Luận văn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Chương 1:Những vấn đề chung về cán bộ, công chức và tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch. Ở chương này người viết chủ yếu tập trung làm rõ chủ thể của việc công khai minh bạch tài sản là cán bộ, công chức và khái quát chung về những thuận lợi, khó khăn, ý nghĩa của việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức hiện nay như thế nào. Chương 2:Những quy định của Pháp luật Việt Nam về công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức. Trong chương này ngườiviết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về việc kê khai, xác minh và công khai tài sản thu nhập của cán bộ công chức. Bên cạnh đó là hình thức chế tài và quyền nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Chương 3:Thực tiễn vấn đề quản lý về công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật. Trong chương cuối này người viết chủ yếu tập trung phân tích những mặt đạt được và không đạt được của việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Đồng thời người viết cũng có những đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra.

pdf87 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khóa 34 (2008-2012) Đề tài: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. Phan Trung Hiền Huỳnh Phước Hậu Bộ môn: Luật hành chính MSSV: 5085800 Lớp: Luật Thương mại 2-K34 Cần Thơ, tháng 4 năm 2012 LỜI CẢM ƠN Trong bốn năm học dưới mái trường này đã mang đến cho tôi biết bao nhiêu là trải nghiệm quý giá. Bên cạnh những người Thầy, người Cô luôn tận tình giảng dạy và giúp đỡ thì còn có những người bạn luôn quan tâm và chia sẻ cùng tôi những kiến thức đã học được trên giảng đường Đại học để làm hành trang bước vào đời. Để có thể đạt được những thành công không thể chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn là sự động viên, khích lệ của gia đình, là sự tận tâm nhiệt tình giảng dạy của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè chung lớp. Luận văn là một sự tổng kết tất cả những kiến thức mà tôi đã tiếp thu được trên giảng đường Đại học để có thể vận dụng những gì học được từ trên ghế nhà trường ra ngoài cuộc sống như một công việc cụ thể. Luận văn là hồi chuông báo hiệu sắp qua rồi thời sinh viên và những ký ức tươi đẹp đó sẽ theo tôi trên suốt chặng đường sau này. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, thầy, cô những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Để tôi có thể góp nhặt được những kiến thức hữu ích làm hành trang trên con đường khởi nghiệp của mình sau này. Xin gửi lời cảm ơn nồng nhiệt và trân trọng nhất đến Thầy-Ts. Phan Trung Hiền. Người đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, tháng 4 năm 2012 Huỳnh Phước Hậu NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ….……………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................6 2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: ..........................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................8 5. Bố cục đề tài: ..................................................................................................9 CHƯƠNG 1 .........................................................................................................11 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ TÀI SẢN, THU NHẬP CẦN PHẢI CÔNG KHAI, MINH BẠCH ..............................................11 1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức ...............................................................11 1.1.1. Cán bộ..................................................................................................11 1.1.1.1 Khái niệm.......................................................................................... 11 1.1.1.2. Đặc điểm.......................................................................................... 12 1.1.2. Công chức............................................................................................14 1.1.2.1. Khái niệm......................................................................................... 14 1.1.2.2. Đặc điểm.......................................................................................... 15 1.1.3. Cán bộ, công chức là đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập .......................................................................................................................18 1.2. Khái lược các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ......................................................................19 1.3. Đối tượng tài sản, thu nhập cần phải công khai, minh bạch...................22 1.3.1. Tài sản, thu nhập phải kê khai ............................................................22 1.3.2. Công khai các loại tài sản, thu nhập đã kê khai..................................23 1.4. Mục đích của việc công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức...................................................................................................................24 1.4.1. Phòng chống tham nhũng ...................................................................24 1.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thanh liêm, trong sạch ..............27 1.5. Ý nghĩa của việc công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức...................................................................................................................28 1.5.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế .........................................................................28 1.5.2. Ý nghĩa về mặt chính trị ......................................................................30 1.5.3. Ý nghĩa về mặt xã hội ..........................................................................31 CHƯƠNG 2 .........................................................................................................33 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.............33 2.1. Chủ thể tham gia vào việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập........33 2.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ....................................33 2.1.2 Chủ thể có có thẩm quyền yêu cầu và tiến hành xác minh tài sản, thu nhập...............................................................................................................35 2.2. Kê khai và xác minh tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch ..38 2.2.1. Kê khai tài sản, thu nhập.....................................................................38 2.2.2. Xác minh tài sản, thu nhập..................................................................39 2.3. Công tác thực hiện việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ công chức..........................................................................................................41 2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải kê khai tài sản thu nhập...............................................................................................................41 2.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của người xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức..........................................................................................42 2.3.3. Trình tự, thủ tục kê khai và xác minh tài sản thu nhập ......................43 2.3.4. Công khai bản kê khai tài sản thu nhập..............................................43 2.4. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức làm sai quy định về công khai minh bạch tài sản, thu nhập ....................................................................46 2.4.1. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức không trung thực trong kê khai, tài sản, thu nhập...................................................................................46 2.4.2. Trách nhiệm pháp lý của những người chỉ đạo việc kê khai và kiểm tra giám sát việc minh bạch tài sản, thu nhập ....................................................48 2.5. Sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã và chính quyền trong việc thực hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức...................................................................................................................49 2.5.1. Vai trò của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội với việc thực hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ............49 2.5.2. Sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan, ban ngành liên quan về việc công khai minh bạch tài sản thu nhập..50 CHƯƠNG 3 .........................................................................................................55 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ...................................................................................55 3.1. Hiệu quả các quy định của pháp luật trong vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập...............................................................................................55 3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức..........................................................58 3.2.1. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ..............................................58 3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ...................62 3.3. Một số đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức ........................................65 KẾT LUẬN ..........................................................................................................71 Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 6 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu LỜI NÓI ĐẦU --- --- 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kể từ khi ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến khi được nâng lên thành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức vẫn luôn là một trong những biện pháp được chú trọng nhằm thực hiện kế hoạch và chiến lược phòng, chống tham nhũng đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ của nhà nước mà cả xã hội đều quan tâm. Tham nhũng đi đôi với sự tụt hậu về kinh tế, mất ổn định về chính trị là căn nguyên của rất nhiều những vấn đề gây ảnh hưởng và đe dọa đến sự phát triển của đất nước và cả một thể chế chính trị. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tham nhũng cao như Somalia, Triều Tiên, Myanmar, Afganixtan thì nền kinh tế luôn xếp vào hạng kém phát triển nhất trên thế giới, song song đó là tình trạng bất ổn chính trị kéo theo cả một xã hội luôn phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men… Đứng trước những khó khăn và thánh thức của việc chống tham nhũng, Chính phủ nước ta đã đề ra nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng cũng như cố gắng xây dựng hoàn chỉnh những quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng sao cho có hiệu quả thiết thực nhất. Việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được xem là một biện pháp thực thi hiệu quả nhất kế hoạch phòng, chống tham nhũng hiện nay. Nhưng mãi cho đến thời gian gần đây khi mà các hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp và tinh vi thì những quy định trước đây có phần bị lỗi thời, không phù hợp với tình hình thực tế nữa đòi hỏi phải có một sự đổi mới trong cách suy nghĩ, tiếp cận vấn đề trên lập trường thực tiễn pháp lý để có những phương thức và biện pháp hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng diễn biến khó lường như hiện nay. Đất nước chúng ta đang trên con đường hiện đại hóa và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ đứng trước những thách thức vô cùng khó khăn, đó là sự hòa nhập quá nhanh vào nền kinh tế thế giới sẽ khiến cho không ít những cán bộ, công chức lãnh Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 7 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu đạo vì hám danh, ham lợi do nền kinh tế thị trường mang lại mà sẵn sàng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc để nhường chỗ cho lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó những thế lực thù địch luôn rình rập và lợi dụng cơ hội để phá hoại nền chính trị xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi. Nếu như không có một cơ chế phòng, chống tham nhũng hợp lý thì hậu quả thật khó lường. Một đất nước muốn phát triển mạnh mẽ thì trước tiên phải có một xã hội ổn định và một nền chính trị vững chắc. Để thực hiện được điều đó thì phải ổn định lòng dân. Cho nên cần thiết phải xây dựng được niềm tin mãnh liệt trong nhân dân vào bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, những chủ thể quản lý nhà nước là những cán bộ, công chức phải trong sạch về đường lối, tư tưởng cách mạng cũng như đạo đức nghề nghiệp để góp phần tạo nên một hệ thống quyền lực nhà nước trong sạch, vững mạnh. Cho nên việc xây dựng biện pháp phòng, chống tham nhũng đi từ cơ sở, cụ thể là công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức sẽ là nền tảng vững chắc để góp phần ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, với vai trò là công dân của nước Việt Nam, là sinh viên ngành luật và thông qua những hiểu biết về vấn đề phòng, chống tham nhũng đang được đẩy mạnh thực hiện trên bình diện cả nước. Xét thấy việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức là một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc phòng ngừa tham nhũng nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo. Vì thế, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức” làm công trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Dù chỉ là một công trình nghiên cứu của sinh viên và còn hạn chế về nhiều mặt nhưng đó là cả tâm huyết mà người viết muốn gửi gắm vào đó với hi vọng việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được quan tâm hơn nữa để góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh góp phần làm trong sạch bộ máy chính trị để giành được những hiệu quả tích cực trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 8 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu 2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài người viết muốn làm rõ những quy định chung của pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức hiện hành và so sánh đối chiếu với các quy định cũ. Qua đó có cái nhìn toàn diện hơn những cái đạt được và không đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế, rồi từ đó đề xuất những phương hướng giải quyết các sai sót khi áp dụng trên thực tiễn. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Về mặt khoa học luật: Góp phần tích lũy thêm những đề xuất bổ sung thêm các quy định pháp lý là phong phú thêm các giải pháp điều chỉnh những vấn đề phát sinh còn tồn đọng khi thực hiện công khai tài sản, thu nhập. Về mặt thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp cụ thể để vận dụng vào thực tiễn sao cho các quy định của luật được áp dụng một cách hiệu quả, tránh được hiện tượng vận dụng một cách máy móc, hình thức. Bên cạnh đó cần bổ sung, sửa đổi những quy định có phần chồng chéo gây khó khăn cho việc thực hiện công khai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này người viết chủ yếu tập trung vào đối tượng là trình tự thủ tục, phương thức tổ chức việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức và các biện pháp khắc phục những bất cập hạn chế của việc thực hiện công khai, minh bạch. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt pháp luật dựa trên cơ sở là những quy định pháp luật hiện hành về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Về mặt thực tiễn người viết dựa trên kết quả theo thống kê của một số địa phương trên cả nước, đồng thời dựa vào các thống kê của các cơ quan Thanh tra các tỉnh, các ý kiến phản ánh trên thực tế để làm nền tảng nghiên cứu đề tài này. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài người viết sử dụng vài phương pháp phục vụ quá trình nghiên cứu gồm những phương pháp nghiên cứu sau: Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 9 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp người viết sử dụng xuyên suốt trong đề tài nhằm để phân tích các quy định pháp luật được vận dụng như thế nào trong thực tiễn để tìm ra những sai sót, kẻ hở mà luật chưa dự liệu tới những vấn đề phát sinh. Phương pháp so sánh: Người viết sử dụng phương pháp này nhằm so sánh làm rõ những quy định có liên quan với nhau về việc điều chỉnh cùng một vấn đề gắn với mỗi giai đoạn thì giá trị của quy định đó sẽ như thế nào? Có phù hợp với tình hình hiện tại hay không? lấy đó là cơ sở để sửa đổi, bổ sung cho hoàn chỉnh. Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp liệt kê, dẫn chứng, tổng hợp, diễn giải và phương pháp hoàn thành tốt luận văn ngành luật. 5. Bố cục đề tài: Đề tài được chia thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cán bộ, công chức và tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch. Ở chương này người viết chủ yếu tập trung làm rõ chủ thể của việc công khai minh bạch tài sản là cán bộ, công chức và khái quát chung về những thuận lợi, khó khăn, ý nghĩa của việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức hiện nay như thế nào. Chương 2: Những quy định của Pháp luật Việt Nam về công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức. Trong chương này người viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về việc kê khai, xác minh và công khai tài sản thu nhập của cán bộ công chức. Bên cạnh đó là hình thức chế tài và quyền nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Chương 3: Thực tiễn vấn đề quản lý về công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công chức và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật. Trong chương cuối này người viết chủ yếu tập trung phân tích những mặt đạt được và không đạt được của việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Đồng thời người viết cũng có những đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu về công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, nhưng đây là một vấn đề còn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 10 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu quá ít các nghiên cứu đầy đủ và do hạn chế về khả năng và thời gian, chắc chắn đề tài không thể không tránh khỏi những sơ suất. Người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai,minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức GVHD: TS. Phan Trung Hiền - 11 - SVTH: Huỳnh Phước Hậu CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ TÀI SẢN, THU NHẬP CẦN PHẢI CÔNG KHAI, MINH BẠCH 1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức 1.1.1. Cán bộ 1.1.1.1 Khái niệm Ở Việt Nam chúng ta trong một thời gian dài thì Nhà nước ta chưa thống nhất được các khái niệm: “cán bộ”, “công chức”. Gắn với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định thì các khái niệm này cũng thay đổi dẫn đến việc sử dụng các khái niệm trên không được thống nhất về mặt ngữ nghĩa. Theo từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất
Tài liệu liên quan