Tục ngữ (TN) có liên hệ mật thiết với hầu hết mọi lĩnh vực của đời
sống, từ việc thể hiện tƣ duy, lối sống, thái độ sống đến việc hỗ trợ làm đẹp
lời nói con ngƣời. Ngƣời Việt Nam xem TN nhƣ “hạt cườm của tư duy bác
học”, là “giọt đọng trong văn chương” [16]. Alfred Lord Tennyson – nhà thơ
nổi tiếng ở Anh vào thế kỉ XIX – ca ngợi TN “là những đồ châu báu mãi mãi
lấp lánh trên ngón tay trỏ vươn dài của mọi thời đại”
(1)
[18, tr.7]. Có thể
khẳng định không một thể loại nào của văn học dân gian đƣợc sử dụng
thƣờng xuyên nhƣ TN. Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế
giới, các nhà văn có tài thƣờng là những ngƣời biết quý trọng và sử dụng rất
sáng tạo vốn TN của dân tộc mình. Do đó, khi nghiên cứu văn học nói chung
và văn học dân gian nói riêng, chúng ta không thể bỏ qua thể loại TN.
Trong TN, so sánh là một biện pháp tu từ phổ biến. Từ xƣa ông cha ta
đã nhận ra không có cách nào làm cho ngƣời nghe nhanh chóng hiểu những
điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Thủ pháp này góp phần hữu hiệu
vào việc miêu tả, khắc họa những bài học kinh nghiệ m trong TN thông qua
những mối tƣơng quan về mặt hình ảnh. Do đó, tìm hiểu so sánh tu từ (SSTT)
trong TN Việt sẽ góp phần làm rõ đặc điểm của thể loại và nâng cao chất
lƣợng giảng dạy TN Việt ở nhà trƣờng các cấp hiện nay.
215 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh tu từtrong tục ngữviệt và tục Ngữ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
VÕ HỒNG SA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
SO SÁNH TU TỪ TRONG
TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ ANH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
3
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
CSSS: Cở sở so sánh
ĐHQG: Đại học Quốc gia
ĐH & TCCN: Đại học và trung cấp chuyên nghiệp
GD: Giáo Dục
HN: Hà Nội
KHXH: Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
SSTT: So sánh tu từ
C-V: chủ ngữ - vị ngữ
TN: tục ngữ
4
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tục ngữ (TN) có liên hệ mật thiết với hầu hết mọi lĩnh vực của đời
sống, từ việc thể hiện tƣ duy, lối sống, thái độ sống đến việc hỗ trợ làm đẹp
lời nói con ngƣời. Ngƣời Việt Nam xem TN nhƣ “hạt cườm của tư duy bác
học”, là “giọt đọng trong văn chương” [16]. Alfred Lord Tennyson – nhà thơ
nổi tiếng ở Anh vào thế kỉ XIX – ca ngợi TN “là những đồ châu báu mãi mãi
lấp lánh trên ngón tay trỏ vươn dài của mọi thời đại”(1) [18, tr.7]. Có thể
khẳng định không một thể loại nào của văn học dân gian đƣợc sử dụng
thƣờng xuyên nhƣ TN. Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế
giới, các nhà văn có tài thƣờng là những ngƣời biết quý trọng và sử dụng rất
sáng tạo vốn TN của dân tộc mình. Do đó, khi nghiên cứu văn học nói chung
và văn học dân gian nói riêng, chúng ta không thể bỏ qua thể loại TN.
Trong TN, so sánh là một biện pháp tu từ phổ biến. Từ xƣa ông cha ta
đã nhận ra không có cách nào làm cho ngƣời nghe nhanh chóng hiểu những
điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Thủ pháp này góp phần hữu hiệu
vào việc miêu tả, khắc họa những bài học kinh nghiệm trong TN thông qua
những mối tƣơng quan về mặt hình ảnh. Do đó, tìm hiểu so sánh tu từ (SSTT)
trong TN Việt sẽ góp phần làm rõ đặc điểm của thể loại và nâng cao chất
lƣợng giảng dạy TN Việt ở nhà trƣờng các cấp hiện nay.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, tiếng Anh đang đƣợc sử
dụng phổ biến và trở thành ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia. Ở Việt
Nam càng ngày càng có nhiều ngƣời học và sử dụng tiếng Anh. Do đó, những
hiểu biết về SSTT nói riêng và TN Anh nói chung sẽ giúp ngƣời học không
(1) “Proverbs are jewels that on the stretched forefinger of all time sparkle forever.”
5
chỉ biết mà còn hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ và nền văn hóa của đất nƣớc
này.
Cuối cùng, việc tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt giữa SSTT trong
TN Việt và TN Anh sẽ ít nhiều làm rõ tƣ duy thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của
mỗi dân tộc. Hiểu ngƣời cũng là một cách để hiểu mình hơn. Hi vọng rằng
đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy và học tập chuyên đề TN của
học sinh, sinh viên Việt Nam ở nhà trƣờng các cấp cũng nhƣ của sinh viên
nƣớc ngoài ở các khoa Việt Nam học.
Đó là lý do ngƣời viết chọn đề tài “SSTT trong TN Việt và TN Anh”
làm đối tƣợng nghiên cứu.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu so sánh tu từ trong TN Việt và TN Anh đã ít nhiều
đƣợc đề cập đây đó trong các công trình nghiên cứu chung về TN.
Ở Việt Nam, nhiều chuyên luận về TN có giá trị đã ra đời dƣới góc
nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân gian nhƣ: TN Việt Nam của Chu
Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri [12], Tìm hiểu thi pháp TN Việt
Nam của Phan Thị Đào [14], Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp của
Nguyễn Thái Hòa [24], Khảo và luận về tục ngữ người Việt của Triều Nguyên
[47], Văn học dân gian Việt Nam [77], Thi pháp văn học dân gian [57],….
Những công trình này thƣờng xoay quanh các vấn đề: xác định khái niệm, tìm
hiểu nội dung và hình thức diễn đạt của TN, mối quan hệ giữa TN và các thể
loại văn học khác. Các tác giả cũng ít nhiều có nói đến SSTT.
Chu Xuân Diên trong quyển “TN Việt Nam” (Nxb. KHXH, 1993) đã
có những nhận xét ngắn gọn, hợp lí về lối ví von, so sánh. Trƣớc tiên, ông cho
rằng “Có thể tìm thấy hình thức ví von so sánh trong những câu TN mà các
6
phán đoán thực hiện tư tưởng khẳng định về một đặc điểm nào đó của đối
tượng bằng cách so sánh, liên hệ đối tượng ấy với đối tượng khác. Thí dụ:
“Cơm với cá như mạ với con”, “Ăn cơm không rau như đau không thuốc”,
“Xe không bánh như cánh không lông”, “Vợ chồng như đũa có đôi”, “Con
có cha như nhà có nóc”, “Lòng người nhu bể khôn dò”,…” [12, tr.170]
Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một biến dạng của cấu trúc so sánh,
trong đó, hai vế là hai phán đoán riêng biệt, gắn bó với nhau bằng mối quan
hệ so sánh, có thể diễn đạt bằng liên từ “cũng như”. Thí dụ: “Người đẹp về
lụa (cũng như) lúa tốt về phân”, “Canh suông khéo nấu thì ngon (cũng như)
mẹ già khéo nói thì con đắt chồng”, “Miếng ngon nhớ lâu (cũng như) lời đau
nhớ đời”, “Chim khôn chưa bắt đã bay (cũng như) người khôn chưa nói dang
tay đỡ lời”, “Uốn cây từ thuở còn non (cũng như) dạy con từ thuở con còn
ngây thơ”. [12, tr.170]
Trong quy mô của một công trình nghiên cứu chung về TN, kết quả
nghiên cứu của tác giả về SSTT chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.
Trong công trình “Tìm hiểu thi pháp TN Việt Nam” (Nxb. Thuận Hóa,
Huế, 2001) , khi trình bày các thủ pháp tạo nghĩa trong TN, Phan Thị Đào có
đề cập đến SSTT. Sau khi trình bày khái niệm so sánh, tác giả chú ý khu biệt
giữa so sánh nghệ thuật trong ca dao và TN. Ở ca dao, “cái cần so sánh
thường là những cái trừu tượng, thuộc phạm trù tinh thần (thân phận người
con gái, quan hệ tình yêu lứa đôi,…), cái dùng để so sánh phần nhiều là
những cái cụ thể, thuộc phạm trù vật chất (hạt mưa sa, con hạc đầu đình, tấm
lụa đào, giếng giữa đàng, miếng cau khô, cây quế giữa rừng, lửa mới nhen,
trăng mới mọc, đèn mới khêu, con ong, con tằm,…) và qua cái dùng để so
sánh, cái cần so sánh được cụ thể hóa.” [14, tr.141]
7
Trong khi đó, ở TN, theo tác giả, tình hình khác hẳn. “Cái cần so sánh
lẫn cái dùng để so sánh hầu hết là cái cụ thể, tuy khác loại nhưng đều thuộc
phạm trù vật chất. Vai trò chủ yếu của vế dùng để so sánh không thiên về
hướng cụ thể hóa mà thiên về hướng khái quát hóa, “quy luật hóa” điều được
nêu lên ở vế cần so sánh.” [14, tr.142]
Tác giả còn đề cập đến cơ sở so sánh (CSSS): “chuẩn mực so sánh
trong TN cũng rất đa dạng. Bởi thế, qua TN, chúng ta có thể tìm thấy những
cách liên tưởng bất ngờ, góp phần tạo ra cho người đọc những ấn tượng thẩm
mỹ khá phong phú”; tác dụng của so sánh: “nghiêng về nhận thức, nghiêng về
lí trí”; cấu trúc của so sánh: “do sự hạn chế về độ dài của câu nên so sánh
trong TN thường là so sánh đơn, rất ít kiểu so sánh chuỗi như trong ca dao”.
[14, tr.142]
Ở công trình “Thi pháp văn học dân gian” (Nxb. GD, 2000), Lê
Trƣờng Phát cũng đề cập ngắn gọn đến phép so sánh. Về phƣơng diện cấu
trúc, tác giả cho rằng so sánh thƣờng đƣợc thể hiện bằng hai vế, vế đầu là hiện
tƣợng cần đƣợc biểu đạt một cách hình tƣợng, vế sau là hiện tƣợng dùng để so
sánh. TN rất cô đúc, ngắn gọn nên lối so sánh chuỗi rất hiếm mà thƣờng xuất
hiện lối so sánh đơn. Về từ ngữ, tác giả cho rằng giữa hai vế đƣợc nối với
nhau bằng kết từ so sánh: như, như là, như thể, bằng, hơn,…Tác dụng của so
sánh trong TN thiên về hƣớng khái quát hóa, quy luật hóa; nghiêng về lí trí,
nhận thức. [57, tr.114 – 115]
Quan niệm của ông tƣơng đối thống nhất với quan niệm của Phan Thị
Đào trong chuyên luận “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam”. Tuy nhiên,
việc ông cho rằng về phƣơng diện cấu trúc, so sánh thƣờng đƣợc thể hiện
bằng hai vế là chƣa chính xác. Đồng thời, khi liệt kê các kết từ so sánh, ông
liệt kê cả từ “hơn” vào, trong khi cơ sở liên tƣởng của SSTT là dựa trên mối
8
quan hệ tƣơng đồng, chứ không nhằm xác định sự hơn thua giữa các đối
tƣợng.
Trong công trình “TN Việt Nam – cấu trúc và thi pháp” (Nxb. KHXH,
1996), Nguyễn Thái Hòa khi trình bày về kiểu câu có quan hệ so sánh tƣơng
đƣơng đã có những gợi ý vô cùng hữu ích về các từ nối. Chẳng hạn, từ so
sánh sẽ vắng mặt khi giữa phần nêu và phần báo có kiến trúc sóng đôi khá
chặt hoặc có sự đối nghĩa. Còn “như” đƣợc dùng trong các so sánh có tính
chất miêu tả, khi có một số nét nghĩa giống nhau giữa hai loại, hai sự kiện hay
hiện tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh. “Bằng” là so sánh về giá trị. “Là” thì đƣợc
dùng trong kiểu câu so sánh có tính chất tƣờng giải, có tính hình tƣợng, đồng
thời thể hiện thái độ khen chê rõ rệt. [24, tr.84 – 93]
Nhìn chung, tuy chỉ mới dừng lại ở mức ngắn gọn và sơ lƣợc nhƣng
những nhận định trên đây là gơị ý ban đầu quý báu cho nh ững nghiên cứu cụ
thể về sau.
Ở Anh, khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về SSTT, Pierini Patrizia
trong công trình “Simile in English: from description to translation” (2) nhận
thấy: trong khi thủ pháp ẩn dụ thu hút sự tìm hiểu của nhiều ngành khác nhau
(2)
“While metaphor has attracted interest and research in a number of different disciplines –
philosophy, linguistics, cognitive psychology, literary theory and criticism – with an extraordinary
amount of papers and books on the subject, simile is much less investigated.” “Simile is a figure of
speech used in general language as well as specialized language, in everyday conversation as well
as literary, journalistic and promotional texts. Research on simile is carried out within rhetoric
(e.g. Mortara Garavelli 2002, 251 – 252), literary studies (e.g. Wellek & Warren 1973, 186 – 211),
linguistics and psycholinguistics (Ortony 1993; Miller 1993, Bredin 1998), often discussing simile
along with metaphor.”
9
nhƣ triết học, ngôn ngữ học, tâm lí học, lí thuyết và phê bình văn học,…với
vô số các bài báo và sách nghiên cứu thì SSTT ít đƣợc quan tâm hơn, chỉ
đƣợc đề cập lƣớt qua khi nhân tiện (simply mentioned in passing) trong các
công trình chung về tu từ học (nhƣ Mortara Garavelli, 2002, tr.251 – 252),
nghiên cứu văn học (Wellek & Warren, Theory of literature, Penguin, 2nd
edition, 1973, tr. 186 – 211), ngôn ngữ học và ngôn ngữ tâm lý (Andrew
Ortony, Miller, George A., Images and models, Similes and metaphors,
Cambridge University Press, 2
nd
edition, 1993; Hugh Bredin, Comparisons
and similes, Queen’s University, Northen Ireland, United Kingdom, 1998)
[103].
Còn SSTT trong TN Anh chỉ đƣợc các nhà nghiên cứu liệt kê rải rác
trong các công trình về văn bản học chứ chƣa thấy tài liệu nào chuyên viết về
vấn đề này.
Intensifying similes in English của Svartengren T. Hilding [108] là
công trình sƣu tầm về các SSTT xuất hiện trong ngôn ngữ và văn học Anh nói
chung, trong đó tác giả có trích dẫn cả các SSTT trong TN, từ các nguồn sau:
Ray, Complete Collection of English Proverbs, Cambridge, 1670.
Hazlitt, W. C, English Proverbs and Proverbial Phrases, 1904,
London.
Coivan, PS, Frank C, A Dictionary of the Proverbs relating to the
Sea, Greensborough, 1894.
Ở đây, SSTT đƣợc sắp xếp theo các đề tài: trí tuệ, tính cách (similes
referring to mind and character), cơ thể ngƣời (similes chiefly referring to the
human body); hình dáng, màu sắc, kích cỡ, hình thức và bản chất của sự vật
(similes otherwise referring to form, to colour, size, the surface and substance
10
of things); SSTT có ý nghĩa cụ thể (definite similes) và có ý nghĩa tổng quát
(indefinite or general similes).
Ngoài phần sƣu tầm, tác giả có bài giới thiệu về công trình ở đầu
quyển sách. Tác giả có trình bày quan niệm của mình về SSTT qua một số ví
dụ:
(1) The giant whom Jack killed was as high as a house.
(Tên khổng lồ mà Jack giết cao như một ngôi nhà.)
(2) The bricklayer thinks that his scaffold was just as high as a house.
(Người thợ nề nghĩ rằng giàn giáo của anh ta cao vừa bằng ngôi nhà.)
Trƣờng hợp (1) là một SSTT, còn trƣờng hợp (2) chỉ là một sự đo
lƣờng, ƣớc lƣợng xác thực, không có giá trị tu từ.
Ngoài việc sƣu tầm các SSTT, tác giả còn hi vọng rằng quyển sách
này sẽ tìm ra phần nào sở thích, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống, cách nhìn,
quan điểm của những ngƣời sáng tạo ra chúng. (3)
Với tƣ cách là một công trình sƣu tầm về SSTT trong văn học Anh nói
chung và TN nói riêng, “Intensifying similes in English” chỉ dừng lại ở việc
liệt kê ra những SSTT trong TN mà chƣa có sự miêu tả cụ thể về đặc điểm,
bản chất của chúng.
(3)
“The aim of this work is not only to collect these similes, but to try to find out the
human interests behind them, the experiences and the circumstances of life and the outlook upon
life that have helped to create them.”
11
Trong bài báo “Comparisions and similes” của Bredin, Hugh
(Queen’s University, 1998), ở phƣơng diện ngôn ngữ, ông đề cập đến 2 vấn
đề: so sánh và SSTT. Ông cho rằng sự khác biệt giữa so sánh thông thƣờng và
SSTT nằm ở chỗ SSTT là so sánh vị ngữ, nhằm miêu tả về chủ ngữ. Còn so
sánh thông thƣờng là một so sánh đối xứng, trong đó chủ ngữ và vị ngữ hoàn
toàn độc lập. Trong các so sánh thông thƣờng, chủ ngữ và vị ngữ có thể thay
thế cho nhau mà nghĩa của câu không thay đổi. (4)
Ở phần cuối của bài viết, ông cũng chỉ ra SSTT hoàn toàn khác biệt,
độc lập với ẩn dụ (5). Cả so sánh và ẩn dụ đều đƣợc thiết lập dựa trên mối quan
hệ giữa hai thực thể nhất định, nhƣng hai biện pháp tu từ này khác nhau ở 3
phƣơng diện sau: SSTT đối chiếu các thực thể đƣợc đề cập văn bản với nhau,
trong khi ẩn dụ so sánh thực thể này với một khái niệm hoàn toàn khác; SSTT
có thể có nghĩa đen hoặc nghĩa bóng, ẩn dụ thì chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa bóng;
SSTT đƣợc đánh dấu bằng nhiều phƣơng tiện thể hiện quan hệ so sánh khác
nhau, ẩn dụ thì không có dấu hiệu nào trên bề mặt. Có lẽ còn có một sự khác
biệt nữa giữa hai biện pháp tu từ này, xét về mặt ảnh hƣởng, tác động, SSTT
ít có sức thu hút, tính chất gợi mở và hiệu quả, ấn tƣợng bằng ẩn dụ tu từ. [84]
(4)
“The difference between a simile and an ordinary comparison, however, is that similes are
predicative comparisons (in which the predicate describes the subject), and ordinary comparisons
are symmetrical comparisons (in which the subject and the predicate are referentially independent).
In the latter, but not in the former, the subject and the predicate can be intersubstituted without any
consequential change of meaning. Some concluding remarks deal with simile in discourse and in
literature, and demonstrate that simile is quite different from, and independent of, metaphor.”
(5)
“Both simile and metaphor establish a connection between two entities, but the two figures differ
in three respects: simile compares the entities, while metaphor conceptually assimilates them to
one another; the former can be literal or non-literal, the later is only non-literal; the former is
signalled by a variety of comparision markers, the later has no surface marker. Probably, there is
also a difference in impact: a simile usually has less power, suggestiveness and effectiveness than a
good metaphor.”
12
Quan niệm của Hugh Bredin đƣợc đánh giá rất cao ở Anh và đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu sau này kế thừa, trích dẫn.
Trong công trình sƣu tầm văn bản Fifteen thousand useful phrases/
Striking similes (Funk & Wagnalls company, 1917), Kleiser Grenville đã
dành chƣơng 8 để liệt kê các SSTT nổi bật tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau gồm thành ngữ, TN, các tác phẩm văn học viết, báo chí,… [92]
Ngoài ra, ở Anh còn có hai quyển từ điển về SSTT của Wilstach &
Frank Jenners: A dictionary of similes
(6)
; Ruth Paris & Robert Baldwin: The
Book of Similes
(7)
. Các quyển từ điển này liệt kê SSTT theo thứ tự A – B – C,
cũng lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ văn học dân gian, sách vở, kinh thánh,
các tác phẩm văn học viết,…
Trong các giáo trình về văn học Anh nhƣ Introduction to English
folklore [80]; English literature [87]; A course in British literature [98]; Lịch
sử văn học Anh quốc [40] …; ngƣời viết cũng không thấy các nhà nghiên cứu
đề cập đến vấn đề SSTT trong TN.
Tóm lại, theo tài liệu chúng tôi tìm đƣợc, các nhà nghiên cứu văn
học, ngôn ngữ ở Anh chƣa xem SSTT trong TN của nƣớc họ là một đối tƣợng
nghiên cứu riêng biệt.
Về việc nghiên cứu đối chiếu giữa TN Việt và TN Anh, hiện nay
công việc này chủ yếu vẫn dừng lại ở việc so sánh TN về phƣơng diện văn
hóa nhƣ: “Khảo luận về TN người Việt [47] của Triều Nguyên, “Dấu ấn văn
hóa qua TN” [10] của Nguyễn Đức Dân, “So sánh TN Anh – Việt trong quá
trình hình thành và phát triển” [25] của Nguyễn Thƣợng Hùng, “Một số biểu
(6) London, G.G. Harrap & Company, 1917.
(7)
Illustrated by David Austin, Publishing: Routledge & Kegan Paul, London, 1982.
13
hiện của văn hóa qua các thành ngữ, TN có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Anh và tiếng Việt” [17] của Nguyễn Thị Vân Đông, “Ngôn ngữ với việc
phản ánh các yếu tố văn hóa và nhân sinh quan – thông qua TN Việt, Anh”
[41] của Nguyễn Văn Mƣời, … Một số kết quả nghiên cứu của các công trình
trên là định hƣớng quý báu cho ngƣời viết khi đi vào lí giải dấu ấn văn hóa
qua SSTT trong TN ở chƣơng III của luận văn.
Về nghiên cứu đối chiếu SSTT trong TN Việt và Anh, ngƣời viết tìm
đƣợc bài viết “Phép tỉ dụ trong TN Việt – Anh” của Trần Văn Phƣớc, Hoàng
Kim Anh [59]. Bài viết này đƣợc triển khai theo thứ tự: khái niệm phép tỉ dụ,
cấu trúc, phân loại, đặc điểm về ngôn ngữ của tỉ dụ Việt Anh, đặc điểm về văn
hóa của tỉ dụ Việt Anh. Ở phần cấu trúc phép tỉ dụ, hai tác giả cho rằng cấu
trúc này vô cùng đơn giản, gồm hai thành tố, đƣợc nối với nhau bằng liên từ.
Nhƣng khi liệt kê liên từ, họ có sự nhầm lẫn giữa so sánh logic và SSTT khi
liệt kê cả dạng so sánh hơn “-er than”, “more than” trong TN Anh, “không
bằng, chẳng bằng, không tày, chẳng tày, hơn” trong TN Việt.
Ở phần phân loại, các tác giả phân loại phép tỉ dụ theo quan điểm của
Juozas Tininis
(8)
(dựa vào thành tố thứ nhất – trƣớc từ nối) và IR. Galperin (9)
(dựa vào thành tố thứ hai – sau từ nối). Nhƣng ngay từ đầu, các tác giả đã có
một sự nhầm lẫn. Đó là việc nhập nhằng giữa khái niệm thành ngữ và TN,
nên đã dẫn cả những ví dụ minh họa sau:
TN Việt:
-Béo như chim ra ràng.
-Nhanh như ngựa chạy trạm.
-Nháo nhác như gà lạc mẹ.
(8) Juozas Tininis (1971), Similes in Lithuanian Folk Proverbs, Lituanus Foundation, Inc., Lituania.
(9) I.R. Galperin (1971), Stylistics, Higher School Publishing House, Moscow
14
TN Anh:
-Like a drowned rat. (Nhƣ chuột chết chìm.)
-To swim like a duck. (Bơi nhƣ vịt.)
-As snug as a bug in a rug. (Thoải mái và ấm áp nhƣ rệp
trong chăn.)
-To fit like a glove. (Vừa vặn nhƣ chiếc găng tay.)
-To stick to somebody like a leech. (Dính ai nhƣ đỉa.)
-To eat like a pig. (Ăn nhƣ heo/lợn.)
Còn trong phần đặc điểm về ngôn ngữ trong tỉ dụ Anh, Việt, các tác
giả đƣa ra ba luận điểm: tính âm thanh của lời nói (lặp vần, lặp âm đầu), tính
đa thành tố (hai vế, ba vế so sánh), tính tiềm ẩn của liên từ so sánh. Trong
phần đặc điểm về văn hóa của tỉ dụ trong TN Việt Anh, họ đƣa ra ba luận
điểm: tính dân tộc, tính hài hƣớc châm biếm, tính sáo ngữ. Các luận điểm
thƣờng ngắn, không có sự lí giải và chỉ đƣợc chứng minh bằng vài câu TN (có
lẫn cả thành ngữ).
Nhìn chung, trong giới hạn của một bài viết ngắn đăng trên tạp chí, hai
tác giả không thể đào sâu để nói cho đủ, nói cho hết về vấn đề này. Phƣơng
pháp nghiên cứu còn chƣa hợp lí, tài liệu khảo sát chƣa xác đáng, dẫn đến kết
quả chỉ mới dừng lại ở mức định hƣớng, gợi ý sơ lƣợc cho những công trình
sau.
Tóm lại, trong phạm vi tài liệu mà ngƣời viết tìm hiểu đƣợc, chƣa có
công trình nào xem SSTT trong TN của ngƣời Việt và ngƣời Anh là đối tƣợng
nghiên cứu riêng biệt, chƣa có khảo sát nào thật sâu để làm nổi bật giá trị của
chúng. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi
trƣớc, ngƣời viết hi vọng rằng có thể làm sáng tỏ phần nào sự tƣơng đồng và
15
dị biệt qua SSTT trong TN Việt và TN Anh dƣới góc độ ngôn ngữ học và văn
hóa học.
0.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
So sánh bao gồm so sánh logic và SSTT. Trong luận văn này, ngƣời
viết chỉ khảo sát thủ pháp so sánh với tƣ cách là phƣơng thức diễn đạt tu từ
“khi đối chiếu hai sự vật hiện tượng khác loại trong t