Nghị quyết số40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã khẳng định:
“Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổthông là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổthông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệtrẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độgiáo dục phổthông ởcác nước phát triển
trong khu vực và trên thếgiới.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổthông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu vềnội dung,
phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt
còn hạn chếcủa chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹnăng thực hành,
năng lực tựhọc; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổsung những thành tựu khoa học
và công nghệhiện đại phù hợp với khảnăng tiếp thu của học sinh” [10, tr.683].
Nhưvậy, khác với những lần cải cách trước đây (năm 1950, 1956, 1980), lần cải cách này chỉ
tập trung đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổthông. Trong các sách giáo dục,
SGK là bộphận quan trọng nhất vì là sách dùng trong nhà trường, chứa đựng những kiến thức cơbản
mà học sinh (HS) phổthông phải đạt được. SGK là tài liệu thểhiện một cách cụthểnhất nội dung và
phương pháp giáo dục của mỗi môn học trong chương trình giáo dục. Đó là công trình khoa học sư
phạm, thểhiện mục tiêu giáo dục qui định trong Luật Giáo dục. SGK là đối tượng, nội dung và cả
phương pháp trong suốt quá trình dạy và học ởnhà trường phổthông. Mỗi bộSGK chứa đựng những
kiến thức cơbản thích hợp với nhận thức của HS, là bộsách dùng chung cho HSvà giáo viên (GV).
SGK chính là một trong những phương tiện giáo dục. Có vai trò quan trọng nhưvậy nhưng trên thực tế
những vấn đềcơbản vềSGK cũng nhưvai trò của SGK đối với việc dạy học phát triển hay vấn đềsử
dụng SGK tất cả đều chưa được GV và HS quan tâm đúng mức.
Theo quan điểm biên soạn mới ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK còn là tài liệu nhằm giúp
học sinh tựhọc. Tựhọc là chiến lược học tập của xã hội ngày nay. Biết cách làm việc với SGK bộ
môn, tận dụng mọi điều kiện mà SGK cung cấp đểhọc tập và rèn luyện chính là thểhiện của tựhọc.
Đểcó thểtựlàm việc với SGK GV và HS phải hiểu được nguyên tắc biên soạn của bộsách, nội dung
bộsách, cấu trúc bộsách, cấu trúc bài học trong bộsách, ưu điểm và hạn chếcủa bộsách Khảo sát
93 GV dạy Ngữvăn ởcác trường Trung học phổthông (THPT) trên địa bàn thành phốPhan Thiết, một
trường ởVũng Tàu và hai trường tại thành phốHồChí Minh vềkỹnăng hướng dẫn HS làm việc với
SGK Ngữvăn 10, chúng tôi nhận thấy không phải tất cảGV đều quan tâm xem HS tựlàm việc với bộ
sách này nhưthếnào. Con sốGV không giới thiệu cho HS biết nguyên tắc biên soạn bộsách Ngữvăn
10 là 46,23%; 41,93% GV không giới thiệu cấu trúc bộsách Ngữvăn 10 cho HS; 58,06% GV không
giới thiệu cho HS nhận biết cấu trúc bài học trong sách Ngữvăn 10. Có hơn một nửa GV được khảo
sát (60,02%) không hướng dẫn HS làm việc với SGK Ngữvăn 10.
Để đáp ứng chương trình và SGK mới, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng, đòi
hỏi một phong cách làm việc, học tập mới của đội ngũGV và HS. Đổi mới phương pháp dạy học
không đồng nghĩa với việc xóa bỏphương pháp dạy học truyền thống mà tiếp tục tận dụng những ưu
điểm của phương pháp truyền thống và làm quen với những phương pháp dạy học mới, kết hợp các
phương pháp một cách khoa học. Trong hệthống phương pháp đó có cảý thức của GV và HS trong
việc hiểu và sửdụng SGK. Dạy học theo phương pháp tích cực, GV không chỉhướng dẫn HS chiếm
lĩnh kiến thức mà còn hướng dẫn HS biết cách tựlàm việc với SGK, chủ động học tập chống lại thói
quen học tập thụ động nhằm hình thành cho HS kỹnăng tựhọc. Trên cơsởnhững điều đã trình bày,
chúng tôi chọn đềtài “Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữvăn 10” để
góp phần vào việc giải quyết những vấn đềnêu trên.
97 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
Traàn Ngöï Ñaøn
Chuyeân ngaønh : Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân Vaên
Maõ soá : 60 14 10
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. TRAÀN THANH BÌNH
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008
LÔØI CAÙM ÔN
Tröôùc heát, chuùng toâi xin traân troïng caùm ôn söï chæ ñaïo, giuùp ñôõ cuûa
Phoøng Khoa hoïc - Coâng ngheä - Sau Ñaïi hoïc, khoa Ngöõ vaên tröôøng Ñaïi hoïc
Sö Phaïm TP. Hoà Chí Minh ñaõ coù ñònh höôùng cuï theå, thieát thöïc giuùp chuùng
toâi hình thaønh yù töôûng cuûa ñeà taøi naøy.
Luaän vaên ñöôïc hoaøn thaønh döôùi söï höôùng daãn vaø giuùp ñôõ taän tình
cuûa TS.TRAÀN THANH BÌNH. Em xin chaân thaønh caùm ôn!
Trieån khai phaàn khaûo saùt, chuùng toâi nhaän ñöôïc söï quan taâm hôïp taùc
cuûa nhieàu giaùo vieân Ngöõ vaên caùc tröôøng THPT treân ñòa baøn TP. Phan Thieát,
quyù phuï huynh vaø hoïc sinh lôùp 10 tröôøng THPT Phan Boäi Chaâu. Chuùng toâi
cuõng nhaän ñöôïc söï uûng hoä cuûa giaùo vieân caùc tröôøng THPT Traàn Khai
Nguyeân (TP. Hoà Chí Minh), Laâm Thôùi (Huyeän Nhaø Beø) vaø Traàn Phuù (TP.
Vuõng Taøu). Chuùng toâi xin chaân thaønh caùm ôn söï nhieät tình, quan taâm coäng
taùc cuûa quyù thaày coâ.
Toâi xin traân troïng caûm ôn Ban Giaùm hieäu tröôøng THPT Phan Boäi
Chaâu – Phan Thieát ñaõ taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi giuùp toâi hoaøn thaønh khoùa
hoïc.
Cuoái cuøng, toâi xin tri aân cha meï vaø gia ñình ñaõ luoân quan taâm, ñoäng
vieân toâi trong suoát quaù trình thöïc hieän ñeà taøi naøy.
Maëc duø ñaõ heát söùc coá gaéng, nhöng do vaán ñeà coøn môùi meû, nguoàn taøi
lieäu nghieân cöùu chöa nhieàu, naêng löïc cuûa ngöôøi thöïc hieän ñeà taøi coøn coù
haïn, luaän vaên chaéc chaén khoâng traùnh khoûi nhöõng haïn cheá. Moät laàn nöõa,
chuùng toâi xin ghi nhaän vaø chaân thaønh caùm ôn nhöõng yù kieán chæ ñaïo, söï trao
ñoåi, ñoùng goùp, giuùp ñôõ chuùng toâi trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên.
Phan Thieát, thaùng 8 naêm 2008
TRAÀN NGÖÏ ÑAØN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã khẳng định:
“Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt
còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành,
năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh” [10, tr.683].
Như vậy, khác với những lần cải cách trước đây (năm 1950, 1956, 1980), lần cải cách này chỉ
tập trung đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Trong các sách giáo dục,
SGK là bộ phận quan trọng nhất vì là sách dùng trong nhà trường, chứa đựng những kiến thức cơ bản
mà học sinh (HS) phổ thông phải đạt được. SGK là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nhất nội dung và
phương pháp giáo dục của mỗi môn học trong chương trình giáo dục. Đó là công trình khoa học sư
phạm, thể hiện mục tiêu giáo dục qui định trong Luật Giáo dục. SGK là đối tượng, nội dung và cả
phương pháp trong suốt quá trình dạy và học ở nhà trường phổ thông. Mỗi bộ SGK chứa đựng những
kiến thức cơ bản thích hợp với nhận thức của HS, là bộ sách dùng chung cho HS và giáo viên (GV).
SGK chính là một trong những phương tiện giáo dục. Có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế
những vấn đề cơ bản về SGK cũng như vai trò của SGK đối với việc dạy học phát triển hay vấn đề sử
dụng SGK tất cả đều chưa được GV và HS quan tâm đúng mức.
Theo quan điểm biên soạn mới ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK còn là tài liệu nhằm giúp
học sinh tự học. Tự học là chiến lược học tập của xã hội ngày nay. Biết cách làm việc với SGK bộ
môn, tận dụng mọi điều kiện mà SGK cung cấp để học tập và rèn luyện chính là thể hiện của tự học.
Để có thể tự làm việc với SGK GV và HS phải hiểu được nguyên tắc biên soạn của bộ sách, nội dung
bộ sách, cấu trúc bộ sách, cấu trúc bài học trong bộ sách, ưu điểm và hạn chế của bộ sách… Khảo sát
93 GV dạy Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Phan Thiết, một
trường ở Vũng Tàu và hai trường tại thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng hướng dẫn HS làm việc với
SGK Ngữ văn 10, chúng tôi nhận thấy không phải tất cả GV đều quan tâm xem HS tự làm việc với bộ
sách này như thế nào. Con số GV không giới thiệu cho HS biết nguyên tắc biên soạn bộ sách Ngữ văn
10 là 46,23%; 41,93% GV không giới thiệu cấu trúc bộ sách Ngữ văn 10 cho HS; 58,06% GV không
giới thiệu cho HS nhận biết cấu trúc bài học trong sách Ngữ văn 10. Có hơn một nửa GV được khảo
sát (60,02%) không hướng dẫn HS làm việc với SGK Ngữ văn 10.
Để đáp ứng chương trình và SGK mới, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng, đòi
hỏi một phong cách làm việc, học tập mới của đội ngũ GV và HS. Đổi mới phương pháp dạy học
không đồng nghĩa với việc xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà tiếp tục tận dụng những ưu
điểm của phương pháp truyền thống và làm quen với những phương pháp dạy học mới, kết hợp các
phương pháp một cách khoa học. Trong hệ thống phương pháp đó có cả ý thức của GV và HS trong
việc hiểu và sử dụng SGK. Dạy học theo phương pháp tích cực, GV không chỉ hướng dẫn HS chiếm
lĩnh kiến thức mà còn hướng dẫn HS biết cách tự làm việc với SGK, chủ động học tập chống lại thói
quen học tập thụ động nhằm hình thành cho HS kỹ năng tự học. Trên cơ sở những điều đã trình bày,
chúng tôi chọn đề tài “Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10” để
góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn giúp GV và HS hiểu rõ những lí luận cơ bản về SGK, cụ thể là bộ sách
Ngữ văn 10, từ đó giúp GV và HS sử dụng tốt hơn, phát huy đầy đủ hơn chức năng của SGK trong quá
trình dạy và học nhằm góp phần chuẩn bị cho việc thực hiện hóa chủ trương một chương trình – nhiều
bộ SGK.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thứ nhất của luận văn là những vấn đề lí luận cơ bản của SGK.Vì thế,
chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề lí luận như: quan niệm về SGK, mối quan hệ giữa SGK
với sách giáo viên (SGV) và sách tham khảo (STK), cấu trúc của SGK, phương pháp trình bày nội
dung kiến thức trong SGK, chức năng của SGK. Chính mục tiêu giáo dục sẽ quy định việc đổi mới
chương trình, chương trình sẽ quy định nội dung SGK. Cấu trúc và nội dung của SGK sẽ quy định tiến
trình thực hiện chương trình môn học, phương pháp dạy học bộ môn cách thức làm việc với bộ SGK
đó.
Đối tượng nghiên cứu thứ hai của luận văn là SGK Ngữ văn 10. Chương 2 của luận văn sẽ tìm
hiểu những vấn đề cơ bản nhất của bộ sách Ngữ văn 10. Những ưu điểm, hạn chế của bộ sách Ngữ văn
10, những ý kiến cần trao đổi, những nhận xét bước đầu về STK sẽ được đề cập ở chương 3. Hiểu biết
những vấn đề này sẽ giúp GV và HS khai thác sách tốt hơn, phát huy chức năng của bộ sách trong quá
trình dạy và học, chủ động trong phương pháp làm việc với SGK Ngữ văn 10.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề cơ bản của SGK
sau năm 2000 chú trọng đến bộ SGK Ngữ văn 10. Từ những nhận xét về bộ sách Ngữ văn 10, luận văn
giúp GV và HS làm việc với bộ sách này một cách có hiệu quả.
4. Lịch sử vấn đề
Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu về SGK chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các tổ chức xã
hội, giáo dục khác. Các công trình chuyên sâu về SGK không nhiều. Sau mỗi lần cải cách thay SGK,
những bài viết đăng tải trên các trang báo chỉ là những ý kiến khen, chê. Mặc dù, những ý kiến này đã
có những đóng góp nhất định nhưng để xây dựng một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì cần phải
có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
Có thể nói, mới chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục đặt vấn đề nghiên cứu về SGK một cách hệ
thống. Trong quá trình 45 năm làm sách phục vụ cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai và lần thứ ba, Nhà
xuất bản Giáo dục đã xuất bản 15 tập “Các vấn đề Sách giáo khoa”, 3 tập “Thông tin Sách giáo dục” và
hơn 10 tập “Các vấn đề Sách giáo dục”. Đây là một tủ sách nghiệp vụ có giá trị lớn.
Để hình dung cụ thể hơn lịch sử vấn đề, chúng tôi xin phép dừng lại ở công trình “Các vấn đề
Sách giáo dục - Tuyển tập”, là công trình tuyển chọn các bài viết có giá trị rút ra từ các Kỉ yếu và các
tập sách nghiệp vụ nói trên.
“Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” trình bày những vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu lí
luận về SGK như: quan niệm về SGK, phương thức biên soạn, mô hình cấu trúc của SGK, chức năng
của SGK, ngôn ngữ trong SGK, mĩ thuật trong SGK, phương pháp luận đánh giá SGK, quan niệm và
chức năng của SGV, nội dung SGV, quan niệm về STK và đánh giá STK, chất lượng STK, …
Nguyễn Khắc Phi, Vũ Dương Thụy, Dương Trọng Bái có chung quan điểm về SGK. Các tác giả
này cho rằng: SGK là sách viết cho HS và GV dùng theo những nội dung chuyên môn đã quy định
trong chương trình và theo những chỉ đạo thống nhất trong Luật giáo dục. Trong bài viết “Những tiêu
chí của ngôn ngữ bản văn sách giáo khoa”, Nguyễn Ngọc Nhị nêu thêm một cách hiểu về SGK: “SGK
có thể bao gồm cả sách viết cho học sinh và một cuốn sách kèm theo sách đó như sách hướng dẫn giáo
viên, sách bài tập” [70, tr.40]. Theo đó, tác giả cho rằng các STK cũng như sách công cụ có liên quan
đến GV và HS tạo thành tổ hợp giáo khoa. Như vậy, Nguyễn Ngọc Nhị quan niệm về SGK theo nghĩa
rộng. Nói đến SGK không phải là nói đến một cuốn sách độc lập mà là một tổ hợp giáo khoa.
Giáo sư Phan Trọng Luận dẫn ra một quan niệm mới về SGK khác với những quan niệm trước
đây.Trong bối cảnh sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin, một CD-ROM có khả năng ghi
hàng tỉ bít tương đương với 500 cuốn sách thì khái niệm quen thuộc về SGK không thể giữ nguyên như
cũ. Với CD-ROM, SGK không thể chỉ là những kênh chữ, kênh hình hay các kiểu bài tập ghi chép.
Như vậy, công tác biên soạn SGK trong tương lai cần quan tâm một cách thực sự đến yêu cầu hiện đại
hóa.
Phương thức biên soạn SGK là một trong những vấn đề mà tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục -
Tuyển tập” đề cập đến. Biên soạn SGK theo công thức “CTWA” (Comprehensive textbook writing
approach) đang được chú ý. Ưu điểm của việc tổ chức biên soạn theo công thức “CTWA” phần nào
khắc phục được hạn chế của phương thức biên soạn “cuốn chiếu”. Phương thức này giảm bớt được sự
không đồng bộ trong nội dung kiến thức, sự không liên tục về trình độ và phần nào sự quá tải. Khi ứng
dụng công thức “CTWA” ta cũng rút ngắn được thời gian biên soạn. Cùng thời gian 12 tháng, có thể
hơn 12 tháng, biên soạn theo công thức này hoàn thành được 5 bản thảo ở mức hoàn chỉnh, nếu theo
phương thức “cuốn chiếu” chỉ hoàn thành một bản thảo. Dù biên soạn theo phương thức nào cũng cần
coi trọng tính đặc thù của bộ môn, cố gắng bám sát mô hình chung của SGK mới để có sự thống nhất
tương đối giữa SGK các môn học.
Tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cung cấp khá đầy đủ các bài nghiên cứu về
mô hình cấu trúc SGK. Trong bài “Mô hình cấu trúc sách giáo khoa sau năm 2000”, Trần Kiều - Lê
Xuân Trọng đã nêu lên những điểm chung về cấu trúc SGK các môn học trong nhà trường phổ thông.
Cấu trúc chung của SGK đều gồm ba phần: phần đầu SGK, phần giữa SGK và phần cuối SGK. Trong
đó, phần giữa SGK là phần chính của sách, bao gồm các phần, các chương, các bài học. Khi nghiên
cứu cấu trúc một chương SGK, các tác giả lưu ý cuối mỗi chương nên có những thành phần gì để HS
có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Nội dung các câu hỏi, bài tập trong cấu trúc
bài học nên hướng vào kỹ năng vận dụng kiến thức nhằm phát triển trí tuệ cho HS. Mức độ bài tập thể
hiện sự phân hóa nhằm đáp ứng được những năng lực khác nhau của HS.
Ngoài những vấn đề chung về mô hình cấu trúc SGK, các nhà nghiên cứu chú ý bước đầu đến
mô hình cấu trúc SGK bộ môn. Về cơ bản, SGK mỗi bộ môn có sự thống nhất tương đối với mô hình
chung của SGK nhưng tùy theo đặc trưng bộ môn mà cấu trúc SGK mỗi bộ môn có những điểm khác
biệt. Theo Đỗ Ngọc Thống, mô hình và cấu trúc nội dung SGK môn Ngữ văn phải thể hiện được
những quan điểm cơ bản về xây dựng và biên soạn SGK Ngữ văn. Mô hình đó được xây dựng theo
tinh thần tích hợp, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương
pháp dạy học. Về mô hình SGK môn Sinh học, tác giả Nguyễn Quang Vinh xác định mô hình đó vừa
cung cấp thông tin vừa hướng dẫn HS xử lí thông tin. HS được làm việc với các thông tin mới bằng
cách trả lời câu hỏi, trình bày một vấn đề, tiến hành làm thí nghiệm… Nguyễn Minh Phương, Phạm
Thu Phương đề xuất những kiến nghị xây dựng mô hình SGK thí điểm môn Địa lí. Cấu trúc bài học
được trình bày sao cho HS có thời gian tiếp thu lượng kiến thức của bài học, HS thực sự thực sự được
làm việc, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và có thể tự kiểm tra lại kết quả làm việc.
Có thể nói, nghiên cứu mô hình cấu trúc SGK sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm bổ ích,
đóng góp trực tiếp cho việc biên soạn SGK mới ngày càng khoa học và hiện đại hơn.
Tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cũng tuyển chọn các bài viết của nước ngoài
nghiên cứu về các chức năng của SGK.Theo Francois Marie Gerard và Xavier Roegiers, SGK phổ
thông có thể có nhiều chức năng khác nhau tùy theo người sử dụng, tùy theo môn môn học và tùy hoàn
cảnh biên soạn sách. Khi HS sử dụng, một cuốn SGK sẽ có nhiều chức năng hướng vào việc học tập và
các chức năng hướng vào việc thiết lập liên hệ giữa học tập với đời sống. Các SGK phổ thông còn có
chức năng đào tạo đối với GV. SGK là công cụ cho phép GV thực hiện được vai trò nghề nghiệp của
mình trong quá trình dạy học.
Tài liệu cũng tuyển chọn một số bài nghiên cứu về ngôn ngữ SGK. Các bài nghiên cứu đều có
chung một điểm: ngôn ngữ giáo khoa gồm hai kênh thông tin (kênh chữ và kênh hình) nhằm truyền tải
kiến thức, kỹ năng đến với HS theo đúng yêu cầu của chương trình môn học. Tuy nhiên, mỗi bài viết
này có một diện mạo riêng, góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ bản văn SGK. Nguyễn Trí chỉ ra
những thay đổi trong cách viết phần bài học, cách diễn đạt tiêu đề bài học và tiêu đề các phần trong bài
học; Nguyễn Quốc Siêu phân tích ý nghĩa các yếu tố ngôn ngữ trong bản văn SGK; Nguyễn Văn Tùng
bàn về chức năng của ngôn ngữ SGK; Nguyễn Ngọc Nhị chỉ ra các yếu tố tạo nên chất lượng ngôn ngữ
bản văn và những tiêu chí đánh giá chất lượng ngôn ngữ bản văn.
Ngoài những vấn đề chung về ngôn ngữ SGK, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yêu
cầu riêng đối với ngôn ngữ SGK bộ môn. Mỗi môn học mang những đặc trưng riêng do đó ngôn ngữ
SGK bộ môn cũng có những yêu cầu riêng. Theo Nguyễn Quốc Luân ngôn ngữ SGK Văn học phổ
thông phải đạt 4 yêu cầu cơ bản: chính xác, đủ hiểu, phát triển, kết hợp hài hòa tính khoa học và tính
nghệ thuật. Trần Phương Dung chỉ ra những chỗ dùng kí hiệu toán học, kí hiệu logic, câu trong SGK
Toán chưa rõ, gây ra sự hiểu lầm làm mất đi sự chính xác của một đề toán. Từ đó, tác giả đưa ra những
yêu cầu riêng đặc thù đối với ngôn ngữ bản văn SGK Toán. Đặc biệt là sự phân biệt giữa các từ trong
ngôn ngữ thông thường được dùng trong toán. Dựa vào lí luận SGK, Nguyễn Thị Hồng Việt nêu một
số suy nghĩ về việc dùng từ và câu trong SGK Vật lí để đi đến kết luận: ngôn ngữ bản văn SGK Vật lí
cũng có tính đặc thù riêng của bộ môn.
Phương pháp luận đánh giá SGK là một trong những yếu tố xây dựng hệ thống lí luận SGK.
Đào Trọng Quang, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Quốc Túy tìm hiểu tiến trình, các tiêu chí và phương
pháp cụ thể đánh giá SGK. Đánh giá SGK phải gắn liền với quan niệm SGK thể hiện chương trình bộ
môn. Mỗi môn học có những sắc thái riêng, vì thế bên cạnh tiêu chí chung, nên có hệ thống những tiêu
chí riêng cho từng bộ môn, từng lớp hoặc từng cấp học.
Trở lên trên là những vấn đề lí luận SGK mà tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển
tập” đã đề cập đến. Có thể xem Tuyển tập này là một tài liệu tham khảo quan trọng khi tìm hiểu về
SGK.
“Sách giáo khoa một số vấn đề lí luận và thực tiễn” là nhan đề của phần bốn trong tài liệu
“Nguyễn Khắc Phi tuyển tập” do Vũ Thanh tuyển chọn. Phần này giới thiệu một số bài viết của Giáo
sư Nguyễn Khắc Phi trao đổi về chương trình và SGK Ngữ văn bậc Trung học cơ sở (THCS). Trong
các bài viết, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi nhấn mạnh một số điểm về phương pháp khi tiếp cận SGK mới
làm sao phát huy được ưu thế của phương châm tích hợp.
Các bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, “Cơ sở lựa chọn
học vấn phổ thông để xây dựng chương trình môn học”, “Về chương trình và sách giáo khoa phổ
thông”, “đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc Trung học”, “Những điều kiện ràng buộc đối với công
cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Trung học” của Trần Bá Hoành đi sâu vào nghiên cứu
những mục đích yêu cầu và những định hướng chính cho việc thiết kế chương trình và viết SGK. Qua
các bài viết này, tác giả mong muốn chúng ta sẽ có một bộ máy chuyên và một cơ chế đáp ứng nhanh
hơn nữa để không ngừng phát triển chương trình phổ thông theo yêu cầu phát triển của đất nước.
Riêng đối với SGK Ngữ văn lớp 10, chúng ta có các tài liệu “Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 10” của Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Lê
Hồng Mai, Nguyễn Thị Nhuận, Lê Thị Thanh Tâm; “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn Trung học phổ thông” của Đỗ Ngọc Thống; “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tài liệu
này trình bày các nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục môn Ngữ văn, nội dung chương trình môn
Ngữ văn lớp 10, những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 và đánh giá
kết quả học tập.
Về vấn đề “phương pháp làm việc với SGK”, ở nước ta hiện nay chưa có tư liệu chuyên sâu
nào. Vấn đề này chỉ mới được nhắc đến trong tài liệu “Phương pháp dạy học văn” tập 2 của Phan
Trọng Luận, Trương Dĩnh. Các tác giả viết:
“Làm việc với giáo khoa” rèn cho HS năng lực nghiên cứu, năng lực tự học theo giáo khoa.
Hoạt động này tận dụng sách giáo khoa, khắc phục tình trạng “thiếu kiến thức nhưng thừa giáo khoa”
như đã nói ở trên. “Làm việc với giáo khoa” đòi hỏi HS phải chuẩn bị bài học văn học sử theo nếp: đọc
giáo khoa, lập dàn ý kiến thức bài học, nêu thắc mắc.
“Làm việc với giáo khoa” có thể vận dụng qua cá biện pháp sau: HS dàn ý hóa giáo khoa, HS
đọc giáo khoa, HS phát hiện luận điểm và các dẫn chứng minh họa cho luận điểm, HS thắc mắc về nội
dung cấu trúc giáo khoa, HS học bài theo giáo khoa…, HS đối chiếu nội dung và cách trình bày kiến
thức giữa các bộ sách khác nhau… Các biện pháp này có thể thực hiện theo sự gợi ý của GV, có thể do
GV thuyết giảng độc thoại hoặc có thể cho HS làm bài tập ở nhà” [54, tr.46].
Tóm lại, các vấn đề lí luận SGK tuy đã được đặt ra và đã có nhiều bài viết đề cập đến nhưng để
xây dựng được một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu hơn nữa. Những bài viết, công trình nghiên cứu, các cuộc thảo luận về SGK là cơ sở khoa học để
SGK trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học, một công trình khoa học. Đây chính là nền tảng để
xây dựng một hệ thố