Trong các trường Phật học, ở nước ta, hiện nay, vừa có dạy Tâm lý học đại cươngvừa có dạy
Duy thức học. Nhưng hai môn đó được dạy mà không có sự liên hệ và so sánh với nhau.
Nhiều vị tăng ni hiện nay được đào tạo trong các trường đại học thế tục lẫn các trường Phật
học, do đó, họ được học cả hai môn nói trên. Trong quá trình thuyết pháp ở các cơ sở Phật giáo, nhiều
nhà sư muốn vận dụng cả Tâm lý học lẫn Duy thức học, vì trong đồng bào Phật tử cũng có những
người hiểu biết ít nhiều về Tâm lý học, nên việc thuyết pháp như vậy sẽ càng thuyết phục hơn đối với
những phật tử đó.
Thực tế nêu trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này (So sánh một số khái niệm trong Tâm lý
học và Duy thức học) để nghiên cứu.
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số khái niệm trong tâm lý học và duy thức học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THANH XUÂN
SO SÁNH MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG
TÂM LÝ HỌC VÀ DUY THỨC HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI TRI ÂN
Kính thưa Quý Thầy Cô,
Hôm nay, tôi đã tương đối hoàn thành Luận văn Cao học của mình. Tôi xin được bày tỏ lòng tri
ân đến Quý Thầy Cô đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian tôi tham dự khoá học. Đặc biệt, tôi
xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Trần Tuấn Lộ - ngưòi hướng dẫn khoa học - đã tận
tình hướng dẫn một đề tài mà tôi ấp ủ từ lâu. Chúng tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các vị
giáo sư, các giảng viên mà tôi từng đến tham khảo ý kiến.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc sức khoẻ và thành công. Một lần nữa, tôi xin được gửi lời
tri ân đến tất cả Quý vị.
Học viên Đỗ Thanh Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Học viên
ĐỖ THANH XUÂN
1. Lý do chọn đề tài
Trong các trường Phật học, ở nước ta, hiện nay, vừa có dạy Tâm lý học đại cương vừa có dạy
Duy thức học. Nhưng hai môn đó được dạy mà không có sự liên hệ và so sánh với nhau.
Nhiều vị tăng ni hiện nay được đào tạo trong các trường đại học thế tục lẫn các trường Phật
học, do đó, họ được học cả hai môn nói trên. Trong quá trình thuyết pháp ở các cơ sở Phật giáo, nhiều
nhà sư muốn vận dụng cả Tâm lý học lẫn Duy thức học, vì trong đồng bào Phật tử cũng có những
người hiểu biết ít nhiều về Tâm lý học, nên việc thuyết pháp như vậy sẽ càng thuyết phục hơn đối với
những phật tử đó.
Thực tế nêu trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này (So sánh một số khái niệm trong Tâm lý
học và Duy thức học) để nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1/ Mục đích nghiên cứu
2.1.1/ Phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn Tâm lý học đại cương và môn Duy thức học
trong các trường Phật học của nước ta hiện nay.
2.2.2/ Phục vụ cho việc thuyết pháp của các nhà sư ở những cơ sở Phật giáo.
2.2.3/ Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Tâm
lý học và Duy thức học.
2.2/ Mục tiêu nghiên cứu
Nêu lên được sự giống nhau và sự khác nhau giữa một số khái niệm trong Tâm lý học và trong
Duy thức học liên quan tới nhận thức và ý thức về mặt giải phẫu, sinh lý, khái niệm (định nghĩa, phân
loại, cấu trúc, đặc điểm, thuộc tính, sự hình thành và phát triển, các cấp độ).
Từ đó, có thể kết luận rằng trong Duy thức học, ngoài những khái niệm thuần túy phục vụ cho
tín ngưỡng Phật giáo, còn có những khái niệm phản ánh hiện tượng tâm lý của con người đã được nêu
lên trong Tâm lý học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1/ Khách thể: tài liệu Tâm lý học và Duy thức học nói về những khái niệm liên quan tới nhận
thức và ý thức.
3.2/ Đối tượng nghiên cứu:
Sự giống nhau và khác nhau trong một số khái niệm nói trên của Tâm lý học và Duy thức học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1/ Tìm hiểu các khái niệm về tâm lý vừa có trong Duy thức học vừa có trong Tâm lý học và
lựa chọn một số trong số đó để so sánh với nhau theo từng đôi một.
4.2/ Phân tích và so sánh các cặp khái niệm đã lựa chọn để thấy sự giống nhau và sự khác
nhau.
4.3/ Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia Tâm lý học và Phật học cũng như của một số
giảng viên Tâm lý học và Duy thức học trong các trường Phật học để hạn chế những sai sót và nâng
cao thêm chất lượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1/ Các phương pháp nghiên cứu tài liệu:
5.1.1/ Lựa chọn các tài liệu và các khái niệm để nghiên cứu
5.1.2/ Phân tích từng khái niệm.
5.1.3/ So sánh các cặp khái niệm.
5.1.4/ Tổng hợp sự phân tích và so sánh ở trên để thấy được sự giống nhau và sự khác nhau.
5.2/ Các phương pháp nghiên cứu với chuyên gia:
Tác giả đã phỏng vấn và trao đổi ý kiến với một số chuyên gia Tâm lý học và Duy thức học ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1/ Duy thức học là một hệ thống tư tưởng vừa về triết lý vừa về tâm lý của Phật giáo. Trong
luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học mà thôi,
không đề cập đến những quan niệm có tính chất tôn giáo – tín ngưỡng và triết học trong Duy thức học
của Phật giáo.
6.2/ Tâm lý học là khoa học và môn học đang được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường
đại học và cao đẳng v.v… trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có Tâm lý học đại cương, Tâm lý
học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xã hội v.v…; riêng môn Tâm lý học đại cương cũng
đang được giảng dạy ở các trường Phật học. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật
ngữ, khái niệm của Tâm lý học tương ứng với một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học
mà thôi.
6.3/ Những khái niệm mà tác giả của luận văn này nghiên cứu để phân tích và so sánh chỉ là
tám cặp khái niệm tương ứng (mỗi cặp khái niệm gồm một khái niệm của Tâm lý học và một khái niệm
của Duy thức học) sau đây:
Những khái niệm Tâm lý học Những khái niệm Duy thức học
1 Thị giác Nhãn thức
2 Thính giác Nhĩ thức
3 Khứu giác Tỵ thức
4 Vị giác Thiệt thức
5 Mạc giác Thân thức
6 Ý thức Ý thức
7 Tự ý thức Mạt-na thức
8 Vô thức Tàng thức
6.4/ Trong luận văn này, tác giả chỉ so sánh một cách khách quan thuật ngữ và nội hàm của các
khái niệm, mà không đặt vấn đề phê phán đúng hay sai, nhất là về mặt triết học và tôn giáo – tín
ngưỡng.
6.5/ Trong luận văn này, những từ Tâm lý học đều có nghĩa chung là khoa học tâm lý học đang
được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quản lý. Còn những từ Duy thức học, dù có thể hiểu là Tâm lý học Phật giáo, nhưng không
bao giờ được thay thế bằng từ Tâm lý học để người đọc khỏi hiểu lầm là khoa học tâm lý học đã nói ở
trên.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Vì Tâm lý học và Duy thức học đều có nội dung nói về tâm lý con người, nên có thể so sánh
với nhau ngoài những cái riêng khác nhau, có thể có những cái chung gần gũi với nhau, thậm chí giống
nhau trong một số khái niệm và quan niệm.
8. Cái mới của luận văn
-Trên cơ sở phân tích nội hàm của 8 khái niệm tương ứng với nhau giữa Tâm lý học và Duy
thức học, cái mới mà luận văn này đóng góp là sự so sánh 8 cặp khái niệm nói trên để thấy được những
gì là tương đối giống nhau và những gì là khác nhau giữa chúng trong từng cặp.
9. Cấu trúc của luận văn
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Giới hạn nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu những vấn đề và cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.
1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.2/ Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Phân tích một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
2.1/ Phân tích tám khái niệm trong Tâm lý học.
2.2/ Phân tích tám khái niệm trong Duy thức học.
Chương ba: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
3.1/ So sánh “5 loại cảm giác – tri giác” trong Tâm lý học và “5 thức trước” trong Duy thức
học.
3.2/ So sánh “ý thức” trong Tâm lý học và “ý thức” trong Duy thức học.
3.3/ So sánh “tự ý thức” trong Tâm lý học và “mạt-na thức” trong Duy thức học.
3.4/ So sánh “vô thức” trong Tâm lý học và “tàng thức” trong Duy thức học.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài
1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1/ Duy thức học là gì?
Duy thức học (tiếng Phạn là Yogàcàra, tiếng Anh là The theory of mere-consciouness) là một
môn Phật học bao gồm một số bài học (giới Phật giáo gọi là bài tụng hay bài kệ) về thức.
Duy thức học cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do thức phóng chiếu, ngoài thức đang cảm
nhận thì không có gì hiện hữu, không có hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan chỉ là sự trình
hiện vì không có tự thể (vô ngã) và không cố định, không bất biến (vô thường). Thức do vô minh nên
tin vào những gì mà nó tiếp xúc là thật, nhưng kỳ thực, đó là do nó phóng chiếu ra. Thức vì căn cứ vào
sự trình hiện để phân biệt nhị nguyên nên nhầm lẫn có chủ thể và khách thể và vì vậy, chủ thể và khách
thể đều không thật. Nếu sự phân biệt nhị nguyên đó được nhận diện (tức là khi thức (consciousness)
chuyển thành trí (direct cognition) thông qua thiền định), thì tất cả mọi nhầm lẫn về chủ thể và khách
thể chấm dứt, đó là giác ngộ, tức là không bị thức phóng chiếu.
Theo Duy thức học, mọi sự vật, hiện tượng là sự trình hiện. Trong quan niệm này thì trình hiện
là trình hiện cho một chủ thể, không có chủ thể thì không có trình hiện, cũng như không có người mơ
thì không có giấc mơ. Trong vũ trụ, mọi sự vật không có tính chất riêng tư, chúng không đến không đi,
chúng không thật có sinh có diệt, chúng chỉ xuất hiện trong tương quan với mọi sự xung quanh và với
người đang tương tác với chúng. Vì thế giới là một sự trình hiện, một dạng xuất hiện dưới mắt của một
chủ thể nên cái “khách quan” phải cần một chủ thể nhận thức mới có. Vì vậy, theo Duy thức học, người
ta có thể tìm hiểu được thế giới thực tại nếu nắm bắt được tính chất của chủ thể, nghĩa là nếu biết rõ
chủ thể, thì sẽ biết rõ thực tại của chủ thể đó. Như vậy, trình hiện là sự xuất hiện của thế giới trong
tương quan với chủ thể.
Theo Duy thức học thì mọi hiện tượng tâm vật, thực tại bên ngoài lẫn hoạt động tâm lý dựa
trên ba trình hiện của thức: thứ nhất là sáu thức nhận biết (cũng gọi là sáu thức trước), thứ hai là thức
tư duy (cũng gọi là thức thứ bảy hay Mạt-na thức) và thứ ba là thức tàng chứa (cũng gọi là thức thứ
tám hay Tàng thức hay A-lại-da thức).
Như vậy, thức chỉ toàn bộ hoạt động “tinh thần”, từ năm giác quan, ý thức đến các tầng lớp
tiềm thức, vô thức mà thuật ngữ gọi là mạt-na thức, tàng thức. Tàng thức là nguồn gốc của các thức
khác. Đặc tính của nó là nhận thức được sự vật và chính mình. Nó là chỗ tàng chứa những kinh nghiệm
của cá thể với cảm xúc, ước mong, tư duy…, nơi chứa đựng những thói quen cố hữu, những khả năng
đã thuần thục, những mơ ước chưa thành. Tàng thức chính là động lực, là năng lực của tái sinh.
Vì thế, trong triết học Phật giáo, thức vừa có vai trò của năng lượng, vừa là nguồn gốc của cái
biết, cái thấy, nó làm chủ thể “cảm ứng” với khách thể. Cả chủ thể lẫn khách thể đều là sự biến hiện
của thức khi thức vô minh vọng động mà tự tách mình ra làm đôi, làm một chủ thể nhận thức và một
khách thể bị nhận thức. Trên một mặt nhất định, ta có thể nói: chính thức là yếu tố tạo tác ra thế giới,
mặt khác ta cũng có thể nói thức thấy thế giới đúng như “nghiệp cảm” của nó.
Hạt giống1 (chủng tử) ở trong tàng thức biến hiện thành thế giới mà ta gọi là thực tại vật lý. Hạt
giống cũng biến hiện trong mỗi cá thể để thành các dạng tâm lý như nhận thức, khả năng, ý thích, ước
vọng, tư tưởng. Xuất phát từ vọng thức sai lầm, người ta thấy mình có một cái tôi, đồng thời thấy thế
giới bên ngoài tồn tại khách quan. Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể đó (mà tất cả chung
quy chỉ là thức biến hiện), cá nhân càng tiếp tục gieo rắc và nuôi dưỡng chúng để cung cấp lại cho tàng
thức.
Thân mạng của một cá nhân bao gồm thân thể, điều kiện tâm lý, khả năng và trình độ, nó nói
lên biệt nghiệp của cá nhân đó. Môi trường xung quanh, gồm có gia đình, xã hội, thế giới, trong đó cá
thể đang sống, nó phản ánh cộng nghiệp của cá nhân đó. Biệt nghiệp và cộng nghiệp đó có mối liên hệ
mật thiết với nhau và đều là biến hiện của thức. Thức của mỗi cá thể như thế nào thì thân của nó được
tạo ra thế đó, vũ trụ được “vẽ vời”, được trình hiện như thế đó.
Nghiệp và các tác động của nghiệp là: tất cả mọi kinh nghiệm của con người trong cuộc sống
được lưu giữ trong tàng thức như một thứ vết tích và những vết tích đó cần phải được chứng thực.
Theo đạo Phật, mỗi hoạt động trong đời sống của chúng ta, trong thế giới ba chiều cũng như
trong các thực tại phi vật chất khác, đều để lại “dấu vết” cả. Tất cả các biến cố đem lại hiểu biết và kinh
nghiệm, dù đó là năng lực, tư duy, thói quen, hành động, yêu thương, thù hận, xúc cảm, ức chế… cũng
thế. Nói chung là toàn bộ đời sống trên ba bình diện thân, khẩu, ý đều để lại dấu vết, đều để lại hạt
giống trong tàng thức cả. Một khi chúng để lại hạt giống thì tàng thức biến hiện cho cá thể đó được
chứng thực, nếm trải, chứng nghiệm những dấu vết đó trong thế giới riêng của mình và chiêu cảm
những hoàn cảnh nhất định đến với mình.
1 Hạt giống là những thông tin được tích luỹ trong tàng thức, đó cũng chính là nghiệp.
Vì thế, theo quan niệm nghiệp lực, kẻ giết người sẽ bị giết hại, kẻ dối trá sẽ bị lừa đảo, kẻ ích
kỷ sẽ bị cô đơn, kẻ bủn xỉn sẽ bị nghèo khổ, kẻ ham học sẽ được sáng dạ… (thiện ác đáo đầu chung
hữu báo). Những hoàn cảnh đó xuất hiện một cách “tự động”, không cần ai xem xét và dàn xếp. Chúng
đều là những sự trình hiện của thức đối với cá thể và cơ chế cộng nghiệp sẽ đem những cá thể có liên
hệ với nhau lại gần nhau, trong đó nhiều thế giới cùng trình hiện, lồng vào nhau mà không hề ngăn
ngại.
Trong sự tác động này của nghiệp, điều bí nhiệm nhất là mối quan hệ giữa cộng nghiệp (nghiệp
chung của một nhóm người, một xã hội và cả loài người) và biệt nghiệp (nghiệp riêng của mỗi cá thể).
Chúng đan kết vào nhau vô ngại, biến hóa thiên hình vạn trạng và tạo cảm tưởng như chỉ có một thế
giới, một thực tại. Nghiệp lực tạo thành tâm lý và thể chất của mỗi cá thể, nghiệp lực tạo thành môi
trường xung quanh, kết thành gia đình và xã hội. Từ đó tạo nên những giả hợp to lớn hơn như quốc gia,
loài người, các hành tinh và toàn bộ vũ trụ.
Con người có một cộng nghiệp là kiếp người nên thân thể của họ giống nhau, với tất cả các bộ
phận, với những số lượng chính xác về cơ bắp và khớp xương, về các cơ quan nội tạng, về sự vận động
của cơ thể. Những phát hiện về “gen” của con người cho thấy mức độ “giống nhau” giữa loài người lên
trên mức 99,9%. Điều này làm ta có thể nghĩ genom là sự thể hiện về mặt vật chất của “nghiệp”. Phải
chăng con số 99,9% nói lên mức độ “cộng nghiệp về mặt thân thể” của loài người?
Dưới tác dụng của vô minh, của hạt giống, của nghiệp lực, tàng thức biến hiện là cho cá thể đó
cảm nhận có thế giới bên ngoài như một thực thể khách quan và có đời sống của chính mình, của người
nhận thức chủ quan. Mỗi cá thể thông thường lại chấp chặt thế giới đó là thực có, bản thân mình là một
cái tôi thực có. Qua đó mà cá thể lại thu nhận thêm kinh nghiệm, tạo tác thêm ước vọng, bồi dưỡng
thêm năng lực, tăng trưởng thêm nghiệp lực và tiếp tục chứa chấp nó vào trong tàng thức.
Một biến cố xảy ra vừa là kết quả của một biến cố cũ, vừa là nguyên nhân một biến cố tương
lai. Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi. Nếu hôm nay ta nhức đầu thì có lẽ
tại hôm qua ta uống rượu quá nhiều chứ không do một lẽ bất công nào cả. Và ngay hôm nay ta có thể
chấm dứt uống rượu để ngày mai ta khỏi nhức đầu, đó là sự tự do mà mỗi cá thể đều có và có ngay bây
giờ.
Theo đạo Phật thì quả thật mỗi cá thể cảm nhận một thế giới riêng với thời gian và không gian
riêng, thế nhưng các thế giới đó lồng vào nhau không bị ngăn ngại. Tùy theo nghiệp lực của cá thể hay
từng nhóm cá thể mà các biến cố tác động lẫn nhau, thúc đẩy để sự vật sinh thành và hoại diệt theo
thuyết duyên khởi. Thời gian và không gian là những cộng nghiệp then chốt nhất. Những biến cố đó sẽ
“lọt” vào thế giới của một cá thể nhất định (thí dụ cá thể nọ gặp được người bạn tốt, tìm được một việc
làm như ý) hay “lọt” vào thế giới của một nhóm cá thể (thí dụ một tai nạn xảy ra chung cho cả nhóm).
Thế giới chúng ta có thể đồng thời được xem là một thế giới hay nhiều thế giới. Nếu lấy cái
chung của mọi vọng thức làm nền tảng thì chỉ có một thế giới duy nhất, nếu lấy cái riêng của mỗi dòng
tâm thức thì mỗi cá thể là một thế giới. Cái chung và cái riêng, cái đồng và cái dị đều không có tự tính,
đều do quan hệ, theo góc nhìn mà đặt tên, đều là giả danh cả. Vì thế, vấn đề có một thế giới hay nhiều
thế giới, có một hay nhiều thức tàng thức là điều mà ta chỉ có thể đứng trên lập trường Trung quán mới
thấy rõ được. Tất cả đều chỉ là sự cảm nhận, thế giới cũng như thức không có tự tính gì cả.
Duy thức học cho rằng thực tại chỉ là những hình ảnh xuất hiện trong thời gian và không gian.
Chúng tác động lẫn nhau để sinh thành theo những quy luật nhất định, nhưng chúng không có một chủ
thể, một chất liệu chung. Chúng chỉ là củi và tro, hai trạng thái nối tiếp nhau, không có một cái gì đi từ
củi qua tro. Thế giới hiện tượng không hề độc lập tồn tại trên cơ sở tự tính riêng, mà nó là khách thể
xuất hiện cùng một lúc với chủ thể. Khách thể không có tự tính riêng biệt, nếu chủ thể diệt thì nó diệt
theo.
Mỗi cá nhân có một thế giới riêng, có một thực tại riêng, không có một thực tại nào là tuyệt đối
cho tất cả cá thể, cho tất cả loài hữu tình. Mỗi thực tại của mỗi cá thể vì thế đều là tương đối. Thế
nhưng, dựa trên cộng nghiệp của một nhóm cá thể (một xã hội, một quốc gia hay cả loài người), một
thực tại nhất định được trình hiện, phù hợp với cộng nghiệp đó và được xem là có giá trị cho nhóm đó.
Theo đó, thực tại vật lý mà nhà khoa học cứ đinh ninh là độc lập với chính mình chẳng qua là một thế
giới được trình hiện chung cho cả loài người, cho loài hữu tình có một nghiệp chung là mang thân
người.
Cộng nghiệp của loài người làm ta cảm nhận một thực tại vật lý, với vũ trụ, thế giới đa dạng
đang hiển hiện trước mắt ta. Mỗi người cảm nhận nó một cách riêng biệt, nhưng hành xử trong nó và
ngôn ngữ về nó thì lại như nhau. Đó là lý do sâu kín làm cho mọi người nhầm tưởng có một thực tại
độc lập ở bên ngoài.
Vì lẽ trên, muốn hiểu tính chất của thế giới “bên ngoài”, ta cần biết rõ cơ chế nào, tiêu chuẩn
nào đã làm cho mỗi cá thể thấy một vật nhất định là thực tại, vật khác không phải là thực tại.
Đạo Phật cho rằng có nhiều thực tại trong vũ trụ. Từ trong thức của ta lưu xuất vô số dạng hình
của thức. Tất cả các dạng hình đó đều có thực tại riêng của chúng và có “giá trị”, tức là hễ chúng có tác
động là có thực tại. Như thế, giấc mơ vẫn là thực tại. Thế nhưng chúng ta không xem chúng là thực tại
vì chúng ta chỉ tập trung lên một thứ thực tại duy nhất. Đó là thực tại phù hợp với thân của chúng ta.
Thân thể của con người là thân vật chất, nó là một tập hợp của những phần tử mà ta gọi là tế bào,
nguyên tử và phân tử. Thân thể của con người có thể nhận thức được bằng năm giác quan nên chỉ
những gì được nhận thức bằng năm giác quan mới được ta thừa nhận là “thực tại”.
Vì thế, Thân thể của con người có một thực tại phù hợp với nó, đó là một thực tại có thể được
nhận thức bằng năm giác quan. Năm giác quan vốn dựa vào thân mà tồn tại. Thân người còn có một
điều đặc biệt nữa là chỉ cảm nhận một không gian ba chiều và một thời gian trôi chảy có trước có sau.
Thực tại là gì cũng mặc, thân ta chỉ biết cảm nhận như thế, không thể khác. Thế nên ta phải nói chính
xác là, thực tại trình hiện với chúng ta như thế, thực tại “lọt” vào không gian ba chiều của chúng ta để
chúng ta thấy nó như thế, để chúng ta cảm nhận nó có diễn biến theo thời gian. Cuối cùng, vật gì được
năm giác quan nhận thức được và được cộng nghiệp thừa nhận là thực tại thì nó là có. Vì thế mà ta
thấy những gì diễn ra lúc tỉnh táo là thực còn trong mơ là giả.
Ngày nay khi nền vật lý hiện đại xem khối lượng là một dạng của năng lượng, xem một vật
nằm im thật ra là năng lượng đang tụ hội, xem vật thể là một “biến cố”, ta có thể nói cách nhìn đó rất
phù hợp với quan điểm Duy thức học. Vì đối với Duy thức học, mọi biến cố và vật thể trong thế giới ba
chiều của chúng ta đều là sự phóng chiếu, sự biến hiện của thức cả. Chúng là những hoạt động của t