Luận văn Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học sinh học vi sinh vật (sinh học 10)

Trong thời đại khoa học và công nghệ tiến nhanh nhƣ vũ bão, nhân loại đang chuyển sang nền kinh tế tri thức với xu thế toàn cầ u hóa sâu sắc và cạnh tranh quốc tế khốc liệt thì việc tạo nguồn lực con ngƣời thích ứng với điều kiện thế giới đổi thay phức tạp là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, mọi quốc gia đều coi công tác giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Ngày nay, với triết lý “giáo dục suốt đời” và “giáo dục cho cho mọi ngƣời” theo xu thế toàn cầu hóa thì hệ thống giáo dục phổ thông cần đƣợc hiện đại hóa về nội dung và thƣờng xuyên đổi mới về phƣơng pháp dạy học. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phƣơng pháp dạy và học . Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [7]. Định hƣớng đó đặt ra cho nhà trƣờng phổ thông nhiệm vụ quan trọng là phải tích cực nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng dạy học. Điều 24 Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

pdf123 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học sinh học vi sinh vật (sinh học 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------***------------ NGUYỄN THU TƢ QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------***------------ NGUYỄN THU TƢ QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NHƢ ẤT Thái Nguyên – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả luận văn xin đƣợc bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới thầy Nguyễn Nhƣ Ất, tuy đã 75 tuổi với 54 năm thâm niên nghề giáo dục, đạt học vị Tiến sĩ Giáo dục học từ 1973 của Viện Hàn lâm Khoa học sƣ phạm Liên xô (cũ) vẫn không quản tuổi cao sức yếu nhận hƣớng dẫn khoa học cho một học trò mới bắt đầu học làm nghiên cứu khoa học. Thầy rất nghiêm khắc về mặt khoa học nhƣng đã tận tâm dẫn dắt trò tiến dần từng bƣớc trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Thầy, Cô giảng viên khoa Sinh - KTNN và khoa Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập khóa học và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên trƣờng THPT Lƣơng Phú, trƣờng THPT Phú Bình - huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. NGUYỄN THU TƢ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .. .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... .... .... .... .. .. .... .... .... .... .... ... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC, SƢ PHẠM VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . ... .... .... .... ... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 10 1.2. Cơ sở khoa học . .... .... .... .... .... .... .... ...... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 16 1.3. Cơ sở sƣ phạm . .. .... .... .... .... ..... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 25 1.4. Cơ sở thực tiễn . . .... .... .... .... .... .... .... ..... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 28 Chƣơng 2. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) 2.1. Phân tích vị trí và nội dung phần Sinh học vi sinh vật 33 2.2. Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa. . ... .... .... .... .... .... .... .... .... 33 2.3. Những điểm cần lƣu ý về mặt kiến thức phần sinh học vi sinh vật theo tiếp cận sinh học hệ thống . . ... .. .. .... ...... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... 56 2.4. Phƣơng hƣớng tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật thực hiện tiếp cận sinh thái và tiến hoá kết hợp tiếp cận sinh học hệ thống ............. 61 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm . . .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 83 3.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm ... .... .... .... .... .... ..... .... .... .... 83 3.3. Kết quả thực nghiệm . .. .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ... 86 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . .... .... .... .... ...... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .. 96 Tài liệu tham khảo . ... .... .... .... .... .... .... .... ..... .... .... .... .... .... .... .... ... . ... .. 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Xin đọc là CĐTCS Cấp độ tổ chức sống CT- HT Cấu trúc - hệ thống CTSHPT 2006 Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn SH ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐC Đối chứng ĐV Động vật GV Giáo viên HS Học sinh MT Môi trƣờng SGK Sách giáo khoa SGKSHPT 2006 Sách giáo khoa Sinh học soạn theo chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo SH Sinh học SHHT Sinh học hệ thống SV Sinh vật TB Tế bào THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm TV Thực vật VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kiến thức sinh thái, tiến hoá cần khai thác trong các bài phần Sinh học VSV (Sinh học 10 - chƣơng trình chuẩn) .................... 55 Bảng 2.2. Thành phần cấu trúc của tế bào và vi sinh vật ........................... 58 Bảng 2.3. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ........................ 59 Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm ....................................................... 83 Bảng 3.2. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN ................................ 86 Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN .............. 87 Bảng 3.4. Kiểm định X điểm các bài kiểm tra trong TN...................... 89 Bảng 3.5. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra trong TN....................... 90 Bảng 3.6. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN ................................. 91 Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN ............... 92 Bảng 3.8. Kiểm định X điểm kiểm tra sau TN........................................ 93 Bảng 3.9. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra sau TN.......................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sự thống nhất giữa hai phƣơng pháp phân tích - cấu trúc và tổng hợp - hệ thống ................................................................................... 23 Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN ................... 87 Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN .... 88 Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN ...................... 91 Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN ....... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học Trong thời đại khoa học và công nghệ tiến nhanh nhƣ vũ bão, nhân loại đang chuyển sang nền kinh tế tri thức với xu thế toàn cầu hóa sâu sắc và cạnh tranh quốc tế khốc liệt thì việc tạo nguồn lực con ngƣời thích ứng với điều kiện thế giới đổi thay phức tạp là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, mọi quốc gia đều coi công tác giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Ngày nay, với triết lý “giáo dục suốt đời” và “giáo dục cho cho mọi ngƣời” theo xu thế toàn cầu hóa thì hệ thống giáo dục phổ thông cần đƣợc hiện đại hóa về nội dung và thƣờng xuyên đổi mới về phƣơng pháp dạy học. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phƣơng pháp dạy và học ... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [7]. Định hƣớng đó đặt ra cho nhà trƣờng phổ thông nhiệm vụ quan trọng là phải tích cực nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng dạy học. Điều 24 Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tự rèn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [19]. 2. Xuất phát từ quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình môn Sinh học phổ thông CTSHPT 2006 đã nêu rõ các quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình: chƣơng trình phải thể hiện đƣợc những tri thức cơ bản, hiện đại trong các lĩnh vực sinh học, ở các cấp độ tổ chức sống, đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu trong Sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh và cộng đồng, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng,... Chƣơng trình cần quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa [3, tr. 7]. Các kiến thức sinh học trong chƣơng trình THPT đƣợc trình bày theo các cấp tổ chức sống từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào cơ thể quần thể - loài quần xã hệ sinh thái - sinh quyển [3, tr. 8]. Điều đó nghĩa là đã thể hiện tiếp cận SHHT. 3. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về giáo dục môi trƣờng Hiện nay con ngƣời đang phải chịu những hậu quả do việc ô nhiễm MT và hiện tƣợng biến đổi khí hậu. Vì vậy cần phải giáo dục bảo vệ MT cho mọi ngƣời, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Do tầm quan trọng cực kỳ lớn lao của nhiệm vụ giáo dục này, hiện nay các quốc gia đã nâng quan niệm từ giáo dục thái độ ứng xử lên mức “đạo đức” ứng xử có văn hóa với MT sống. Trong nhà trƣờng phổ thông thì môn học SH là nguồn cung cấp tri thức khoa học quan trọng nhất và chủ yếu cho HS để có cơ sở nhận thức văn hóa, để giáo dục về đạo đức ứng xử với MT sống. Vì vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trở thành một trong những quan điểm chỉ đạo dạy học chƣơng trình SH phổ thông hiện hành. 4. Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn Sinh học nhìn từ góc độ quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá, vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Qua trao đổi ý kiến và dự giờ một số GV ở một số trƣờng, tôi nhận thấy rằng rất nhiều GV còn lúng túng trƣớc yêu cầu “quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá” trong dạy học SH nói chung và trong dạy học SH VSV nói riêng. Nhiều GV còn chƣa hiểu yêu cầu đó nhƣ thế nào, vì vậy việc quán triệt quan điểm này là vô cùng khó. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do GV ít để ý, một phần là do GV chƣa có tài liệu hƣớng dẫn việc thực hiện yêu cầu này. Về việc vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH nói chung và dạy học SH VSV nói riêng cũng còn nhiều hạn chế. Có những GV còn chƣa hiểu thế nào là quan điểm hệ thống, tiếp cận SHHT nên việc vận dụng tiếp cận này còn ít đƣợc quan tâm. Những bất cập đó đã phần nào hạn chế chất lƣợng dạy học SH. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10)”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu để tìm nguyên tắc chung và phƣơng pháp thực hiện việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa cũng nhƣ vận dung tiếp cận SHHT vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học SH VSV (SH 10). III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận của các quan điểm sinh thái và tiến hóa, tiếp cận hệ thống và SHHT làm cơ sở cho việc vận dụng vào dạy học. - Nghiên cứu chƣơng trình SH 10, nghiên cứu các các phƣơng pháp dạy học SH tìm ra các biện pháp dạy học cụ thể để thực hiện việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT trong phần SH VSV (SH 10). - Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học đã đƣa ra. IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - Đối tƣợng nghiên cứu: các giải pháp thực hiện việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học phần SH VSV (SH 10). - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học SH. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trên cơ sở nắm vững quan điểm xây dựng chƣơng trình và SGK SH, nếu ngƣời GV tiếp tục phát triển chƣơng trình trong quá trình dạy học nhằm quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá và theo tiếp cận SHHT thì sẽ có tác dụng nâng cao chất lƣợng học tập của HS đối với phần SH VSV (SH 10). VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài làm cơ sở để xác định các nguyên tắc và biện pháp thực hiện quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH VSV (SH 10). - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, trao đổi với giáo viên, thu thập các thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu trong thực tiễn. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng phổ thông nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. - Phƣơng pháp thống kê toán học: các số liệu trong thực nghiệm sƣ phạm đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trƣng mang tính khách quan. VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá, vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH. - Đề xuất giải pháp thực hiện việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học phần SH VSV (SH 10). VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: - Chƣơng I. Cơ sở khoa học, sƣ phạm và thực tiễn của việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10). - Chƣơng II. Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10). - Chƣơng III. Thực nghiệm sƣ phạm. Chƣơng I CƠ SỞ KHOA HỌC, SƢ PHẠM VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới K.Marx và S.Darwin là những ngƣời có công lao to lớn và thành công trong việc vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống vào nghiên cứu các đối tƣợng phức tạp về xã hội và tự nhiên. Tập “Tƣ bản” của K.Marx đƣợc coi là mẫu mực kinh điển nghiên cứu hệ thống xã hội tƣ bản nhƣ là một chỉnh thể và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thể hiện trong đó các nguyên lý nghiên cứu sự toàn vẹn hữu cơ (bắt nguồn từ trừu tƣợng đến cụ thể, sự thống nhất của phân tích và tổng hợp, làm sáng tỏ những mối liên hệ đa dạng và sự tƣơng tác giữa chúng, sự tổng hợp những hiểu biết cấu trúc - chức phận...). S.Darwin không chỉ là ngƣời đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận phát triển lịch sử nghiên cứu giới tự nhiên mà còn là ngƣời đầu tiên đƣa ra quan niệm về sự tồn tại và biến đổi của “loài sinh học” - vừa là đơn vị tiến hóa SH, vừa là một cấp độ tồn tại độc lập của hệ thống sinh giới. Điều đó có nghĩa là chính Đacuyn đã sử dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu khoa học, tạo tiến đề cho sự hình thành lý thuyết hệ thống nhƣ một khoa học mà về sau ngƣời có công đầu là nhà SH Mỹ Ludwig von Bertalanffy. Lý thuyết hệ thống đƣợc đề xƣớng năm 1940 bởi Ludwig von Bertalanffy và bắt nguồn từ Ross Ashby. Ngay từ buổi đầu hình thành lý thuyết tổng quát về hệ thống, bằng trực cảm và bằng thực nghiệm, các nhà sáng lập nhƣ Bertalanffy, Ashby... đã đƣa ra một hệ thống các quan niệm và các vấn đề cơ bản nhƣ tính toàn thể, tính trội, tính mở... của các hệ thống; hành vi hƣớng đích và cơ chế phản hồi, tính nội cân bằng, tính tổ chức và tính nội tổ chức của các hệ thống...[18]. Với “Lý thuyết những hệ thống chung - General Systems Theory” (1968), Ludwig von Bertalanffy đƣợc xem là ngƣời đi đầu trong việc vận dụng tiếp cận hệ thống, đã đƣa ra quan niệm về các cấp hệ thống mang tính thứ bậc của sinh giới, về sau đƣợc các nhà SH và triết học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 trên thế giới phát triển hoàn thiện thành lý thuyết về các cấp tổ chức sống. Và trong SH hiện đại, ngƣời ta vận dụng đồng thời hai tiếp cận nghiên cứu là phƣơng pháp phát triển lịch sử và phƣơng pháp CT - HT để nghiên cứu các hiện tƣợng, các quá trình sống, từ đó phát hiện ra các quy luật của sự sống. Một trong những mô phỏng đầu tiên trong SH đƣợc xuất bản năm 1952 bởi các nhà bệnh học thần kinh của Anh và là những ngƣời đoạt giải Nobel là Alan Lloyd Hodgkin và Andrew Fielding Huxley, ngƣời đã xây dựng nên mô hình tính toán để giải thích việc lan truyền dọc theo trục thần kinh của một TB thần kinh [31]. Vào những năm 2000, nhân loại chứng kiến sự xuất hiện trƣớc tiên tại Mỹ và Nhật một ngành SH non trẻ là SHHT. Ngày nay, ngƣời ta sử dụng các khái niệm có nội hàm gần nhau là “tiếp cận cấu trúc - hệ thống sinh học”, “tiếp cận các cấp độ sự sống hay “tiếp cận sinh học hệ thống”. Tiếp cận CT-HT SH sau khi chính thức ra đời và trở thành phƣơng pháp nghiên cứu SH thì từ những năm 60 thế kỷ trƣớc đã đƣợc các nhà sƣ phạm tìm cách vận dụng, phối hợp với quan điểm tiến hóa sinh giới đã trở thành quan điểm chỉ đạo để xây dựng nội dung và logic của chƣơng trình SH phổ thông. Cụ thể nhƣ: “Cải cách bộ môn Sinh học trong trƣờng sƣ phạm” (Ph. L‟ Héritier và G. Rizet. Pa- ri, Báo cáo OCDE, tr.77, 1963); “Những tƣ tƣởng xây dựng bộ môn Sinh học trong trƣờng trung học” (P. Duvignau. Pa - ri. OCDE, 1963); “Vấn đề liên quan giữa sự tổ chức và tiến hoá của các hệ thống sống” (K. M. Khai-lôp, Tạp chí “Những vấn đề triết học”, số 4, 1966); “Quan điểm hệ thống - cấu trúc vận dụng vào giảng dạy Sinh học” (W. Voigt. Béc- lin, Sinh học trong nhà trƣờng, số 3, 1969); “Thuyết cấu trúc và vị trí của nó trong phƣơng pháp luận hệ thống” (A.A. Ma-li-rôp-xki - trong quyển “Những vấn đề nghiên cứu hệ thống”, Nxb “Khoa học”, Mat-xcơ-va, 1970); “Phƣơng pháp luận hệ thống và ý nghĩa của nó trong sinh học” (P. I. Cu-pa-lô, Sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 học trong nhà trƣờng, số 2, 1971); “Mối tƣơng quan giữa hai phƣơng pháp luận lịch sử và cấu trúc - hệ thống nhằm nghiên cứu bản chất và các mức độ tổ chức của sự sống” (V.A. Alếc-xây-ép, trong cuốn “Phát triển những khái niệm mức độ cấu trúc”, Nxb “Khoa học”, Mat-xcơ-va, 1972) [1]. Chƣơng trình, SGK SH của nhiều nƣớc trên thế giới đƣợc xây dựng trên quan điểm sinh thái và tiến hoá, theo các CĐTCS. Ví dụ, bộ sách Biological Sciences Curriculum Study (gọi tắt là BSCS) của tổ chức “Nghiên cứu chƣơng trình sinh học” của Mỹ đƣợc tiến hành từ năm 1958 và dạy thí điểm từ năm học 1960 – 1961 đƣợc biên soạn theo cách tiếp cận CĐTCS và theo quan điểm sinh thái. Từ những năm 1974 - 2005 Liên Bang Nga đã cải cách chƣơng trình SH phổ thông tiến bộ xa hơn so với chƣơng trình SH thời giáo dục Xô viết, coi quan điểm sinh thái - tiến hóa và tiếp cận các cấp tổ chức sống là quan điểm chỉ đạo chƣơng trình và SGK SH. Chƣơng trình và SGK môn SH ở trƣờng THPT Australia (1999 - 2004) đƣợc biên soạn theo quan điểm sinh thái [2]. 1.1.2. Ở Việt Nam Năm 1973, trong luận án Phó tiến sĩ khoa học sƣ phạm “Những vấn đề cải cách giáo trình Sinh học đại cƣơng trƣờng phổ thông nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà”, tác giả Nguyễn Nhƣ Ất đã cho rằng sự vận dụng đồng thời hai tƣ tƣởng lớn là tƣ tƣởn
Tài liệu liên quan