Luận văn Quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf – thực trạng và giải pháp

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Việt Nam gia nhập WTO sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng thị phần quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó khó khăn thách thức cũng không nhỏ muốn đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đã góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường. Marketing đã được các doanh nghiệp xem như là công cụ để chiến thắng trong cạnh tranh. Hoạt động quan hệ công chúng( Public Relations – PR) mà trong đó tổ chức sự kiện là một nhân tố quan trọng của hoạt động truyền thông và là một biến số trong các biến số của Marketing – Mix: sản phẩm , gái cả, xúc tiến hỗn hợp và kênh phân phối mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng nhằm truyên tải thông điệp và định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng mục tiêu

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 6701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC Danh mục sơ đồ bảng biểu Biểu đồ cơ cấu sử dụng các dịch vụ Marketing Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Biểu đồ cơ cấu lao động các phòng ban trong công ty Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2006, 2007, 2008. Biểu đồ doanh thu qua các năm 2006, 2007, 2008 Sơ đồ mô tả quy trình tổ chức sự kiện Sơ đồ hình cây của tổ chức sự kiện tại công ty Bảng dự toán ngân sách tổ chức sự kiện:” lễ đón dòng dầu đầu tiên ngày 05/08/2008 “ Bảng kế hoạch tổ chức hội thảo:” xây dựng tài chính_ khai trương trụ sở Techcombank Hồ Chí Minh 6 Nguyến Minh Khai, Q1” Sơ đồ các phương pháp chuẩn bị tổ chức sự kiện Sơ đồ bố trí nhân lực trong tổ chức sự kiện Bảng danh sách khách mời và thư mời:”tổ chức hội nghị khách hàng tại Techcombank” Hình ảnh thời trang doanh nhân 2008 Hình ảnh giải thưởng người mẫu Việt Nam 2008 Hình ảnh Gala Wedding 2008 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Việt Nam gia nhập WTO sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng thị phần quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó khó khăn thách thức cũng không nhỏ muốn đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đã góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường. Marketing đã được các doanh nghiệp xem như là công cụ để chiến thắng trong cạnh tranh. Hoạt động quan hệ công chúng( Public Relations – PR) mà trong đó tổ chức sự kiện là một nhân tố quan trọng của hoạt động truyền thông và là một biến số trong các biến số của Marketing – Mix: sản phẩm , gái cả, xúc tiến hỗn hợp và kênh phân phối mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng nhằm truyên tải thông điệp và định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực, tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn, thách thức, việc duy trì, giữ vững vị thế trên thị trường là một trong những vấn đề trọng tâm đối với các doanh nghiệp. Vì thế, các hoạt động Marketing càng được các doanh nghiệp chú trọng hơn, đặc biệt là hoạt động truyền thông, mà trong đó hoạt động tổ chức sự kiện là một trong những lĩnh vực cực kỳ quan trọng của truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tổ chức sự kiện, công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf đã ngay càng phát triển lĩnh vực hoạt động tổ chức sự kiện của mình để chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng canh tranh trên thị trường. Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf, với vốn kiến thức về chuyên môn của mình, thấy được năng lực kinh doanh và thực trạng tổ chức sự kiện của công ty em đã chọn đề tài: “ Quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf – thực trạng và giải pháp” Mục đích nghiên cứu: phân tích, đánh giá thực trạng quy trình tổ chức sự kiện, từ đó nêu những ưu điểm và nhược điểm của nó; dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức sự kiện đã học tập và nghiên cứu và qua thực tiến thực tập tại công ty từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện của công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf. Kết cấu nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1 : Khái quát thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam Chương 2 : Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và sự kiện Taf Chương 3 : Một số giải pháp, đề xuất cho hoạt động tổ chức sự kiện tại công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf Vì điều kiện và trình độ, khả năng hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Em chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quí báu của thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Quang Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Taf đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ! KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI VIỆT NAM Quy mô và đặc điểm của cung Ở Việt Nam có khoảng trên 169 doanh nghiêp, tổ chức cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhỏ, lẻ không chuyên khác. Con số này mới chỉ chiếm khoảng 8.3% trong tổng số các công ty về truyền thông và quảng cáo( theo trang vàng Việt Nam ngày 25/04/2009). Và điều đặc biệt là chưa có một công ty nào độc lập trên toàn bộ quá trình tổ chức, mà chỉ là những khâu riêng lẻ của một sự kiện tổng thể. Hơn thế nữa, các công ty tổ chức sự kiện của người Việt chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các công ty sự kiện tại Việt Nam, và hầu như chỉ tổ chức các sự kiện nhỏ như: cưới hỏi, ca nhạc, thời trang, hội nghị…Các sự kiện tầm lớn vẫn thường xuyên do các công ty nước ngoài tổ chức. Quy mô và đặc điểm của cầu Thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Việt Nam có gần 90 triệu dân, 64 tỉnh thành phố, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, vì vậy nhu cầu tổ chức sự kiện rất đa dạng. Theo ước tính ban đầu của tổ chức nghiên cứu thị trường FTA market research hàng năm tại Việt Nam có hàng nghìn sự kiện được diễn ra nhưng sự tiêu dùng của dịch vụ tổ chức sự kiện thì lại ít hơn so với quảng cáo theo mô hình nghiên cứu về thị trường dịch vụ marketing 2006. Biểu đồ 1.1: Cơ cấu sử dụng các dịch vụ Marketing. 0 20 40 60 80 100 Quảng cáo Nghiên Cứu thị Trường Tổ chức Sự kiện Quan hệ công chúng Khuyến mãi Tu vấn % ( Số liệu của FTA- market reseach) Qua biểu đồ ta nhận thấy, giống như các kỳ nghiên cứu trước đây cơ cấu sử dụng các dịch vụ không có gì thay đổi đáng kể. Trong biểu đồ tỉ lệ tiêu dùng dịch vụ trong 12 tháng năm 2006 thì quảng cáo vẫn dẫn đầu với tỉ lệ sử dụng là 92%, tỉ lệ sử dụng nghiên cứu thị trường là 86%, tỉ lệ sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện là 60%.Con số 60% thể hiện một thực trạng là dịch vụ nghiên cứu thị trường đang có xu hướng phát triển đây là một ngành có triển vọng trong tương lai bởi vì các công ty và các tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của sự kiện ảnh hưởng tới hình ảnh và thương hiệu của công ty.So với con số 92% tỉ lệ tiêu dùng quảng cáo- một ngành dịch vụ đã phát triển tại Việt Nam trong vòng 12 năm trở lại đây thì tổ chức sự kiện là dịch vụ mới phát triển có mấy năm trở lại đây thì tỉ lệ tiêu dùng đã phản ánh một thực tế là tổ chức sự kiện đã mang lại một sự hấp dẫn không chỉ là sự sáng tạo mà còn là một lợi nhuận, điều đó còn thể hiện rằng là tổ chức sự kiện còn là một ngành mà thu hút sự của các dịch vụ bao quanh vì tổ chức sự kiện còn phải là sự kết hợp tiêu dùng dịch vụ khác nữa do đó nó đóng góp thu nhập không chỉ cho công ty tổ chức sự kiện mà còn đem lại thu nhập cho các dịch vụ khác nữa. Trung bình hàng năm các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD vào tổ chức sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu trưng bày sản phẩm (Nguồn số liệu của FTA- market reseach) Điều này thể hiện mặc dù sự tiêu dùng của tổ chức sự kiện là rất ít chỉ chiếm đến 60% so với con số 92% của quảng cáo nhưng số tiền bỏ ra lại không thua kém với quảng cáo điều này chứng tỏ là tổ chức sự kiện được các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều từ các tổ chức dịch vụ tổ chức sự kiện và các dịch vụ cần cho tổ chức sự kiện. Giá trị của thị trường tổ chức sự kiện bao gồm một chuỗi các dịch vụ nối tiếp nhau tạo thành một sự kiện hoàn chỉnh, vì vậy doanh thu của hoạt động tổ chức sự kiện là bao gồm doanh thu của chuỗi giá trị đó. Nhu cầu của tổ chức sự kiện: Những năm trước khi mà kinh tế chưa mở cửa thì các sự kiện ở Việt Nam được biết đến như hoạt động nội bộ của các tổ chức xí nghiệp, các cơ quan này tự tổ chức và chưa có khái niệm thế nào là tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tổ chức tự đứng ra tổ chức cho bản thân hoặc đơn vị mình mà không có sự tính toán tỉ mỉ về chi phí bỏ ra cũng như hoạch định xem chi phí bỏ ra như vậy có phù hợp hay không và hoàn toàn không có khái niệm là thuê một tổ chức chuyên nghiệp về tổ chức sự kiện bởi vì thời điểm hiện tại chưa có dịch vụ này. Vì vậy, tính chất tổ chức sự kiện chỉ là tự phát trừ một số trường hợp các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia là những sự kiện được chuẩn bị chu đáo. Do sự tự chuẩn bị, nên các hoạt động của sự kiện đều do mọi người trong tổ chức đảm nhiệm, nên tính chuyên nghiệp không cao và sự thành công đã giảm rất nhiều, và sức sáng tạo cũng không được hoàn thiện, sau khi kết thúc sự kiện thì coi như là sự kiện đã xong, mọi người giải tán mà không có một sự điều tra về phản ứng của tham dự, vì vậy không biết chính xác được sự kiện tổ chức ra có thành công không, có hiệu quả không, có lãng phí so với kinh tế không. Và trong lúc kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn thì việc tổ chức một sự kiện có dự trù ngân sách lớn là việc rất khó thực hiện được. Nhưng mấy năm trở lại đây, nhịp sống kinh tế đã có nhiều thay đổi, các dịch vụ phát triển nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nâng cao hình ảnh cho các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay thì việc thiết lập các mối quan hệ với người tiêu dùng và công chúng rất quan trọng. Các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ đã ý thức các công cụ truyền thông với doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện chỉ là một ngành dịch vụ mới mẻ nhưng mà thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động trong ngành dịch vụ này, ngoài các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài, hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nhà nước thậm chí cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm đến tổ chức sự kiện là một ngành lợi nhuận cao. Như chúng ta biết tổ chức sự kiện rất đa dạng phong phú. Từ những sự kiện bất khả kháng như ma chay, cưới hỏi hoặc những sự kiện nhỏ nhặt như họp nội bộ công ty, họp đại hội đồng cổ đông…cho đến những sự kiện như lớn như các sự kiện tầm cỡ quốc gia, quốc tế ví dụ như ASEM, APEC, các hội nghị, hội thảo giữa các nước với nhau…đều muốn tổ chức thành công và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tham dự, do sức ảnh hưởng của sự kiện với người tham dự không chỉ trong sự kiện mà sau sự kiện, nó thúc đẩy những vấn đề quan hệ khác khi mà sự kiện đã kết thúc vì vậy tính cơ hội của tổ chức sự kiện không chỉ tính trên mặt lý thuyết vật chất, mà còn đem lại những cơ hội vô hình cho tổ chức như tổ chức một cuộc họp hội nghị khách hàng đem lại không chỉ thoả mãn nhu cầu gặp mặt của khách hàng, cảm ơn sự ủng hộ của khách hàng đối với công ty mà còn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng khuyến khích họ ủng hộ các sản phẩm công ty khi công ty tung ra các chiến lược sản phẩm mới…Vì những tác động mà tổ chức sự kiện mang lại nên nhu cầu của tổ chức sự kiện càng ngày càng tăng, do nhu cầu của tổ chức sự kiện tăng mà hoạt động cung ứng của thị trường tổ chức sự kiện cũng diễn ra sôi động hơn.Theo ước tính ban đầu thì trường PR/ tổ chức sự kiện tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 30%/ năm với hơn 20 công ty chuyên nghiệp và hơn 200 công ty quảng cáo cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện. Nhưng, nhìn nhận một cách tổng thể khách quan thì 30% không phải là nhiều đối với một thị trường còn nhiều sự hấp dẫn như Việt Nam, không phải là nhiều đối với hàng nghìn công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang tồn tại và kinh doanh. Một câu hỏi được đặt ra là trong số 30% các công ty tổ chức sự kiện mới tham gia vào thị trường tổ chức sự kiện thì có bao nhiêu công ty đủ sức cạnh tranh và hoạt động một cách chuyên nghiệp, với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về tổ chức sự kiện thì việc tăng số lượng nhưng chưa tăng chất lượng làm cho các công ty tổ chức sự kiện Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với các công ty tổ chức sự kiện nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt với những sáng tạo mới mẻ và có hiệu quả hơn. Đây là một bài toán được đặt ra không chỉ với người quản lý mà còn với bản thân các công ty tổ chức sự kiện trong nước, trước những thuận lợi về kinh tế thì việc tăng quy mô các công ty có làm cho dịch vụ trong nước đáp ứng được nhu cầu đề ra hay không hay chỉ làm rối trí thêm sự quản lý. Cầu của thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, việc tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thậm chí cả một quốc gia. Cùng với các công cụ khác của xúc tiến hỗn hợp, tổ chức sự kiện cũng nhằm mục đích cụ thể nào đó của chủ thể sự kiện, từ đó phát sinh nhu cầu tổ chức một hoặc một vài sự kiện. Sự kiện là nơi không chỉ diễn ra các công việc đàm phán, kinh doanh mà còn là nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đơn vị tổ chức sự kiện với đông đảo khách mời và công chúng, vì vậy mỗi sự kiện xảy ra được dự tính xảy ra là nhu cầu về tổ chức sự kiện xảy ra. Ở Việt Nam hàng năm có hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ diễn ra theo mùa, theo tập tục văn hoá, theo thời gian, theo không gian từng vùng miền. Nghiên cứu nhu cầu tổ chức sự kiện Việt Nam để chọn thời điểm tổ chức sự kiện cho tốt nhất, gây chú ý nhất đồng thời tránh được sự trùng lặp sự kiện và thể hiện sự sáng tạo trong tổ chức, làm cho sự kiện nổi bật sáng tạo thu hút được sự quan tâm chú ý. Nhu cầu tổ chức các sự kiện theo mùa lễ hội. Do đặc thù đất nước ta là một đất nước mà có nhiều dân tộc và có năm ngữ hệ ngôn ngữ, do địa hình khí hậu, động thực vật phong phú, 3 miền Bắc – Trung – Nam mỗi nơi có một đặc điểm riêng, không vùng nào giống nhau, mỗi năm ở mỗi vùng lại có những lễ hội diễn ra đặc biệt đó là những lễ hội văn hoá dân gian thu hút được sự quan tâm của đông đảo những người dân tham dự, những sự kiện tôn giáo của từng vùng, từng tộc người đem đến những sắc màu tinh thần. Những sự kiện tôn giáo từng vùng được chuẩn bị rất chu đáo và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người và diễn ra trong thời gian rất dài, đây là những sự kiện ảnh hưởng đến một vùng vì vậy nhu cầu tổ chức sự kiện theo mùa lễ hội chủ yếu là những sự kiện diễn ra xoay quanh những hoạt động lễ hội này. Đối với những người kinh doanh sản xuất, thì những ngày này trong năm họ thường ít tổ chức các sự kiện vì ít thu hút được sự quan tâm. Nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn của quốc gia. Những sự kiện lớn của quốc gia như văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội thu hút rất nhiều sự quan tâm của các công ty tổ chức trong cả nước. Ngoài các hoạt động, sự kiện chính trong nước tổ chức, thì các đơn vị cũng có rất nhiều nhu cầu về tổ chức sự kiện đây là dịp thuận lợi nhất để tổ chức sự kiện đi kèm theo các sự kiện lớn, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng, và những đơn vị tham gia. Trong những ngày này các đơn vị đặc biệt là các đơn vị kinh doanh tổ chức các sự kiện để hợp tác và kinh doanh. Nhu cầu tổ chức sự kiện trong các tổ chức và các cá nhân. Những sự kiện này diễn ra nhiều nhất trong năm ví dụ như các buổi họp mặt khách hàng, họp hội đồng quản trị, các hội thảo y tế, giáo dục, giao thông vận tải, các buổi tuyên dương các công nhân viên…, nhằm các mục đích như tăng cường các mối quan hệ trong tổ chức, tăng cường khả năng làm việc gây dựng hình ảnh công ty với toàn thể nhân viên … những sự kiện này không những chỉ gây ảnh hưởng với toàn tổ chức, với người tham gia mà còn làm tăng hình ảnh, giá trị tài sản thương hiệu cho công ty, vì vậy tổ chức sự kiện diễn ra không chỉ mang lại lợi ích vật chất cho công ty mà còn mang lại những giá trị vô hình đem đến cho công ty… Có rất nhiều sự kiện được tổ chức trong một năm ở một quốc gia. Từ văn hoá, thể thao, chính trị xã hội.. với một sự kiện việc tổ chức lại có một mục đích riêng ví dụ như những sự kiện văn hoá nhằm giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và giữa các nước với nhau. Ví dụ: một sự kiện như APEC, ngoài mục đích thảo luận giữa các nước về kinh tế còn kèm theo những hợp tác dài hạn trên mọi lĩnh vực. Với một tổ chức thì việc tổ chức một buổi họp cổ đông, hội đồng quản trị thì nhu cầu tổ chức một sự kiện nho nhỏ như vậy mang lại một ý nghĩa thắt chặt các mối quan hệ trong một tổ chức. Những sự kiện diễn ra nhiều nhất trong năm lại thuộc về các tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tổ chức sự kiện tăng lên khi mà mục đích của tổ chức sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Ví dụ như khai trương, giới thiệu sản phẩm mới, tài trợ các cuộc thi, kỷ niệm ngày thành lập công ty… Thực tế cho thấy nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đạt không ít thành công như tăng doanh số bán, tăng uy tín, tăng giá trị tài sản thương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu mà chủ sự kiện đặt ra. Một điều cần lưu ý đó là nhu cầu tổ chức sự kiện dù nhỏ hay lớn đều phải phù hợp với ngân sách tổ chức sự kiện về một sự kiện dù lớn thì sẽ không có tác dụng nếu nó đứng riêng rẽ một mình. Nhất là trong hoạt động xúc tiễn hỗn hợp thì để một sự kiện thành công cần phối hợp nhiều công cụ xúc tiến hỗn hợp với nhau. Phân đoạn thị trường tổ chức sự kiện Do nhu cầu của thị trường của tổ chức sự kiện rất đa dạng phong phú nên việc chia đoạn thị trường của thị trường tổ chức sự kiện được đánh giá theo nhiều tiêu chí. Không chỉ có các doanh nghiệp mới cần phải tổ chức sự kiện mà các các tổ chức phi chính phủ cũng cần các sự kiện để giới thiệu về các hoạt động của tổ chức, các cá nhân cũng cần các sự kiện để giới thiệu hình ảnh của mình tới công chúng hoặc nhằm mục đích tinh thần v.v… Chủ thể của sự kiện giao toàn bộ phần chuẩn bị tổ chức, hoặc một phần trong công tác chuẩn bị cho một công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện đều là người sử dụng dịch vụ tiêu dùng tổ chức sự kiện, và chủ thể của sự kiện giống như một người tiêu dùng của loại dịch vụ, do vậy mà họ cũng có những nhu cầu những mong muốn giống như một người tiêu dùng thông thường. Nhưng đây là một loại dịch vụ đặc biệt, không chỉ một người tiêu dùng mà có nhiều người cùng tiêu dùng, số hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong sự kiện cũng rất nhiều lại bao gồm những hàng hoá và dịch vụ nhỏ nữa. Do đặc thù của sự kiện như vậy, nên việc lựa chọn phân chia đoạn thị trường theo những tiêu chí phân đoạn thị trường như nhân khẩu hay địa lý, tâm lý và hành vi đều không phù hợp, tại vì nhu cầu của tổ chức sự kiện đều rất lớn Vì vậy, xin phân chia thị trường tổ chức sự kiện theo đối tượng sử dụng tổ chức sự kiện và phân chia theo quy mô và khả năng thanh toán của tổ chức sự kiện. Phân chia thị trường tổ chức sự kiện theo đối tượng sử dụng tổ chức sự kiện. Sự kiện trong năm được tổ chức rất nhiều và có rất nhiều đối tượng tham gia vào sự kiện, và tổ chức các sự kiện đó. a1) Đối tượng sử dụng của thị trường tổ chức sự kiện là các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận. Đặc điểm của đối tượng tiêu dùng dịch vụ này là thường sử dụng các sự kiện lớn nhằm mục đích phục vụ cộng đồng. Đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện: Các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ bao gồm: Các bộ, ngành, hành chính sự nghiệp, các tổ chức phi chính phủ như hiệp hội bảo vệ người tiêu dung, hiệp hội bảo vệ môi trường, hiệp hội quảng cáo v.v… Đặc điểm của đối tượng tiêu dùng này là: Đối tượng tiêu dùng ở đây là một tập thể không chỉ là một người, mà là rất nhiều người, mỗi người lại có trình độ học vấn, hành vi cá nhân, văn hóa khác nhau,sự tiêu dùng nhiều, quy mô tiêu dùng thường lớn, sự kiện thường là có quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày. Và sự quyết định thường là của tập thể, quyết định cuối cùng thuộc về người lãnh đạo của tổ chức. Nhu cầu sử dụng dịch vụ sự kiện của đối tượng loại này thường phát sinh vào những ngày lễ kỷ niệm, những ngày hội đã được ấn định lên kế hoạch từ trước. Thông thường đối với các đối tượng loại này thì họ thường tổ chức sự kiện cho chính tổ chức của họ, từ công tác chuẩn bị cho đến khi kết thúc sự kiện, thì có thể sự dụng một số loại dịch vụ đi kèm theo sự kiện nhằm phục vụ cho sự kiện mà tổ chức đó (chỉ sử dụng khi tổ chức không có hàng hoá dịch vụ đó). Công tác lên kế hoạch ngân sách, công tác chuẩn bị do một số người gọi là ban tổ chức điều hành, ban tổ chức
Tài liệu liên quan