Trong những năm gần đây, một nền kinh tế mới đang được hình thành và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau nhưnền kinh tế học tập, nền kinh tế tri thức. Nền kinh tếnày coi sự học tập suốt đời của mọi người trong xã hội là động lực, tri thức là lực lượng sản xuất - trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Cùng với sự hình thành nền kinh tế mới là sự hình thành quan điểm mới về giáo dục và đào tạo thể hiện qua triết lý giáo dục thế kỉ XXI: “Học suốt đời, xây dựng xã hội học tập”.
77 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần "lý luận dạy học hóa học đại cương" ở trường cao đẳng sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hoàng Thị Ngọc Hường
SÖÛ DUÏNG PHÖÔNG PHAÙP THUYEÁT
TRÌNH NHOÙM THEO CHUÛ ÑEÀ TRONG
DAÏY HOÏC PHAÀN “LYÙ LUAÄN DAÏY HOÏC
HOÙA HOÏC ÑAÏI CÖÔNG” ÔÛ TRÖÔØNG
CAO ÑAÚNG SÖ PHAÏM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, một nền kinh tế mới đang được hình thành và phát triển
với nhiều tên gọi khác nhau như nền kinh tế học tập, nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này coi
sự học tập suốt đời của mọi người trong xã hội là động lực, tri thức là lực lượng sản xuất -
trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Cùng với sự hình thành nền kinh
tế mới là sự hình thành quan điểm mới về giáo dục và đào tạo thể hiện qua triết lý giáo dục
thế kỉ XXI: “Học suốt đời, xây dựng xã hội học tập”.
Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu
giáo dục. Ngành giáo dục phải đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu
cầu cung cấp nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để
học thường xuyên, học suốt đời thì phải biết cách học. Vì vậy, quan niệm về việc dạy và học
đã thay đổi. Phải chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực. Học không chỉ để
nắm lấy tri thức mà nắm cả phương pháp giành lấy tri thức.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy và học không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH
truyền thống. Đổi mới phương pháp cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực của hệ
thống các PPDH đã quen thuộc, có sử dụng thêm các phương tiện, kĩ thuật phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện dạy và học.
Thuyết trình nhóm theo chủ đề là một PPDH quan trọng, có khả năng phát huy cao độ
tính tích cực độc lập sáng tạo của người học, hình thành và rèn luyện cho họ năng lực hợp
tác. Tuy nhiên, PPDH này ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm còn ít được sử dụng và
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Từ thực tiễn đó chúng tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT
TRÌNH NHÓM THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “LÝ LUẬN DẠY HỌC HÓA
HỌC ĐẠI CƯƠNG” Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM” với mong muốn nghiên cứu
sâu và mở rộng phạm vi sử dụng của phương pháp này trong dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học
phần “Lý luận dạy học hoá học đại cương” nhằm phát huy tính tích cực, năng lực hợp tác
của SV qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề ở trường Cao
đẳng Sư phạm.
Điều tra thực trạng về phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề.
Thiết kế giáo án sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học
môn PPDHHH ở trường Cao đẳng Sư phạm.
TN sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong
dạy học phần “Lý luận dạy học hoá học đại cương” ở trường Cao đẳng Sư phạm.
Khách thể nghiên cứu: quá trình đào tạo GV hoá học của trường Cao đẳng Sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề được nghiên cứu sử dụng trong phần “Lý
luận dạy học hoá học đại cương” ở trường Cao đẳng Sư phạm.
Phần TN sư phạm được tiến hành với SV trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, SV
hệ cao đẳng trường Đại học Sài Gòn.
6. Giả thuyết khoa học
Kết quả học tập và năng lực hợp tác của SV sẽ cao hơn khi phương pháp thuyết trình
nhóm theo chủ đề được vận dụng, tổ chức một cách hợp lý hiệu quả.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài.
Phương pháp điều tra: quan sát trực tiếp, trò chuyện và sử dụng phiếu câu hỏi.
TN sư phạm.
Phân tích và tổng hợp.
Dùng toán thống kê để xử lý số liệu TN.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động nhóm
1.1.1.1. Các thuyết và bài viết về hoạt động nhóm
Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người cần có phẩm
chất và năng lực nổi lên hàng đầu như: làm việc theo nhóm, hợp tác, thích ứng, hoạt động
thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục
phải đổi mới toàn diện về: học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương
thức, cách thức giáo dục thích hợp… để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội.
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước phương Tây đã bắt đầu quan tâm đến
vấn đề dạy học nhóm. Sự ứng dụng của dạy học nhóm là một trong những thành công và
nhất quán của lĩnh vực giáo dục. Ngoài những kết quả khả quan về chất lượng học tập, mức
độ nhận thức, kĩ năng suy luận… các nghiên cứu về dạy học nhóm còn đem lại những kết
quả bất ngờ về kĩ năng giao tiếp đa văn hoá, mở ra một phương hướng áp dụng mới để giải
quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo và các vấn đề do đa văn hoá gây ra.
Mở đường cho những nghiên cứu về hợp tác nhóm trên thế giới là ba học thuyết: tương
thuộc xã hội, phát triển tri thức và thái độ trong học tập [49], [57].
Thuyết tương thuộc xã hội
Tương tác với người khác là điều cơ bản cho sự tồn tại của con người. Trong dạy học,
sự tương thuộc xã hội liên quan tới sự nỗ lực của HS để phát triển các mối quan hệ tích cực,
điều chỉnh tâm lý và thể hiện kĩ năng xã hội.
Tiền đề của sự tương thuộc xã hội về hợp tác nhóm giả định rằng cách mà tương
thuộc xã hội được xây dựng chỉ ra cách mọi người tác động lẫn nhau. Một trong những yếu
tố quan trọng là phải xây dựng được những lớp học trong đó sự hợp tác có tồn tại. Kết quả là
sự hợp tác dẫn tới các mối tương thuộc được đẩy mạnh khi những thành viên động viên và
khuyến khích tinh thần nỗ lực học.
Thuyết tương thuộc xã hội bắt đầu được nghiên cứu vào những năm đầu tiên của thập
niên 1900, một trong những người sáng lập của Trường Tâm lý học Gestalt, Kurt Koffka đề
xuất rằng “Nhóm là động lực cho toàn bộ sự tương thuộc của các thành viên”. Năm 1920-
1930 đồng nghiệp của Koffka, Kurt Lewin đã tinh chế khái niệm của ông khi nói rằng: “Bản
chất của một nhóm là sự tương thuộc lẫn nhau giữa các thành viên với mong muốn hoàn
thành tốt các mục tiêu chung”. Cuối năm 1940, Morton Deutsch một học trò xuất sắc của
Lewin, đã mở rộng lý luận về thuyết tương thuộc xã hội của thầy mình, xây dựng một lý
thuyết hợp tác và cạnh tranh (Deutsch, 1949, 1962). Lý thuyết của Deutsch cũng được mở
rộng và áp dụng cho giáo dục của tác giả tại Đại học Minnesota (Johnson, năm 1970,
Johnson & Johnson, 1974, 1989). Năm 1960, David và Roger Johnson nghiên cứu ảnh
hưởng của sự tương thuộc đến thành tích, các mối quan hệ, sức khỏe tâm lý và sự phát triển
về mặt xã hội, yếu tố trung gian. Năm 1970 Dean Tjosvold tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng
của sự tương thuộc trong môi trường công nghiệp và thương mại.
Trải quá trình lịch sử nghiên cứu vai trò của sự tương thuộc xã hội về hợp tác nhóm,
thuyết tương thuộc xã hội phát biểu rằng: “Nỗ lực hợp tác được dựa trên động cơ bên trong
phát triển bởi những nhân tố cá nhân khi làm việc tập thể và nguyện vọng chung để đạt được
một thành quả có ý nghĩa. Tập trung vào những khái niệm liên quan tới việc giải quyết mối
quan hệ giữa các cá nhân”.
Song song với thuyết tương thuộc xã hội là thuyết phát triển nhận thức.
Thuyết phát triển nhận thức
Triển vọng phát triển nhận thức được đặt nền móng bởi nghiên cứu của Jean Piaget.
Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng: “Trong khi
tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về
nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong
quá trình đó, những lý lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy, học
là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu
thuẫn nhận thức”.
Để bổ trợ cho hai học thuyết trên trong quá trình học nhóm là thuyết thái độ học tập.
Thuyết thái độ học tập
Lý thuyết hành vi học tập được xây dựng trên những đóng góp của Skinner (nhóm
ngẫu nhiên); Homans, Thibaut& Kelley (sự cân bằng giữa giải thưởng và giá trị); Mesch –
Lew – Nevin (ứng dụng của học nhóm). Kết hợp vai trò của: nhóm ngẫu nhiên, sự cân bằng
giữa giải thưởng và giá trị, ứng dụng của học nhóm, thuyết thái độ học tập cho rằng: “Những
nỗ lực hợp tác được tăng cường bởi những động cơ bên ngoài để đạt được giải thưởng
nhóm”.
Các bài báo về hoạt động nhóm
Tiếp thu những tính ưu việt của PP học nhóm, ở nước ta trong những năm gần đây đã
có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học. Đặc biệt trong giảng dạy hóa học
đã có nhiều bài báo khoa học, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về hoạt động này như:
“Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông”của PGS.TS Trịnh Văn Biều, Kỷ
yếu hội thảo (khoa Hóa) về nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học (7/2008).
“Dạy học nhóm – PPDH tích cực”của tác giả Nguyễn Trọng Sửu , Tạp chí giáo dục
số 171 kì 1- 9/2007.
Bài viết: “ phương pháp dạy học nhóm” được đăng trên trang web trường Đại học
Cần Thơ, địa chỉ: www.ctu.edu.vn/colleges/tech/daotao/2006/thamkhao/PPGD%20moi.pdf,
chúng tôi không tìm được tên tác giả. Nhưng bài viết với nhiều nội dung lí luận và phương
pháp dạy học giá trị, cụ thể gồm 3 chương như sau [55]:
Chương 1 - Giúp sinh viên học
Chương 2 - Việc học với sinh viên là trung tâm
Chương 3 - Việc dạy học theo nhóm nhỏ
3.1. Dạy học theo nhóm nhỏ là gì ?
3.2. Việc quản lí nhóm
3.3. Nhiệm vụ của nhóm
3.4. Duy trì hoạt động của nhóm
3.5. Kế hoạch làm việc của PPDH theo nhóm nhỏ
3.6. Giới thiệu các phương tiện kích thích nhóm tham gia thảo luận
3.7. Các phương pháp kĩ thuật áp dụng cho việc thảo luận nhóm
3.8. Các khó khăn trong việc dạy học theo nhóm nhỏ
3.9. Đánh giá PPDH theo nhóm nhỏ
1.1.1.2. Các luận văn, khóa luận về hoạt động nhóm
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo học “Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động
nhóm nhằm nâng cao chất lượng chất lượng lĩnh hội kiến thức cho HS lớp 10 nâng cao
qua chương nhóm oxi”của học viên Phan Đồng Chu Thủy, Đại học Sư phạm Huế (2008).
Luận văn đề ra một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho các dạng bài lên lớp
thuộc thuộc chương nhóm oxi , hóa học lớp 10 nâng cao:
- Dạng bài truyền thụ kiến thức mới có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập, thí
nghiệm biểu diễn, phim thí nghiệm, hình ảnh.
- Dạng bài thực hành
- Dạng bài luyện tập có tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bài tập trắc nghiệm khách
quan và bài tập tự luận.
Tác giả đã thiết kế được 11 giáo án hóa học 10 nâng cao theo phương pháp tổ chức
hoạt động nhóm và TN để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp học tập nhóm qua bài
kiểm tra 15 phút và 1 tiết.
Nhận xét: Tác giả đã thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục của tổ chức hoạt
động nhóm trong dạy học hóa học. Đề tài nghiên cứu trên đã góp phần đổi mới các hình
thức tổ chức dạy học theo nhóm. Tuy nhiên tác giả chủ yếu tổ chức hoạt động nhóm nhỏ
trong thời gian ngắn (3-5 phút) chưa chú trọng đến cách chia nhóm và rèn luyện các kĩ năng
hoạt động cho HS. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm chưa xem xét đến đóng góp
của mỗi thành viên trong kết quả chung của nhóm.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo học “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa
học ở trường trung học phổ thông – phần hóa 10 chương trình nâng cao” của học viên
Hỉ A Mổi, trường Đại học Sư phạm TP.HCM (2009).
Luận văn đã góp phần xây dựng lý luận về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa
học ở trường trung học phổ thông. Tác giả đề xuất và thử nghiệm 5 hình thức tổ chức hoạt
động nhóm:
- Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia.
- Tổ chức hoạt động nhóm chia sẻ kết quả học tập.
- Tổ chức hoạt động nhóm theo mô hình trò chơi.
- Tổ chức hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm.
- Tổ chức hoạt động nhóm ở ngoài lớp học và báo cáo sản phẩm tại lớp
Tác giả đã thiết kế 10 bài lên lớp có vận dụng 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm và
TN sư phạm để xác định tính hiệu quả và khả thi của 5 hình thức tổ chức hoạt động nhóm.
Trong luận văn này tác giả đã chú trọng xây dựng và rèn luyện các kĩ năng hoạt động
cho HS đồng thời đánh giá được đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả chung của nhóm.
Khóa luận tốt nghiệp “Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp
đóng vai trong dạy học môn hóa lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của HS”
của SV Nguyễn Thị Khánh Chi (2007), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được:
- 8 hình thức dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
+ Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
+ Trả lời câu hỏi do GV trực tiếp đưa ra
+ Thực hành thí nghiệm theo nhóm
+ Mô tả thí nghiệm
+ Quan sát hình vẽ hay mô hình
+ Hỏi đáp giữa các nhóm
+ Cùng nhau nghiên cứu nội dung của bài học
+ Giải bài tập hóa học theo nhóm
- 12 kịch bản đóng vai.
- 14 phiếu ghi bài và nhiều phiếu học tập cho các hoạt động nhóm.
Tác giả đã thiết kế được 16 giáo án thuộc chương trình hoá học 10 nâng cao có vận
dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động nhóm trong dạy học hóa học PTTH” của SV Phan Thị
Thùy Trang (2008), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông
tin” của SV Đoàn Ngọc Anh (2007), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức hoạt động nhóm ghép đôi nhằm rèn luyện kĩ năng dạy học
cho SV” của SV Vũ Thị Kim Trinh (2006), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học trường THPT”
của SV Hồ Thị Mai Sương (2009), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Các khóa luận trên đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động nhóm là:
- Những nội dung có thể cho HS thảo luận nhóm.
- Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm.
- Qui trình tiến hành hoạt động nhóm.
- Thiết kế các giáo án có tổ chức hoạt động nhóm.
Tóm lại, các luận văn và khóa luận tốt nghiệp trên đã bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận
về PPDH theo nhóm, đúc kết được một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả.
Các bài báo, khóa luận và luận văn đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục đối
với tổ chức hoạt động nhóm.
1.1.2. Những nghiên cứu về PP thuyết trình nhóm theo chủ đề
Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề là PPDH mới, những năm gần đây bộ
môn Giáo học pháp khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã thử
nghiệm phương pháp “Thuyết trình nhóm theo chủ đề” và theo tác giả thì bước đầu đã thu
được những kết quả đáng khích lệ.
Cho tới thời điểm này mới chỉ có một bài báo cáo “Sử dụng phương pháp thuyết trình
nhóm theo chủ đề ở Đại học, Cao đẳng” trong hội thảo quốc gia “Đổi mới nội dung và
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hóa học ở các trường Đại học, Cao đẳng” của PGS.TS
Trịnh Văn Biều [30].
Hiện nay, PPDH này ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm còn ít được sử dụng và
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
1.2. HOẠT ĐỘNG NHÓM
1.2.1. Khái niệm nhóm và hoạt động nhóm
Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các
mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu – Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông-2008:
“Hoạt động nhóm trong dạy học là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó HS dưới sự
hướng dẫn của GV làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học
tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa các
HS với nhau, giữa GV với từng HS”.
Hoạt động nhóm cho phép các thành viên nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.
Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến
thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác [37,
tr.20- 21].
Theo PGS.TS.Trịnh Văn Biều (7/2008), Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ
thông, Kỷ yếu hội thảo (khoa Hóa) về nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học [8,
tr.40]: “Hình thức học tập theo nhóm là một hình thức dạy học trong đó HS không làm việc
cá nhân đơn lẻ mà là làm việc tập thể dưới sự hướng dẫn của GV. Trong hoạt động đó có
nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa các HS với nhau, giữa GV với từng HS. Trong hình thức
học tập theo nhóm từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập
của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các thành viên khác”.
Tóm lại có thể quan niệm: “Dạy học theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học,
trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành nhiều nhóm nhỏ liên kết
lại với nhau trong một hoạt động chung, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên
cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân”.
1.2.2. Dạy học nhóm [38, tr.21-23]
1.2.2.1. Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Trọng Sửu, Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực -
Group studying - an active teaching method, Tạp chí Giáo dục số 171 (kì 1- 9/2007) [38,
tr.21]: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của lớp học được
chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau
đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp”.
Số lượng HS của một nhóm thường khoảng 4-6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể
giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề
chung.
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ
đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới, tìm giải pháp cho những vấn đề
được đặt ra. Ở mức độ cao, có thể đề ra những mục đích sao cho các nhóm HS hoàn toàn độc
lập xử lý các đề tài thuộc các lĩnh vực khác nhau và trình bày kết quả của mình cho các HS
khác ở dạng bài giảng.
1.2.2.2. Mục đích và công dụng của dạy học nhóm
Thông qua việc cộng tác thực hiện một nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tính
cực, tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái
độ đoàn kết của HS. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng
và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp
như:
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: Trong học nhóm, HS phải
tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách
nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Dạy học nhóm hỗ trợ tư duy, tình cảm và
hành động độc lập, sáng tạo của HS.
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: HS được luyện tập những kĩ năng cộng tác
làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến người khác và tính khoan dung.
- Phát triển năng lực giao tiếp: Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm sẽ giúp HS
phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến của người
khác, biết trình bày bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: HS trong mối tương tác lẫn nhau trong
nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và cảm thấy
không phải chịu áp lực của GV.
- Tăng cường sự tự tin cho HS: HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em
sẽ mạnh dạn hơn và ít mắc sai lầm; thông qua giao tiếp sẽ khắc phục sự thô bạo, cục cằn.
- Phát triển năng lực phương pháp: Thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc
nhó