Trong những năm gần đây, tình hình kinhtế xã hội nướcta đã có bước
phát triển mới, toàn diện hơn và vững chắc hơn so với các thời kỳ trước đó. Kinh
tế tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 là 7,34%, 2004
là 7,69% và 2005 là 8,4%. Trong đó có sự đóng góp không nhỏcủa ngành sản
xuất – xuất khẩu cà phê nước nhà. Ngành cà phê Việt Nam chủ yếu dựa vào
việc xuất khẩu cà phê nhân sống là chính, tiêu thụ nội địa khoảng 5%, việc xuất
khẩu cà phê qua chế biến nhằmlàm tăng thêm giá trị sản phẩm chưa phát triển
mạnh thị trường. Có một thực tế đáng buồn là việc pháttriển sản xuất và xuất
khẩu cà phê chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc; Có những lúc giá cà phê nhân
chỉ có 4000 đồng/kg dưới giáthành sản xuất 50%, ngườinông dân vẫn bấm bụng
phải bán, nhiều ha cà phê bị chặt phá hoặc bỏ hoang không chăm sóc. Dù vậy,
các nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê vẫn bị lỗ và không hiệu quả, rất nhiều
doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính mà cho tới tận hôm nay vẫn chưa
hồi phục.
Điều đó nói lên có rất nhiều rủiro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
xuất khẩu cà phê hiện nay,Do đó quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanh cà
phê là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tạivà phát triển bền vững của các nhà
xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy quản trị rủi ro
trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê hiện ngay là
mối quan tâm hàng đầu về phương diện lý thuyết và thực tiễn trong các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- 7 - Xuất phát từ ý nghĩa đó,tác giả mạnh dạng đóng góp quan điểm của mình
qua đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất
khẩu cà phê của các Doanh nghiệp Việt Nam ”.
130 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN HỒNG HÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại – Du lịch
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI LÊ HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2006
- 2 -
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... i
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ ii
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. ii
5. Tính mới của đề tài ...................................................................................... iii
6. Kết cấu đề tài................................................................................................ iv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.1 Quản trị rủi ro trong họat động kinh doanh xuất khẩu ...................... 1
1.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu .............................. 1
1.1.1.1 Khái niệm ................................................................................. 1
1.1.1.2 Phân lọai rủi ro……………………………………………………………………………………………. 2
1.1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ..…………………………….………10
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu……………….10
1.1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu……………….…. 10
1.1.2.3 Nhận dạng - phân tích – Đo lường rủi ro ……………………………….………..10
1.1.2.4 Kiểm sóat – phòng ngừa rủi ro ..................................................12
1.2 Quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu………..................15
1.2.1 Quá trình đàm phán – ký kết hợp đồng xuất khẩu………………............15
1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị…………………………………………………………………………….………..15
1.2.1.2 Giai đoạn đàm phán…………………………………………………………………………….……..16
1.2.1.3 Giai đoạn kết thúc và ký kết hợp đồng…………………………………………….…16
1.2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu………………………………………….…….17
1.2.2.1 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh tóan………..17
1.2.2.2 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu……………………………………………………………18
- 3 -
1.2.2.3 Kiểm tra hàng hóa để xuất khẩu…………………………………………………………..18
1.2.2.4 Làm thủ tục hải quan……………………………………………………………………..……….…18
1.2.2.5 Thuê phương tiện vận tải ……………………………………………………………….……….18
1.2.2.6 Giao hàng cho người vận tải……………………………………………………………….…..19
1.2.2.7 Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu……………………………………………..19
1.2.2.8 Lập bộ chứng từ thanh tóan…………………………………………………………….……….19
1.2.2.9 Giải quyết khiếu nại nếu xảy ra……………………………………………………......20
1.3 Những đặc điểm của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất
khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay……………………….……..20
1.3.1 Những đặc trưng của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất
khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay …………………………………..20
1.3.2 Sơ lược hợp đồng kỳ hạn London (LIFFE) và New York (N.Y.C) 21
1.3.3 Nhận dạng những rủi ro của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh
xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay..........……………………………24
Kết luận chương 1:
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê thế giới trong thời
gian qua........................................................................................................................ 27
2.1.1 Tình hình biến động giá cả cà phê thế giới ................................................ 27
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê thế giới ............................................................. 28
2.1.3 Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới .......................................................... 29
2.1.4 Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới............................................................... 30
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trong
thời gian qua.......................................................................................................... 32
2.2.1 Quá trình thu gom và sơ chế để xuất khẩu ................................................. 32
2.2.2 Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu.................................... 34
- 4 -
2.2.3 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu................................................ 35
2.2.4 Thị trường xuất khẩu.................................................................................. 36
2.2.5 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu ............................. 37
2.3. Thực trạng các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh
doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian
qua .......................................................................................................................... 37
2.3.1 Phân tích kết quả điều tra về những rủi ro và những nguyên nhân gây
ra rủi ro................................................................................................................. 38
2.3.2 Thực trạng về những rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp kinh doanh
xuất cà phê Việt Nam .......................................................................................... 40
2.3.3 Phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro của các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam....................................................................... 46
2.3.3.1 Phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro sự biến động giá ................. 46
2.3.3.2 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong vấn đề thanh toán.................... 49
2.3.3.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro việc giao hàng trễ, chậm giao
hàng và giao hàng kém chất lượng từ nhà cung cấp............................................ 50
2.3.3.4 Nguyên nhân về sự yếu kém hệ thống thông tin thị trường, hệ
thống máy móc thiết bị và hệ thông giao thông vận chuyển nội bộ ................... 51
2.3.3.5 Sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như sự yếu
kém trong phân tích thông tin từ ban giám đốc và cán bộ kinh doanh ngoại
thương................................................................................................................... 52
2.3.3.6 Chưa có bộ phận quản trị chuyên nghiệp làm tốt công tác quản trị
rủi ro ..................................................................................................................... 54
Kết luận chương 2:
CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp . . ...................................................................... 55
- 5 -
3.2 Căn cứ đề xuất các giải pháp ..................................................................... 54
3.2.1 Căn cứ định hướng phát triển của nền kinh tế............................................ 55
3.2.2 Căn cứ định hướng phát triển của ngành cà phê ........................................ 56
3.2.3 Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh
nghiệp hiện nay.................................................................................................. 56
3.3 Một số giải pháp quản trị hiệu quả rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam. . .................. 57
3.3.1 Thành lập bộ phận quản trị hiệu quả rủi ro trong các công ty kinh
doanh xuất khẩu cà phê ....................................................................................... 57
3.3.2 Tham gia thị trường kỳ hạn, áp dụng các công cụ “ hegding “ để hạn
chế rủi ro do sự biến động giá ............................................................................. 62
3.3.3 Thõa thuận với các đại diện của khách hàng tại Việt Nam nhằm hạn
chế những rủi ro trong cách thức thanh toán hiện nay. ....................................... 69
3.3.4 Xây dựng, tuyển dụng, đào tạo bộ máy tổ chức kinh doanh trong
doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất, qui mô cũng như năng lực
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp................................................................. 70
3.4 Một số kiến nghị. .......................................................................................... 72
3.4.1 Những kiến nghị với Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam......................... 72
3.4.2 Những kiến nghị đối với UBND các tỉnh có trồng cà phê như Daklak,
Gia Lai, Kom tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quảng Trị.. ....................................... 74
3.4.3 Những kiến nghị đối với Nhà nước............................................................. 74
Kết luận chương 3:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- 6 -
LỜI MỞ ĐẦU
] E ^
1. Ý nghĩa của đề tài:
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước
phát triển mới, toàn diện hơn và vững chắc hơn so với các thời kỳ trước đó. Kinh
tế tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 là 7,34%, 2004
là 7,69% và 2005 là 8,4%. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành sản
xuất – xuất khẩu cà phê nước nhà. Ngành cà phê Việt Nam chủ yếu dựa vào
việc xuất khẩu cà phê nhân sống là chính, tiêu thụ nội địa khoảng 5%, việc xuất
khẩu cà phê qua chế biến nhằm làm tăng thêm giá trị sản phẩm chưa phát triển
mạnh thị trường. Có một thực tế đáng buồn là việc phát triển sản xuất và xuất
khẩu cà phê chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc; Có những lúc giá cà phê nhân
chỉ có 4000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất 50%, người nông dân vẫn bấm bụng
phải bán, nhiều ha cà phê bị chặt phá hoặc bỏ hoang không chăm sóc. Dù vậy,
các nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê vẫn bị lỗ và không hiệu quả, rất nhiều
doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính mà cho tới tận hôm nay vẫn chưa
hồi phục.
Điều đó nói lên có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
xuất khẩu cà phê hiện nay, Do đó quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanh cà
phê là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các nhà
xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy quản trị rủi ro
trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê hiện ngay là
mối quan tâm hàng đầu về phương diện lý thuyết và thực tiễn trong các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- 7 -
Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả mạnh dạng đóng góp quan điểm của mình
qua đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất
khẩu cà phê của các Doanh nghiệp Việt Nam ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống lại những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động quản trị rủi ro
ngoại thương.
- Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
cà phê, thu thập dữ liệu điều tra để nhận dạng những rủi ro và xác định
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó. Phân tích và đánh giá các nguyên
nhân gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản trị rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê hiện
nay trước thềm hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất
khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay,
chủ yếu là cà phê nhân sống. Đối tượng khảo sát của tác giả là các nhà lãnh
đạo, các chuyên viên đang công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
cà phê.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Các doanh nghiệp cà phê ở Daklak và TP. Hồ Chí Minh
- Về thời gian: từ năm 2003 đến tháng 9 năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Để nhận dạng các rủi ro và tìm ra các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu cà phê, tác giả đã gửi mẫu phiếu
điều tra tới các nhà lãnh đạo, các chuyên viên đang công tác tại các bộ phận có
- 8 -
liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của
những doanh nghiệp đóng trên địa bàn Daklak và TP.Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: từ kết quả điều
tra cùng với quá trình tham khảo thực tế và từ những kinh nghiệm tích lũy được
trong quá trình hoạt động trong ngành cà phê.
- Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong
phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro và đề xuất các giải pháp.
5. Tính mới của đề tài
Nước ta đã chính thức gia nhập WTO, những cam kết của chính phủ đối
với vấn đề tự do hóa thương mại đã và đang thực hiện, những ưu đãi có tính chất
hổ trợ nông nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu đã và đang gỡ bỏ hoàn toàn.Vấn đề cạnh
tranh trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ diễn ra khốc liệt.
Cạnh tranh trong ngành cà phê lại trở nên gay gắt hơn khi mà hoạt động
chúng chứa đựng nhiều rủi ro, đã từng có tác giả nghiên cứu về những giải pháp
hoàn thiện sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn từ nay đến 2010, chứ
chưa đi sâu vào phân tích những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu cà
phê của các doanh nghiệp hiện nay. Do đó có thể khẳng định đây là đề tài đầu
tiên, có một cái nhìn tương đối thực tế về những rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Đây cũng là những cam kết của tác giả về tính mới của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng kinh doanh xuất khẩu.
Chương này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, quá trình thực hiện hợp đồng xuất
- 9 -
khẩu và đặc trưng của quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê
nhân sống.
Chương 2: Phân tích thực trạng về những rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các Doanh nghiệp Việt nam.
Trong chương này, tác giả đi vào phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu cà phê
thế giới; tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam; cũng như thực trạng về
những rủi ro và phân tích những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro đó.
Chương 3: Quản trị hiệu quả những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các Doanh nghiệp Việt nam
Ở chương 3, với mục tiêu cần đạt được và dựa trên những căn cứ nhất định, luận
văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của
các doanh nghiệp trước thềm hội nhập Quốc tế.
----- o0o -----
- 10 -
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
1.1. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
1.1.1.1. Khái niệm:
Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro mạo hiểm, và chấp nhận rủi ro trong
kinh doanh đã trở thành câu châm ngôn quen thuộc của các nhà kinh doanh. Các
nhà kinh doanh chấp nhận rủi ro vì họ kỳ vọng sẽ thu được phần lợi nhuận, được
xem như là một “sự tưởng thưởng” cho việc dám chấp nhận mạo hiểm này. Tuy
nhiên, chỉ có những nhà kinh doanh biết phân tích, đánh giá và lường trước rủi ro
để đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý thì mới có nhiều cơ may
nhận được “sự tưởng thưởng” đó vì việc chấp nhận rủi ro có tính toán, cân nhắc
kỹ của họ.
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các nhà doanh nghiệp, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì rủi ro càng đa dạng và phức
tạp hơn. Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, không thể loại bỏ hẳn nhưng
doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế tác động của rủi ro bằng các biện
pháp hợp lý.
Theo Frank Knight, một học giả Mỹ định nghĩa: “Rủi ro là những bất
trắc có thể đo lường được”.
Lan Willet, một học giả Mỹ khác cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ
thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”.
Inrving Perfer (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là tổng hợp những sự cố ngẫu
nhiên có thể đo lường bằng xác xuất”.
- 11 -
Marilu Hurt Mc.Carty thuộc viện khoa học kỹ thuật Geogia (Mỹ), trong
tác phẩm “Managerial Econom with Applications” xuất bản năm 1986 thì cho
rằng: “Rủi ro là một trạng thái trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể
xác định được”.
Ngoài ra, một số học giả trong nước cho rằng:
♦ Rủi ro là sự bất trắc gây mất mát.
♦ Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.
♦ Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
♦ Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất.
Như vậy, theo các khái niệm trên thì rủi ro có thể đo lường được, có thể
xác định được, và từ đó có thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế ở
mức tối đa. Từ những khái niệm trên, có thể đi đến khái niệm về rủi ro xuất
khẩu như sau:
“Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra
ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp xuất khẩu”.
1.1.1.2. Phân loại rủi ro:
Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển
kinh tế của nước ta hướng mạnh đến xuất khẩu, rủi ro xuất khẩu ngày càng phức
tạp và đa dạng. Việc phân loại rủi ro xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực, giúp đưa ra
các giải pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả. Rủi ro xuất khẩu có thể phân loại
thành rủi ro thuần túy, rủi ro suy đoán, rủi ro tĩnh, rủi ro động…Tuy nhiên, việc
phân loại rủi ro xuất