Bước sang thiên niên kỷthứ3 của loài người, cùng với sựphát triển vượt
bậc vềkhoa học kỹthuật và những thành tựu rực rỡvềkinh tế-văn hoá-giáo
dục, thì vẫn còn có tới 2/3 dân sốthếgiới sống trong cảnh nghèo đói, thiếu
nước sạch, thiếu sựchăm sóc y tế, giáo dục, thiếu những điều kiện sinh hoạt
tối thiểu. Trong một nỗlực chung, xoá bỏnghèo đói, và giảm dần quãng cách
vềtrình độphát triển giữa các quốc gia, các khu vực trên thếgiới, hỗtrợphát
triển chính thức (ODA) đã có những đóng góp tích cực vì mục tiêu phát triển
toàn cầu.
Chính phủViệt Nam hiện đang gánh vác trách nhiệm đưa đất nước tiến
lên con đường phát triển, thông qua việc đềcao các mục tiêu phát triển con
người, đã dành được sự ủng hộmạnh mẽcủa cộng đồng các nhà tài trợquốc
tế. Tính đến năm 2000, tổng sốvốn ODA giải ngân cho Việt Nam đã lên tới
7,6 tỷUSD, thông qua các chương trình, dựán xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo
dục đào tạo, giao thông, cấp thoát nước, từng bước đã góp phần cải thiện các
chỉsốxã hội, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh”.
Trong cảnước, Hà Nội cũng là một trong các tỉnh, thành phốthu hút
được nhiều vốn ODA trong các dựán phát triển kết cấu hạtầng cơsở. Nhiều
công trình hạtầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA đã tạo ra những thay đổi khởi sắc trong nếp sống văn minh đô thị. Hiện
nay, chủtrương chung của thành phốlà tập trung thu hút, sửdụng vốn ODA
hình thành hệthống cơsởhạtầng cơsởhiện đại, tạo tiền đềcho phát triển
kinh tế.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút, sựcạnh
tranh quốc tếtrong việc thu hút, sửdụng vốn ODA ngày càng diễn ra gay gắt
2
thì việc phân tích, đánh giá thực trạng sửdụng vốn ODA cho phát triển kết
cấu hạtầng cơsở ởHà Nội, đểtìm ra những tồn tại, khó khăn, có biện pháp
kịp thời tháo gỡgiải quyết là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy tôi chọn đềtài “ Sửdụng vốn ODA trong xây dựng cơsở
hạtầng kỹthuật ởHà Nội”.
98 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 của loài người, cùng với sự phát triển vượt
bậc về khoa học kỹ thuật và những thành tựu rực rỡ về kinh tế -văn hoá-giáo
dục, thì vẫn còn có tới 2/3 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo đói, thiếu
nước sạch, thiếu sự chăm sóc y tế, giáo dục, thiếu những điều kiện sinh hoạt
tối thiểu. Trong một nỗ lực chung, xoá bỏ nghèo đói, và giảm dần quãng cách
về trình độ phát triển giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đã có những đóng góp tích cực vì mục tiêu phát triển
toàn cầu.
Chính phủ Việt Nam hiện đang gánh vác trách nhiệm đưa đất nước tiến
lên con đường phát triển, thông qua việc đề cao các mục tiêu phát triển con
người, đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc
tế. Tính đến năm 2000, tổng số vốn ODA giải ngân cho Việt Nam đã lên tới
7,6 tỷ USD, thông qua các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo
dục đào tạo, giao thông, cấp thoát nước, từng bước đã góp phần cải thiện các
chỉ số xã hội, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh”.
Trong cả nước, Hà Nội cũng là một trong các tỉnh, thành phố thu hút
được nhiều vốn ODA trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Nhiều
công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA đã tạo ra những thay đổi khởi sắc trong nếp sống văn minh đô thị. Hiện
nay, chủ trương chung của thành phố là tập trung thu hút, sử dụng vốn ODA
hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở hiện đại, tạo tiền đề cho phát triển
kinh tế.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút, sự cạnh
tranh quốc tế trong việc thu hút, sử dụng vốn ODA ngày càng diễn ra gay gắt
2
thì việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển kết
cấu hạ tầng cơ sở ở Hà Nội, để tìm ra những tồn tại, khó khăn, có biện pháp
kịp thời tháo gỡ giải quyết là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội”.
2. Mục đích của đề tài
Một là, phân tích tình hình sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật ở Hà Nội.
Hai là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong phát triển hạ
tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, thực trạng sử dụng, những thành tựu và khó
khăn tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận được đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện
chứng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích và
tổng hợp, khái quát hoá vv...
5. Kết cấu của bài khóa luận
Ngoài lời mở đầu, lời kết và danh mục tài liệu tham khảo, bài khoá luận
gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vai trò
của nguồn vốn này đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật thành phố Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà
Nội
3
4
CHƯƠNG 1 - VÀI NÉT VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NÀY ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA
1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại ODA
Khái niệm
Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn
lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính
quốc tế dành cho nước đang và chậm phát triển.
Nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển
được thực hiện thông qua các hình thức:
- Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance -ODF) là
nguồn tài trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốn
này bao gồm ODA và các hình thức ODF khác trong đó ODA chiếm tỷ trọng
chủ yếu.
- Tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial Credit by Banks)
là nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) là loại
hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, trực tiếp quản lý quá trình
sử dụng vốn, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, cũng như các nghĩa vụ tài chính
khác với cơ quan nhà nước.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ (Non
Governme-
ent Organization-NGO)
- Tín dụng tư nhân: loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với
bất
5
cứ điều kiện ràng buộc nào về chính trị, xã hội, song các điều kiện cho vay rất
khắt khe (thời hạn hoàn trả vốn ngắn và lãi suất vay cao), vốn được sử dụng
chủ yếu đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Vốn này
cũng được dùng để đầu tư phát triển và mang tính dài hạn. Tỷ trọng của vốn
dài hạn trong tổng số có thể tăng thêm đáng kể nếu triển vọng tăng trưởng lâu
dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là khả quan.
Các dòng vốn quốc tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một
nước kém phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để hiện đại
hoá các cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, thì cũng khó có thể thu hút được nguồn
vốn FDI, cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng
nếu chỉ tìm kiếm nguồn vốn tín dụng khác thì chính phủ sẽ không có đủ thu
nhập để trả nợ cho các loại vốn ODA.
Bản chất
Trước những năm 70-80, ODA được coi là nguốn vốn viện trợ của các
nước phát triển cho các nước đang và kém phát triển, nó chủ yếu là viện trợ
không hoàn lại (cho không) dưới hình thức viện trợ bằng hàng hoá là chủ yếu.
Ngày nay, ODA được hiểu là “Hỗ trợ phát triển chính thức”, là hình
thức hợp tác phát triển giữa các nước đã công nghiệp hoá, các tổ chức quốc tế
với các nước đang phát triển. Theo quan điểm này, phần nhỏ của ODA là viện
trợ không hoàn lại, còn chủ yếu là các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi. Do
vậy, ODA là nguồn vốn có khả năng ”gây nợ”. Khi tiếp nhận và sử dụng
ODA, do tính chất ưu đãi của nó nên gánh nặng nợ nần thường không thấy
ngay. Một số nước do không sử dụng hiệu quả nên có thể tạo ra sự tăng
trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không
có khả năng trả nợ. Sự phức tạp ở chỗ, ODA không có khả năng đầu tư trực
tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu, xong việc trả nợ lại dựa vào xuất
khẩu để thu ngoại tệ. Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới
(IMF), xác định một quốc gia có khả năng trả nợ nước ngoài là khi nước này
có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ nước ngoài hiện tại và tương lai mà
6
không cần dựa vào việc giảm hoặc bố trí lại lịch trả nợ hoặc chồng chất thêm
nợ, mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nước đó cần phải đạt các
tiêu chí sau:
- Tỷ lệ giữa nợ hiện tại theo thời giá so với xuất khẩu trong khoảng
200-250% (Tỷ lệ nợ tồn đọng).
- Tỷ lệ giữa dịch vụ trả nợ so với tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ trong khoảng 22-25% (Tỷ lệ thanh toán tiền mặt ).
Nhiều nước nghèo mắc nợ nhiều sẽ không có khả năng đạt tỷ lệ này
trong tương lai. Theo số liệu năm 1999, trong số những nước nợ nhiều nhất
có: Braxin (179 tỷ USD); Mêxicô (157 tỷ); Trung Quốc (129 tỷ USD);
Indonêxia (129 tỷ USD); Achentina (94 tỷ USD); Thái Lan (91 tỷ USD).
Nhiều nước nghèo hơn còn có mức nợ nước ngoài lớn hơn GNP. Chẳng hạn,
trong năm 1996, Nigiêria có GNP 27,6 tỷUSD- Nợ 31,4 tỷ USD; Jordan 7,1
tỷ USD- Nợ 8,1 tỷ USD; Lào 1,9 tỷ USD-Nợ 2,3 tỷ USD; Mozambique 1,5 tỷ
USD-Nợ 5,8tỷ USD.
ODA phải được hiểu là các “khoản vay”, không có nghĩa là “cho
không”, do đó các nước tiếp nhận viện trợ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước
khi lựa chọn mỗi khoản vay, đồng thời phải quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn vay này, tạo lực hút để thu hút những nguồn vốn khác (FDI, tín
dụng thương mại quốc tế v.v...), là cơ sở, tiền đề cho quá trình xây dựng và
phát triển đất nước.
Phân loại
Theo tính chất
- Viện trợ không hoàn lại: Là các khoản cho không, không phải hoàn
trả.
- Viện trợ có hoàn lại: Các khoản cho vay ưu đãi (Vay tín dụng với
điều kiện “Mềm”, lãi suất thấp, thời hạn khoản vay thường từ 20-30 năm, thời
gian ân hạn dài).
- Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện
7
dưới hình thức vay tín dụng (Có thể ưu đãi hoặc thương mại).
Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây
dựng cơ bản
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn vốn giành cho chuyển giao tri
thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu
đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực.... loại viện trợ này chủ yếu là
viện trợ không hoàn lại.
Theo điều kiện
- ODA không ràng buộc: Việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng
buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA có ràng buộc.
+ Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá, trang thiết
bị
hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn trong một số công ty do nước tài
trợ sở hữu hoặc kiểm soát (Đối với viện trợ song phương, hoặc công ty của
các nước thành viên (Với viện trợ đa phương).
+ Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng ở một số lĩnh vực nhất định
hoặc một số dự án cụ thể.
+ ODA có thể ràng buộc một phần: Một phần chi ở nước viện trợ, phần
còn lại chi ở bất cứ nơi nào.
Theo hình thức
- Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án
cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không
hoặc cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án bao gồm các hình thức sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp
8
(Chuyển giao tiền tệ), hoặc hỗ trợ hàng hoá, hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ
hoặc hàng hoá chuyển giao qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ
ngân sách.
+ Hỗ trợ trả nợ
- Viện trợ chương trình: là khoản ODA giành cho một mục đích tổng
quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó
được sử dụng như thế nào.
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử của ODA
ODA được hình thành sau đại chiến thế giới thứ II, các nước công
nghiệp phát triển đã có sự thoả thuận trợ giúp các nước thế giới thứ 3 dưới
dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi. Ngày 14-2-
1960, tại Paris các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và
phát triển (Organization for Economic and Development-OECD), tổ chức này
bao gồm 20 nước thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong
việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác
phát triển, các nước OECD đã lập ra các ủy ban chuyên môn, trong đó có Ủy
ban Hỗ trợ Hợp tác Phát triển (Development Assistance Committee-DAC),
nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả
đầu tư. Thành viên ban đầu của DAC gồm 18 nước. Thường kỳ các nước
thành viên của DAC thông báo cho ủy ban các khoản đóng góp của họ cho
các chương trình viện trợ phát triển và trao đổi với nhau các vấn đề liên quan
đến chính sách viện trợ phát triển. Thành viên của DAC hiện nay gồm có: Áo,
Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ, Ôtrâylia, Niudilân, Nhật Bản,
Luxămbua, Tây Ban Nha và Liên minh Châu Âu-EC.
1.2 VÀI NÉT VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC NHÀ TÀI TRỢ
1.2.1 Cộng đồng các nhà tài trợ
9
Nguồn cung cấp viện trợ song phương
- Các thành viên của DAC
Ngày 14-2-1960, tại Paris các nước đã thoả thuận thành lập tổ chức hợp
tác phát triển kinh tế-OECD, ban đầu gồm 20 viên thành viên. Trong khuôn
khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các ủy ban chuyên môn
trong đó có DAC, ủy ban hỗ trợ hợp tác phát triển, ban đầu gồm 18 thành
viên, hiện nay là 21 thành viên. Thành viên hiện nay của DAC gồm có: Áo,
Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ, Ôtrâylia, Niudilân, Nhật Bản,
Luxămbua, Tây Ban Nha và Liên minh Châu Âu-EC. Trong tổng số ODA
viện trợ song phương, ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất.
Năm 1997, DAC cung cấp 48,324 tỷ USD bằng 0,22% GNP của các nước
này. Năm 2000 là 45,711 tỷ USD, bằng 0,205% GNP. Trong giai đoạn từ
1991-1997, tất cả các nhà tài trợ đều giảm ODA/GNP, riêng Mỹ là nước giảm
nhiều nhất. Viện trợ của nước này năm 1997 là 6878 tỷ USD, chiếm 0,09%
GNP (trong khi năm 1991 là 11709 tỷ USD-0,2%GNP). Thụy Điển và các
nước Bắc Âu vốn được coi là hào phóng cũng chỉ dành viện trợ 1% GNP của
mình.
Bảng 1 : Điều kiện cho vay của một số nhà tài trợ lớn
Đối tác Lãi suất
(%)
Thời hạn
(năm)
Ân hạn
(năm)
Hà Nội vay lại
(%)
Nhật Bản (OECF) 0,75 40 10 0,75-1
WB 0,75 30-40 5-10 6,5
ADB 1 15-20 5-7 6,5
Pháp (ADF) 1-2 15-20 4-6 3-5
Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội
- Một số quốc gia khác
Đóng góp vào viện trợ song phương còn có một số quốc gia khác như:
Liên bang Nga, một số nước Đông Âu, Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Singapore... Tuy nhiên, lượng viện trợ thông qua nguồn này là rất nhỏ.
Nguồn cung cấp viện trợ đa phương
10
Bên cạnh việc cung cấp ODA trực tiếp (đóng vai trò là các nhà tài trợ
song phương), các nước cung cấp ODA còn chuyển giao ODA cho các nước
đang phát triển thông qua các tổ chức viện trợ đa phương đó là:
- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc:
+ Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
+ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNCEF)
+ Chương trình lương thực thế giới (WFP)
+ Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA)
+ Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
+ Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO)
Viện trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc thường được
thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, bằng nguồn vốn của Liên
hợp quốc. Ngân sách của Liên hợp quốc do các thành viên của Liên hợp quốc
đóng góp hàng năm. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của Liên
hợp quốc tuy nhiên hiện nay cũng là nước nợ những khoản phải đóng góp cho
Liên hợp quốc nhiều nhất.
- Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: Được thành lập vào tháng 12 năm 1945
gồm 173 nước thành viên. Điều kiện cho vay của IMF khá khắt khe: Chính
phủ các nước đi vay phải cam kết không vi phạm điều lệ, phải thường xuyên
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính tiền tệ của nước mình, phải trả lệ
phí vay từ 0-5% giá trị khoản vay.
- Ngân hàng thế giới (WB): Ngân hàng thế giới gồm 5 tổ chức chính:
+ Ngân hàng tái thiết phát triển (International Bank for Reconstruction
and Development-IBRD). Lãi suất các khoản vay IBRD được điều chỉnh 6
tháng một lần, thời hạn trả nợ 15-20 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm.
+ Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association-
IDA). Vay IDA không có lãi suất chỉ có phí dịch vụ 0,75%/năm, thời hạn vay
40 năm trong đó có thời gian ân hạn 10 năm.
+ Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation-IFC).
11
Vay IFC lãi suất vay tính theo lãi suất trên thị trường vốn quốc tế. Thời gian
vay từ 3-15 năm, thời gian ân hạn 5-8 năm.
+ Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (Multilateral Investment
Guarantee Agency-MIGA).
- Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank-ADB) gồm
55 nước thành viên.
+ Vay từ nguồn vốn phát triển Châu Á (ADF): Nguồn này dành cho
các nước có thu nhập dưới 851USD/người/năm, không lãi suất, thời gian hoàn
trả 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm, phí phục vụ 1%/năm.
+ Vay vốn thường xuyên (OCR) dành cho các nước có thu nhập trên
851USD/người/năm, thời hạn vay 15-20 năm, thời gian ân hạn khoảng 7 năm,
lãi suất 5-7%/năm.
+ Vay vốn hỗ trợ kỹ thuật (IASF) thường là viện trợ không hoàn lại
dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật.
+ Vay vốn Nhật Bản (JSF).
- Tổ chức dầu mỏ OPEC gồm 13 nước thành viên, nguồn vốn của tổ
chức này nhỏ, cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản viện
trợ ưu đãi cho các nước kém phát triển.
- Quỹ Cô Oét.
- Ngân hàng phát triển Châu Phi.
1.2.2 Mục đích của các nhà tài trợ
Trong quá trình viện trợ ODA cho những nước đang phát triển, các nhà
tài trợ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng, mưu cầu những lợi ích riêng cho
mình.
Mục tiêu thứ nhất, các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ
chính trị xác định vị trí ảnh hưởng của mình tại nước hoặc khu vực tiếp nhận
ODA. Một số nước, tiêu biểu là Mỹ đã dùng ODA làm công cụ thực hiện ý đồ
“Gây ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”. Các nước này một mặt dùng
viện trợ để bày tỏ sự gần gũi tiến đến thân thiết về mặt chính trị, mặt khác tiếp
12
cận với các quan chức cao cấp của các nước đang phát triển mở đường cho
hoạt động ngoại giao trong tương lai. Qua đó, họ “Lái” các nước này chấp
nhận một lập trường nào đó trong ngoại giao, đồng thời can thiệp vào sự phát
triển chính trị của nước đang phát triển. Viện trợ kinh tế cũng là thủ đoạn
chính trong việc tiến hành thâm nhập văn hoá, tư tưởng đối với nước nhận
viện trợ.
Mục tiêu thứ hai, các nhà tài trợ sử dụng ODA để mưu cầu kinh tế. Bỉ
và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa dịch vụ của
mình, Canada yêu cầu cao nhất tới 65%; Thụy Sĩ 1,7%; Hà Lan 2,2%. Nhìn
chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hoá của các
quốc gia viện trợ. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình
trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường
tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Nhật Bản là một minh chứng đầy đủ
về việc sử dụng ODA như là một công cụ ngoại giao lợi hại. Nhật Bản là một
quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, họ lựa chọn con đường phát triển
kinh tế bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Do vậy, Nhật Bản rất cần mở rộng thị
trường ra nước ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước. Các nước Châu Á, đặc
biệt là khu vực Đông Nam Á đã thực sự hấp dẫn Nhật Bản về thị trường tiêu
thụ hàng hoá sản phẩm và thị trường đầu tư. Khu vực này có vị trí địa lý
thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, không quá xa Nhật Bản, về văn hoá có nhiều nét tương đồng. Thông qua
bồi thường chiến tranh, Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với
các nước Đông Nam Á. Thời kỳ này, viện trợ của Nhật Bản chủ yếu là hàng
hóa, đây là cách tốt nhất để giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của Nhật ra nước
ngoài. Từng bước Nhật Bản đã biến Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ
sản phẩm hết sức an toàn cho mình. Đồng thời thông qua ODA và các điều
kiện ràng buộc, các công ty của Nhật có được những hợp đồng béo bở, có
được những cơ hội đầu tư ưu đãi. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
năm 1997, Nhật Bản đã có một quyết định quan trọng trong việc trợ giúp các
13
nước Đông Nam Á, là nơi chiếm tỷ lệ tương đối về mậu dịch và đầu tư của
Nhật. Nhật Bản đã nhận gánh vác một phần cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á
bằng kế hoạch trợ giúp do Bộ trưởng tài chính Nhật Kiichi Miyazawa đề xuất
vào tháng 10 năm 1998. Theo đó, Nhật Bản sẽ dành 15 tỷ USD tiền mặt cho
các nhu cầu vốn ngắn hạn, chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên và
dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm.
Tính đến đầu năm 1999, những nước được Nhật công bố dành cho sự trợ giúp
này gồm có: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin và Hàn Quốc. Các khoản
viện trợ nói trên được thực hiện vì lợi ích của hai bên, cứu nền kinh tế khu
vực để làm sống lại nền kinh tế Nhật Bản. Các khoản vay này được tính bằng
đồng Yên và gắn với các dự án do Công ty Nhật tham gia.
Như vậy viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là sự trợ
giúp hữu nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để kiếm lời cả về kinh tế và tài
chính cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ gò ép các nước nhận phải
thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên viện trợ. Khi
nhận