Luận văn Sản xuất bào tử nấm trichoderma SPP làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng

Sự tăng trưởng của hóa học hóa nông nghiệp và thâm canh sản xuất đang thay đổi rất nhiều hoàn cảnh sinh thái và môi trường chúng ta đang sống. nó đang chuyển dịch về phía tiêu cực. Số lượng thuốc hóa học trừ sâu có độ độc cao ngày càng lớn, nhưng hiệu quả lại thấp. Phần lớn thuốc tỏa rộng ra không mục đích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. trong bất cứ quần lạc nông nghiệp nào.

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4240 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sản xuất bào tử nấm trichoderma SPP làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC – & — KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mà NGÀNH : C73 GVHD : TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG CN. ĐỖ THỊ TUYẾN SVTH : HỨA VÕ THÀNH LONG LỚP : 07CSH1 MSSV : 207111025 TP.HCM năm 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa môi trường và Công nghệ sinh học đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm vừa qua để em làm tốt bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn viện Sinh Học Nhiệt Đới đã giúp và tạo điều kiện cho em được học hỏi, trao đồi các kỹ năng, thao tác và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này của em. Đặc biệt xinh chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Tuyến và cô Nguyễn Hoài Hương đã hết lòng quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt luận văn. Xin cảm ơn các anh chị và các bạn trong viện Sinh Học Nhiệt Đới đã giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình đã động viên, quan tâm, hỗ trợ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong suốt quá trình làm luận văn, em đã được tiếp cận với môi trường làm việc mới, có thêm được nhiều kiến thức, được áp dụng thực tế những gì em đã học, rèn luyện thêm về thao tác, kỹ thuật và kỹ năng làm việc để em có thể thực hiện tốt hơn trong công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC TRANG LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 9 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 10 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 11 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC 13 THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 13 THUỐC TRỪ SÂU 13 THUỐC TRỪ NẤM 13 CƠ CHẾ DIỆT NẤM 14 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ NẤM 14 THUỐC TRỪ CỎ HÓA HỌC 14 SỰ XÂM NHẬP CỦA THUỐC VÀO CỎ 15 CƠ CHẾ DIỆT CỎ 15 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ 16 KIỂM SOÁT SINH HỌC 16 ĐỐI TƯỢNG CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC 14 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 31 VIRUS 31 TRIỆU CHỨNG NHIỄM VIRUS 32 CƠ CHẾ DIỆT SÂU 32 VI KHUẨN BACILLUS THURINGIENSIS (BT) 33 GIỚI THIỆU 33 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG 34 VI NẤM 34 HIỆU LỰC TRÙ SÂU CỦA BEAUVERIA & METARHIZIUM 34 HOẠT TÍNH DIỆT SÂU 34 SINH VẬT KHÁC 35 ONG MẮT ĐỎ 35 ONG VÀNG 36 2.1.4.5 NGUYÊN TẮC CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC 37 TRỪ NẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 38 CÁC BỆNH CÂY THƯỜNG GẶP DO NẤM GÂY RA 38 TỔNG QUAN VỀ CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC 43 2.3 TỔNG QUAN VỀ TRICHODERMA SPP. LÀM CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC 45 2.3.1 PHÂN LOẠI 45 2.3.2 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NẤM TRICHODERMA SPP. 46 2.3.2.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH TRƯỞNG CỦA TRICHODERMA SPP. 46 2.3.2.2 SINH THÁI HỌC 48 2.3.3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRICHODERMA SPP. 50 2.3.3.1 HIỆN TƯỢNG GIAO THOA 51 2.3.3.2 HOẠT ĐỘNG TIẾT ENZYME 53 1 HỆ ENZYME THỦY PHÂN CHITIN 53 2 HỆ ENZYME THỦY PHÂN CELLULOSE 54 3 CÁC HỢP CHẤT KHÁNG NẤM 55 2.3.4 ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CỦA TRICHODERMA SPP. 56 2.3.4.1 NHIỆT ĐỘ 56 2.3.4.2 ÁNH SÁNG 56 2.3.5 CÁC NƠI SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP. 56 CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM 61 3.1 MỤC ĐÍCH 3.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 62 3.2.1 VẬT LIỆU 62 3.2.1.1 CÁC CHỦNG VI SINH VẬT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 62 3.2.1.2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ 62 3.2.1.3 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY 62 3.2.1.3.1 MÔI TRƯỜNG PGA 63 3.2.1.3.2 MT KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP.VÀ NẤM BỆNH 63 3.2.1.3.3 KHOÁNG CRAPEK 64 3.2.1.3.4 MÔI TRƯỜNG LÊN MEN XỐP 64 3.2.1.3.5 MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG 64 3.2.2 PHƯƠNG PHÁP 65 3.2.2.1 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA NẤM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 65 3.2.2.2 PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN XỐP 66 3.2.2.3 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 67 3.3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 68 3.3.1 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA NẤM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 68 3.3.2 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 76 3.3.3 PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN XỐP 83 3.4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 : sơ đồ kiểm soát sinh học 17 Hình 2.2 : vi khuẩn Bacillus thuringiensis 33 Hình 2.3 : chu trình phát triển của ong mắt đỏ 35 Hình 2.4 : chu trình phát triển của ong vàng 36 Hình 2.5 : nấm T. harzianum 45 Hình 2.6 : bào tử của T. reesei 47 Hình 2.7 : nấm T.viridae 48 Hình 2.8 : nấm T.reesei 49 Hình 2.9 : sự ức chế của Trichoderma đối với nấm bệnh Pythium 50 Hình 2.10 : T,harzianum quấn quanh Rhizoctonia solani 51 Hình 2.11 : Rhizoctonia aolani dưới KHV sau khi T. mycoparasitic được gỡ bỏ 52 Hình 3.1 : phương pháp lên men xốp 67 Hình 3.2 : sự ức chế của T.harzianum đối với nấm bệnh Fusarium 69 Hình 3.3 : sự ức chế của T.harzianum đối với nấm bệnh Phytophthora 70 Hình 3.4 : sự ức chế của T.reesei đối với nấm bệnh Phytophthora 72 Hình 3.5 : sự ức chế của T. reesei đối với nấm bệnh Fusarium 73 Hình 3.6 : sự ức chế của chế phẩm T.harzianum đối với Fusarium 77 Hình 3.7 : sự ức chế của chế phẩm T.harzianum đối với nấm bệnh Phytophthora 78 Hình 3.8 : sự ức chế của chế phẩm T. reesei đối với nấm bệnh Fusarium 80 Hình 3.9 : sự ức chế của chế phẩm T. reesei đối với nấm bệnh Phytophthora 81 Hình 4.0 : chế phẩm nấm T.reesei 84 Hình 4.1 : chế phẩm nấm T.harzianum 84 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Các tác nhân gây hại của cây trồng 18 Bảng 2.2 : các bệnh cây thường gặp do nấm gây ra 38 Bảng 2.3 : Hiệu lực của Saccharomyces và Zygosaccharomyces ức chế các nấm gây bệnh hại cây trồng 44 Bảng 2.4 : các nơi sản xuất chế phẩm Trichoderma spp. trừ nấm bệnh hại cây trồng 57 Bảng bố trí thí nghiệm 66 Bảng 3.1 : Đường kính khuẩn lạc khi có Trichoderma spp. 74 Bảng 3.2 : Đường kính khuẩn lạc Fusarium sau khi rắc chế phẩm Trichoderma harzianum và Trichoderma reesei 82 Danh mục các sơ đồ sơ đồ 3.1 : tiến hành thí nghiệm đối kháng trực tiếp 65 Sơ đồ quy trình thực hiện phương pháp lên men xốp 66 Sơ đồ 3.2 : tiến hành khảo sát sự ức chế của chế phẩm với nấm bệnh 68 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự tăng trưởng của hóa học hóa nông nghiệp và thâm canh sản xuất đang thay đổi rất nhiều hoàn cảnh sinh thái và môi trường chúng ta đang sống. nó đang chuyển dịch về phía tiêu cực. Số lượng thuốc hóa học trừ sâu có độ độc cao ngày càng lớn, nhưng hiệu quả lại thấp. Phần lớn thuốc tỏa rộng ra không mục đích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. trong bất cứ quần lạc nông nghiệp nào. Chính vì thế, chiến lược mới phòng trừ các loài gây hại cho hệ sinh thái nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phối hợp các hoạt động của các quần thể kí sinh và các loài có ích cho nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả cao và thuốc trừ sâu sinh học trên nền móng thâm canh cao. Một trong những hướng cơ bản của phương pháp sinh học là tăng cường sản xuất các chế phẩm sinh học. Trên cơ sở sinh học và di truyền học, sẽ làm cho các chế phẩm sinh học có phổ tác động rộng hơn bằng con đường đưa vào vi sinh vật những gen bổ sung, tổ hợp chúng, khuếch đại và tạo các dòng vô tính độc tố cao. Hiện nay, phòng trừ dịch hại cây trồng bằng biện pháp sinh học được đẩy mạnh nghiên cứu ở nhiều nước, được coi như là một lĩnh vực quan trọng. Phòng trừ bằng sinh học đối với bệnh hại chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm đối với các loại nấm gây hại cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm Trichoderma và sản xuất chế phẩm để hạn chế những nấm gây hại cho cây trồng như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium, Verticillium và Botrytis gây bệnh trên lúa, ngô, và một số cây trồng khác đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nấm đối kháng là một tác nhân sinh học, nó có những điều kiện sống nhất định và chỉ phát huy được hiệu quả phòng trừ bệnh ở những điều kiện nhất định. Trong khi đó, thường do khả năng thích nghi với môi trường sống, các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ, số lượng cá thể tăng nhanh, khả năng chống chịu tốt, lấn lướt các tác nhân đối kháng làm cho tính đối kháng mất cân bằng và kết quả là bệnh bộc phát trên cây trồng. Để khắc phục điều này, việc chọn lọc, nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho tác nhân đối kháng và đưa lại trong môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết. Để góp phần vào việc đa dạng hóa các chế phẩm sinh học, cải thiện và ứng dụng chế phẩm nâm Trichoderma spp. vào lĩnh vực nông nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ sản xuất bào tử nấm Trichoderma spp. làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng”. mục đích của đề tài Tìm hiểu việc ứng dụng bào tử Trichoderma trừ nấm hại cây trồng và phương pháp sản xuất bào tử bằng lên men thể rắn. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về kiểm soát sinh học và sử dụng bào tử Trichoderma trừ nấm bệnh cây trồng Thực nghiệm về quy trình lên men thể rắn sản xuất bào tử Trichoderma Khảo sát hoạt tính trừ nấm bệnh của bào tử Trichoderma invitro Phạm vi nghiên cứu của đề tài Các chủng nấm đối kháng Trichoderma spp. Các chủng nấm bệnh gây hại cây trồng. CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC 2.1.1 THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 2.1.1.1 THUỐC TRỪ SÂU Thuốc trừ sâu là 1 loại thuốc trừ dịch hại được sử dụng chống lại côn trùng ở tất cả các giai đoạn biến thái. Nó được dùng ở cả giai đoạn biến thái trứng và ấu trùng. Thuốc trừ sâu được dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp tiếp đó là hộ gia đình, thậm chí cả trong y khoa. Sử dụng thuốc trừ sâu là 1 nhân làm gia tăng sản phẩm nông nghiệp trong thế kỷ 20. Thống kê cho thấy có hơn nghìn loài côn trùng trong số hơn 1 triệu loài được biết là tác nhân gây hại cây trồng, vật nuôi và truyền bệnh cho người. Phá hoại môi trường sống xung quanh. Chúng làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản. Thuốc trừ sâu hóa học là các loại hợp chất hóa học được dùng để tiêu diệt các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây trồng. Thuốc trừ sâu sinh học là loại thuốc trử sâu dựa trên cơ sở vi khuẩn, virus hay vi nấm để diệt trừ sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây trồng. CƠ CHẾ DIỆT SÂU HẠI CỦA THUỐC Thuốc trừ sâu hóa học hay sinh học đều có chung cớ chế trừ dâu, đó chính dùng chất độc diệt sâu. Thuốc trừ sâu hoá học sử dụng hợp chất hóa học và chất độc chiết xuất từ các loại cây độc, khi sâu tiếp xúc với chất độc, độc tố sẽ ngấm vào cơ thể sâu ,côn trùng hại và giết chết chúng. Thuốc trừ sâu sinh học sử dụng các tác nhân sinh học là các vi sinh vật ( vi khuẩn, virus hay vi nấm ). Khi độc tố do vi sinh vật tiết ra cùng với thức ăn vào trong cơ thể côn trùng gây hại, chất độc tác động vào mô của cơ thể phá vỡ cấu trúc da và cơ thể giết chết sâu. THUỐC TRỪ NẤM Thuốc trừ nấm là 1 trong 3 phương pháp chính để kiểm soát dịch hại – trong trường hợp này là kiểm soát nấm trong nông nghiệp. Nó có thể là thuốc trừ nấm sinh học trên cơ sở dùng vi nấm diệt nấm bệnh, hay nó có thể là các lọai hợp chất hóa học được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm bệnh. Thuốc diệt nấm cũng được dùng để chống lại các trường hợp nhiễm nấm. Thuốc diệt nấm có 2 loại là tiếp xúc và hấp thụ. Thuốc diệt nấm tiếp xúc giết chết nấm khi được phun trên bề mặt bị nhiễm nấm. Loại hấp thụ phìa được nấm hấp thụ trước khi có tác động làm chết nấm. 2.1.1.2.1 CƠ CHẾ DIỆT NẤM BỆNH Thuốc diệt nấm khi tiếp xúc với nấm gây bệnh, nó phá vỡ tế bào nấm bệnh, giết chết chúng. Thuốc diệt nấm được nấm bệnh hấp thụ thì khi vào trong cơ thể, các độc tố, kháng sinh do vi sinh vật trong thuốc tiết ra hay hỗn hợp chất độc và chất hóa học có sẵn trong thuốc diệt nấm tác động gây độc cho nấm bệnh làm chúng chết. 2.1.1.2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ NẤM Thuốc diệt nấm có thể gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người do các loại lương thực, rau quả thu được từ các loại cây trồng được con người sử dụng và nó có thể gây ra dị ứng cũng như nhiều triệu chứng khác như đau đầu, tiêu chảy, các tổn hại cho các cơ quan cũng như gây ra các rối loạn nghiêm trọng và các loại bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh. Nó cũng có thể là nguy hiểm cho các hệ sinh thái do nó có thể thoát đi, gây ô nhiễm môi trường nước và đất cũng như tích lũy sinh học và làm gia tăng độv tính đối với các cơ thể sống trong hệ sinh thái. THUỐC TRỪ CỎ HÓA HỌC Thuốc trừ cỏ có vai trò quan trọng do có nhiều ưu điểm nổi bật. Đó là 1 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để diệt trừ tất cả các loại cỏ mà không làm hại đến cây trồng. Thuốc trừ cỏ góp phần giảm chi phí và nhân công lao động, áp dụng trên diện tích lớn trong thời gian ngắn. Điển hình như trên các ruộng lúa, thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao, tương đối triệt để, an toàn cho lúa. 2.1.1.3.1 Sự xâm nhập của thuốc vào cây cỏ Hầu hết các loại thuốc trừ cỏ cho lúa đều có thề xâm nhập vào cây cỏ qua rễ, mầm và lá. Đối với thuốc tiền nảy mầm được phun lên ruộng khi hạt cỏ chưa nảy mầm, thuốc xâm nhập chủ yếu qua rễ hay mầm khi hạt nảy mầm tiếp xúc với lớp thuốc trên mặt đất. Các thuốc hậu nảy mầm phun thuốc khi hạt cỏ đã mọc thảnh cây có là thì thuốc chủ yếu xâm nhập qua lá, 1 số thuốc cũng được rễ hút vào, thuốc có thể thấm trực tiếp qua lớp sáp của lá vào bên trong gây hại cây cỏ. 2.1.1.3.2 cơ chế tác động của thuốc Sau khi vào trong cây cỏ thuốc có thể tác động theo nhiều cách để diệt cỏ. Đối với các loại thuốc diệt cỏ cho ruộng lúa thì có 1 số cách sau : Kích thích sự phát triển quá mức của tế bào, lám biến đổi các phản ứng sinh học trog cây cỏ, gây ra hiện tượng biến dạng cây và hủy diệt các điểm sinh trưởng, cây cỏ sẽ chết. Ưùc chế quá trình tổng hợp chất diệp lục : chất diệp lục tạo màu xanh cho cây, là nơi hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo năng lượng cho các phản ứng tổng hợp vật chất trong cây. Do đó không có chất diệp lục cây cỏ sẽ chết. Ưùc chế tỗng hợp lipid : không có lipid sẽ không tạo thành tế bào, cây cỏ sẽ chết. Ưc chế tổng hợp amino acid : các acid amin là thành phần cấu tạo nên protid, trong đó có 1 số acid amin không thể thiếu trong cây hay không thể thay thế được. Ngoài ra còn có 1 số tuốc diệt cỏ khác tác động bằng cách ức chế quang hợp, tổng hợp vitamin và nhiều cơ chế khác. 2.1.1.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC DIỆT CỎ Hầu hết các loại thuốc diệt cỏ dành riêng cho lúa hiện nay đều có độ độc thấp đối với mọi loài kể cả con người. Lý do chính là do đối tượng của thuốc là thực vật, có chất diệp lục, có quang hợp mà động vật khác và con người không có nên ít chịu ảnh hưởng. Do thuốc có thời gian lưu tồn trong đất và môi trường tương đối ngắn. (Nguyễn Mạnh Chính ). KIỂM SOÁT SINH HỌC ( KSSH ) Kiểm soát sinh học là việc sử dụng các sinh vật hữu ích để kiểm soát các loài sinh vật gây hại cho cây trồng thay vì sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học làm ảnh hưởng tới môi trường. KSSH được trình bày tĩm tắt theo sơ đồ trên hình 2.1 Thuốc BVTV Thuốc thuốc thuốc thuốc trừ sâu trừ nấm trừ cỏ trừ dịch hại khác Thảo sinh sinh sinh thảo sinh mộc học học học mộc học chất vi virus vi vi vi vi nấm chất vi độc khuẩn nấm khuẩn nấm độc khuẩn hạt Bt NPV, GV xạ nấm nấm hạt củ đậu… Isachenko củ Metarhizium khuẩn men mốc Fusarium đậu… Streptomyces Candida sp. Trichoderma spp. S. cerevisiae Hình 2.1 : Sơ đồ kiểm sốt sinh học ĐỐI TƯỢNG CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC Đối tượng của kiểm soát sinh học là các loại nấm bệnh, sâu hại và các loại cỏ dại gây hại cho cây trồng. Chúng làm giảm năng suất cây trồng bởi việc gây ra các bệnh nấm hại cây, hút chất dinh dưỡng của cây làm cây chết khô. Các tác nhân gây hại này được trình bày ở bảng 2.2. Bảng này mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, triệu chứng, điều kiện phát sinh và tác động của chúng. Bảng 2.1 : Các tác nhân gây hại của cây trồng Chủng loại Tên Đặc điểm Bệnh cây N ấ m b ệ n h Phytophthora sp. Giới : Chromista Ngành : Eumycota Lớp : Oomycetes Bộ : Peronosporales Họ : Pythiaceae Giống:Phytophthorasp. nấm hình thành phân sinh bào tử. Phân sinh bào tử đơn bào không màu hình trứng, có 1 núm nhỏ ở đầu. Trong nước phân sinh bào tử tạo thành các du động bào tử hoặc nảy mầm trực tiếp xâm nhiễm gây bệnh Lớp : bào tử xoang, bộ : bào tử cầu. Vỏ bào tử hình cầu đỉnh có miệng, đường kính 70-130 µm, màu nâu đến đen. Cuống bào tử ngắn, bào tử hình sợi không màu có 4-9 vách ngăn. Sợi nấm và bào tử qua đông trên xác cây bệnh, mùa xuân năm sau vỏ bào tử mở miệng, các bào tử bay ra ngoài, lây lan nhờ gió. Thối gốc chảy mủ Khô héo Septoria chrysanthemella Cercospora brunkii Cuống bào tử mọc chùm màu nâu nhạt, không phân nhánh, bào tử dạng đuôi, không mang nhiều vách ngăn. Nấm bệnh qua đông trong mô bệnh bằng sợi nấm, năm sau bào tử lây lan và xâm nhiễm Đốm nâu Bệnh thường phát sinh vào tháng 5-10. Actinonema rosae Đĩa bào tử mọc dưới biểu bì lá, bào tử hình bầu dục hay trứng, không màu. Sợi nấm qua đông trong bẹ lá, cành khô, lá rụng năm sau lây lan xâm nhiễm. đốm đen Nhiệt độ cao lá rụng nhiều,bệnh quanh năm , nặng nhất vào tháng 9-11. Cercosporarhododendri Ferraris cuống bào từ mọ trên đốm bệnh, trên cuống là bào tử. Bào tử hình đuôi không màu có 1-4 vách ngăn. Nấm qau đông trong lá bệnh, xác cây bệnh bằng sợi nấm. Bào tử nảy mầm nhờ gió, nước mưa, xuyên mô lá, đốm nâu Tác hại chủ yếu làm rụng lá. bệnh nặng vào tháng 4-7 hàng năm. Oidium chrysanthemi Nấm kí sinh trên là dùng vòi hút chất dinh dưỡng trong tế bào là, sau đó mọc cuống bào tử và bào tử. Bào tử hình bầu dục, hình trứng, không màu. phấn trắng Fusarium oxysporum Giới : nấm Lớp : nấm bất toàn Bộ : moniliales Họ : Tuberculariaceae Loài Fusarium oxysporum Là nấm sợi đa bào, màu trắng, sinh sản vô tính, tạo ra 2 loại bào tử : lớn và nhỏ. Bào tử lớn hình thành từ cành bào tử
Tài liệu liên quan