Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn khu vựcThành Phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất:Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung và tại TPHCMnói riêng những năm qua phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh nền kinh tếvẫn bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến khủng hoảng nếu hệ thống NH hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn, như trường hợp ví dụ điển hình là Thái Lan và gần đây là Mỹ. Thứ hai:Đặc trưng của hệ thống NHTM Việt Nam là tỷ trọng thu nhập và rủi ro từ hoạt động tín dụng chiếm trên 70% trong tổng hoạt động của NH. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng phức tạp hơnvề nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. Do đó, để bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, NHTM phải có phương pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng NH. Thứ ba:DNVVN tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng những năm qua phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, đóng góp ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Đây là loại hình DN đang đượcnhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm riêng có về quy mô, cách thức hoạt động phù hợp với khả năng quản lý và định hướng hoạt động của Agribank, nên DNVVN được tập trung đầu tư tín dụng và trở thành đối tượng khách hàng chủ đạo. Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận địnhthời gian tới rủi ro tín dụng vẫn tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó tác động mạnh đến nền kinh tế, nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn khu vựcThành Phố Hồ Chí Minh”làm đề tài nghiên cứu

pdf95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn khu vựcThành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒNG CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HỒNG CHÂU Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 – 31 – 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huy Hoàng TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân. Luận văn được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Nguyễn Hồng Châu 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .................................................................................................................. 1 Lời cam đoan ................................................................................................................... 2 Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................... 6 Danh mục các bảng biểu dùng trong luận văn ................................................................ 7 Lời mở đầu ...................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ........................................................ 10 1.1. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng ...................................................... 10 1.2. Rủi ro tín dụng ................................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 11 1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ........................................................................ 12 1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 12 1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 13 1.2.3. Tác động của rủi ro tín dụng .............................................................................. 15 1.2.3.1. Đối với ngân hàng ........................................................................................ 15 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế ....................................................................................... 15 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN ...................................................... 16 1.3.1 Tổng quan về DNVVN ...................................................................................... 16 1.3.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 16 1.3.1.2. Tình hình phát triển ....................................................................................... 16 1.3.1.3. Các điều kiện hỗ trợ phát triển của DNVVN ............................................... 18 1.3.1.4. Những khó khăn của DNVVN ...................................................................... 18 1.3.1.5. Khả năng tiếp cận vốn nguồn vốn của DNVVN ........................................... 21 1.3.2. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN ............................................ 22 4 1.3.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 22 1.3.2.2. Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng: ............................................................... 22 1.3.2.3. Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ........ 29 Kết luận ........................................................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN CỦA NHNo&PTNT KHU VỰC TPHCM ................................................. 32 2.1. Giới thiệu NHNo&PTNT Việt Nam và trên địa bàn TPHCM .................... 32 2.1.1. Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam ................................................................ 32 2.1.2. Hệ thống NHNo & PTNT trên địa bàn TPHCM ............................................... 35 2.1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế TPHCM ...................................................... 35 2.1.2.2. Hệ thống NHNo tại TPHCM ........................................................................ 37 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo khu vực TPHCM .................................................................................. 39 2.2.1. Công tác huy động vốn ...................................................................................... 39 2.2.2. Số liệu vốn vay từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính .................................. 41 2.2.3. Kết quả kinh doanh ............................................................................................ 44 2.2.4. Công tác cho vay DNVVN ................................................................................ 45 2.2.5. Công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại NHNo khu vực TPHCM ........... 48 2.2.5.1. Chính sách tín dụng ....................................................................................... 48 2.2.5.2. Về cơ cấu, mô hình quản trị rủi ro ................................................................ 49 2.2.5.3. Quy trình quản trị rủi ro ................................................................................ 50 Kết luận ........................................................................................................................ 55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN CỦA NHNo&PTNT TẠI TPHCM ................................................ 56 3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng .............................................. 56 5 3.1.1. Định hướng chung. ............................................................................................. 56 3.1.2. Định hướng tín dụng: ........................................................................................ 57 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN 3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng DNVVN...................................... 61 3.2.1.1. Phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất: .............................. 61 3.2.1.2. Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại ................................................................................................................. 62 3.2.1.3. Kỹ thuật quản trị rủi ro ................................................................................. 63 3.2.1.4. Báo cáo ......................................................................................................... 66 3.2.2. Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng ..................................................... 66 3.2.3. Nhóm các giải pháp liên quan ............................................................................ 68 3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình phân loại nợ ................................................................ 68 3.2.3.2. Nhân sự ......................................................................................................... 69 3.2.3.3. Thông tin ...................................................................................................... 70 3.2.3.4. Công nghệ quản trị rủi ro .............................................................................. 72 3.2.3.5. Tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành .......................... 72 3.3. Kiến nghị khác ................................................................................................. 73 3.3.1. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp ...................................................................... 73 3.3.2. Về phía DNNVV ............................................................................................... 73 3.3.3. Đối với NHNN ................................................................................................... 74 3.3.4. Đối với Chính phủ .............................................................................................. 75 Kết luận ........................................................................................................................ 76 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 6 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BĐS Bất động sản CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NH Ngân hàng NHNg Ngân hàng nước ngoài NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Tỷ trọng DNVVN theo quy mô nguồn vốn và số lượng lao động ............... 19 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và TPHCM .................................. 35 Bảng 2.2: Số liệu nguồn vốn huy động NHNo khu vực TPHCM ............................... 40 Bảng 2.3: Số liệu dư nợ NHNo khu vực TPHCM ........................................................ 42 Bảng 2.4: Lãi suất huy động – cho vay NHNo khu vực TPHCM ................................ 44 Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN của NHNo khu vực TPHCM .................. 46 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động NHNo khu vực TPHCM ............................ 41 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian của NHNo khu vực TPHCM ...................... 43 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thứ nhất: Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung và tại TPHCM nói riêng những năm qua phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh nền kinh tế vẫn bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến khủng hoảng nếu hệ thống NH hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn, như trường hợp ví dụ điển hình là Thái Lan và gần đây là Mỹ. Thứ hai: Đặc trưng của hệ thống NHTM Việt Nam là tỷ trọng thu nhập và rủi ro từ hoạt động tín dụng chiếm trên 70% trong tổng hoạt động của NH. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. Do đó, để bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, NHTM phải có phương pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng NH. Thứ ba: DNVVN tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng những năm qua phát triển năng động, mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, đóng góp ngày càng to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Đây là loại hình DN đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm riêng có về quy mô, cách thức hoạt động… phù hợp với khả năng quản lý và định hướng hoạt động của Agribank, nên DNVVN được tập trung đầu tư tín dụng và trở thành đối tượng khách hàng chủ đạo. Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận định thời gian tới rủi ro tín dụng vẫn tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó tác động mạnh đến nền kinh tế, nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 9 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở phân tích rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT khu vực TPHCM, các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo khu vực PTHCM. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại NHNo&PTNT khu vực TPHCM 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT khu vực TPHCM.  Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN của 48 chi nhánh NHNo khu vực TPHCM và một số NHTM khác tại TPHCM trong 4 năm trở lại đây. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về rủi ro và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN trong hoạt động của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN của NHNo khu vực TPHCM. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN của NHNo khu vực TPHCM 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của NH trong quá trình hoạt động. Bao gồm các loại: Rủi ro lãi suất: Là rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó NH có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản nhất đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn. Xuất phát từ hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro về ngoại hối: Rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản địa và ngoại tệ, gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và sự biến động của tỷ giá. Rủi ro về thanh khoản: Xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả. Nói cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NH không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: Là rủi ro xuất phát từ các hoạt động ngoại bảng, chủ yếu bao gồm các khoản cam kết, bảo lãnh và các tài sản, giấy tờ có giá… mà NH đang nắm giữ trong quá trình hoạt động. 11 Rủi ro tác nghiệp: Được định nghĩa là rủi ro tổn thất xảy ra do nguyên nhân thiếu hoặc có nhưng không hiệu quả của quy trình nội bộ, con người hoặc hệ thống, hoặc xảy ra các sự kiện bên ngoài. Nói cách khác là loại rủi ro phát sinh do cơ chế vận hành của NH không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, v.v. Rủi ro khác: Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, lụt lội, cháy, nổ, v.v…Để hạn chế rủi ro thì NH cho vay phân tán, mua bảo hiểm các khoản cho vay đầu tư lớn, tài sản cố định, cũng như vận động khách hàng mua bảo hiểm. 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1. Khái niệm Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa NH, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ NH. Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH theo điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN (gọi tắt là QĐ 493), là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH, gây tổn thất cho NH. 12 1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là NH cho vay và người đi vay, nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan, rủi ro xuất phát từ người vay và NH gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. 1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan:  Do môi trường kinh tế không ổn định - Sự biến động nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế VN lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu quan trọng như sắt thép, xăng dầu, phân bón... cũng như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, gia dày, nông sản hay bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu (hạn ngạch, kiện bán phá giá, đánh thuế…). - Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế làm tăng áp lực cạnh tranh đối với DN và NH. Do hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý nên nhiều DN và NH không đủ sức tạo sản phẩm cạnh tranh, mất khách hàng tốt và dẫn đến thua lỗ, phá sản. - Phát triển kinh tế thiếu định hướng, quy hoạch, phân công, chuyên môn hóa lao động và điều tiết vĩ mô của nhà nước... dẫn đến việc phát triển tự phát của các ngành, DN và NH bị cuốn vào các hội chứng kinh tế. Do đó, khi thị trường bão hòa hoặc bắt đầu cân đối cung cầu thì diễn ra tình trạng thừa, gây khó khăn, thua lỗ cho các khoản đầu tư, cho vay của NH và DN.  Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi - Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: còn nhiều vướng mắc trong việc cưỡng chế thu hồi nợ. - Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu và khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám 13 sát rủi ro còn yếu. Thanh tra còn thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm. - Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về DN và NH. CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. - Loại rủi ro này phát sinh do Chính phủ ban hành các chính sách thuế, chính sách XNK, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quy định về đất đai, nhà ở…  Nguyên nhân khách quan khác: thiên tai hỏa hoạn, biến động của thị trường và quan hệ cung cầu... 1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:  Từ phía doanh nghiệp đi vay: - Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, tạo hồ sơ giả, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn NH. - Do quy mô kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé nên khó có khả năng tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Khi mở rộng kinh doanh thì đa phần tập trung đầu tư tài sản vật chất chứ ít khi đầu tư đổi mới cung cách quản lý, bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng quy định, do đó dẫn đến việc không kiểm soát, quản lý được, làm phá sản các phương án kinh doanh có thể thành công trên thực tế. - Thiếu tuân thủ các chuẩn mực kế toán, không có thói quen ghi chép rõ ràng, đầy đủ các sổ sách kế toán làm NH cho vay khó đánh giá đúng tình hình tài chính của DN. Sổ sách kế toán
Tài liệu liên quan