương tự các phòng ban của Công ty nhưng số lượng cán bộ công nhân viên ít hơn. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty gồm nhiều đơn vị xí nghiệp thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên cả nước, cho nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán nhờ đó mà công ty phát huy đầy đủ khả năng trình độ của các cán bộ tài chính kế toán, sử dụng hợp lý đảm bảo hiệu quả và chất lượng công tác tài chính của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy ở phòng kế toán được sắp xếp như sau: Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình KẾ TOÁN TRƯỞNG Các tổ, bộ phận ở đơn vị ở đơn vị, xí nghiệp Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán tiền mặt, tiền tạm ứng thanh toán Kế toán tiền lương BHXH. BHYT… Kế toán tổng hợp Kế toán Doanh thu, thuế GTGT Kế toán TSCĐ, nguồn vốn Thủ quỹ Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán các phần hành khác Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người giúp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, tổ chức công tác kế toán và quản lý tài chính trong công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc kế toán có liên quan đến vật tư hàng hoá trong công ty. - Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền mặt, tạm ứng. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền gửi ngân hàng, tiền vay, có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai xót. - Kế toán TSCĐ: Thực hiện các công việc kế toán có liên quan đến TSCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm, giá trị hiện có và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty. - Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà Nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí…. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp. - Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. - Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. Một số chứng từ mà Công ty sử dụng: Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, phiếu báo nghỉ BHXH, Hợp đồng giao khoán, Phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê, thẻ kho, biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư hàng hóa. Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kê kiểm quỹ. Chứng từ Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCD, thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý TSCD. Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty sử dụng: Tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm nghành nghề kinh doanh của Công ty. Do khối lượng công việc lớn, Công ty có nhiều công trình, hạng mục khác nhau nên các tài khoản kế toán được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, một tài khoản lớn được chi tiết thành nhiều khoản nhỏ khác nhau.Các tài khoản mà Công ty thường xuyên sử dụng gồm có: Tài khoản loại I: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 136, TK 141, TK 151, TK 153, TK 154. Tài khoản loại II: TK 211, TK 214, TK 241, TK 242. Tài khoản loại III: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 336, TK 338, TK 341. Tài khoản loại IV: TK 411, TK 412, TK 421, TK 431, TK 441, TK 414. Tài khoản loại V: TK 511, TK 512, TK 515. Tài khoản loại VI: TK 621, TK 622, TK 627, TK 635, TK 642. Tài khoản loại VII: TK 711. Tài khoản loại VIII: TK 811. Tài khoản loại IX: TK 911. Tài khoản loại 0: TK 009. Hệ thống các tài khoản trên em đều đã được học ở trường. Nhưng có một đặc điểm khác biệt là ở Công ty cổ phần LILAMA 10 không sử dụng tài khoản 623 (chi phí máy thi công) để hạch toán các chi phi liên quan đến máy thi công như ta đã được học trong bài "Đặc điểm kế toán trong các đơn vị chủ đầu tư và đơn vị xây lắp", mà thay vào đó Công ty sử dụng tài khoản 627 (6278 : chi phí bằng tiền khác) để hạch toán khoản chi phí này. Tại Công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2005(em cũng đã được học ở trường) để tiến hành công việc kế toán. Phần mềm này cho phép làm giảm nhẹ công việc kế toán, hiệu quả và giản đơn, phù hợp với doanh nghiệp lớn có tổ chức kế toán tương đối phức tạp như ở Công ty cổ phần LILAMA 10. 5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt ChØ tiªu 2005 2006 SS 2005-2006 Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) A B 1 2 3=2-1 4=3/1 1 Giá trị sản lượng 186.530 228.500 41.970 22,50 2 Doanh thu thuần 156.380 170.980 14.600 9,34 3 Giá vốn hàng bán 137.017 148.472 11.455 8,36 4 Lợi nhuận thuần 3.084 4.767 1.684 54,60 5 Nộp ngân sách 918 1.229 311 33,87 6 Lợi nhuận sau thuế 2.551 3.593 1.042 40,85 7 Thu nhập bình quân ng/th 1.540 1.680 140 9,09 Qua Biểu 1 cho ta thấy giá trị sản lượng của công ty không ngừng tăng lên theo thời gian. Năm 2005 đạt 186.530 triệu đồng, năm 2006 là 228.500 triệu đồng tăng 41.970 triệu đồng ứng với 22,5%, do việc đấu thầu các dự án thành công và thi công nhiều công trình. Doanh thu thuần cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 là 170.980 triệu đồng tăng 9,34% ( +14.600 triệu đồng ) so với năm 2005. Do ký kết được một số các hợp đồng với giá trị lớn nên doanh nghiệp đã thu được một lượng lợi nhuận đáng kể năm 2005 là 2.551 triệu đồng thì năm 2006 là 3.593 triệu đồng, tăng 40,85 % ( +1.042 triệu đồng ) so với năm 2005. Các con số kể trên đã chứng minh năm 2005-2006 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Điều này đã giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và thu nhập bình quân đầu người / tháng năm 2005 là 1.540 triệu đồng, năm 2006 là 1.680 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 140 triệu đồng tương ứng 9,09 %. Hiện nay Công ty phải trải qua không ít những khó khăn, nhất là khi Công ty mới chuyển sang cổ phần hoá. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam trong việc chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh cùng với những thuận lợi có được, Công ty đã luôn nỗ lực thực hiện tốt các công việc và khẳng định được vai trò, uy tín của mình trên các công trình. PHẦN II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 I. Tình hình quản lý vốn cố định: 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty: BiÓu 2: KÕt cÊu vèn vµ nguån vèn kinh doanh cña C«ng ty 2 n¨m (2005-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng N¨m ChØ tiªu 2005 2006 SS 2005-2006 Tæng Tû träng ( % ) Tæng Tû träng ( % ) Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) Vốn lưu động 118.830 81,26 177.830 87,09 59.000 49,65 Vốn cố định 27.408 18,74 26.350 12,91 -1.058 -3,86 Tæng vốn KD 146.238 100 204.180 100 57.942 39,62 Nî ph¶i tr¶ 116.300 79,53 172.718 84,59 56.418 48,51 Vèn chñ së h÷u 29.938 20,47 31.461 15,41 1.523 5,12 Nguån vèn 146.238 100 204.180 100 57.942 39,62 Qua biÓu 2 ta thÊy vèn kinh doanh năm 2006 là 204.180 triệu đồng tăng 57.942 triệu đồng tương ứng 39,62 % so với năm 2005. Trong đó tỷ trọng vốn lưu động tăng từ 81,26 % năm 2005 lên 87,09 % năm 2006 và tỉ lệ tăng là 49,65 % so với năm 2005. Ngược lại vốn cố định không những chiếm tỷ trọng nhỏ mà còn giảm từ 18,74 % năm 2005 xuống còn 12,91 % năm 2006 và tỉ lệ giảm là 3,86 % so với năm 2005. Điều này cho thấy trong 2 năm qua việc đầu tư vào TSLĐ là khá ổn định đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhưng việc đầu tư vào TSCĐ của công ty còn thấp, đối với công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp thì cần phải đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ để tăng năng suất lao động, đáp ứng sự cạnh tranh và phát triển của công ty. Nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn hình thành từ vay nợ, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao, năm 2005 là 116.300 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,53 %, năm 2006 lên tới 172.718 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,59 %, tỉ lệ tăng là 48,51 % so với năm 2005. Trong đó, nợ phải trả đáng lẽ vay để bù đắp vốn lưu động bị thiếu hụt thì lại tập trung để đầu tư dài hạn tăng thêm TSCĐ để đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty. Các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn như vậy làm cho Công ty gặp phải khó khăn về khả năng thanh toán khi đến hạn trả. Nguồn vốn bên ngoài lớn hơn vốn tự có của công ty làm cho khả năng thanh toán của công ty phải phụ thuộc và chịu sự chi phối của chủ nợ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, vốn chủ sở hữu đã có sự tăng lên trong năm 2006, tăng so với năm 2005 là 1.523 triệu đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 5,12 %. Vì vậy trong tương lai có khả năng sẽ hạn chế được những rủi ro kể trên về khả năng thanh toán của Công ty. 2. Nguồn hình thành vốn cố định của Công ty: Biểu 3: Cơ cấu nguån h×nh thµnh TSC§ của C«ng ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 SS 2005-2006 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( +/- ) Tỉ lệ ( +/- ) Vốn ngân sách cấp 22.750 30.87 21.099 28,17 - 1.651 - 7,26 Vốn tự bổ sung 37.493 50.88 53.366 71,24 15.873 42,33 Vốn khác và vay (Nguån thuª tµi chÝnh ) 13.443 18.25 439 0,59 -13.004 - 96,74 Tổng tµi s¶n cè ®Þnh 73.686 100 74.903 100 1.217 1,65 §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång Qua biểu 3 cho thấy TSCĐ của Công ty năm 2005 là 73.686 triệu đồng thì năm 2006 là 74.903 triệu đồng, tăng 1.217 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 1,65 % so với năm 2005, TSCĐ là tương đối lớn và được hình thành từ 4 nguồn chủ yếu: nguồn vốn do ngân sách cấp, nguồn tự bổ sung, nguồn vốn khác và vốn vay. Năm 2006 nguồn ngân sách cấp gi¶m 1.651 triệu đồng so với năm 2005, tỉ lệ gi¶m là 7,26 %. Nguồn vốn khác và vốn vay còng giảm xuống ®¸ng kÓ, năm 2005 là 13.443 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,25 % thì năm 2006 giảm xuống chØ còn 439 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,59%, tỉ lệ giảm nhiÒu 96,74 % so với năm 2005. Trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung chiếm tỷ trọng khá cao và tăng lên, năm 2006 chiếm tỷ trọng 71,24 %, tăng so với năm 2005 là 15.873 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 42,33 %, đây lµ mét thµnh qu¶ trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty, chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả. C«ng ty đã chú trọng đến khả năng tích lũy vốn để không phụ thuộc vào nguồn vốn khác và chú trọng đầu tư vào TSCĐ đồng thời đảm bảo cho TSCĐ của Công ty được hình thành từ một nguồn vốn ổn định lâu dài, giúp Công ty ngày càng phát triển hơn và quy mô vốn được mở rộng hơn. 3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty: Biểu 4: Tình hình sử dụng và cơ cấu TSCĐ của Công ty §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång ChØ tiªu 2005 2006 SS 2005-2006 Sè tiÒn Tû träng ( % ) Sè tiÒn Tû träng ( % ) Sè tiÒn ( +/- ) Tỉ lệ ( % ) TSC§ ®ang sö dông 73.686 100 74.903 100 1.217 1,65 1. Nhµ cöa, vËt kiÕn tróc