Lịch sử phát triển của ngành vận tải gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và là ngành sản xuất đặc biệt. Nhờ có vận tải, con người đã chinh phục được không gian và tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt, nó có mối quan hệ mật thiết với các ngàng kinh tế khác và đó là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy việc nâng cao quy mô hoạt động của ngành vận tải là cần thiết.
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay thì ở các Cảng nói riêng và các đầu mối giao thông vận tải nói chung việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác cơ giới hóa xếp dỡ là rất quan trọng và cần thiết vì nó có thể nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ sức lao động. Bất cứ hoạt động nào muốn có hiệu quả và có thể tồn tại lâu dài trên thương trường thì phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý còn đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị, máy móc vận chuyển và xếp dỡ tốt.
Để đáp ứng được yêu cầu đó Khoa Cơ Khí, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho các sinh viên trong khoa những kiến thức cơ bản về trang thiết bị máy xếp dỡ và vận tải, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các công tác xếp dỡ và bố trí các trang thiết bị xếp dỡ.
Là một sinh viên của khoa, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức cơ giới hóa xếp dỡ và kiến thức về máy vận chuyển để trở thành một kỹ sư. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa đã dẫn dắt em trong suốt gần 5 năm học vừa qua. Cùng với sự dạy bảo của các thầy cô trong khoa, bản thân em cũng không quên sự chỉ bảo tận tình của các chú, các anh trong Cảng Tân Thuận trong thời gian thực tập tại Cảng, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hữu Quảng đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Đây là công trình đầu tiên báo cáo kết quả sau gần 5 năm học tập và với trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô và các anh chị đi trước đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
110 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4280 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình công nghệ xếp dỡ container rỗng trên bãi. tính toán xe nâng container rỗng kiểu khung đứng q = 8t xếp dỡ tại cảng Tân Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ VÀ PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG TÂN THUẬN 5
Chương 1: Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng container tại Cảng Tân Thuận
1.1. Giới thiệu chung Cảng Tân Thuận 5
1.2. Khái niệm về quy trình công nghệ xếp dỡ 8
1.3. Quy trình công nghệ xếp dỡ container tại cảng Tân Thuận 9
1.4. An toàn lao động 14
Chương 2: Phân tích lựa chọn phương án thiết bị xếp dỡ 16
2.1. Tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ tại bãi container rỗng 16
2.2. Lựa chọn các phương án thiết bị xếp dỡ 17
2.3. Giới thiệu chung xe nâng dùng xếp dỡ container rỗng 22
PHẦN 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE NÂNG CONTAINER RỖNG KIỂU KHUNG ĐỨNG 26
Chương 1: Giới thiệu chung các bộ phận của thiết bị công tác xe nâng 26
1.1. Khung chụp container 26
1.1.1. Cơ cấu co – dãn ngáng chụp (20’ – 40’) 27
1.1.2. Cơ cấu xoay khoá gù 27
1.1.3. Cơ cấu dịch khung chụp 27
1.2. Kết cấu thép của máy nâng 28
1.3. Cơ cấu nâng 28
1.4. Cơ cấu nghiêng khung 29
1.5. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực 29
Chương 2: Tính toán các cơ cấu của khung chụp container 34
2.1. Tính toán cơ cấu co – dãn ngáng chụp (20’ – 40’) 34
2.2. Tính toán cơ cấu xoay chốt khoá container (khoá gù) 35
2.3. Tính chọn kết cấu thép ngáng chụp 37
Chương 3: Tính toán cơ cấu nâng khung 43
3.1. Tính lực cản chuyển động nâng 43
3.2. Tính chọn xylanh thuỷ lực nâng 48
3.3. Tính chọn bơm thuỷ lực 48
3.4. Tính toán kiểm tra cụm con lăn 49
3.5. Tính chọn xích nâng và puly xích 52
Chương 4: Tính toán cơ cấu nghiêng khung 53
4.1. Tính ứng lực cần thiết xylanh thuỷ lực nghiêng khung 53
4.2. Tính chọn xylanh thuỷ lực nghiêng khung 55
Chương 5: Tính toán kết cấu thép khung nâng 57
5.1. Tính toán kết cấu thép khung động 57
5.1.1. Sơ đồ tính khung động 57
5.1.2. Tính toán tiết diện cho thanh đứng 59
5.1.3. Tính toán tiết diện cho thanh giằng ngang 65
5.2. Tính toán kết cấu thép khung tĩnh 70
5.2.1. Sơ đồ tính khung tĩnh 71
5.2.2. Tính toán tiết diện cho thanh đứng 73
5.2.3. Tính toán tiết diện cho thanh giằng ngang 79
Chương 6: Tính toán ổn định của xe nâng 84
6.1. Trường hợp 1 84
6.2. Trường hợp 2 87
6.3. Trường hợp 3 88
6.4. Trường hợp 4 91
6.5. Trường hợp 5 92
6.6. Trường hợp 6 92
PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CON LĂN DẪN HƯỚNG KHUNG ĐỘNG 94
Chương 1: Phân tích chi tiết gia công, phương pháp chế tạo phôi 94
1.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết 94
1.2. Dạng phôi 95
1.3. Phương pháp chế tạo phôi 95
1.4. Lượng dư gia công 95
1.5. Bản vẽ lồng phôi 96
Chương 2: Tiến trình gia công các bề mặt chi tiết 97
2.1. Trình tự gia công chi tiết 97
2.2. Tiến trình gia công 98
2.2.1. Nguyên công 1 98
2.2.2. Nguyên công 2 98
2.2.3. Nguyên công 3 99
2.2.4. Nguyên công 4 99
2.2.5. Nguyên công 5 99
2.2.6. Nguyên công 6 100
Chương 3: Tính lượng dư gia công – Tính chế độ cắt 101
3.1. Tính lượng dư gia công 101
3.1.1. Nguyên công 1 101
3.1.2. Nguyên công 2 101
3.1.3. Nguyên công 3 102
3.1.4. Nguyên công 4 102
3.1.5. Nguyên công 5 102
3.1.6. Nguyên công 6 103
3.2. Tính chế độ cắt 103
3.2.1. Nguyên công 1 103
3.2.2. Nguyên công 2 104
3.2.3. Nguyên công 3 105
3.2.4. Nguyên công 4 105
3.2.5. Nguyên công 5 106
3.2.5. Nguyên công 6 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử phát triển của ngành vận tải gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và là ngành sản xuất đặc biệt. Nhờ có vận tải, con người đã chinh phục được không gian và tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt, nó có mối quan hệ mật thiết với các ngàng kinh tế khác và đó là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy việc nâng cao quy mô hoạt động của ngành vận tải là cần thiết.
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay thì ở các Cảng nói riêng và các đầu mối giao thông vận tải nói chung việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác cơ giới hóa xếp dỡ là rất quan trọng và cần thiết vì nó có thể nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ sức lao động. Bất cứ hoạt động nào muốn có hiệu quả và có thể tồn tại lâu dài trên thương trường thì phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý còn đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị, máy móc vận chuyển và xếp dỡ tốt.
Để đáp ứng được yêu cầu đó Khoa Cơ Khí, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho các sinh viên trong khoa những kiến thức cơ bản về trang thiết bị máy xếp dỡ và vận tải, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các công tác xếp dỡ và bố trí các trang thiết bị xếp dỡ.
Là một sinh viên của khoa, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức cơ giới hóa xếp dỡ và kiến thức về máy vận chuyển để trở thành một kỹ sư. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa đã dẫn dắt em trong suốt gần 5 năm học vừa qua. Cùng với sự dạy bảo của các thầy cô trong khoa, bản thân em cũng không quên sự chỉ bảo tận tình của các chú, các anh trong Cảng Tân Thuận trong thời gian thực tập tại Cảng, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hữu Quảng đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Đây là công trình đầu tiên báo cáo kết quả sau gần 5 năm học tập và với trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô và các anh chị đi trước đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ VÀ PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG TÂN THUẬN
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG TÂN THUẬN
1.1. Giới thiệu chung Cảng Tân Thuận:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển công ty xếp dỡ Tân Thuận gắn liền với sự hình thành và phát triển của cảng Sài Gòn. Công ty xếp dỡ Tân Thuận được thành lập vào ngày 26 - 3 - 1986 và hiện nay là một trong các đơn vị trực thuộc cảng Sài Gòn.
Cảng Sài Gòn là một trong những cảng chính của Việt Nam, nằm trên ngã ba sông Sài Gòn và sông Bến Nghé ở vị trí 10050’vĩ tuyến Bắc 106045’ kinh tuyến Đông cách cửa biển Vũng Tàu 46 hải lý. Tàu có thể ra vào cảng cả ngày và đêm. Luồng tàu vào khoảng 85 km, mớn nước cao nhất 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 32.000 DWT với giới hạn chiều dài tàu 230 m và mớn nước từ 9 – 12 m ra vào an toàn thuận lợi.
Cảng Sài Gòn nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – cửa ngõ của vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Nam Trung bộ, là thành phố phát triển so với các tỉnh thành còn lại trong cả nước - nên cảng Sài Gòn có vị trí rất thuận lợi trong việc phục vụ hàng xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng nội địa.
1.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cảng Tân Thuận:
Công ty xếp dỡ Tân Thuận có diện tích trên 140.000 m2 với chiều dài trên 1 km và chiều rộng 200 m. Trên nền diện tích đó các cơ sở vật chất kỹ thuật được bố trí để hình thành nên một bến cảng giúp công ty thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm: cầu bến, kho, bãi, phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ, nhà xưởng, văn phòng, hệ thống giao thông, thông tin phục vụ sản xuất …
* Hệ thống cầu tàu:
Hệ thống cầu tàu của cảng có tổng chiều dài 713 m gồm 4 cầu tàu được đánh số K12, K12A , K12B , K12C. Đây là loại cầu tàu thẳng đứng được xây dựng vĩnh cửu, phục vụ cho tất cả các loại tàu – tàu container, tàu hàng rời, tàu Ro-Ro, tàu hàng bách hóa …
Cầu tàu
Chiều dài (m)
Độ sâu
(m)
Phục vụ cho loại tàu
K12
188
-11
Hàng container, hàng rời, hàng bao
K12A
132
-9,6
Hàng container, hàng rời, hàng bao, tàu Ro-Ro
K12B
204
-11
Hàng container, hàng rời, hàng bao
K12C
189
-11
Hàng container, hàng rời, hàng bách hóa, tàu Ro-Ro
* Hệ thống kho bãi:
Công ty có 4 kho với tổng diện tích 13160m2, sức chứa trung bình 2T/m2. Trong 4 kho có 1 kho CFS phục vụ cho hàng container nhiều chủ.
Cụ thể:
Kho số
Diện tích ( m2 )
Sức tải ( T / m2 )
Loại hàng lưu chứa
1
2.800
2
Bách hóa
2
2.800
2
Bách hóa
4
5.400
2
Kho CFS
5
2.160
2
Bách hóa
Bãi chứa hàng gồm 4 bãi được xây dựng chắc chắn với tổng diện tích khai thác là 81.600 m2 chịu được tải trọng đến 10 T/ m2
Bãi
Diện tích ( m2 )
Loại hàng lưu
C1
22.000
container
C2
21.600
container
C3
22.000
container
C4
16.000
container
* Trang thiết bị xếp dỡ:
Một trong những yếu tố để đánh giá năng lực của một cảng chính là các thiết bị cơ giới phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. Ở cảng Tân Thuận các trang thiết bị sau đây đảm bảo cho tác nghiệp chính của cảng luôn được hoàn thành
Danh mục
Số lượng
Sức nâng , đặc tính
Cẩu bờ di động bánh lốp
(Harbour mobile crane)
3
Sức nâng 80T – 104T, tốc độ làm hàng có thể đến 30 (container/giờ)
Cầu chuyển tải (Gantry)
2
Sức nâng 45T phục vụ nâng container ở cầu cảng
Xe nâng chụp trên
(Reach stacker)
5
Sức nâng 45T phục vụ hàng container trong bãi
Xe nâng (forklift truck)
16
Sức nâng 2,5 đến 30 T phục vụ hàng container trong bãi
Xe nâng Container rỗng
2
Sức nâng 8T phục vụ bốc xếp container rỗng trong bãi
Cẩu khung di động
bánh lốp (RTG)
3
Sức nâng 45T phục vụ hàng container trong bãi
Đầu kéo
7
Sức kéo đến 60 T phục vụ vận chuyển container trong bãi
Xe cuốc, ủi
9
Phục vụ cho hàng rời ở hầm tàu
* Đặc điểm tàu container ra vào cảng:
Phục vụ cho quá trình container hóa đang diễn ra mạnh mẽ, loại tàu để chở container ngày nay cũng trở nên đa dạng để cho quá trình chuyên chở đạt hiệu quả kinh tế nhất nên số lượng và kích thước tàu container cũng không ngừng tăng hằng năm.
Hiện nay trên thế giới tàu chở container gồm các dạng sau:
Tàu chuyên dùng chở container. Gồm các thế hệ sau:
Tàu thế hệ 1: chở đến 1.000 TEU
Tàu thế hệ 2: chở từ 1.000 TEU đến 1.500 TEU
Tàu thế hệ 3: chở từ 1.500 TEU đến 3.000 TEU
Tàu thế hệ 4: chở từ 3.000 đến 4.000 TEU
Tàu thế hệ 5: chở trên 4.000 TEU
Tàu container chuyên dùng thường có đặc điểm cơ bản sau:
Tàu thế hệ 1 và 2 thường có cẩu tàu với sức nâng khoảng 30 – 35 tấn còn các tàu container lớn không trang bị cẩu tàu.
Miệng hầm mở rộng và trong hầm có các khung dẫn hướng nằm thẳng đứng để xếp container. Trên boong cũng được thiết kế để chở container với những cơ cấu để chằng buộc container an toàn và nhanh chóng.
Tàu bán container: sức chở từ 100 đến 500 TEU, được trang bị cẩu tàu.
Tàu Ro-Ro
Các loại tàu bách hóa hay tàu hàng rời được thiết kế để chở container hay được hoán cải để chở container.
Sà lan
Tuyến vận tải container đến các cảng biển Việt Nam hiện nay là tuyến feeder với nhiệm vụ gom hàng đến các cảng trung chuyển lớn như Singapore, Hong Kong… và ngược lại. Cho nên tàu container vào cảng Tân Thuận hiện nay thường là các tàu thế hệ thứ I, tàu bán container và các tàu bách hoá & container hay các tàu vận chuyển nội địa của hãng tàu VNL
Năm
Tổng số tàu cập cảng
Khối lượng hàng thông qua
Tổng số tấn thông qua
( T/ năm )
Hàng container
Các loại hàng khác
TEU
Tấn
Tấn
1999
418
98.529
1.083.929
1.532.643
2.616.572
2000
466
119.503
1.314.533
1.881.519
3.196.052
1.2 Khái niệm về qui trình công nghệ xếp dỡ
Qui trình về công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình sản xuất chính của cảng là quá trình mà nhân viên cảng thực hiện một phương án xếp dỡ nhất định tạo nên sản lượng xếp dỡ. Phương án xếp dỡ là quá trình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, từ phương tiện vận tải qua kho, bãi và ngược lại hay từ kho bãi này sang kho bãi khác kể cả việc vận chuyển hàng hóa trong phạm vi một kho bãi theo kế hoạch đã vạch sẵn.
Qui trình công nghệ xếp dỡ do cảng xây dựng theo từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi qui trình công nghệ xếp dỡ dựa trên sự thay đổi của các cơ sở xây dựng nên nó.
Cơ sở để xây dựng một qui trình công nghệ xếp dỡ gồm các yếu tố sau:
Loại hàng đến cảng: hàng theo nhóm, theo tiêu chuẩn ISO; hàng được phân chia theo tính chất xếp dỡ, yêu cầu sử dụng công cụ, thiết bị, thao tác xếp dỡ, năng suất…
Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có ở cảng như khu nước; cầu tàu; kho bãi; thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, hệ thống giao thông…
Phương án xếp dỡ.
Nguyên tắc xây dựng qui trình công nghệ xếp dỡ
Nguyên tắc phân chia các bước công việc: mỗi phương án xếp dỡ có thể được phân chia ra nhiều bước công việc, nhiều công đoạn với nhiệm vụ và công dụng nhất định. Trong các bước công việc lại bao gồm các thao tác, trong thao tác có các động tác.
Nguyên tắc định mức lao động: định mức năng suất, nhân lực, phương tiện, thiết bị… trên cơ sở hao phí lao động và đảm bảo tính đồng bộ cho cả dây chuyền công nghệ xếp dỡ.
Kết cấu chung của một qui trình công nghệ xếp dỡ:
Bố trí sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ cho phương án xếp dỡ.
Bố trí phương tiện, nhân lực và định mức năng suất.
Công cụ mang hàng.
Sơ đồ mang hàng.
Hướng dẫn thực hiện trình tự các thao tác kỹ thuật chủ yếu.
Đưa ra những qui định chung và riêng về an toàn.
1.3 Quy trình xếp dỡ container tại Cảng Tân Thuận:
Bất cứ loại hàng gì sau khi đã xếp vào container thì đối với công tác xếp dỡ ở cảng chỉ là 1 đơn vị hàng hóa. Container là loại bao bì được tiêu chuẩn hóa nên kích thước trọng lượng vật liệu chế tạo ta đều được biết chính xác.
1.3.1 Phương án khai thác (phương án xếp dỡ)
Xếp dỡ hàng container ở cảng hiện nay chưa có bến chuyên dùng và bãi xếp hàng liền bến nên hiện nay ở cảng khai thác hàng container theo các phương án xếp dỡ sau: (trong đồ án này chỉ nghiên cứu các phương án giải phóng tàu theo 2 chiều nhập và xuất nên thực hiện ngược lại trình tự của các phương án này chính là các phương án xếp dỡ cho hàng xuất).
Hình 1.1: Quy trình xếp dỡ tại cầu cảng
1: Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.
2: Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/hạ bãi.
3: Tàu – cẩu bờ – đầu kéo – xe nâng/hạ bãi.
4: Tàu – cẩu bờ – xe nâng / hạ bãi.
5: Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng)
6: Tàu – cẩu bờ – xe tải chủ hàng.
1.3.2 Định mức thiết bị, phương tiện cho các phương án xếp dỡ:
Phương án
Cẩu tàu
Cẩu bờ
Xe nâng
Xe nâng chụp trên
Đầu kéo
1
1
( 2 )
2
2
1
( 2 )
1
2
3
1
( 2 )
2
4
1
( 2 )
1
3
5
1
3
6
1
3
1.3.3 Định mức nhân công:
* Công nhân cơ giới:
Đối với các loại phương tiện đã nêu trên: cẩu tàu, cẩu bờ, xe nâng, đầu kéo… chỉ cần một người điều khiển nên số nhân công tỉ lệ với số phương tiện.
* Công nhân thủ công:
Trong một máng xếp dỡ sẽ có các thành phần làm việc: bộ phận hầm tàu, bộ phận cầu tàu, bộ phận tín hiệu, bộ phận chằng buộc. Trên cơ sở phân tích các bước công việc, các thao tác, các động tác, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, số công nhân trong máng được bố trí như sau:
Bộ phận hầm tàu : 02 người
Bộ phận cầu tàu : 02 người (nếu thực hiện phương án 3, 4 với công cụ mang hàng là khung chụp tự động thì số nhân công này không cần).
Bộ phận tín hiệu : 01 người.
1.3.4 Xác định các bước công việc:
Theo vị trí thực hiện của các phương án xếp dỡ đã nêu nhìn chung có 3 bước công việc cần phải làm để hoàn thành một phương án xếp dỡ:
Bước công việc cầu tàu.
Bước công việc di chuyển giữa cầu tàu và bãi.
Bước công việc trong bãi.
Trong từng bước công việc lại có các thao tác và các động tác chi tiết để đảm bảo thời gian xếp dỡ là ngắn nhất.
Bước công việc cầu tàu gồm: các thao tác cẩu container từ tàu lên bến; phụ cẩu trên tàu, trên bến.
Bước công việc di chuyển gồm: thao tác vận chuyển container có hàng hoặc rỗng từ bến vào bãi.
Bước công việc trong bãi gồm: thao tác nâng/hạ container di dời, đảo chuyển, thao tác đóng/rút ruột container ở kho CFS.
1.3.5 Công cụ mang hàng:
Bao gồm các loại:
a. Ngáng chụp container:
- Loại 20’với kích thước : 6,09m x 2,438m
Tải trọng cho phép : 24 T
Tự trọng : w = 2 T
- Loại 40’ với kích thước : 12,19m x 2,438m
Tải trọng cho phép : 38 T.
Tự trọng : w = 3 T
- Số lượng: Mỗi máng 01 ngáng 20’ và 01 ngáng 40’.
b. Bộ móc:
- Mỗi bộ gồm 4 dây cáp.
Tải trọng cho phép mỗi sợi cáp: 10T (loại 40’), 7,5T (loại 20’)
Tải trọng tổng cộng cho phép 1 bộ móc 40T (loại 40’), 30T (loại 20’)
Cáp phụ: Có các loại dài 2 m và 3 m; loại có gắn gù phụ và loại có khoen dây.
c. Maní
d. Thang cây, thang nhôm: Dài từ 3m đến 4m.
Nếu sử dụng móc cáp làm hàng: dùng 2 thang (1 ở trên tàu và 1 ở cầu tàu)
Nếu sử dụng ngáng làm hàng dùng 1 thang để trên cầu tàu (khi làm hàng nhập) hoặc trên tàu (nếu làm hàng xuất).
e. Dây mồi, móc đáp
Dài 1,5 – 2 m đối với móc đáp; dài 2 - 3 m đối với dây mồi.
Nếu dùng ngáng làm hàng: sử dụng móc đáp trên cầu và cầu tàu.
Nếu dùng cáp: sử dụng một móc đáp ở trên cầu tàu (khi làm hàng nhập hoặc trên tàu khi làm hàng xuất).
Các loại ngáng chụp, càng nâng gắn với các thiết bị nâng hạ trên bãi:
Qui cách các loại dụng cụ trên đều phải theo tiêu chuẩn và được kiểm duyệt bởi cơ quan đăng kiểm và thanh tra kỹ thuật.
Số lượng công cụ từng loại phụ thuộc vào kế hoạch xếp dỡ, số máng làm việc và yêu cầu trong quá trình sản xuất, đồng thời phải có dụng cụ dự trữ.
1.3.6 Cách thức mang hàng:
Đối với container có hàng:
Thiết bị tiền phương: Phải dùng ngáng chuyên dụng.
Thiết bị hậu phương: Dùng xe chụp (Reach Stacker) hoặc xe nâng (Forklift Truck).
Đối với việc làm bằng xe xúc (Forklift) có qui định riêng.
Đối với container rỗng:
Dùng xe nâng (Forklift).
Dùng ngáng chuyên dụng,
Dùng móc cáp
Qui định khi dùng Forklift:
Các container sau đây không được dùng phương pháp mang hàng bằng “Forklift” (bằng càng nâng).
Container 40’các loại (kể cả có hàng và rỗng).
Container 20’: Chiều cao nhỏ hơn 8 feet hoặc thuộc loại có mã kiểu 70 – 79; 80 - 89 (kể cả có hàng hoặc rỗng).
Ngoài ra còn cách mang hàng đối với những container quá khổ hoặc container loại khác mà không sử dụng bằng ngáng được: Đó là cách sử dụng cáp phụ.
1.3.7 Diễn tả qui trình:
a. Phương án 1, 3, 5, 6
Tại tàu: gồm các thao tác sau:
Trước khi làm hàng công nhân tiến hành tháo chằng buộc.
Khi cần cẩu hạ công cụ mang hàng (bộ ngáng chụp container) chỉ cách container khoảng 0,5m thì công nhân dùng móc đáp điều khiển cho các khoá của ngáng ăn khớp vào các góc lắp ghép trên của container.
Đóng khóa cố định vào container.
Công nhân vào vị trí an toàn và cần trục nâng mã hàng lên. Nếu làm hàng bằng móc cáp thì thao tác thứ hai, ba sẽ là:
Khi cần cẩu hạ bộ móc cáp nằm trên mái container, hai công nhân sẽ đưa 4 móc vào 4 góc lắp ghép của container sao cho đầu móc câu hướng ra ngoài.
Tại cầu tàu:
Theo phương án 5, 6
Xe đầu kéo được đưa đến vị trí xếp hàng.
Cần trục hạ hàng xuống rơ-moóc của xe.
Khi container ở độ cao cách sàn xe khoảng 0,5m, hai công nhân dùng moóc đáp điều chỉnh đưa container nằm vào đúng vị trí trên rơ-moóc.
Tháo khoá của ngáng chụp (còn đối với những ngáng tự động đóng mở thì không phải thực hiện thao tác này).
Cần trục nâng ngáng ra khỏi container.
Đầu kéo nhận đủ container sẽ di chuyển rời khỏi cảng rề kho của chủ hàng.
Nếu làm hàng bằng bộ móc cáp thì thao tác 4, 5 tại cầu tàu sẽ là:
Khi container nằm cố định trên rơ-moóc, công nhân sẽ tháo móc cáp ra khỏi các góc lắp ghép của container cần trục sẽ nâng bộ cáp khỏi container.
Theo phương án 1, 3
Cần trục hạ container xuống cầu tàu, xe nâng chờ ở vị trí bên ngoài khu vực đặt mã hàng, công nhân móc đáp điều chỉnh cho container nằm trên mặt cầu tàu.
Khi container nằm ổn định trên cầu tàu, khóa gù của ngáng chụp được mở ra (nếu dùng ngáng tự động thì không có thao tác này)
Cần trục nâng ngáng chụp lên quay về phía hầm hàng để cẩu mã hàng tiếp theo.
Xe nâng làm nhiệm vụ nâng container và di chuyển vào bãi.
Tại bãi:
Đến đúng vị trí lưu bãi cho mã hàng này, xe nâng sẽ hạ mã hàng xuống và quay trở lại cầu tàu cho mã hàng tiếp theo.
b. Phương án 2, 4
Tại tàu: như phương án 1, 3, 5, 6
Tại cầu tàu: như phương án 5, 6 nhưng đầu kéo sẽ vận chuyển mã hàng vào bãi xếp hàng.
Tại bãi: như phương án 1, 3
1.3.8 Nhận xét về các phương án xếp dỡ cho qui trình công nghệ xếp dỡ container của cảng
a. Phương án 1
Ưu điểm
Thiết bị tiền phương là cẩu tàu nên cẩu bờ của cảng có thể được dùng để là