Văn học là loại hình nghệthuật đặc thù, quan tâm và thểhiện đời sống con người ởnhiều góc
độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu chuyện vềcuộc đời, về
những con người cụthể. Ởmỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học khác nhau, sốphận con người cũng
được quan tâm khác nhau, nhưvăn học thời kì trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người
cộng đồng. Trong khi đó văn học hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụthể.
Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán, quan tâm,
khám phá sâu sắc đời sống vật chất và đời sống tinh thần của từng cá nhân cụthể, đi sâu vào khám
phá thếgiới nội tâm bí ẩn của từng sốphận con người. Trong đó, nhà văn Nam Cao – một hiện
tượng văn học đặc biệt, ông không chỉthểhiện nỗi đau của con người trong xã hội hiện tại, ông còn
bộc lộnỗi đau của mình trước sựtha hóa của con người. Nam Cao luôn băn khoăn, trăn trởtìm
kiếm lối thoát cho những sốphận luôn bịdằn vặt bởi cái nghèo, cái đói. Họbịbiến đổi cảhình hài
lẫn nhân tính cũng bởi những lo toan cơm, áo, gạo tiền và cảý nghĩa cuộc sống. Những bi kịch luôn
xảy ra với các tầng lớp trong đời sống xã hội từngười nông dân đến người trí thức.
Những trang viết của Nam Cao đã thu hút rất nhiều sựchú ý của giới nghiên cứu văn học. Họ
nghiên cứu về đời sống nhà văn, vềnội dung sáng tác, vềtưtưởng, phong cách và vềbút pháp nghệ
thuật. Vì thế, người viết luận văn này mong muốn được khám phá thêm một phương diện trong
phong cách sáng tác của Nam Cao. Đó là nỗi đau vềsựtha hóa của con người trong giai đoạn trước
1945.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
Ñoã Vieát Khanh
SÖÏ THA HOÙA CUÛA CON NGÖÔØI TRONG SAÙNG
TAÙC CUÛA NAM CAO TRÖÔÙC 1945
Chuyeân ngaønh: Lyù Luaän vaên hoïc
Maõ soá: 60 22 32
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ NGÖÕ VAÊN
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. LAÂM VINH
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy (cô) khoa
Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng
Khoa học- Công nghệ - Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lâm Vinh - người thầy đã vất vả
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn hữu, đồng nghiệp đã
khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2010
Người thực hiện
Đỗ Viết Khanh
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở nhiều góc
độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu chuyện về cuộc đời, về
những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học khác nhau, số phận con người cũng
được quan tâm khác nhau, như văn học thời kì trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người
cộng đồng. Trong khi đó văn học hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể.
Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán, quan tâm,
khám phá sâu sắc đời sống vật chất và đời sống tinh thần của từng cá nhân cụ thể, đi sâu vào khám
phá thế giới nội tâm bí ẩn của từng số phận con người. Trong đó, nhà văn Nam Cao – một hiện
tượng văn học đặc biệt, ông không chỉ thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội hiện tại, ông còn
bộc lộ nỗi đau của mình trước sự tha hóa của con người. Nam Cao luôn băn khoăn, trăn trở tìm
kiếm lối thoát cho những số phận luôn bị dằn vặt bởi cái nghèo, cái đói. Họ bị biến đổi cả hình hài
lẫn nhân tính cũng bởi những lo toan cơm, áo, gạo tiền và cả ý nghĩa cuộc sống. Những bi kịch luôn
xảy ra với các tầng lớp trong đời sống xã hội từ người nông dân đến người trí thức.
Những trang viết của Nam Cao đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu văn học. Họ
nghiên cứu về đời sống nhà văn, về nội dung sáng tác, về tư tưởng, phong cách và về bút pháp nghệ
thuật. Vì thế, người viết luận văn này mong muốn được khám phá thêm một phương diện trong
phong cách sáng tác của Nam Cao. Đó là nỗi đau về sự tha hóa của con người trong giai đoạn trước
1945.
2. Mục đích đề tài:
Nhiều công trình nghiên cứu đã khám phá những điều mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao
cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Mục đích của đề tài này làm rõ thêm khía cạnh tha hóa của con người
trong sáng tác Nam Cao. Nhà văn cho thấy xã hội đương thời đã bần cùng hóa con người, làm mất
đi tính chủ thể của họ, biến họ thành những dạng tồn tại của xã hội hơn là sống. Nhưng giá trị nhân
văn trong sáng tác của Nam Cao cho thấy những sáng tác của ông không chỉ thể hiện sự tha hóa mà
còn là hồi chuông thức tỉnh mọi người, là tiếng gọi của sự cảm thông chia sẻ. Những nhân vật của
Nam Cao có bần cùng, tha hóa, bi thảm đến đâu nhưng họ không chết trong bi kịch và luôn cố gắng
tìm kiếm con đường, lối thoát cho cuộc sống tù túng hằng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về sự tha hóa của con người thể hiện trong các tác phẩm truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nam Cao trước 1945 (khoảng 42 tác phẩm). Nhằm khẳng định thêm một nét riêng
về đặc trưng phong cách của Nam Cao trong số các nhà văn cùng khuynh hướng hiện thực phê
phán. Đồng thời tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu – phê bình về sáng tác của Nam Cao.
4. Lịch sử vấn đề:
Có thể nói, Nam Cao là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX được nhiều người nghiên
cứu nhất. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi các trào lưu văn học đã định hình và phát triển,
những cây bút tên tuổi đã được khẳng định và có chỗ đứng vững vàng. Còn Nam Cao bắt đầu sự
nghiệp sáng tác văn chương từ năm 1936, trong đó từ 1940 đến 1945 là thời gian ông viết nhiều
nhất. Tuy nhiên sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được chú ý từ năm 1941 với lời tựa của Lê Văn
Trương cho tập “Đôi lứa xứng đôi”, do nhà xuất bản “Đời mới” ấn hành 1941 “Ông Nam Cao đã
không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối
người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình” {135;
299}. Ý kiến này cho thấy Nam Cao xuất hiện với một phong cách sáng tác mới, táo bạo và có sắc
thái riêng. Năm 1952 tác phẩm của Nam Cao đã trở thành đối tượng của khoa văn học với bài “Nam
Cao” của Nguyễn Đình Thi in trong “Mấy vấn đề văn học” – ( NXB Văn nghệ – H 1956), và từ đó
đến nay đã có gần 200 công trình, bài viết về Nam Cao được công bố.
Tô Hoài đã có những bài viết rất sớm về Nam Cao như “Chúng ta mất Nam Cao” (1954),
“Người và tác phẩm Nam Cao “ (1956) hay “Những kỉ niệm Nam Cao” (1991) và khẳng định “Nam
Cao không che dấu, không màu mè gì hết, nói toạc cái cuộc sống cùng đường tận lối và nhơ nhớp
của những người như anh” {44; 227}. Ông khẳng định tác phẩm Nam Cao luôn thể hiện những trải
nghiệm từ cuộc sống của tác giả.
Nằm trong số những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, từ năm 1960, Phong Lê – Huệ
Chi có công trình nghiên cứu “Đọc truyện ngắn Nam Cao soi lại những bước đi lên của nhà văn
hiện thực”, ông có nhận định “Đọc tập truyện ngắn của Nam Cao trước tiên chúng ta hiểu và yêu
mến thêm Nam Cao, nhà văn đã chân thành giãi bày cuộc đời mình, một cuộc đời vốn mang theo
bao nhiêu tâm trạng tủi hổ, xót xa nhưng luôn luôn ngoi lên chửi trả lại cuộc sống tối tăm và luôn
luôn khao khát tìm đến cho mình và con người của tầng lớp mình một cuộc sống sao cho thật có ý
nghĩa nhân đạo và sáng tạo” {13; 79}. Ông nhấn mạnh những sáng tác của Nam Cao có mối quan
hệ trực tiếp từ hiện thực cuộc sống.
Hà Minh Đức ngoài “Tuyển tập Nam Cao”, ông còn có nhiều chuyên luận về nghệ thuật sáng
tạo tâm lý của Nam Cao “Nhiều nhân vật trong Nam Cao đã bị cuộc đời làm biến chất. Cuộc sống
của họ là những tiếng kêu cho tình trạng cấp cứu của xã hội…Nhân vật của Nam Cao có ý thức
chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản chất của mình. Phải biết giữ lại một nhân cách tốt
lành giữa cảnh sống tầm thường nhỏ nhặt. Phải chống lại mọi buông thả để có trách nhiệm với
cuộc sống gia đình và bản thân mình. Ở mỗi nhân vật loại này của Nam Cao luôn có một đường dây
chuẩn mực để đối chiếu, so sánh và tự ngẫm lại mình. Ấy là phút giây tỉnh táo trở về của lương tri
và ý thức trách nhiệm…Tự phân tích, phê phán với nhiều sắc thái khác nhau là một đảm bảo để
nhân vật giữ lại được phẩm chất của mình chống lại mọi sự biến chất, tha hóa” {92; 75 – 76 – 77}.
Nguyên Hồng (1960), “Đọc những truyện ngắn của Nam Cao”, trích sách "Sức sống của ngòi
bút" Nxb Văn nghệ, H. 1963, ông điểm qua những sáng tác tiêu tiểu của Nam Cao, phát hiện thêm
những nét mới trong sáng tác của Nam Cao “Nam Cao để lại cho cuộc sống, chính là những hình
ảnh sinh động của một số nông dân ngoi ngóp trong cảnh nghèo đói. Họ đã bị áp bức và bóc lột đến
cùng kiệt, và cũng bị phá hoại đến cùng kiệt, thể chất cũng như tinh thần dưới cái chế độ thống trị
của bọn cường hào phong kiến” {77; 156}. Bên cạnh đó còn có các bài viết như: “Nam Cao - Con
người và xã hội cũ” (1964) của Lê Đình Kị, hay Nguyễn Văn Trung có bài “Con người bị từ chối
quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (1965). Các bài viết trên tập trung nói
đến tư tưởng tiến bộ của nhà văn luôn đứng về phía những người nghèo khổ, đồng thời phản ánh
hiện thực xã hội, biểu hiện những bế tắc trong tư tưởng Nam Cao. Trong đó bài viết của Nguyễn
Văn Trung đã bàn đến tư tưởng nhân văn Nam Cao qua tấn bi kịch cự tuyệt quyền làm người của
nhân vật Chí Phèo, “Người ta từ chối cho những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo quyền làm người,
quyền sống lương thiện như mọi người. Thái độ ngang tàng bạo ngược của chúng chẳng qua là biểu
lộ một tâm trạng tuyệt vọng. Lời chửi, tiếng kêu, cái chết vô lý của chúng là sự phản kháng và tố
cáo của những con người bị từ chối không được làm người” {137; 343}
Từ những năm tám mươi của thế kỉ XX, có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp của Nam Cao, các nhà nghiên cứu đã khám phá nhiều lớp ý nghĩa trong tác phẩm ông. Và vị
trí văn học sử của Nam Cao ngày càng được khẳng định. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu
như: “Nghĩ tiếp về Nam Cao”, Nxb Hội nhà văn Hà Nội 1992, “Nam Cao một đời người một đời
văn” của Nguyễn Văn Hạnh (1993).
Trong công trình nghiên cứu “Nam Cao một đời người một đời văn”, Nguyễn Văn Hạnh đã
phân tích những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao. Ông đề cập đến
đặc điểm tính cách của Nam Cao, những đóng góp của Nam Cao về tư tưởng nhân đạo, về nghệ
thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật, về cấu trúc tác phẩm và về ngôn ngữ trong tác phẩm
Nam Cao… Sau cùng, ông nhận xét “Tầm vóc của Nam Cao chính là ở tấm lòng và tư tưởng của
ông . Tấm lòng lớn, tư tưởng lớn. Những vấn đề mà Nam Cao đặt ra cho đến bây giờ vẫn làm nhức
nhối chúng ta {29; 25}.
Nhiều người viết về Nam Cao, trong đó người viết nhiều nhất là Phong Lê, hơn ba mươi năm
nghiên cứu về Nam Cao, nhưng ông vẫn khiêm tốn coi các công trình của mình chỉ là “Phắc thảo sự
nghiệp và chân dung” của Nam Cao. Ông tiếp cận tác phẩm Nam Cao từ nhiều góc độ như: “Nam
Cao kết thúc vẻ vang phong trào văn học hiện thực”, “Người trí thức kiểu Nam Cao chiến thắng của
chủ nghĩa hiện thực”, “Cấu trúc ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao”, “Tình cảnh người nông dân với
cái làng quê tiền Cách mạng trong sáng tác Nam Cao”, “Sự sống và sức sống trong Nam Cao hay
đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao”… “Toàn bộ thế giới truyện của Nam Cao là một nỗi đau
lớn vì một nỗi khổ – hiện ra trong rất nhiều con người, cũng đồng thời là niềm khắc khoải lớn, vì
nhu cầu phát triển con người.” {77; 115}, ông đặc biệt chú trọng đến “Sức chứa và sức mở” từ giá
trị của những điển hình sống động trong sự gắn bó với tư tưởng của Nam Cao. “Nam Cao không viết
gì khác ngoài cái làng Vũ Đại quê ông. Nhưng rồi tất cả cái làng quê tiền Cách mạng đều được thu
nhỏ đâu vào đấy, với sự lưu cữu, sự xếp lớp nhiều tầng các mặt tốt – xấu, vừa trái ngược nhau, vừa
bổ sung cho nhau, Những chuyện no đói và sống chết. Ma chay và cưới xin…”{60; 14}
Nguyễn Đăng Mạnh có hai bài về Nam Cao viết trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại –
chân dung và phong cách”, trong đó ông đề cập đến những nét lớn về phong cách của nhà văn. Đó
là những nỗi đau đớn trước tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không đứng thẳng lên
được, không sao giữ được nhân tính, nhân cách và nhân phẩm, Nam Cao là tấm gương của một cây
bút luôn luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý và luôn có cách
kể chuyện biến hóa. Ở bài “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao”, ông kêu gọi hãy cứu lấy
nhân phẩm, nhân tính và nhân cách con người trước cái đói và miếng ăn chứ không phải kêu gọi
cứu lấy cái đói cho con người như một số nhà văn khác cùng thời “Nhưng nếu như ở tác phẩm của
Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách,
nhân phẩm, nhân tính con người đang bị cái đói, miếng ăn làm cho tiêu mòn đi” {70; 12} hay ở
một đoạn khác ông viết “Miếng ăn là một thử thách ghê gớm đã phân hóa tính cách theo hai thái
cực: hoặc mất cả nhân cách, nhân tính như những nhân vật trong Một bữa no, Trẻ con không biết
ăn thịt chó, Chí phèo, Quên điều độ hoặc trở thành những bậc chí thiện như Lão Hạc…Cái đói và
miếng ăn là cái gông nặng nề đã đè dúi dụi anh tiểu tư sản trí thức xuống sát đất để biến tất cả
những ước mơ, những triết lý của anh thành hu huênh hoang, vớ vẩn, giả đối và khôi hài…” {70;
11}. Rõ ràng, ông đã cho thấy cái độc đáo, mới mẻ của nhà văn Nam Cao trong một đề tài không
mới.
Trong các cuốn sách tập hợp nhiều bài viết về Nam Cao gồm “Nghĩ tiếp về Nam Cao” (NXB
Hội nhà văn Hà Nội 1992), “Nam cao về tác gia tác phẩm” ( NXB Giáo dục 1998), “Nam Cao nhà
văn hiện thực xuất sắc” ( NXB Thông tin văn hóa Hà Nội 2000), “Nam cao – con người và tác
phẩm” ( NXB Văn học Hà Nội 2000). Các nhà biên soạn đã xếp vào sáng tác của Nam Cao trước
1945 những bài viết khác nhau đề cập đến vấn đề về nội dung và nghệ thuật qua các sáng tác của
Nam Cao. Có thể chia các bài viết đó thành các nhóm sau:
Nhóm bàn về nội dung sáng tác của Nam Cao:
Về giá trị hiện thực gồm: “Mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại” của Đức Mậu, “Qua
truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao” của Trần Tuấn Lộ, “Có hay
không yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm Nam Cao” của Quỳnh Nga, “Nam Cao con người
và xã hội cũ “ của Lê Đình Kỵ…
Về giá trị nhân đạo gồm: “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam
Cao”, “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng” của Nguyễn Văn Hạnh,
“Con người bị từ chối quyền làm người trong Chí Phèo của Nam Cao” của Nguyễn Văn Trung…
Nhóm bàn về nghệ thuật sáng tác của Nam Cao như:
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật gồm: “Nam cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lý” của Hà
Minh Đức, “Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao” của
Trương Thị Nhàn, “Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao” của Trần Thị Việt
Trung…
Về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Nam cao gồm: “Chất giọng Nam Cao trong Chí
Phèo” của Nguyễn Thái Hòa, “Lối văn kể chuyện của Nam Cao” của Phan Diễm Hương, “Bút pháp
tự sự đặc sắc trong Sống mòn” của Nguyễn Ngọc Thiện, “Tìm hiểu chữ “ Nhưng” trong văn Nam
Cao” của Phan Trọng Thưởng….
Về thi pháp nói chung gồm: “Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao” của Trần Đăng
Suyền, “Phong cách truyện ngắn Nam Cao” của Vũ Tuấn Anh, “Phong cách truyện ngắn Nam Cao
trước Cách mạng” của Bùi Công Thuấn, “Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao” của Phạm
Quang Long, “Đặc trưng bút pháp hiện thực” của Phong Lê, “Nam Cao cuộc cách tân văn học thế
kỉ XX” của Lại Nguyên Ân…
5. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu trong những sáng tác của Nam Cao trước 1945
(dựa theo Nam Cao toàn tập, 3 tập do Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2000). Và nghiên cứu vị trí của
Nam Cao trong trào lưu hiện thực phê phán gồm các nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan… và những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề cương đưa ra một số phương pháp nghiên cứu để làm luận văn như:
Phương pháp hệ thống: xem xét tác phẩm như một chỉnh thể, toàn bộ tác phẩm của Nam Cao
như một hệ thống và là một yếu tố xuyên suốt trong tất cả hệ thống sáng tác của nam Cao.
Phương pháp so sánh: ở hai cấp độ
So sánh các tác phẩm của Nam cao để thấy sự ổn định, bền vững và sự phát triển phong cách
nghệ thuật nhà văn theo hướng vừa thống nhất, vừa đa dạng.
So sánh với các tác phẩm của các tác giả khác để thấy được sự độc đáo, mới mẽ của phong
cách nghệ thuật Nam cao.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: đưa ra những dữ kiện để phân tích và tổng hợp.
Phương pháp thống kê: để tìm tần số lặp đi đi lặp lại của các yếu tố tạo nên chủ đề và phong
cách sáng tác.
7. Ý nghĩa khoa học:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao, luận văn này có sự kế thừa và phát huy
những thành tựu rất đáng trân trọng của những người đi trước khi nghiên cứu về Nam Cao. Luận
văn nêu lên và đi sâu vào một phương diện trong tư tưởng nhân văn và phong cách sáng tạo của
Nam Cao.
8. Ý nghĩa thực tiễn:
Người viết mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo về những
đóng góp của nhà văn trong giai đoạn đầu hình thành chủ nghĩa hiện thực phê phán của nền văn học
hiện đại Việt Nam.
Nghiên cứu về Nam Cao để tự trang bị cho bản thân trong công tác giảng dạy văn học.
Chương 1:
NAM CAO VỚI CHỦ ĐỀ THA HÓA TRONG SÁNG TÁC TRƯỚC 1945
1.1. Khái niệm tha hóa:
1.1.1. Một số định nghĩa:
Tha hóa là một từ được dùng theo những ý nghĩa khác nhau, nói cách khác là một từ có nhiều
khái niệm:
Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức, nói về những
trường hợp người bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình trước đây.
Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học, nói về
một hiện tượng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội.
Từ điển Tiếng Việt – (Viện ngôn ngữ học), NXB Khoa học xã hội, 1988, định nghĩa tha hóa
(Động từ) có hai nghĩa.
Con người bị biến chất thành xấu đi. Thí dụ: “Bị tha hóa trong môi trường tiêu cực”. “Một
cán bộ đã tha hóa”.
Biến thành cái khác đối nghịch lại (Thí dụ như: kết quả hoạt động của con người biến thành
cái thống trị lại và thù địch với bản thân con người, trong xã hội có giai cấp đối kháng). Thí dụ:
“Trong xã hội tư bản, lao động bị tha hóa”.
Theo từ điển Triết học – NXB Đại học và THCN, 1987: “Tha hóa (Tiếng Anh: Alienation,
Tiếng Pháp: Alie’nation): Tình trạng xã hội trong đó những sản phẩm, quan hệ và thể chế là kết
quả hoạt động của con người biến thành những lực lượng độc lập và xa lạ với họ, thống trị họ và thù
địch với họ.
Trong lịch sử triết học, khái niệm tha hóa xuất phát từ triết học Hê - ghen (“Ý niệm tuyệt đối”
tự tha hóa) và Phơ - bách (Con người tự tha hóa với bản chất của mình), C. Mác và Anghen cho
khái niệm tha hóa những cơ sở và nguyên nhân xã hội, đặc biệt qua sự phân tích quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa: “Người công nhân không được làm chủ cái mình sản xuất ra, họ bị coi như một thứ
đồ vật, một công cụ lao động, bản thân họ cảm thấy xa lạ với một công việc đưa lại sản phẩm và lợi
nhuận ngoài tầm của họ”.
Như vậy, theo từ điển Tiếng Việt, tha hóa mang hai ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa triết học.
(Nhưng từ điển Tiếng Việt chỉ ghi tha hóa là “Động từ”. Thực ra tha hóa có khi là động từ, có khi là
danh từ, tính từ, vì người ta vẫn gọi là “Sự tha hóa”.)
1.1.2. Quan niệm về tha hóa trong lịch sử tư tưởng triết học:
Nguồn gốc tư tưởng về tha hóa có thể tìm thấy ở những đại diện của phong trào Khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII gồm Rút - xô và các nhà hoạt động xã hội hiểu tha hóa như tình huống xã hội đặc
thù: “Kết quả hoạt động của con người trở thành sức mạnh thống trị lại anh ta”.
Khái niệm “Tha hóa” bắt đầu được hình thành trong chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức như một
phạm trù triết học, khi họ phê phán các quan hệ phong kiến. Trong số các nhà triết học Đức, Phích -
tơ là người đầu trên dùng khái niệm “Tha hóa”. Ông cố gắng dựa vào khái niệm đó để diễn đạt sự
kiện sinh ra “Không phải Tôi”, xa lạ và đối lập với “Tôi” bởi chính “Tôi”.
Về sau, Hê- ghen là người tiếp tục phát triển kết cấu tha hóa đó của Phích - tơ. Ông đã trình
bày một cách đầy đủ nhất việc lý giải theo kiểu duy tâm sự tha hóa, khi cho rằng toàn bộ thế giới
khách quan thể hiện ra như là “Tinh thần đã tha hóa”. Theo Hê – ghen nhiệm vụ của sự phát triển là
ở chỗ lột bỏ sự tha hóa trong quá trình nhận thức. Đồng thời, trong quan niệm về tha hóa ở Hê-ghen
có chứa đựng những dự đoán hợp lý về một số đặc điểm của lao động trong điều kiện xã hội đối
kháng. Trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hê - ghen cũng khảo sát lao động như quá trình tinh thần
con người bị trói buộc trong lao động, diễn ra sự tha hóa nó thành lao động và thành kết quả của lao
động. Và như vậy, không phải tha hóa lao động, mà đúng ra, tất cả chỉ có tha hóa tinh thần thành lao
động. Hê - ghen biết rõ mặt tiêu cực của lao động trong xã hội tư sản, trong đó “Rất nhiều người
buộc phải lao động mang tính ngu xuẩn, không lành mạnh và không được đảm bảo - lao động trong
các nhà máy, công trường thủ công, hầm mỏ...”.
Phơ - bách đã coi tôn giáo là sự tha hóa của bản chất con người, chủ nghĩa duy tâm là sự tha
h