Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo
những gì mì nh đề xuất. Chính vì thế, văn nghị luận Việt Nam đã hình thành
từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và văn hoá giáo dục của dân tộc.
Nó là phương tiện đắc lực giúp vào quá trình phát triển ấy.
Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng
yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng
tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn,
rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc
phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ. Những đề bài nghị luận đặt ra
những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những
hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho họ một
phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước
những vấn đề bàn luận, cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để
tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện
tại và tương lai.
104 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc Th¸i Nguyªn
TRƯỜNG §¹i häc SƯ ph¹m
-------------------------------
®OµN THÞ THUú D¦¥NG
RÌN LUYÖN THAO T¸C LËP LUËN SO S¸NH
CHO HäC SINH LíP 11 THEO QUAN §IÓM TÝCH HîP
Vµ TÝCH CùC
luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc
Th¸i Nguyªn - 2008
§¹i häc Th¸i Nguyªn
TRƯỜNG §¹i häc SƯ ph¹m
-------------------------------
®OµN THÞ THUú D¦¥NG
RÌN LUYÖN THAO T¸C LËP LUËN SO S¸NH
CHO HäC SINH LíP 11 THEO QUAN §IÓM TÝCH HîP
Vµ TÝCH CùC
Chuyªn ngµnh: LL & PP d¹y häc v¨n
M· sè: 60.14.10
luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. l£ A
Th¸i Nguyªn - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo
những gì mình đề xuất. Chính vì thế, văn nghị luận Việt Nam đã hình thành
từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và văn hoá giáo dục của dân tộc.
Nó là phương tiện đắc lực giúp vào quá trình phát triển ấy.
Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng
yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng
tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn,
rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc
phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ. Những đề bài nghị luận đặt ra
những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những
hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho họ một
phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước
những vấn đề bàn luận, cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để
tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện
tại và tương lai.
Để học sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc
dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy,
sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học
phỏ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ thể (ở sách
giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một
cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ
thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã cung cấp cho học sinh hai thao tác
lập luận là thao tác chứng minh, thao tác giải thích, đến sách giáo khoa Ngữ
văn THPT - SGK Ngữ văn 11 - phần Làm văn giới thiệu thêm bốn thao tác
lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, và bình luận. Bốn thao tác lập luận này là
trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận
so sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng để làm sáng rõ đối tượng đang
nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. Thao tác này là một nội
dung rất mới lần đầu tiên đưa vào dạy ở trường phổ thông theo tinh thần đổi
mới nên rất khó đối với giáo viên. Bên cạnh đó chưa có một công trình nào,
một chuyên đề nào nghiên cứu về cách rèn luyện thao tác lập luận so sánh
theo hướng tích hợp và tích cực nên chúng tôi mạnh dạn đi nghiên cứu vấn đề
này với mong muốn phần nào giúp cho người giáo viên bớt đi những khó
khăn, lúng túng khi rèn luyện cho học sinh: “Thao tác lập luận so sánh” trong
SGK (sách giáo khoa) Ngữ văn 11.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện thao tác lập
luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”.
2. Lịch sử vấn đề
So sánh là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con
người tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra
đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức
sâu sắc và làm nổi bật đối tượng.
Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách
hiểu về so sánh là:“nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và
khác nhau hoặc sự hơn kém” [30, tr.861]. Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt
hiện đại” của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái niệm so sánh là việc “đặt hai
hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự
giống và khác nhau giữa chúng”[13, tr.294]. Cuốn “Giáo trình tâm lí học đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cương”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh
“là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối
tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)”[49, tr.116]. Như vậy, cách hiểu về so
sánh của “Từ điển Tiếng Việt”, của tác giả Hữu Đạt và của giáo trình tâm lí
học đại cương đều có quan điểm chung về so sánh là để thấy sự giống và khác
nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự
vật, hiện tượng.
Cuốn “Lôgic học” của tác giả Phan Trọng Hoà tuy không trực tiếp bàn
về so sánh, nhưng đã bàn đến việc đem so sánh các sự vật, hiện tượng với
nhau mà hình thành các phán đoán, nhận xét. Chẳng hạn, để hình thành khái
niệm niệm “nước”, con người phải trải qua một quá trình phân tích, so sánh,
đối chiếu nó với một số chất khác gần gũi với nó như “không khí”, “mực”,
“dầu”,” “rượu trắng”… và cuối cùng người ta rút ra một số nhận xét “nước
trong suốt”, “nước không có màu”, “nước không có mùi”, “nước không có
vị”…[19, tr.46]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic dùng để rút ra các phán
đoán, nhận xét để nhận thức đối tượng được cụ thể. Và để so sánh, người ta
phải dựa trên cùng một tiêu chí, nếu khác tiêu chí, so sánh sẽ trở nên khập
khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn đến nhận xét, đánh giá sai lệch.
Tác giả Ngô Doãn Tá trong “Giáo trình lôgic học” đưa ra ba dạng định
nghĩa bằng so sánh: so sánh tương đồng, so sánh ngược, so sánh khác biệt
[46, tr.69- 70]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic đem đối tượng này đặt cạnh
đối tượng khác vạch ra các dấu hiệu “tương tự dấu hiệu cơ bản của đối tượng
trong các đối tượng khác” hay “dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng cần định
nghĩa nhưng lại có trong đối tượng dùng để so sánh với nó khi định nghĩa”.
Từ đó chúng ta có thể hiểu muốn nhận thức đối tượng sâu sắc cần so sánh, đặt
nó với đối tượng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trong thực tế đời sống, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta rất hay
dùng biện pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm riêng, những nét
riêng độc đáo của một đối tượng nào đó. Như thế, so sánh là một thao tác
nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để
thấy sự giống và khác nhau. So sánh cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường phổ thông như một thao tác chủ đạo. Đây là một thao tác thúc đẩy quá
trình vận động tư duy để tìm tòi cái mới
Trong Làm văn, khi bàn về thao tác lập luận so sánh, tác giả Nguyễn
Quốc Siêu trong sách “Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông” mặc dù không
trình bày cụ thể về những thao tác lập luận trong văn nghị luận nhưng tác giả
nói tới bản chất của luận chứng lập luận trong văn nghị luận phải có tính lí, và
một trong những cách thức vận dụng kĩ năng thuyết lí là “phương pháp lấy
vật làm sáng tỏ lí bằng so sánh”, “phương pháp minh hoạ hình tượng bằng
so sánh”. Từ đó tác giả khẳng định rằng việc so sánh các đối tượng không
phải tuỳ tiện mà phải tuân theo một nguyên tắc: lấy những đặc tính này của
một hiện tượng để so với một đặc trưng cùng loại của một hiện tượng khác.
Bằng cách này để trình bày lí lẽ làm cho cái lí trình bày được sáng sủa, sinh
động và giàu hình ảnh [46,tr.221].
Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Quốc Siêu, tác giả Bảo Quyến
trong cuốn “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” cũng cho rằng nói tới so sánh là
nói tới“thao tác đối chiếu nhằm tìm ra cái chung và sự khác biệt giữa các đối
tượng, các vấn đề” [32,tr.14]. Như vậy, tác giả đã diễn giải một cách tường
minh bản chất của so sánh là thao tác đối chiếu các sự vật, hiện tượng. Đem
đối chiếu để từ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm
trong quá trình lập luận. Và tác giả cũng chỉ ra rõ nét tác dụng to lớn của lập
luận so sánh là: “nhấn mạnh những nét độc đáo, đặc sắc trong ý kiến của
mình để tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục của bài văn” [32, tr.14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Trong cuốn “Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận” tác
giả Nguyễn Quang Ninh (chủ biên), Trần Hữu Phong, Nguyễn Thị Ban lại
cho rằng lập luận bằng “so sánh tương đồng là đi từ cái đã biết để suy ra cái
chưa biết, để từ đó thừa nhận cái chưa biết và cái đã biết có những nét tương
tự nhau” [28, tr.66]. Ngược lại, lập luận bằng cách “so sánh tương phản là
cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự
tương phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng cần hướng
tới”[29, tr.67]. Cách hiểu như vậy về lập luận so sánh của các tác giả có phần
cụ thể hơn về so sánh trong văn nghị luận.
Cũng cách hiểu về so sánh, Sách giáo khoa Làm Văn 12 do Trần Đình
Sử(chủ biên) chương trình CCGD, cũng đưa ra cách luận chứng trong văn
nghị luận bằng cách: “so sánh tương đồng là từ một chân lí đã biết suy ra một
chân lí tương tự, có chung một lôgic bên trong, so sánh tương phản là đối
chiếu các mặt đối lập nhau để làm nổi bật luận điểm” [45,tr.17-18].
Trong giáo trình Làm văn của Lê A- Đình Cao quan niệm “tính chất cơ
bản của phương pháp so sánh là đối chiếu một cách tường minh các đối
tượng, các sự kiện, các vấn đề để phát hiện ra những nét giống nhau và khác
nhau giữa chúng”[3,tr.221] và “thực chất của nội dung so sánh là phân tích
(phân tích bằng cách đối sánh, đặt sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề,
thường là đối chiếu vật không biết hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc cốt
làm cho ý nghĩa của chúng rõ hơn, dễ nhận biết hơn” [3, tr.222]. Yêu cầu cơ
bản của phép so sánh này là tính chính xác, chúng phải nằm trong một phạm
trù, một bản chất tự nhiên nào đó, nếu không sự so sánh sẽ không có giá trị.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh trong
cuốn “ Muốn viết được bài văn hay” nhấn mạnh: “so sánh là một biện pháp
hết sức cần thiết trong văn nghị luận. Một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề đang
nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
rãi”. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng “nếu căn cứ vào hình thức nghị
luận để chia ra các kiểu bài thì so sánh cũng là kiểu bài tương đương với
chứng minh, giải thích, bình luận…Bởi vì so sánh văn học không đơn thuần
chỉ là một thao tác tư duy lôgic mà trên cơ sở của thao tác nó phát triển
thành nghị luận, tức hàm chứa trong nó nhiều thao tác nhỏ nữa như giải
thích, đối chiếu, liên hệ…”.Từ sự phân tích trên, các tác giả cho rằng “phân
chia kiểu bài nghị luận theo thao tác( cho dù là thao tác nghị luận) là phức
tạp” [27, tr.16-17].
Cuốn Làm văn của Lê A- Nguyến Trí cũng nhấn mạnh: “Phân chia các
kiểu bài văn nghị luận có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trên thực tế cơ sở lí
thuyết phân thành các kiểu bài đó là dựa trên thao tác tư duy” [6,tr.142].
Theo các tác giả, việc chia các kiểu bài chỉ dựa vào các thao tác nghị luận chủ
yếu là chưa thoả đáng. Sự phân chia này giúp học sinh dễ nhận biết bản chất
từng thao tác cụ thể, nhưng lại khiến cho các em có cách hiểu bó hẹp, khiên
cưỡng khi làm văn nghị luận. Bởi trong thực tế không có bài làm văn nghị
luận nào chỉ đơn thuần sử dụng một thao tác lập luận mà nó là sự kết hợp
nhiều thao tác lập luận.
Hiện nay, các tác giả sách giáo khoa Ngữ văn biên soạn đã tách các
thao tác lập luận thành từng bài riêng với mục đích giúp học sinh nắm bản
chất từng thao tác lập luận, từ đó có cách hiểu rộng hơn, sâu hơn về mỗi thao
tác, đồng thời giúp các em vận dụng linh hoạt các thao tác này vào quá trình
viết bài làm văn nghị luận.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tác giả Lê A- chủ biên phần Làm
văn (bộ cơ bản), Đỗ Ngọc Thống- chủ biên phần Làm văn (bộ nâng cao), đã
thống nhất quan điểm không dựa vào các thao tác lập luận để chia nhỏ văn
bản nghị luận thành nhiều loại: chứng minh, phân tích, bình giảng, bình
luận… và khẳng định mỗi thao tác lập luận có thể sử dụng ở nhiều kiểu bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
nghị luận khác nhau, và ở một bài nghị luận có thể sử dụng nhiều thao tác lập
luận khác nhau. Thao tác lập luận so sánh không chỉ có mặt trong các kiểu bài
mà thao tác này còn có mối liên hệ mật thiết với các thao tác khác : phân tích,
bác bỏ, bình luận… Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với thực tế viết văn lại
vừa tạo điều kiện để luyện tập cho học sinh biết cách sử dụng thao tác lập
luận trong suốt quá trình học văn nghị luận từ THCS đến THPT và ứng dụng
vào việc học tập cũng như cuộc sống sau này.
Cho đến nay, thao tác lập luận so sánh mới chỉ được đề cập mang tính
định hướng chung trong các sách giáo viên (bộ cơ bản và bộ nâng cao) và
trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11- môn Ngữ văn, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề này. Và cũng chưa
có một công trình nghiên cứu nào đưa ra cách rèn luyện thao tác lập luận so
sánh theo hướng tích hợp và tích cực. Thực hiện luận văn này, chúng tôi
nhằm góp phần mở ra một hướng tiếp cận mới trong quá trình dạy học thao
tác lập luận, mà cụ thể là rèn luyện “thao tác lập luận so sánh” trong SGK
Ngữ văn 11.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực” nhằm xây dựng cơ sở lí thuyết và
thực tiễn của thao tác lập luận so sánh. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất cách
thức tổ chức dạy học theo hướng thích hợp, tích cực nhằm nâng cao định
hướng dạy học văn nghị luận nói chung và thao tác lập luận nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học
sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực” nhằm giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Tìm hiểu, xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc dạy học thao
tác lập luận so sánh.
- Đề xuất nội dung, cách tổ chức dạy học thao tác lập luận so sánh ở
lớp 11 thông qua bài thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những đề xuất trong
luận văn đã đề ra.
4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình dạy và học thao tác lập
luận so sánh cho học sinh lớp 11.
Phạm vi: các bài học thao tác lập luận so sánh và các bài có quan hệ với
bài học này như: thao tác lập luận so sánh, luyện tập thao tác lập luận so sánh,
luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, bài làm
văn số 2, 3.. Giới hạn chủ yếu nghiên cứu dạy học thao tác lập luận so sánh
theo sách giáo khoa lớp 11- chương trình chuẩn, có liên hệ với chương trình
sách giáo khoa 11- nâng cao.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực” chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học. Chúng tôi sử dụng
phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra
thực nghiệm.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu việc giảng dạy và học
tập, rèn luyện kĩ năng so sánh trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11. Qua
đó nắm được thực trạng dạy- học Làm văn ở trường THPT. Từ đó nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đề tài một cách tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Làm văn ở nhà
trường THPT.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được thực hiện ở một số phương diện sau:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội
dung dạy học. Cơ sở thực nghiệm được xác định dựa vào các tri thức về giáo
dục, tâm lý, về trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống
tri thức về thao tác lập luận so sánh trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.
- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy, đánh giá nhận thức của học
sinh từ đó đưa ra một số đề xuất về việc giảng dạy các thao tác lập luận
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, đồng thời khẳng định mức độ thành công
của đề tài.
6. Bố cục của luận văn
Để triển khai nội dung nghiên cứu chúng tôi chia luận văn thành 3
phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần mở đầu luận văn trình bày những nội dung cơ bản có tính định
hướng trong việc nghiên cứu nội dung đề tài là: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề,
đối tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu. Ngoài ra trong phần mở đầu, chúng tôi còn giới thiệu về bố cục của
luận văn, qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này.
Phần nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương, trong đó
mỗi chương được chúng tôi trình bày các phương diện khác nhau của đề tài.
Cụ thể:
Chương 1: Tập trung trình bày cơ sở lí luận về so sánh, thao tác lập
luận so sánh trong văn nghị luận và những vấn đề cơ bản nhất của thao tác lập
luận so sánh trong văn nghị luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chương 2: căn cứ vào cơ sở lí luận về thao tác lập luận so sánh đã được
trình bày ở chương 1, triển khai nội dung rèn luyện về thao tác lập luận so
sánh trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Qua đó chúng tôi xây dựng quy
trình về dạy học thao tác này qua bài học cụ thể về thao tác lập luận so sánh
trong SGK Ngữ văn 11.
Chương 3: sau khi đã trình bày những vấn đề cơ bản của việc tổ chức
dạy học về thao tác lập luận so sánh, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm
thao tác lập luận so sánh và bài luyện tập thao tác lập luận so sánh trong sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi
đánh giá việc triển khai dạy học, thái độ học tập và nhận thức của học sinh,
đồng thời cũng đánh giá việc sử dụng thao tác lập luận của học sinh khi các
em tạo lập văn bản nghị luận.
Tiếp nối phần nội dung là phần kết luận của luận văn. Đây chính là nội
dung cuối cùng của luận văn. Trong phần này, chúng tôi khái quát lại hệ
thống vấn đề đã được triển khai trong các phần trên và qua đó chúng tôi trình
bày một số đề xuất cho việc dạy thao tác lập luận so sánh ở sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
SO SÁNH VÀ THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1.1. SO SÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THAO TÁC CỦA TƯ DUY
1.1.1. Khái niệm về thao tác
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác
được định nghĩa như sau:“thực hiện những động tác nhất định để làm một
việc gì đó trong sản xuất” [30, tr.917].
Trong tâm lí học, thao tác được xem là hệ thống những hành động
trong tư duy. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị quy
định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể.
Thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của con
người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người. Nhu cầu ấy chi phối
tới việc xác định hành động nhu thế nào để đạt được những mục đích cụ thể,
hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là cách để làm nên
nội dung hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kĩ thuật, có thể
lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực
hiện hành động đó.
1.1.2. Khái niệm chung về tư duy
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu.
S